Luận văn Dự báo sự phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN .x

LỜI NÓI ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆP VÀ DỰ BÁO SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP.5

1.1. Khái quát về ngành công nghiệp .5

1.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp.5

1.1.2. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế.5

1.2. Khái quát về doanh nghiệp ngành công nghiệp.7

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp.7

1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp ngành công nghiệp.8

1.2.3. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp .9

1.2.4. Đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp .11

1.3. Khái quát về dự báo kinh tế - xã hội.16

1.3.1. Khái niệm về dự báo kinh tế - xã hội.16

1.3.2. Các phương pháp dự báo.20

1.3.3. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dự báo .23

1.4. Ý nghĩa của dự báo và dự báo sự phát triển của doanh nghiệp ngành

công nghiệp.25

1.4.1. Ý nghĩa của dự báo.25

1.4.2. Ý nghĩa của dự báo sự phát triển của các doanh nghiệp ngành công

nghiệp .30

Kết luận Chương 1 .33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2019 .34

2.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp ở Việt Nam .34

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự báo sự phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cập đến là chính sách kinh tế - xã hội hay còn gọi là chính sách công. Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cùng với công cụ, phương tiện, biện pháp, kỹ thuật mà nhà nước sử dụng để tác động tới các đối tượng, các khách thể quản lý nhằm theo đuổi những mục tiêu đã định trong một khoảng thời gian xác định. Chính sách bao hàm năm yếu tố cấu thành: (1) chủ thể chính sách với hệ quan điểm chỉ đạo; (2) mục tiêu của chính sách; (3) các nguồn lực thực thi chính sách; (4) môi trường của chính sách và (5) các đối tượng liên quan đến chính sách. Quá trình chính sách kinh tế - xã hội là một quá trình quản lý của Nhà nước bao gồm năm yếu tố cấu thành: Hoạch định chính sách; thể chế hóa chính sách; tổ chức các hình thức cơ cấu; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chính sách. Trong năm khâu đó, hoạch định chính sách là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của quản lý bằng chính sách. Đó là một quá trình gồm việc nghiên cứu đề ra một chính sách với mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm đạt tới mục tiêu, được cơ quan có thẩm quyền thông qua và ban hành dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả của quá trình hoạch định chính sách là một chính sách hợp lý, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Quy trình hoạch định chính sách kinh tế - xã hội bao gồm các khâu chủ yếu sau đây: - Xác định và lựa chọn vấn đề chính sách; - Xác định mục tiêu chính sách; - Xây dựng các phương án dự thảo chính sách; - Lựa chọn phương án chính sách tối ưu; - Thông qua quyết định chính sách. Trong quy trình hoạch định chính sách, dự báo có vai trò cực kỳ quan trọng vì nó cung cấp cơ sở thông tin cho việc xác định vấn đề, xác định mục tiêu cũng như 29 giải pháp và công cụ thực hiện mục tiêu của chính sách. Nội dung phân tích và dự báo rất đa dạng, song có thể tập trung vào 2 nội dung cơ bản, đó là những yếu tố thuộc hệ thống trong đó chính sách phát huy tác dụng (đối tượng chính sách, chủ thể chính sách, kết quả thực hiện chính sách hiện hành) và những yếu tố thuộc môi trường chính sách (môi trường quốc tế, môi trường trong nước). Việc phân tích và dự báo được thực hiện bởi các cơ quan khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhóm chuyên gia của chính phủ. 1.4.1.4. Dự báo với quản trị doanh nghiệp Trong quản lý vi mô, dự báo là hoạt động gắn liền với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể không tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo nếu họ muốn đứng vững trong kinh doanh. Chức năng đầu tiên của quản lý trong doanh nghiệp là xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch để thực hiện những mục tiêu đó, tổ chức tốt các nguồn nhân lực và vật tư để thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cũng như kiểm soát các hoạt động để tin chắc rằng tất cả đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Phân tích kinh tế và dự báo được tiến hành trong tất cả các bước đó của quản lý doanh nghiệp, nhưng trước hết là trong việc xác định mục tiêu và xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Trong việc xác định mục tiêu, mỗi doanh nghiệp phải quyết định hàng hoá và dịch vụ nào sẽ được sản xuất và bán ra, mức giá sản phẩm và dịch vụ, vùng tiêu thụ, thị trường tiềm năng về sản phẩm đó, thị phần mà doanh nghiệp thực tế có thể hy vọng chiếm được, hiệu suất vốn doanh nghiệp có thể kỳ vọng... Những mục tiêu như vậy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu doanh nghiệp đã phân tích các xu thế của nền kinh tế, đã dự báo cầu về sản phẩm của mình cả trong dài hạn và ngắn hạn, chi phí các nhân tố sản xuất... Như vậy các dự báo về thị trường, giá cả, tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, sự thay đổi của các nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh,... có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra dự báo còn cung cấp những thông tin phục vụ việc phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. 30 1.4.2. Ý nghĩa của dự báo sự phát triển của các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển và thực hiện công nghiệp hoá cũng như chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được xem như động lực chính cho sự phát triển kinh tế và tạo ra của cải, vật chất chính cho xã hội nhằm thay thế cho ngành nông nghiệp đang ngày càng giảm tỉ trọng đóng góp trong GDP. Điều này giúp đất nước tránh được tụt hậu và tránh bẫy thu nhập trung bình. Trong cơ cấu của nền kinh tế có 3 ngành nghề chính: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của công nghiệp là thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế. Cũng theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, một số ngành công nghiệp sẽ có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều này, từ kinh nghiệm của một số nước đã thực hiện thành công công nghiệp hóa cho thấy, trong thời kỳ công nghiệp hóa, ngành công nghiệp trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo luôn phải duy trì mức đóng góp từ 20-30% GDP trở lên. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực và luôn chiếm trên 10% GDP, gần đây nhất là năm 2018 chiếm khoảng 16% GDP của cả nước. Hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của Việt Nam cũng đã dần được nâng cao và sự chuyển dịch cơ cấu tích cực sang ngành có giá trị cao hơn và lên nấc thang giá trị cao của chuỗi giá trị. Công nghiệp hóa là nấc thang mà bất kỳ quốc gia nào muốn đạt tới trình độ một quốc gia phát triển đều phải trải qua và trong điều kiện tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện nay, CNH phải gắn liền với HĐH. Cùng với quá trình xây dựng đó, việc hình thành nên những DNCN là tất yếu của sự phát triển. DNCN có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. 31 Trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, DNCN luôn là nền tảng của nền kinh tế. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các DNCN nhằm huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Những năm vừa qua ở nước ta, công nghiệp đã có những đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Công nghiệp là nhân tố cơ bản đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong công nghiệp, tỷ trọng các DN chiếm tuyệt đại bộ phận. Vì vậy, vai trò và vị trí của công nghiệp đối với sự phát triển đất nước cũng như đối với việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội gắn liền với vai trò và vị trí của các DN. Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, có thể khái quát lại vai trò của DNCN trên các mặt cụ thể dưới đây. 1.4.2.1. Vai trò của DNCN về khía cạnh kinh tế - DNCN góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Sự phát triển của các DNCN nước ta đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế thông qua việc tăng lên về số lượng doanh nghiệp và tạo ra giá trị sản lượng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Việc ra đời của các DNCN ở các vùng nông thôn đã góp phần làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt hơn. Quá trình phát triển các DNCN cũng là quá trình cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ đó, làm thay đổi công nghệ, giúp cho quá trình CNH - HĐH đất nước diễn ra không chỉ ở chiều rộng mà cả ở chiều sâu. - DNCN góp phần làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả hơn. Quá trình phát triển DNCN nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, mở rộng các mối quan hệ giữa cung ứng và tiêu thụ, từ đó phát triển nhiều ngành, nhiều nghề mới. Từ đó, cho thấy vai trò quan trọng của DNCN trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn. - Các DNCN tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân. Các DNCN bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp nặng (nhóm A) và các doanh nghiệp thuộc 32 nhóm công nghiệp nhẹ (nhóm B). Sản phẩm và khả năng phát triển của các DNCN (cơ khí, điện năng, hóa chất,) có ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi và trình độ trang bị kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân. Bởi vì, DNCN là nơi sản xuất và cung ứng các loại tư liệu sản xuất phục vụ thực hiện nội dung của tiến bộ khoa học công nghệ. Vì vậy, việc phát triển các DN trong công nghiệp nặng sẽ tạo ra những tư liệu sản xuất quan trọng cho sự phát triển của các ngành khác. - Các DNCN là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước và là khu vực thu hút được nhiều vốn trong dân. Tại Việt Nam, DNCN có mặt ở khắp các địa phương và đóng góp quan trọng vào ngân sách, sản lượng và tạo công ăn việc làm cho mỗi địa phương. Chính từ những quan điểm này nên một số chuyên gia nước ngoài cho rằng, DNCN có thể được coi như “thanh giảm xóc” của nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn nhất. 1.4.2.2. Vai trò của DNCN về khía cạnh xã hội - DNCN tạo ra nhiều việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các DNCN thường phân bố rải rác ở khắp địa phương nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động. Từ đó, giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tránh tình trạng di cư lao động từ vùng nông thôn ra thành thị gây bất ổn về mặt xã hội. - DNCN có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Các DNCN phát triển trong các ngành, vùng miền và địa phương góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao thu nhập cho dân cư khu vực đó thông qua việc khai thác và sử dụng có hiệu quả những tiềm năng kinh tế của địa phương như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,Đây là một trong những lý do cơ bản để Đảng và Nhà nước ta đưa ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển DN và DNCN ở các vùng nông thôn. Từ việc phát triển đó làm cho khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp, giúp xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội Hiện nay, tình hình kinh tế đang diễn biến phức tạp nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đang có chiều hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên Việt Nam có hoàn thành được mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa vào năm 2030 không? Điều này phụ thuộc rất lớn vào ngành công nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp. 33 Do vậy dự báo về sự phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp trong thời gian tới là rất cần thiết và cực kì quan trọng, từ đó có các giải pháp quyết liệt nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, để ngành công nghiệp tiếp tục phát huy được vai trò chủ đạo và tạo động lực cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Kết luận Chương 1 - Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chính vì vậy việc tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp mà cụ thể là phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách. - Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về dự báo sự phát triển của các doanh nghiệp ngành công nghiệp, luận văn tập trung vào dự báo những chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2019 2.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp ở Việt Nam 2.1.1 Thành tựu của ngành công nghiệp ở Việt Nam Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân. Trong 9 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau: - Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2011 – 2019, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước. - Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Năm 2019, ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực công nghiệp và là động lực chính của tăng trưởng với mức tăng 11,29%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-20161, đóng góp 2,33 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ ở mức 1,29% sau 3 năm sụt giảm liên tiếp, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 1 Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của một số năm: Năm 2012 tăng 9,05%; năm 2013 tăng 7,22%; năm 2014 tăng 7,41%; năm 2015 tăng 10,60%; năm 2016 tăng 11,90%; năm 2017 tăng 14,40%; năm 2018 tăng 12,98% 35 - Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành. Đóng góp vào tăng trưởng GDP của công nghiệp chế biến, chế tạo liên tục tăng từ năm 2015. Tỷ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 14,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 16,2% năm 2016, 17,4% năm 2017 và tăng dần vào các năm 2018, 2019; của nhóm ngành khai khoáng giảm từ 8,8% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 xuống 7,6% năm 2016, 6,6% năm 2017 và giảm dần vào các năm 2018, 2019. - Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2011 – 2019, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng. Nhiều mặt hàng công nghiệp như da – giày, dệt may, điện tử có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới. - Đã hình thành và phát triển được một số tập đoàn công nghiệp tư nhân trong nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Điển hình như trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô là các Tập đoàn VinGroup, Trường Hải, Thành Công; trong lĩnh vực sản xuất chế biến sữa và thực phẩm là Vinamilk, TH; trong lĩnh vực sắt thép, kim khí là Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Hòa Bình Minh, Công ty thép Pomina, Công ty CP thép Nam Kim... Đây là những tín hiệu tốt cho thấy các chủ trương chung của Đảng, cơ chế chính sách của Chính phủ đã tạo được niềm tin tưởng và hứng khởi cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển lớn, dài hạn trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. - Phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ngày càng tăng về số lượng. Bình quân mỗi năm, ngành công nghiệp tạo thêm khoảng 300.000 việc làm 36 Một số nét về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp Các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ thấp bao gồm hàng dệt may, da giày, nhựa, thủy tinh, đồ nội thất, sản phẩm kim loại đơn giản, v.v Đặc trưng của các sản phẩm này là thâm dụng lao động, sử dụng công nghệ tương đối đơn giản và nghiên cứu và phát triển (R&D) thường là thấp và hạn chế đổi mới. Đối với các sản phẩm ít tinh xảo, năng lực cạnh tranh nằm ở việc giữ chi phí lao động thấp và năng suất cao. Những ngành này không có nhiều rào cản gia nhập thị trường và do đó dễ có đối thủ cạnh tranh mới. Đối với những sản phẩm tinh xảo hơn (như hàng may mặc có thương hiệu hoặc đồ trang sức cao cấp), năng lực cạnh tranh nằm ở năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, cũng như sự nhạy bén với các thay đổi về sở thích và nhu cầu. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ trung bình Nhóm sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ trung bình bao gồm ba mặt hàng: sản phẩm vận tải (ví dụ, xe chở khách hoặc các phụ tùng, linh kiện của xe chở khách, xe thương mại, xe gắn máy và các phụ tùng, linh kiện của xe gắn máy), sản phẩm chế biến (ví dụ, sợi tổng hợp, hóa chất và sơn, phân bón công nghiệp, nước hoa/mỹ phẩm) và các sản phẩm cơ khí khác (ví dụ, ống dẫn khí, máy móc công nghiệp, máy bơm, thiết bị đóng ngắt, tàu/thuyền, đồng hồ). Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp này đòi hỏi công nghệ tinh xảo hơn và một lực lượng lao động có tay nghề cao, đặc biệt là trong việc phát triển sản phẩm mới. Những rào cản gia nhập vào các ngành này rất cao, đó chính là động lực công nghiệp và kinh tế của hầu hết các nước phát triển, vì nó đòi hỏi một quá trình học hỏi lâu dài, đổi mới và liên tục cải tiến kỹ thuật và quy trình. Nhóm ngành chế tạo sử dụng công nghệ cao Sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ cao gồm các sản phẩm máy móc tiên tiến (như máy bay và các thiết bị chính xác, thiết bị truyền tải điện, máy tính) và các sản phẩm chế biến tiên tiến (như thuốc chữa bệnh, vật liệu phóng xạ). Sản xuất các 37 sản phẩm này đòi hỏi năng lực vượt trội và có cả những rủi ro đáng kể từ phía nhà đầu tư. Tuy nhiên, khâu lắp ráp của nhiều mặt hàng điện tử công nghệ cao không yêu cầu sử dụng lao động có kỹ năng hoặc chuyên môn cao. 2.1.2. Những tồn tại và hạn chế Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Những hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm: - Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa. - Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi mới, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 – 3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp). - Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu lao động chung của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Tỷ lệ lao động công nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước khác đã thực hiện thành công công nghiệp hóa trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng. - Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế; năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước ở mức thấp. 38 - Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục. - Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tham gia vào khâu gia công, lắp ráp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử chủ yếu do khu vực FDI nắm giữ. Số lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu hướng giảm. - Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước khác. - Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra. Trong số các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành công nghiệp ưu tiên có tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép, điện tử. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này thông qua ưu đãi về thuế là khá lớn. Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên khác không đạt mục tiêu đã đề ra. - Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp. - Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều. - Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn hạn chế và kém hiệu quả. Không gian phát triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu sự hợp tác và phân công lao động trong vùng, chưa có sự phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc dựa trên lợi thế so sánh. Việc kết hợp và lồng ghép chính sách phát triển ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng chưa hiệu quả, chưa xây dựng được mạng lưới các cụm công nghiệp. 39 - Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác, trong đó đặc biệt là nông nghiệp. Giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối liên kết cộng sinh, không thể phát triển ngành này mà không cần đến sự phát triển của ngành kia, và ngược lại. Đối với công nghiệp, nông nghiệp là nguồn cung nguyên liệu đầu vào như mía, bông, trà, gạo, lúa mì cho ngành công nghiệp chế biến. Ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành cung cấp công cụ lao động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như máy kéo, máy cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phân bón tăng hiệu quả tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xây dựng đường sá, chợ, siêu thị, nhà kho Trong các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. 2.2. Tăng trưởng doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2011-2019 2.2.1. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2019 Trong vòng 9 năm, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có sự tăng trưởng rất nhanh (từ hơn 57 nghìn doanh nghiệp năm 2011 lên trên 127 nghìn doanh nghiệp vào năm 2019); 40 Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2019 Số doanh nghiệp tất cả các ngành có đến 31/12 Số doanh nghiệp ngành công nghiệp có đến 31/12 2011 324691 57105 2012 346777 61166 2013 373213 63486 2014 402326 63486 2015 442485 72702 2016 505059 81067 2017 560417 90486 2018 714755 104047 2019 758610 127340 Nguồn: Dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm- Tổng cục thống kê Tại thời điểm 31/12/2019 cả nước có 127.340 doanh nghiệp ngành công nghiệp đang hoạt động, chiếm khoảng 16,8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước, tăng gấp 2,2 lần so với cùng thời điểm năm 2011. Nhìn chung, giai đoạn 2011-2019 số lượng doanh nghiệp công nghiệp tăng nhanh và mạnh, trung bình mỗi năm tăng 10,5%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước ở giai đoạn này2. Trong đó, tốc độ tăng bình quân số lượng doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước cao nhất với 8,1%/năm, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,4%/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_du_bao_su_phat_trien_cua_doanh_nghiep_nganh_cong_ng.pdf
Tài liệu liên quan