Luận văn Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .7

4. Giả thuyết nghiên cứu .8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.8

6. Phạm vi nghiên cứu .8

7. Các phương pháp nghiên cứu.8

8. Cấu trúc luận văn .9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 10

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .10

1.1.1. Việc nghiên cứu XHHCTGD ở các nước trên thế giới .10

1.1.2. Việc nghiên cứu XHHCTGD ở Việt Nam, ở tỉnh Vĩnh Long.10

1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về XHHCTGD.13

1.2. Các khái niệm cơ bản .15

1.2.1. Khái niệm về quản lý giáo dục .15

1.2.2. Khái niệm về nhà trường và nhiệm vụ của nhà trường .16

1.2.3. Khái niệm về xã hội hoá công tác giáo dục .17

1.2.4. Khái niệm về quản lý xã hội hoá công tác giáo dục .22

1.3. Những nội dung cơ bản của việc quản lý XHHCTGD ở các trường THCS hiệnnay .23

1.3.1. Quản lý việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và xã hội .23

1.3.2. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội xây dựng môi trường thuận lợi nhất

để phát triển giáo dục.23

1.3.3. Quản lý việc tổ chức các lực lượng xã hội để cùng tham gia xây dựng mục tiêu,

nội dung giáo dục ở trường THCS.24

1.3.4. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ

thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS .24

1.3.5. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục

phát triển .243

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC

GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNHLONG . 27

2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của huyện Vũng liêm, tỉnh Vĩnh Long.27

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long .27

2.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa, giáo dục của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long .28

2.1.3.Tình hình chung về giáo dục và đào tạo ở trường THCS huyện Vũng Liêm.28

2.2. Thực trạng việc quản lý công tác xã hội hoá công tác giáo dục ở các trường

THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long .35

2.2.1. Quản lý việc nâng cao nhận thức về công tác xã hội hoá công tác giáo dục ở các

trường THCS huyện Vũng Liêm .35

2.2.2. Quản lý việc huy động toàn bộ xã hội xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi

nhất để phát triển giáo dục.42

2.2.3. Quản lý việc tổ chức các lực lượng xã hội để cùng tham gia xây dựng mục tiêu,

nội dung giáo dục ở trường THCS.43

2.2.4. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ

thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS .45

2.2.5. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục

phát triển .48

2.3. Những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục ở các

trường THCS huyện Vũng liêm, tỉnh Vĩnh Long.53

2.3.1. Ưu điểm .53

2.3.2. Hạn chế .56

2.3.3. Nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm .57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ

HỘI HOÁ CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VŨNG

LIÊM TỈNH VĨNH LONG. 60

3.1. Cơ sở đề ra biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả xã hội hóa công tác giáo dục ở

các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.60

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHHCTGD .60

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Vũng Liêm.61

3.1.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo ở các trường THCS của huyện VũngLiêm .61

3.1.4. Thực trạng kết quả điều tra về XHH công tác giáo dục ở một số trường THCS

của huyện Vũng Liêm.61

3.2. Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả xã hội hoá công tác giáo dục ở

trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. .664

3.2.1. Quản lý tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham

gia XHHCTGD và quản lý XHHCTGD.66

3.2.2. Quản lý tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD ở trườngTHCS .70

3.2.3. Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện XHHCTGD và quản lý điều

hành XHHCTGD hợp lý của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương .71

3.2.4. Quản lý việc xây dựng kế họach thực hiện tốt XHHCTGD đáp ứng yêu cầu phát

triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương .73

3.2.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch XHHCTGD.74

3.3. Tìm hiểu khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .75

3.3.1. Tính cấp thiết của biện pháp .75

3.3.2. Tính khả thi của biện pháp.77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85

PHỤ LỤC . 89

pdf97 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hiệu quả khác nhau. Không ít người cho rằng xã hội hoá công tác giáo dục là do xã hội thực hiện. Mọi hoạt động giáo dục đều do xã hội phải lo liệu như kinh phí giáo dục, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, trách nhiệm giáo dục... Cách hiểu như vậy không xác định được đâu là chủ thể giáo dục, đâu là đối tượng giáo dục, đâu là môi trường giáo dục và đâu là sự kết hợp các mối quan hệ ấy trong quá trình giáo dục. Có người còn cho rằng, XHHCTGD là huy động tiền của trong nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Từ cách hiểu này, nên ở một số nơi người ta tự ý đặt ra các khoản thu không đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá sức chịu đựng của nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này. Xã hội hóa có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của xã hội hóa. Bởi vì, thực chất, xã hội hóa là một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành xã hội hóa hết sức đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn giản là "cùng làm" . 41 Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa, tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa dạng hóa" một cách tùy tiện, không kiểm soát nổi. Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện xã hội hóa. Hoạt động của một số ngành còn có xu hướng khép kín, biệt lập, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án, dẫn đến chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp liên ngành ở huyện Vũng Liêm còn yếu. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo theo chức năng của mình; việc phát huy dân chủ trong thực hiện xã hội hóa ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết.Vai trò của cán bộ quyết định đến chất lượng của phong trào, do vậy mỗi cán bộ, đảng viên, các Ban, ngành, đoàn thể, các LLXH và từng cán bộ giáo viên cần phải hiểu rõ cả mục đích, vai trò, nội dung và phương pháp của XHHCTGD THCS. tổ chức thực hiện sau cho phù hợp với tình hình thực tế để có hiệu quả nhất. Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn vị vẫn còn có nhận thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục. Còn ý thức ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, trong đó có cả những cán bộ quản lý, người làm công tác giáo dục, các tổ chức xã hội và một bộ phận người dân do công tác tuyên truyền, do cơ chế, do các hình thức tổ chức chưa hấp dẫn, chưa chu đáo, chưa sâu rộng cho nên nhận thức về vấn đề XHHCTGD THCS còn chưa đúng, đã nảy sinh phản ứng tiêu cực, trong những bài học đắt giá là chưa làm cho dân tin và hiểu, chưa làm cho dân thấy cái được khi thực hiện XHHCTGD THCS, tức là họ chỉ mới thấy trách nhiệm chứ chưa thấy quyền lợi. 42 Muốn để nhân dân tự giác dành thời gian, tiền của, công sức tham gia cùng làm giáo dục thì Nhà nước cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, khi mọi người đã hiểu đúng thì mọi việc tổ chức sẽ trở nên đơn giản hơn cùng với sự hiểu biết về cơ chế chính sách và các hình thức tổ chức thực hiện tốt thì xã hội hoá trở thành thói quen, nếp sống, một hoạt động bình thường, tất yếu diễn ra cùng với quá trình giáo dục. 2.2.2. Quản lý việc huy động toàn bộ xã hội xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi nhất để phát triển giáo dục Xã hội hoá công tác giáo dục THCS là xây dựng cơ chế phối hợp, các lực lượng trong toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Sự phối hợp không chỉ tạo ra cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp và cả mục đích giáo dục cũng như phối hợp tạo nên môi trường giáo dục thống nhất. Bảng 2.14. Mức độ tham gia của các LLXH vào hoạt động xây dựng môi trường giáo dục trên địa bàn huyện Vũng Liêm TT ĐƠN VỊ Tham gia tích cực Tham gia mờ nhạt Không tham gia SL % SL % SL % 1 Ban đại diện cha mẹ học sinh 82 82 16 16 2 2 2 Ban giám hiệu 89 89 11 11 0 0 3 Công đoàn giáo dục 92 92 8 8 0 0 4 Cán bộ quản lý giáo dục 99 99 1 1 0 0 5 Giáo viên 81 81 16 16 3 3 6 Cơ quan Đảng 79 79 16 16 5 5 7 Công an 86 86 12 12 2 2 8 Đoàn thanh niên 87 87 12 12 1 1 9 Hội đồng nhân dân 75 75 21 21 4 4 10 Hội liên hiệp phụ nữ 85 85 13 13 2 2 11 Hội cựu chiến binh 87 87 11 11 2 2 43 12 Mặt trận tổ quốc 91 91 9 9 0 0 13 UBND xã, thị trấn 86 86 9 9 5 5 14 Mạnh thường quân 64 64 23 23 13 13 Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về mức độ tham gia của các LLXH vào hoạt động xây dựng môi trường giáo dục, theo các mẫu phiếu điều tra với 100 phiếu phát ra, 100 phiếu thu về (tỷ lệ 100 %). Các LLXH tham gia vào hoạt động XHHCTGD khá tích cực. Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước đã thể hiện rất rõ trong việc đề ra việc triển khai các nghị quyết, kế hoạch, đề án,thực hiện XHHCTGD. Điều đó góp phần phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục, Ban giám hiệu, giáo viên, Công đoàn giáo dục, Mặt trận tổ quốc, UBND xã, thị trấn là lực lượng nòng cốt tuyên truyền nâng cao nhận thức và là lực lượng cơ bản trong việc triển khai thực hiện các chủ trương về XHHCTGD. Đoàn thanh niên, Ban đại diện CMHS là các lực lượng tích cực tham gia thực hiện XHHCTGD; lực lượng công an địa phương là lực lượng khá tích cực trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Tuy nhiên vẫn còn một số tổ chức tham gia vào hoạt động XHHCTGD xây dựng môi trường giáo dục ở địa phương chưa được tích cực, mang tính phong trào hiệu quả đóng góp chưa cao, còn mờ nhạt như: Mạnh thường quân chiếm tỉ lệ 23%. Hội đồng nhân dân chiếm tỉ lệ 21%. Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên và cơ quan đảng cùng chiếm tỉ lệ 16%. 2.2.3. Quản lý việc tổ chức các lực lượng xã hội để cùng tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS Qua việc khảo sát, nghiên cứu về nhận thức sự tham gia và mức độ tham gia của các LLXH vào hoạt động xây dựng môi trường giáo dục ở trường THCS, theo các mẫu phiếu điều tra với 265 phiếu phát ra, 265 phiếu thu lại (tỷ lệ100 %). Bảng 2.15. Nhận thức về tầm quan trọng việc tổ chức các lực lượng xã hội xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS huyện Vũng Liêm 44 STT Nội dung ý kiến của cán bộ và nhân dân Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 164 61.89 Cần thiết 42 15.85 Không cần thiết 59 22.26 2 Rất quan trọng 168 63.40 Quan trọng 39 14.72 Không quan trọng 58 21.89 3 Chỉ là giải pháp tình thế 56 21.13 Mang tính lâu dài 155 58.49 Không có ý kiến 54 20.38 Qua phiếu điều tra, đa số người đã hiểu và xác định được vai trò và tầm quan trọng của các LLXH vào việc tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, các hoạt động giáo dục ở trường THCS là có ý nghĩa rất cần thiết, rất quan trọng, góp phần để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên cũng còn ý kiến cho đó là không cần thiết chiếm tỉ lệ 22.26%, không quan trọng chiếm tỉ lệ 21.89% và không có ý kiến chiếm tỉ lệ 20.38% do chưa hiểu hết vai trò và tâm quan trọng của việc tham gia và không quan tâm. Bảng 2.16. Mức độ huy động, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm Nội dung Mức độ Tốt Khá Chưa tốt Việc xây dựng cơ chế huy động tổ chức thực hiện 35.47 56.23 8.30 Việc sáng tạo các phong trào, tạo các sân chơi trong nhà trường để huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội 31.70 54.72 13.58 Việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà 65.66 27.17 7.17 45 trường trong công tác huy động các lực lượng xã hội tham gia Việc phối hợp môi trường nhà trường – gia đình và xã hội 51.32 35.09 13.58 Việc tham gia chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục 15.47 47.92 36.60 Việc huy động, tổ chức các LLXH tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm cho thấy, đa số người cho rằng nhà trường đã làm khá tốt công tác huy động, tổ chức các LLXH tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS, nhận thức được vai trò và tầm quan trong trong việc tham gia, xem đó là một phần trách nhiệm nhằm mang lại ích lợi cho con em họ. Bên cạnh đó còn 8.30% cho rằng, các trường chưa xây dựng tốt cơ chế huy động LLXH tham gia vào tổ chức thực hiện hoạt động; 13.58% thực hiện chưa tốt việc sáng tạo các phong trào, các sân chơi trong nhà trường để huy động sự tham gia đóng góp của các lực lượng xã hội, 7.17% thực hiện chưa tốt việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác huy động, tổ chức các LLXH tham gia, 13.58% cho rằng việc phối hợp chưa tốt giữa ba môi trường là nhà trường – gia đình và xã hội, 36.60% cho rằng việc tham gia của LLXH cùng nhà trường chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục là chưa tốt. Trong việc huy động, tổ chức các LLXH tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở các trường THCS. Còn một số nơi chưa làm tốt việc huy động các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, chưa phát huy hết khả năng của mỗi lực lượng. Những nội dung hoạt động của nhà trường còn thiếu sự tham gia của các LLXH để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, góp ý vào mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, tham gia quản lý giáo dục bao gồm việc đánh giá giáo dục, đánh giá học sinh, cũng như tham gia tổ chức các hoạt động khác. 2.2.4. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát 46 triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS Vũng Liêm là huyện vùng sâu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hệ thống trường lớp bị xuống cấp, bàn ghế, trang thiết bị còn thiếu. Thời gian qua phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND huyện xây dựng đề án về XHHCTGD THCS để huy động các nguồn kinh phí đầu tư cho việc tu sửa và xây dựng trường học, phòng chức năng ở các xã khó khăn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kiên cố hóa trường lớp của địa phương. Tính đến năm 2012 toàn huyện xây dựng mới thêm 245 phòng học, 45 phòng chức năng, 3654m2 sân trường (kính phí từ nguồn đầu tư kiên cố hoá trường lớp của Chính phủ); tuyên truyền về chủ trương XHHCTGD THCS để góp phần nâng cao nhận thức trong LLXH, huy động các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, phụ huynh và nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện thiết yếu để đầu tư xây dựng trường học.[3] Bảng 2.17. Mức độ huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm Nội dung huy động Mức độ Tốt Khá Chưa tốt Đóng góp ý kiến trong xây dựng 47.6 40.7 11.7 Đóng góp nguồn lực tài chính 24.9 49.8 25.3 Hỗ trợ trực tiếp bằng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 23.8 55.1 21.1 Hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên 25.6 46.8 27.6 Sử dụng các nguồn tài trợ thể hiện dân chủ, công khai 58.9 36.9 4.2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình giáo dục 32.8 46.8 20.4 Mức độ huy động của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm là khá tốt. Trong đó việc đóng góp ý kiến cho xây dựng nhà trường và sử dụng các nguồn tài trợ thể hiện một cách dân chủ, công khai được đánh giá là thực hiện khá - 47 tốt đạt tỷ lệ 88.3 % và 95.8% đã tạo được niềm tin đối với các LXHH. Bên cạnh đó, việc huy động đóng góp nguồn lực tài chính; hỗ trợ trực tiếp bằng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình giáo dục được đánh giá chưa tốt với tỷ lệ 25.5%, 21.1%, 27.6% và 20.4%. Điều này có thể do việc tuyên truyền vận động còn hạn chế, điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn và một bộ phận không quan tâm hoặc lòng tin chưa cao, phần nào làm ảnh hưởng đến việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS. Bảng 2.18. Kinh phí đầu tư cho giáo dục THCS giai đoạn 2008 – 2012 ( Đơn vị tính: triệu đồng) Năm học Kinh phí đầu tư Tổng số Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước Ngân sách địa phương Chương trình, Dự án Dân đóng góp Các nguồn khác 2008-2009 18.709.0 2.534.0 4.125.0 10.550.0 9.540.0 546.0 2009-2010 19.494.0 2.547.0 4.250.0 11.250.0 8.350.0 612.0 2010-2011 17.260.0 2.550.0 4.680.0 9.250.0 10.500.0 675.0 2011-2012 20.050.0 2.495.0 5.125.0 10.580.0 9.750.0 875.0 ( Nguồn: Tài chính- Kế hoạch, Phòng GD-ĐT Vũng Liêm) Để việc huy động các nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá công tác giáo dục, phòng Giáo dục và Đào tạo Vũng Liêm đã chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch thực hiện XHHCTGD trang thủ các nguồn XHG để xây dựng nhà trường theo hướng kiên cố hóa. Chú trong xây dựng lộ trình trường THCS đạt chuẩn quốc gia để có cơ sở phấn đấu và tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền. Để giáo dục học sinh một cách toàn diện thì việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn quốc gia vấn đề cần ưu tiên và để thực hiện có hiệu quả một vài nơi đã xây dựng kế hoạch phân thành nhiều giai đoạn, huy động từ nhiều nguồn kinh phí và nhiều hình thức đóng góp khác nhau. Ngoài nguồn kinh phí đầu tư trường chuẩn quốc 48 gia, vận động nguồn lực từ XHHCTGD để xây dựng các hạng mục nhỏ như xây dựng riêng sân chơi, khuôn viên nhà trường, nhà xe, hệ thống nước sạch; trang thiết bị dạy học như máy tính, âm thanh, tập, cặp, sách giáo khoa, quần áo, học bổng và đóng góp ý kiến, Bằng nhiều cách làm khác nhau năm 2012 các trường THCS trong huyện đã huy động được vật chất và tiền ước tính được 875.000.000 đồng, trong đó trường THCS Hiếu Phụng huy động được 98.754.000 đồng, THCS Thị trấn Vũng Liêm huy động được 74.650.000 đồng,...Đối với những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, việc huy động đóng góp để xây dựng trường chủ yếu là nhân lực, ngày công lao động, san lấp tạo mặt bằng xây dựng, đóng góp đất, những vật liệu sẵn có để làm trường, lớp, góp phần từng bước thực hiện kiên cố hóa trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. 2.2.5. Quản lý việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục phát triển Để tạo ra một xã hội học tập góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước là việc làm có ý nghĩa to lớn. Vì thế nhà trường phải luôn tích cực huy động các LLXH tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, tùy theo khả năng của mỗi lực lượng mà vận động sự tham gia phù hợp mang tính hiệu quả, tăng cường thu hút sự tham gia của các LLXH vào các nội dung hoạt động của nhà trường, đa dạng hóa hình thức huy động mọi nguồn lực đóng góp như tài lực, vật lực, trí tuệ,... để thực hiện XHHCTGD THCS. Bảng 2.19. Nhận thức về tầm quan trọng trong việc đầu tư của các nguồn lực cho phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm Đối tượng Mức độ nhận thức Cha mẹ học sinh Cán bộ quản lý Giáo viên TS % TS % TS % Rất quan trọng 216 81.51 89 89.0 79 79.0 Quan trọng 45 16.98 11 11.0 20 20.0 Ít quan trọng 4 1.51 0 0 1 1.0 49 Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 Không ý kiến 0 0 0 0 0 0 Qua nghiên cứu cho thấy: Các đối tượng khảo sát đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của XHHCTGD và xếp chúng ở vị trí rất quan trọng (cha mẹ học sinh: 81.51%; cán bộ quản lý: 89.0%; giáo viên: 79.0%). Tuy nhiên còn 1.51% cha mẹ học sinh và 1.0% giáo viên cho là ít quan trọng. Điều này cho thấy nhận thức của LLXH về công tác đầu tư nguồn lực để phát triển giáo dục ở trường THCS là khá cao, là điều kiện để thực hiện việc huy động sự đóng góp của LLXH cho giáo dục THCS. Bảng 2.20. Thực trạng mức độ nhận thức của các lực lượng xã hội về nội dung XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm Nội dung xã hội hóa giáo giáo dục ở trường THCS Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Đóng góp nguồn lực tài chính 33.3 61.8 4.9 Đóng góp trực tiếp bằng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, 29.4 52.5 18.1 Đóng góp sức lực 29.4 55.1 15.5 Đóng góp trí lực, ý kiến 22.3 46.8 30.9 Qua kết quả điều tra đánh giá mức độ nhận thức của các lực lượng xã hội về nội dung XHHCTGD ở các trường THCS cho thấy, các LLXH trên địa bàn huyện Vũng Liêm đã có nhận thức về nội dung XHHCTGD ở các trường THCS là quan trọng và rất quan trọng. Từ nhận thức ấy nên việc thực hiện những nội dung XHHCTGD THCS đạt hiệu quả khá. Qua đó cho thấy việc huy động các LLXH tham gia vào giáo dục đã đúng hướng, phát huy tích cực trong khai thác các tiềm năng tham gia tổ chức và cùng thực hiện các nội dung XHHCTGD THCS. * Nhận thức về nội dung xã hội hoá công tác giáo dục ở trường THCS huyện Vũng Liêm. 50 Với câu hỏi: “ Công tác XHH giáo dục chỉ là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho giáo dục THCS”, 265 người tham gia trả lời bằng phiếu hỏi đã đánh dấu vào các ô cho sẵn theo ba mức độ nhận thức của cá nhân: đồng ý, phân vân và không đồng ý. Kết quả tổng hợp theo bảng 2.21. Bảng 2.21.Nhận thức của đối tượng khảo sát về nội dung XHHCTGD chỉ là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho giáo dục THCS Đối tượng Mức độ nhận thức Cha mẹ học sinh Cán bộ quản lý Giáo viên Lãnh đạo địa phương TS % TS % TS % TS % Đồng ý 24 9.06 25 25.0 9 9.0 11 11.0 Phân vân 26 9.81 18 18.0 23 23.0 10 10.0 Không đồng ý 215 81.13 57 57.0 68 68.0 79 79.0 Từ kết quả khảo sát trên đã cho thấy: số người không đồng ý chỉ coi XHHCTGD là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho giáo dục THCS chiếm tỷ lệ cao (cha mẹ học sinh: 81.13%; cán bộ quản lý: 57.0%; giáo viên: 68.0%; lãnh đạo địa phương: 79.0%), tuy nhiên vẫn còn 9.06 % cha mẹ học sinh; 25.0% cán bộ quản lý; 9.0% giáo viên; 11.0% lãnh đạo địa phương đồng ý cho rằng XHHCTGD chỉ là huy động tiền của và cở sở vật chất cho giáo dục THCS. Còn 9.81 % cha mẹ học sinh; 18.0% cán bộ quản lý; 23.0% giáo viên; 10.0% lãnh đạo địa phương còn phân vân chưa rõ, chưa hiểu đúng ý nghĩa vấn đề này. Đặc biệt là cán bộ quản lý và lãnh đạo địa phương là chủ thể quản lý công tác XHH giáo dục THCS nhưng vẫn còn một số người chưa hiểu đúng bản chất của XHHCTGD. Nhận thức này đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc thực hiện công tác XHH giáo dục THCS. Bảng 2.22. Thực trạng việc huy động, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD ở trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm Nội dung Mức độ ( %) Tốt Khá Chưa tốt 51 Việc xây dựng cơ chế hoạt động 35.47 49.81 14.72 Việc sáng tạo các phong trào, các sân chơi trong nhà trường 30.94 51.32 17.74 Việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác huy động 55.85 36.23 7.92 Huy động tổ chức các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD 54.72 32.45 12.08 Việc huy động, tổ chức các LLXH tham gia XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm cho thấy, đa số cho rằng các trường đã làm khá tốt khá - tốt công tác huy động, tổ chức các LLXH tham gia XHHCTGD cụ thể việc xây dựng cơ chế hoạt động 85.28%; Việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác huy động 82.26%; Việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác huy động 92.08%; Huy động tổ chức các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD 87.17%. Bên cạnh đó vẫn còn 14,72% cho rằng, các trường chưa xây dựng tốt cơ chế huy động, tổ chức; 17.74% thực hiện chưa tốt việc sáng tạo các phong trào, các sân chơi trong nhà trường để huy động sự tham gia đóng góp của các lực lượng xã hội; 7.92% thực hiện chưa tốt việc phát huy tính nòng cốt của Ban giám hiệu nhà trường; 12.08% ý kiến cho rằng công tác huy động, tổ chức các LLXH tham gia XHHCTGD chưa tốt. Để huy động, tổ chức các LLXH tham gia XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm đạt hiệu quả cần có cơ chế quy định pháp lý về XHHCTGD phù hợp và mang tính địa phương, nhà trường đóng vai trò chủ đạo tham mưu và linh hoạt đa dạng hình thức huy động sự tham gia XHHCTGD của các LLXH tham gia vào phát triển giáo dục THCS. Bảng 2.23. Thực trạng phát huy vai trò ảnh hưởng của các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm đối với xã hội Đánh giá về vai trò ảnh hưởng của trường THCS đối với xã hội trên địa bàn huyện Vũng Liêm Mức độ (%) Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt 52 Góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng huyện nhà phát triển nhanh bền vững 80.75 7.92 9.06 2.26 Góp phần tạo nên môi trường xã hội an toàn 84.15 8.68 7.17 0.0 Góp phần xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa 88.3 6.42 5.28 0.0 Góp phần hình thành kỹ năng sống 78.49 10.57 7.92 3.02 Góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho huyện Vũng Liêm 90.94 3.4 5.66 0.0 Góp phần tạo lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của địa phương xã, thị trấn 82.26 9.81 7.92 0.0 Qua kết quả điều tra thực trạng phát huy vai trò ảnh hưởng của các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm đối với xã hội, trong đó các nội dung được đánh giá khá - tốt đạt tỷ lệ cao như: Góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng huyện nhà phát triển nhanh, bền vững 88.67%; Góp phần tạo nên môi trường xã hội an toàn 92.83%; Góp phần xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa 94.72%; Góp phần hình thành kỹ năng sống cho thế hệ trẻ 89.06%; Góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho huyện Vũng Liêm 94.34%; Góp phần tạo lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của địa phương xã, thị trấn 92.07% . Tuy nhiên còn có ý kiến đánh giá chưa đạt yêu cầu đối với các nội dung chiếm tỉ lệ 2.26% góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng huyện nhà phát triển nhanh bền vững; 3.02% góp phần hình thành kỹ năng sống cho thế hệ trẻ. * Tổ chức kiểm tra, đánh giá XHHCTGD Qua tìm hiểu thực tế từ các cuộc kiểm tra, thanh tra của ngành Giáo dục và Đào tạo đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm và kết quả điều tra cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện XHHCTGD ở trường THCS được đa số các trường thực hiện khá nghiêm túc, bằng các hình thức kiểm tra và đánh giá mang tính định kỳ, thường xuyên và đột xuất chiếm tỉ lệ 97.36%. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn xem nhẹ, chưa được chú trọng xem XHHCTGD là một hoạt động hỗ trợ nhà 53 trường và không mang tính bắt buộc, nên việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá còn chung chung với các hoạt động và các nội dung quản lý khác, chưa hình thành được kế hoạch cụ thể và chưa xác định rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá XHHCTGD ở đơn vị chiếm tỉ lệ 2.64%. Bảng 2.24. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm Nội dung Mức độ Ý kiến tán thành SL % Kiểm tra, đánh giá Định kỳ 201 75.85 Thường xuyên 43 16.23 Đột xuất 14 5.28 Không cần kiểm tra 7 2.64 2.3. Những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục ở các trường THCS huyện Vũng liêm, tỉnh Vĩnh Long 2.3.1. Ưu điểm XHHCTGD đã góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên, chính quyền, các ban ngành, tổ chức đoàn thể, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và nhân dân trên địa bàn huyện về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và nội dung hoạt động của giáo dục và đào tạo trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức đúng đắn mục tiêu, nội dung XHHCTGD, tầm quan trọng của quản lý XHHCTGD, từ đó góp phần huy động các nguồn lực xã hội cùng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục một cách có hiệu quả. Qua đó, mọi người sẽ tự giác chia sẽ cùng với Nhà nước làm giáo dục, tham gia đóng góp với nhà trường về mục tiêu, nội dung, chương trình và các hoạt động giáo dục khác. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_7528790891_7379_1872378.pdf
Tài liệu liên quan