Luận văn Động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7

7. Kết cấu của luận văn . 7

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA

CÔNG CHỨC CẤP XÃ. 8

1.1. Quan niệm về động lực làm việc của công chức cấp xã. 8

1.1.1. Công chức cấp xã. 8

1.1.2. Động lực làm việc và động lực làm việc của công chức cấp xã. 15

1.1.3. Tầm quan trọng về động lực làm việc của công chức cấp xã . 18

1.2. Nội dung cơ bản về động lực làm việc của công chức cấp xã. 19

1.2.1. Mức độ tham gia thực hiện nhiệm vụ . 20

1.2.2. Thái độ trong thực hiện nhiệm vụ. 22

1.2.3. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ . 26

1.2.4. Nhu cầu phát triển nghề nghiệp. 27

1.3. Một số học thuyết về động lực làm việc. 29

1.3.1. Học thuyết Cấp bậc nhu cầu của Macslow . 29

1.3.2. Học thuyết Hai yếu tố của Frederic Herzberg . 32

1.3.3. Học thuyết Kỳ vọng của Victor Vroom. 33

1.3.4. Học thuyết Công bằng của John Stacey Adams . 34

1.3.5. Học thuyết Quản lý hành chính . 35

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức cấp xã.36

1.4.1. Các yếu tố khách quan. 36

1.4.2. Các yếu tố về chủ quan cá nhân . 41

Tiểu kết chương 1. 43

pdf152 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo vệ an toàn tuyệt đối các ngày lễ, kỷ niệm lớn và các sự kiện chính trị của huyện. Tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội (nhất là dịp tết Nguyên đán). Thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy. Tăng cường việc quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo đúng kế hoạch. Tổ chức giải tỏa hàng lang, lòng, lề đường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn toàn huyện. 2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến động lực làm việc của công chức cấp xã Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như trên đã ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCCX theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Cụ thể như sau: - Ảnh hưởng tích cực: Thứ nhất, Yên Lạc là huyện đầu tiên được tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn là đơn vị đi đầu trong phát triển, xây dựng nông thôn mới. Vì thế, về xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực được nâng cao. Trong đó, có đội ngũ CCCX huyện Yên Lạc. Đây là điều kiện để CCCX luôn hoàn thiện về bản thân, nâng cao chất lượng xử lý giải quyết các công việc để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, công tác tuyển chọn những công chức trẻ vào đảm nhận các vị trí công tác khác nhau cũng được quan tâm. Từ đó, động lực làm việc cũng sẽ được nâng cao. Thứ hai, Yên Lạc tiếp giáp với các thị xã và huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh, là động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Thành phố Vĩnh Yên, thành 49 phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên), đặc biệt liền kề thành phố Hà Nội. Trên đà phát triển của huyện Yên Lạc nói riêng, của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện có thể áp dụng các chính sách mới để phát triển kinh tế, tạo sự phát triển nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về phát triển kinh tế so với các huyện khác trong tỉnh. Sự phát triển về kinh tế mang lại nguồn thu cho ngân sách, giúp cho huyện có thể tăng phụ cấp, các khoản phúc lợi khác cho CCCX, giúp nâng cao động lực làm việc cho CCCX. Thứ ba, về công tác đảm bảo an ninh trật tự luôn được giữ vững. Vì vậy, CCCX luôn yên tâm tận tụy phục vụ công việc, không bị lo lắng về vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn. Họ sẽ nỗ lực cống hiến hết mình vì công việc. Chính điều này là một trong những động lực mạnh mẽ để CCCX yên tâm công tác, thực hiện tốt các công việc được giao. - Ảnh hưởng tiêu cực: Do huyện đang trên đà phát triển nên khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của CCCX, dẫn tới việc CCCX muốn chuyển sang vị trí công tác khác, do đó ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCCX. 2.2. Tổng quan về tình hình đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Về số lượng, cơ cấu Tính tới thời điểm ngày 31/12/2019, tổng số CCCX của huyện Yên Lạc là 162 người, trong đó công chức nam là 93 người (chiếm 57,4%), công chức nữ là 69 người (chiếm 42,6%). Về cơ cấu độ tuổi lao động công chức cấp xã, huyện Yên Lạc có cơ cấu tương đối hợp lý. 50 Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi CCCX, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Người) TT Tên đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số Giới tính Chia theo độ tuổi Nam Nữ Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 tới 50 Từ 51 đến 60 1 Văn Tiến 7 4 3 4 1 2 2 Nguyệt Đức 10 7 3 1 3 2 4 3 Trung Kiên 9 4 5 7 1 1 4 Trung Hà 9 4 5 2 5 1 1 5 Yên Phương 10 6 4 1 5 3 1 6 Hồng Phương 10 7 3 3 3 3 1 7 Hồng Châu 11 7 4 7 3 1 8 Liên Châu 8 4 4 7 1 9 Đại Tự 11 6 5 6 4 1 10 Yên Đồng 8 5 3 4 2 2 11 Tam Hồng 11 5 6 6 3 2 12 Thị trấn Yên Lạc 9 3 6 8 1 13 Bình Định 9 6 3 1 4 2 2 14 Đồng Cương 10 8 2 4 3 3 15 Trung Nguyên 11 8 3 2 7 1 1 16 Tề Lỗ 10 2 8 1 4 3 2 17 Đồng Văn 9 7 2 2 3 1 3 Tổng cộng 162 93 69 13 87 35 27 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, 31/12/2019) Qua bảng 2.1, có thể thấy độ tuổi từ 30 trở xuống chiếm 8,02%, độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm 53,7%, độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 21,6%, độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 16,68%. Cơ cấu độ tuổi trên cho thấy, độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ thấp, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình trẻ hóa đội ngũ CCCX. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ mất nhiều thời gian hơn đối với độ tuổi này. Vấn đề đặt ra đối với nhà lãnh đạo, quản lý là làm thế nào 51 tạo được động lực cho CCCX tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách tự nguyện. Độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là một thế mạnh của huyện khi mà độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi ở độ tuổi này cơ bản họ ít nhiều cũng đã có những kinh nghiệm nhất định về vị trí công việc họ đang công tác. Điều này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. 2.2.2. Về trình độ - Về trình độ học vấn: Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ học vấn phổ thông của CCCX, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Người) TT Tên đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số Học vấn phổ thông Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học 1 Văn Tiến 7 6 1 2 Nguyệt Đức 10 9 1 3 Trung Kiên 9 9 4 Trung Hà 9 9 5 Yên Phương 10 10 6 Hồng Phương 10 10 7 Hồng Châu 11 11 8 Liên Châu 8 8 9 Đại Tự 11 10 1 10 Yên Đồng 8 6 2 11 Tam Hồng 11 10 1 12 Thị trấn Yên Lạc 9 8 1 13 Bình Định 9 9 14 Đồng Cương 10 7 3 15 Trung Nguyên 11 11 16 Tề Lỗ 10 9 1 17 Đồng Văn 9 6 3 Tổng 162 148 14 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, 31/12/2019) 52 Theo bảng 2.2 cho thấy, có 148/162 CCCX có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT (đạt 91,3%), 14 CCCX có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS (chiếm 8,7%). Điều này cho thấy về trình độ văn hóa của CCCX tốt nghiệp THPT đạt ở mức tương đối cao. Đây là nền tảng cơ bản, tương đối tốt để CCCX tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân. - Về trình độ chuyên môn: Qua khảo sát cho kết quả: số CCCX có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 74,7%); số CCCX có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 24,7%; số CCCX trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 0,6%). Trong số CCCX đang công tác trên địa bàn huyện không có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Điều này đặt ra một vấn đề lớn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho CCCX. Thực trạng trên càng được thể hiện rõ thông qua bảng 2.3: Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CCCX, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Người) TT Tên đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số Chuyên môn nghiệp vụ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp 1 Văn Tiến 7 4 1 2 2 Nguyệt Đức 10 7 3 3 Trung Kiên 9 5 2 2 4 Trung Hà 9 7 2 5 Yên Phương 10 8 2 6 Hồng Phương 10 8 2 7 Hồng Châu 11 8 2 1 8 Liên Châu 8 6 2 9 Đại Tự 11 11 10 Yên Đồng 8 7 1 11 Tam Hồng 11 10 1 53 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, 31/12/2019) - Về trình độ lý luận chính trị: Khảo sát trình độ lý luận chính trị của cán bộ CCCX trên địa bàn cho kết quả: 17 CCCX có trình độ sơ cấp (chiếm 10,5%); 99 CCCX có trình độ trung cấp (chiếm 61,1%); 46 CCCX chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị (chiếm 28,4%). Như vậy, ta thấy rằng trình độ lý luận chính trị của CCCX huyện Yên Lạc cũng đạt ở mức bình thường. Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ lý luận chính trị của CCCX, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Người) TT Tên đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số Lý luận chính trị Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chƣa qua đào tạo 1 Văn Tiến 7 4 3 2 Nguyệt Đức 10 7 1 2 3 Trung Kiên 9 3 1 5 4 Trung Hà 9 7 2 5 Yên Phương 10 5 2 3 6 Hồng Phương 10 7 3 7 Hồng Châu 11 3 1 7 8 Liên Châu 8 5 3 9 Đại Tự 11 9 2 10 Yên Đồng 8 7 1 12 Thị trấn Yên Lạc 9 5 4 13 Bình Định 9 6 2 1 14 Đồng Cương 10 8 1 1 15 Trung Nguyên 11 7 1 3 16 Tề Lỗ 10 8 2 17 Đồng Văn 9 6 1 2 Tổng 162 0 0 121 19 21 1 54 11 Tam Hồng 11 8 3 12 TT. Yên Lạc 9 7 2 13 Bình Định 9 5 1 3 14 Đồng Cương 10 6 4 15 Trung Nguyên 11 7 1 3 16 Tề Lỗ 10 4 5 1 17 Đồng Văn 9 5 4 Tổng 162 99 17 46 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, 31/12/2019) - Về trình độ QLNN: Bảng 2.5. Cơ cấu trình độ quản lý nhà nƣớc của CCCX, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Người) TT Tên đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số QLNN Chuyên viên chính và TĐ Chuyên viên và TĐ Chƣa qua đào tạo 1 Văn Tiến 7 1 6 2 Nguyệt Đức 10 8 2 3 Trung Kiên 9 4 5 4 Trung Hà 9 3 6 5 Yên Phương 10 8 2 6 Hồng Phương 10 5 5 7 Hồng Châu 11 2 9 8 Liên Châu 8 3 5 9 Đại Tự 11 2 9 10 Yên Đồng 8 5 3 11 Tam Hồng 11 6 5 12 Thị trấn Yên Lạc 9 9 13 Bình Định 9 1 8 14 Đồng Cương 10 9 1 55 15 Trung Nguyên 11 8 3 16 Tề Lỗ 10 5 5 17 Đồng Văn 9 4 5 Tổng 162 83 79 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, 31/12/2019) Qua bảng 2.4, chúng ta thấy được rằng: Số cán bộ công chức cấp xã chưa qua đào tạo có 79 cán bộ (chiếm 48,7%); 83 CCCX là chuyên viên và TĐ (chiếm 51,3%); Không có CCCX nào có trình độ quản lý nhà nước chuyên viên chính và tương đương. Như vậy, ta thấy trình độ QLNN của CCCX huyện Yên Lạc ở mức độ bình thường. - Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Bảng 2.6. Cơ cấu trình độ ngoại ngữ, tin học của CCCX, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐVT: Người) TT Tên đơn vị (xã, thị trấn) Tổng số Tin học Ngoại ngữ Đại học trở lên Chứng chỉ Tiếng anh Ngoại ngữ khác Đại học trở lên Chứng chỉ (A,B,C) Đại học trở lên Chứng chỉ (A,B,C) 1 Văn Tiến 7 7 1 2 Nguyệt Đức 10 2 3 Trung Kiên 9 7 5 4 Trung Hà 9 1 7 3 5 Yên Phương 10 8 5 6 Hồng Phương 10 9 2 56 7 Hồng Châu 11 10 7 8 Liên Châu 8 8 9 Đại Tự 11 10 4 10 Yên Đồng 8 6 3 11 Tam Hồng 11 10 5 12 TT. Yên Lạc 9 9 8 13 Bình Định 9 8 4 14 Đồng Cương 10 8 8 15 Trung Nguyên 11 3 3 16 Tề Lỗ 10 3 1 17 Đồng Văn 9 9 8 Tổng 162 1 124 67 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, 31/12/2019) Trình độ tin học và ngoại ngữ của CCCX huyện Yên Lạc: có 01 CCCX có trình độ đại học về tin học (chiếm 0,61%); 124 CCCX có chứng chỉ tin học (chiếm 76,5%); Có 67 công chức có chứng chỉ Tiếng anh (A,B,C) chiếm 41,3%. Qua các con số trên, ta thấy trình độ tin học và ngoại ngữ của CCCX huyện Yên Lạc đạt ở mức cơ bản. 2.3. Thực trạng động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Động lực làm việc là một yếu tố rất phức tạp, là trạng thái bên trong của chủ thể lao động. Động lực sẽ thay đổi khi nhu cầu thay đổi, có sự tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Động lực làm việc cao sẽ có tác động tới năng suất làm việc của công chức cấp xã, giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao. Và ngược lại, động lực làm việc thấp sẽ làm giảm đi năng suất, hiệu quả thực thi công vụ. Để nghiên cứu, đánh giá được thực trạng động lực làm việc của đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh 57 Phúc, tác giả đã thiết kế hệ thống bảng hỏi để thu thập những thông tin số liệu cần thiết. Như đã trình bày ở chương I, biểu hiện động lực làm việc của công chức được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: - Mức độ tham gia thực hiện nhiệm vụ - Thái độ trong thực hiện nhiệm vụ - Mức độ hoàn thành nhiệm vụ - Nhu cầu phát triển nghề nghiệp Tác giả luận văn tiến hành phiếu điều tra xã hội học đối với lãnh đạo xã, các CCCX đang làm việc ở Ủy ban nhân dân các xã, một số người dân thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc để làm rõ các nội dung liên quan đến động lực làm việc trong thời gian từ ngày 15/11/2019 đến ngày 15/01/2020. 2.3.1. Mức độ tham gia thực hiện nhiệm vụ 2.3.1.1. Mức độ tập trung vào nhiệm vụ Biểu đồ 2.1: Mức độ tập trung vào công việc (ĐVT: %) (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) 58 Mức độ tập trung vào nhiệm vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động thực thi công vụ của cán bộ công chức cấp xã. Nếu công chức không có sự tập trung trong quá trình thực thì công vụ thi hiệu suất công việc sẽ không đạt kết quả ở mức tối đa, điều mà đáng lẽ ra cán bộ công chức cấp xã nên phát huy, thể hiện 100% khả năng, hiệu suất công việc của mình. Đánh giá về nội dung này, tác giả đã lấy ý kiến của công chức cấp xã huyện Yên Lạc. Qua biểu đồ 2.1 cho thấy, chỉ có 9.9% công chức cấp xã có mức độ rất tập trung vào công việc, 12.3% công chức cấp xã tập trung vào công việc, 17.3% công chức cấp xã tập trung làm việc ở mức độ bình thường. Tuy nhiên, số công chức cấp xã đôi khi bị mất tập trung làm việc lại chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 60.5%.Việc số công chức cấp xã đôi khi mất tập trung vào công việc chiếm tỷ lệ cao như vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thực thi công vụ, nó làm ảnh hưởng tới thời gian xử lý công việc vào những khoảng thời gian công chức lơ đãng như trên. Lý do đưa ra là những khoảng thời gian đó công chức có thể suy nghĩ về chuyện gia đình, chuyện con cái Vì vậy, việc giúp cho công chức cấp xã có khả năng tập trung cao độ khi xử lý, giải quyết các công việc là một vấn đề đặt ra không chỉ với bản thân người công chức, mà còn là một vấn đề lớn đặt ra đối với người lãnh đạo, quản lý trong quá trình điều hành cơ quan, công việc. Đó là làm cách nào để công chức có sự tập trung cao trong giờ hành chính. Từ đó mới có thể đem lại hiệu quả xử lý giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất. 2.3.1.2. Mức độ kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn Mức độ kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng để công chức có thể đạt được những mục tiêu đề ra nói riêng và để hoàn thành nhiệm vụ được giao nói chung. Nếu công chức có sự kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn thì dù công việc có khó đến đâu 59 thì công chức cũng sẽ có động lực tốt để hoàn thành công việc đã đề ra. Từ đó, tạo được đức tính tốt trong quá trình xử lý, giải quyết công việc của công chức cấp xã. Biểu đồ 2.2: Mức độ kiên trì trƣớc những nhiệm vụ khó khăn ĐVT: % (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) Tuy nhiên, qua biểu đồ 2.2 cho ta thấy, số CCCX rất kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn chỉ chiếm 12.3%; số CCCX kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn chiếm 21%; số CCCX có mức độ kiên trì bình thường chiếm 27.8%. Tuy nhiên, số CCCX ít kiên trì lại chiếm tới 38.9%. Số CCCX ít kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn ảnh hưởng tới việc họ sẽ hạn chế trong việc tìm tòi, sáng tạo ra những hướng xử lý mới đối với những công việc phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của cơ quan, tổ chức. Bởi thực tế chúng ta thấy rằng, khi giải quyết công việc khó mà CCCX không có sự kiên trì thì sẽ dễ dàng bỏ cuộc, công việc không được giải quyết một cách triệt để. Vì vậy, việc CCCX có được sự kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn cũng là một vấn đề lớn cần phải điều chỉnh để tạo được động lực làm việc mạnh mẽ 60 cho công chức cấp xã, huyện Yên Lạc. Trong quá trình xử lý công việc nếu công chức không có sự kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn thì rất khó đạt được những mục tiêu đã đề ra, ảnh hưởng tới động lực làm việc của CCCX. 2.3.1.3. Mức độ tham gia vào các hoạt động tập thể Bên cạnh việc giải quyết, hoàn thành tốt các công việc chuyên môn, thì việc CCCX tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao động lực làm việc của CCCX. Biểu đồ 2.3: Mức độ tham gia vào các hoạt động tập thể ĐVT: % (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) Qua điều tra khảo sát trên thực tế, số công chức rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể của CCCX huyện Yên Lạc chỉ chiếm 14.2%, số CCCX nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể chiếm 21.6%. Tuy nhiên, số CCCX ít tham gia vào hoạt động tập thể lại chiếm 29.6% và số CCCX tham gia vào các hoạt động tập thể với mức độ bình thường chiếm 34.6%. Qua đó, ta thấy rằng việc công chức ít tham gia và tham gia ở mức độ bình 61 thường vào các hoạt động tập thể sẽ ảnh hưởng tới động lực làm việc của CCCX. Khi họ tham gia ở mức độ ít như vậy thì bản thân họ cảm thấy các hoạt động tập thể không đem lại cho họ sự hứng khởi, sự hào hứng. Họ có thể cảm thấy môi trường tập thể không được như họ mong đợi. Vậy làm thể nào để huy động, tập trung được những người này tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập thể là vấn đề mà nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần quan tâm. 2.3.1.4. Mức độ muốn gắn bó với công việc Một trong những nội dung để đánh giá động lực làm việc của công chức cấp xã đó là mức độ muốn gắn bó với công việc. Mức độ muốn gắn bó với công việc thể hiện ở mức độ yên tâm làm việc và có ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại. Mức độ yên tâm làm việc phản ánh mức độ hài lòng, thỏa mãn của CCCX với vị trí công việc hiện tại. Nếu họ yên tâm làm việc họ sẽ có động lực để cống hiến hết mình vì công việc. Ngược lại, nếu họ có sự mơ hồ, không yên tâm với vị trí công việc mình đang làm thì họ sẽ rơi vào tâm trạng thấp thỏm, lo âu, sợ vị trí của mình sẽ không bền vững. Như vậy, sự nhiệt tình, hăng say, cống hiến hết mình cho công việc của họ sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới tâm lý chán nản, muốn tìm kiếm một công việc khác. Khi đó động lực làm việc của CCCX sẽ bị giảm sút. Tác giả đã khảo sát mức độ yên tâm làm việc của công chức cấp xã, kết quả như sau: Tỉ lệ CCCX huyện Yên Lạc rất yên tâm với công việc chiếm 11.1%, tỉ lệ CCCX yên tâm với công việc chiếm 26.5%, tỉ lệ CCCX yên tâm ở mức độ bình thường chiếm 34%, tỉ lệ CCCX ít yên tâm chiếm 28.4%. Điều đáng chú ý, tỷ lệ công chức cấp xã yên tâm ở mức độ bình thường và ít yên tâm với công việc lại cao hơn mức độ rất yên tâm và yên tâm với công việc cộng lại. Những công chức cảm thấy rất yên tâm và yên tâm với công việc đa số là những công chức đã có thâm niên công tác, nhiều tuổi, gần đến tuổi nghỉ 62 hưu nên họ yên tâm công tác. Còn những tỉ lệ CCCX yên tâm bình thường và ít yên tâm với công việc đa số là những công chức trẻ, họ vào làm việc chủ yếu là do định hướng gia đình, do các lý do khác. Qua đó, có thể thấy nhóm này có động lực làm việc ở mức trung bình. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với nhà lãnh đạo, nhà quản lý, vì những công chức này có thể họ yên tâm công tác, làm việc có thể hết mình, nhưng cũng có thể họ làm việc không đạt năng suất ở mức độ cao, vì có thể họ chỉ làm việc cầm chừng, duy trì công việc. Biểu đồ 2.4: Mức độ yên tâm với công việc (ĐVT: %) (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) Tác giả cũng khảo sát sự gắn bó lâu dài của CCCX với công việc hiện tại thông qua câu hỏi: “Trong điều kiện làm việc hiện nay, ông/bà có muốn chuyển sang cơ quan, tổ chức khác làm việc không (có thể là khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân)?” Kết quả cho thấy, một bộ phận CCCX có ý định chuyển sang cơ quan, tổ chức khác khi có cơ hội. Họ có thể chuyển sang khu vực tư nhân hoặc vẫn trong khu vực nhà nước, nhưng là cơ quan, tổ chức khác, chiếm 30.9%; một 63 số giữ ý kiến trung lập, chiếm 17.9%; hơn một nửa số CCCX, chiếm 51.2% không muốn chuyển công tác. Qua các con số thống kê trên, ta thấy rằng, vẫn còn một bộ phận công chức cấp xã có động lực làm việc chưa cao, thể hiện ở số công chức cấp xã giữ ý kiến trung lập. Họ có tư tưởng cầm chừng, có thể chuyển sang cơ quan khác bất kì lúc nào. Đây là một thực tế cần quan tâm, cần tạo ra động lực làm việc cho nhóm công chức cấp xã này, cần tạo điều kiện cho họ mong muốn được cống hiến cho cơ quan, tổ chức. Biểu đồ 2.5. Ý muốn chuyển sang cơ quan, tổ chức khác làm việc ĐVT: % (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) 2.3.2. Thái độ trong thực hiện nhiệm vụ 2.3.2.1. Lý do lựa chọn công việc Một trong những yếu tố quan trọng để CCCX có động lực làm việc đó là sự đam mê, yêu thích công việc và sự phù hợp với năng lực, chuyên môn để người công chức cảm thấy đam mê với công việc, từ đó phát huy được tối đa khả năng làm việc của bản thân để đạt hiệu quả làm việc ở mức cao nhất. Tuy 64 nhiên, qua điều tra khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy thực tế, chỉ có 12.8% CCCX lựa chọn công việc vì đam mê, yêu thích; 14,5% CCCX lựa chọn công việc vì phù hợp với năng lực, chuyên môn. Đây là một con số khá khiêm tốn, và chính điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của CCCX. Khi công chức không được làm công việc phù hợp với đam mê, sở thích, phù hợp với năng lực, chuyên môn thì họ sẽ dễ dẫn tới tâm lý làm việc cầm chừng, không phát huy hết khả năng mà họ có thể làm. Trong khi đó, lý do được lựa chọn nhiều nhất lại là vì công việc ổn định, chiếm 44.1% và vì gia đình định hướng chiếm 23.6%. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của CCCX. Họ sẽ không cố gắng phấn đấu hết mình cho công việc mà họ đã lựa chọn. Vì thế, động lực làm việc trong họ sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc chung của cơ quan, tổ chức. Biểu đồ 2.6: Lý do CCCX lựa chọn “nghề công chức” (ĐVT: %) 12.8 23.6 44.1 14.5 5 Vì đam mê, yêu thích Vì gia đình định hướng Vì công việc ổn định Vì phù hợp với năng lực, chuyên môn Lý do khác (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) 65 2.3.2.2. Việc sử dụng thời gian hành chính để thực hiện nhiệm vụ Sử dụng hiệu quả thời gian làm việc của CCCX có ý nghĩa rất to lớn tới hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức. Nếu thời gian làm việc không được sử dụng hiệu quả sẽ làm cản trở sự vận hành thông suốt của tổ chức, gây lãng phí tài nguyên và gây ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của tổ chức. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thời gian hành chính để xử lý công việc của CCCX huyện Yên Lạc, tác giả đã sử dụng bảng hỏi để tiến hành khảo sát, kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.7: Biểu đồ 2.7. Thời gian hành chính của CCCX tại cơ quan trong 1 ngày để thực hiện nhiệm vụ (ĐVT: %) (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) Qua biểu đồ 2.7 cho chúng ta thấy: Số CCCX làm việc trên 8 giờ/ ngày, chiếm 7.6%; số CCCX làm việc 8 giờ/ngày chiếm 12.5%; số CCCX làm việc 7 giờ/ngày chiếm 26.3%; số CCCX làm việc 6 giờ/ngày chiếm 39.8%; số CCCX làm việc dưới 5 giờ/ngày chiếm 13.8%. Theo điều 104, Bộ Luật Lao 66 động 2012, “Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần” [21]. Như vậy, ta thấy công chức cấp xã sử dụng thời gian làm việc chưa đảm bảo. Việc công chức bớt xén thời gian làm việc như đi muộn về sớm, tụ tập bạn bè tán gẫu, sử dụng thời gian hành chính để làm việc riêng như: vào facebook, zalo, đọc báo, chơi điện tử, thăm hỏi người ốm, cưới hỏi, ma chay, đón con trong giờ làm việc diễn ra còn phổ biến. Thực tế này đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chung của cơ quan, tổ chức. Điều này làm ảnh hưởng tới lề lối, tác phong, hình ảnh, uy tín nơi công sở ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý, giải quyết công việc. 2.3.2.3. Nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ được giao Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ am hiểu của CCCX về yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao (ĐVT: %) (Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, khảo sát, năm 2019) 67 Việc công chức nhận thức đầy đủ về yêu cầu, nhiệm vụ được giao là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của công chức. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ am hiểu về yêu cầu, nhiệm vụ được giao của CCCX còn thấp; việc CCCX hiểu yêu cầu, nhiệm vụ được giao ở mức độ như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực thi công vụ. Vì vậy, việc giúp CCCX nhận thức rõ ràng về yêu cầu, nhiệm vụ được giao là một trong những vấn đề then chốt, cần được quan tâm đặc biệt trong tổ chức. Nhìn vào biểu đồ 2.8 ta thấy, chỉ có 8.6% CCCX rất hiểu yêu cầu, nhiệm vụ họ được giao; 32.2% CCCX hiểu về yêu cầu, nhiệm vụ được giao; 49.7% hiểu ở mức độ bình thường yêu cầu, nhiệm vụ được giao; có 9.5% không hiểu lắm về yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát cho thấy rằng mức độ am hiểu của CCCX về yêu cầu, nhiệm vụ được giao của CCCX huyện Yên Lạc còn thấp, công việc hành chính là công việc đòi hỏi chuyên môn cao, đòi hỏi sự am hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của pháp luật. Vì vậy, việc công chức hiểu không đúng, hiểu chưa rõ hay hiểu sai về yêu cầu, nhiệm vụ được giao sẽ ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết nhu cầu của người dân. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức của CCCX về yêu cầu, nhiệm vụ được giao, qua đó CCCX sẽ có ý thức làm việc một cách tự giác, đặc biệt họ sẽ làm chủ được công việc của mình. Từ đó, mới có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.3.2.4. Đạo đức công vụ Đạo đức công vụ là một trong những nội dung rất quan trọng trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đạo đức công vụ thể hiện ở cách xử sự của công chức với người dân, những chuẩn mực giá trị đạo đức và hành vi ứng xử thể hiện vai trò công bộc của công chức với người dân. Để đánh giá động lực làm việc của CCCX của huyện Yên Lạc thông qua đạo đức công vụ, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đối với lãnh đạo xã, CCCX và người dân về nội dung này. 68 Qua khảo sát, chúng ta thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dong_luc_lam_viec_cua_cong_chuc_cap_xa_huyen_yen_la.pdf
Tài liệu liên quan