MỤC LỤC. iii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
5. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3
5.1. Quan điểm nghiên cứu .3
5.1.1. Quan điểm tổng hợp .3
5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.4
5.2. Phương pháp nghiên cứu .5
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, phân tích và tổng hợp.5
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .5
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học SPSS và SWOT .6
5.2.4. Phương pháp chuyên gia .7
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .7
6.1. Lịch sử nghiên cứu du lịch Đồng Nai.7
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .8
Đề tài gồm 3 phần chính:.8
7.1. Phần mở đầu.8
7.2. Phần nội dung gồm 3 chương:.8
Chương 1: Cơ sở lý luận. .8
1.1. Một số khái niệm về du lịch và du khách.8
1.2. Một số vấn đề lý luận phát triển du lịch .8
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch đường sông Đồng Nai.8
134 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch đường sông Đồng Nai, hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày đã hình
thành nên các khu phố cổ rất sầm uất như: cù lao Phố, làng cổ Bến Gỗ, các làng
nghề truyền thống như: làng gốm Tân Vạn, Hóa An và gắn với dòng sông lịch sử
này chính là các làng cá bè Tân Mai, La Ngà, cùng với các khu trọ trên sông đã tạo
nên một nét văn hóa đặc sắc, với nếp sinh hoạt và buôn bán tấp nập trên bến dưới
thuyền. Có địa thế là trung tâm Tp. Biên Hòa, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh
khoảng 30 km, được bao quanh bởi sông Đồng Nai, là điểm sáng để xây dựng, làm
tour sinh thái, văn hóa. Với phong cảnh hữu tình, thanh bình, êm ả, nhưng tràn đầy
sức sống. Gắn với đặc sắc trung tâm thành phố bên sông thì địa danh này còn có
nhiều di tích lịch sử và lễ hội truyền thống.
Với lợi thế và tiềm năng sẵn có, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai - Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch Đồng Nai đã phối hợp cùng một số sở ban ngành quy hoạch
tuyến du lịch đường sông Đồng Nai là một trong năm tuyến chính thuộc quy hoạch
phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng 2030. Trong những
năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương phát triển du lịch, trong đó
có du lịch đường sông một cách rõ ràng. Tiêu biểu phải kể đến chương trình hành
41
động phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2013 - 2020) và chỉ thị đẩy mạnh
phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Dọc tuyến sông Đồng Nai có nhiều điểm du lịch thích hợp cho các hoạt động
khám phá, trải nghiệm; tìm hiểu về lịch sử văn hóa như “cù lao Phố, làng nghề
gốm Tân Vạn, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Ông, làng cá bè Tân Mai, cù lao Ba
Xê, làng bưởi Tân Triều, hồ Trị An ”
Thông qua quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu thứ cấp, trong nội dung
chương 1 tác giả tập trung làm rõ một số các khái niệm, quan niệm và các thuật
ngữ. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh một số các cơ sở lý luận và thực tiễn liên
quan đến du lịch Đồng Nai như: vị trí địa lý - giới hạn, điều kiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Những cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày ở chương 1 cũng là
cơ sở và tiền đề để đi sâu vào khai thác hiện trạng phát triển du lịch đường sông
Đồng Nai ở chương 2.
42
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI
2.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI
2.1.1. Tài nguyên du lịch đường sông Đồng Nai
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Lược đồ 2.1: Lược đồ sông Đồng Nai (đoạn chảy qua Tp. Biên Hòa).
Nguồn:
Tài nguyên du lịch sinh thái gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, vườn quốc gia
Cát Tiên và nhiều điểm thắng cảnh thiên nhiên rừng, núi, hồ và thác, gồm: thác
Mai, thác Hòa Bình, suối Mơ, núi Chứa Chan, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây có thể khai
43
thác phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch nghiên
cứu khoa học có sức hấp dẫn đối với khách trong nước và quốc tế. Tại Khu bảo tồn
Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai có các di tích lịch sử như căn cứ địa cách mạng
Chiến khu D, Căn cứ trung ương cục miền Nam, Khu ủy miền Đông, Thác Ràng
thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa.21
Tài nguyên du lịch sinh thái gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, vườn quốc gia
Cát Tiên và nhiều thắng cảnh thiên nhiên rừng, núi, hồ và thác, gồm: thác Mai, thác
Hòa Bình, suối Mơ, núi Chứa Chan, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây có thể khai thác phát
triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch nghiên cứu khoa
học có sức hấp dẫn đối với khách trong nước và quốc tế. Tại Khu bảo tồn Thiên
nhiên và Văn hóa Đồng Nai có các di tích lịch sử như căn cứ địa cách mạng Chiến
khu D, Căn cứ Trung ương cục miền Nam, Khu ủy miền Đông, Thác Ràng thuận
lợi để khai thác du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa.22
Sự đa dạng, phong phú về địa hình tạo cho tỉnh Đồng Nai có những tiềm năng
rất tốt để trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng tạo ra các sản phẩm du
lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Tổng số các điểm du lịch theo địa
hình là 51 điểm, như sau: rừng 3 điểm; đồi, núi là 7 điểm; hồ là 8 điểm; thác là 9
điểm; suối là 4 điểm; sông, cù lao, đảo là 8 điểm và công viên, vườn là 12 điểm.23
2.1.1.2. Tài nguyên văn hóa nhân văn:
Các tài nguyên nhân văn tập trung dày đặc ở khu vực Tp. Biên Hòa, cù lao
Phố. Nổi bật phải kể đến chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, làng gốm Tân Vạn,
nhà cổ Trần Ngọc Du, Khu dịch vụ Ngọc Phát Riverside. Trong đó, nghề làm gốm
tại làng gốm Tân Vạn là tài nguyên phi vật thể được đánh giá cao với nét đặc sắc
trong nghệ thuật làm gốm không bàn xoay.
21
22
--xa-hoi/2-4-tai-nguyen---khoang-san
23
glpsite-1.html
44
Bản đồ 2.1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai.
Điểm nổi bật của các tài nguyên nhân văn chính là các giá trị độc đáo về lịch
sử phát triển (chùa Ông) cũng như công nghệ sản xuất (làng gốm Tân Vạn). Các tài
nguyên nhân văn nhìn chung được bảo vệ, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tuy vậy,
điểm hạn chế nổi bật là sự thiếu an toàn khi tiếp cận các tài nguyên này từ hướng
sông Đồng Nai do thiếu bến bãi phục vụ du lịch. Du khách hiện không thể lên bờ
một cách dễ dàng và an toàn tại bất kỳ điểm nào trừ tại Khu dịch vụ Ngọc Phát
Riverside và Khu du lịch cù lao Ba Xê.
Với sự đa dạng của tài nguyên và vị trí nằm gần nhau, các tài nguyên có thể
chia làm hai cụm: cụm trung tâm Tp. Biên Hòa và phụ cận; cụm tài nguyên hồ Trị
An và phụ cận.
45
Cụm tài nguyên trung tâm Tp. Biên Hòa và phụ cận (sau đây gọi tắt là cụm
trung tâm) gồm:
- Cù lao Phố với chùa Ông, đền thờ và lăng Nguyễn Hữu Cảnh
- Làng gốm Tân Vạn
- Nhà cổ Trần Ngọc Du
- Làng cá bè Tân Mai
- Khu dịch vụ Ngọc Phát Riverside
- Cù lao Ba Xê
- Làng bưởi Tân Triều
- Chùa Châu Đốc (Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh).
Cụm tài nguyên này phù hợp để khai thác các chương trình du lịch văn hóa kết
hợp với thiên nhiên, các chương trình du lịch làng nghề, chương trình du lịch tham
quan cuối tuần. Đối tượng du khách phù hợp khá đa dạng về độ tuổi và ngành nghề
như cán bộ hưu trí, công nhân viên chức, học sinh sinh viên.
Cụm tài nguyên hồ Trị An và vùng phụ cận (sau đây gọi tắt là cụm Trị An)
gồm:
- Hồ Trị An
- Đảo Đồng Trường - Đảo Ó
- Khu vực thượng du và Chiến Khu D.
Cụm tài nguyên này có thế mạnh lớn để khai thác các chương trình du lịch xây
dựng đội nhóm (team building), chương trình du lịch thể thao mạo hiểm, chương
trình du lịch dã ngoại. Với các chương trình loại này, đối tượng du khách phù hợp
nhất là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, yêu thích sự trẻ trung, năng động,
ưa hoạt động ngoài trời. Tuy vậy việc khai thác phải lưu ý đến yếu tố an toàn và các
quy định về bảo tồn thiên nhiên, lòng hồ ...
Về độ nổi tiếng của các danh thắng trong các cụm tài nguyên này, các số liệu
dưới đây sẽ phản ánh phần nào thực trạng.
46
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết đến các danh thắng
trên tuyến sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ doanh nghiệp biết đến các
danh thắng trên tuyến sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
7.70%
8.70%
5.60%
6.10%
5.10%
14.30%
6.10%
18.40%
17.90%
5.60%
4.60%
0% 5% 10% 15% 20%
Văn miếu Trấn Biên
Chùa Ông
Nhà cổ Trần Ngọc Du
Cù lao Ba Xê
Làng gốm Tân Vạn
KDL Bửu Long
Làng bè Tân Mai
Làng bưởi Tân Triều
Hồ Trị An
Đảo Ó - Đồng Trường
Tất cả các điểm
Địa điểm du lịch
7.50%
12.00%
6.80%
6.00%
8.30%
9.80%
6.00%
9.00%
9.80%
4.50%
11.30%
9.00%
Chùa Ông (cù lao Phố)
Văn miếu Trấn Biên
Nhà cổ Trần Ngọc Du
Cù lao Ba Xê
Làng gốm Tân Vạn
KDL Bửu Long
Làng cá bè Tân Mai
Làng bưởi Tân Triều
Hồ Trị An
Đồng Trường - Đảo Ó
Chiến Khu D
Tất cả điểm trên
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14%
Địa điểm du lịch
47
Lược đồ 2.2: Lược đồ tuyến du lịch đường sông Đồng Nai.
Nguồn:
Từ số liệu khảo sát và phân tích SPSS có thể thấy, tỉ lệ khách biết đến tất cả
các danh thắng là 18% (với doanh nghiệp là 50%), con số này là một con số thấp,
tuy nhiên có phù hợp với thực trạng bước đầu phát triển. Hai điểm danh thắng được
nhiều người biết đến nhất là hồ Trị An 73%, Làng bưởi Tân Triều 71% (con số
tương ứng đối với doanh nghiệp là 54% và 50%). Riêng đối với nhóm doanh nghiệp
thì danh thắng Chiến khu D được biết đến nhiều nhất với 63% ý kiến có. Đây có thể
xem là gợi ý cho việc quảng bá hình ảnh của du lịch Đồng Nai.
48
Bản đồ 2.2: Bản đồ quy hoạch các tuyến hấp dẫn
Nguồn:
Tuy vậy, có một mâu thuẫn khá lớn, đó chính là mặc dù có 73% người biết
đến hồ Trị An nhưng chỉ có 22% biết đến Đồng Trường và Đảo Ó vốn là hai hòn
đảo nằm trong hồ Trị An. Sự nổi tiếng của Trị An có thể là nhờ vào công trình thủy
điện nổi tiếng từ lâu chứ không hẳn là vì đây là một điểm đến du lịch.
2.1.2. Về cơ sở hạ tầng
Đối với du lịch nói chung, du lịch đường sông nói riêng, cơ sở hạ tầng là yếu
tố then chốt quyết định sự thành công. Đối với du lịch đường sông Đồng Nai, cơ sở
hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp gồm có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy.
2.1.2.1. Đường bộ:
Hệ thống giao thông đường bộ từng bước được đầu tư xây dựng phục vụ đắc
lực lưu thông hàng hóa và các hoạt động kinh tế, dân sinh ngày càng tăng. Đến cuối
49
năm 2015, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh được phát triển có tổng
chiều dài khoảng 6.876,5 km, bao gồm:
- Quốc lộ: 05 tuyến quốc lộ đi qua (QL1A, QL1K, QL51, QL56, QL20) có tổng
chiều dài 244,5 km, nhựa hóa 100%, đây là các tuyến đường trục Bắc - Nam
và Đông - Tây kết nối các khu vực trong và ngoài tỉnh.
- Đường tỉnh: 20 tuyến đường với tổng chiều dài 511 km, tỷ lệ nhựa hóa tăng từ
64,4% lên 100% (Đạt mục tiêu kế hoạch đề ra), trong năm 2010 còn nâng cấp
một số tuyến đường huyện thành đường tỉnh quản lý với tỷ lệ nhựa hóa 90%.
- Đường đô thị, đường huyện: có gần 300 tuyến với tổng chiều dài 1.491 km,
hoàn thành nhựa hóa 60% so với 39,6% năm 2005, còn lại một số đường
huyện là đường bê tông, đường cấp phối, rải đá, đường đất.
Hệ thống bến xe hiện đang khai thác 15 bến xe khách và 12 trạm xe buýt có
tổng diện tích 116.798m2, trong đó có 3 bến xe khách liên tỉnh ở Biên Hòa và 12
bến xe khách ở các huyện, thị xã, Tp. trong tỉnh.
2.1.2.2. Đường sắt:
Tuyến đường sắt Thống Nhất trên địa bàn tỉnh do Trung ương quản lý, đoạn
qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm có 8 ga trong đó ga Biên Hoà là ga chính trang
bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động. Tuyến đường sắt Thống Nhất là
kênh lưu thông vận chuyển hành khách quan trọng giữa tỉnh với khu vực Duyên hải
miền Trung và phía Bắc.
2.1.2.3. Hạ tầng giao thông đường thủy:
Toàn tỉnh có 24 tuyến đường sông đang hoạt động, tổng chiều dài 431 km,
trong đó có 6 tuyến tổng chiều dài 169 km do Trung ương quản lý và 18 tuyến tổng
chiều dài 262 km do tỉnh quản lý. Ngoài ra, còn 61 tuyến kênh rạch tổng chiều dài
101 km do đơn vị cơ sở khai thác, quản lý. Các tuyến đường sông quan trọng lưu
thông tàu ra biển gồm có 03 tuyến theo các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Nhà
Bè - Lòng Tàu, trên các tuyến đường sông này đều có các bến cảng tiếp nhận được
tàu 5000 DWT trở lên.
50
Hình 2.1: Bến tàu Khu du lịch Ngọc Phát Riverside
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế, ngày 15/11/2015
Điểm nổi bật của đường thủy chính là việc thiếu các điểm dừng đậu, bến bãi
dành cho phương tiện đường thủy phục vụ khách du lịch. Khu vực bến tàu Nguyễn
Văn Trị tại trung tâm Tp. Biên Hòa hiện là bến chung của nhiều loại hình phương
tiện và dịch vụ khác nhau vì vậy không đảm bảo vệ sinh và hình ảnh chuyên nghiệp
cho việc khai thác du lịch.
Trên toàn tuyến có một số điểm đậu phương tiện cho khách tham quan được
đầu tư tốt như tại Khu dịch vụ Ngọc Phát Riverside, Khu du lịch Ba Xê, Đảo Đồng
Trường. Tuy vậy điểm Ngọc Phát Riverside là một điểm dừng chân nhỏ, bến đăng
ký hiện nay là bến tàu gia đình. Ngoài các bến hiện được đầu tư tạm thời, không
đảm bảo an toàn khi khai thác lâu dài như tại cù lao Ba Xê, các điểm dừng quan
trọng còn lại như chùa Ông, làng gốm Tân Vạn đều không có bến an toàn cho du
khách và phương tiện neo đậu.
Để cải thiện tình trạng này và hướng đến một tuyến du lịch đường sông đi vào
hoạt động ổn dịnh và hiệu quả, Sở VHTT&DL và Sở GTVT Đồng Nai đang phối
hợp để rà soát và trình UBND tỉnh xem xét hồ sơ bổ sung thêm bến đỗ thuyền du
lịch vào quy hoạch. Theo dự kiến, những bến này phải được xây dựng đúng tiêu
51
chuẩn làm du lịch, đó là phải đẹp, an toàn và phải có người đứng trạm tiếp đón có
đủ trình độ chuyên môn để giới thiệu khách tham quan và chỉ sử dụng vào mục đích
du lịch không xen vào các hoạt động khác.
Ngoài vấn đề nổi bật là bến đậu cho phương tiện và đón khách, độ tĩnh không
các cây cầu như cầu Hiệp Hòa, cầu Hóa An cũ trong khu vực trung tâm quá thấp
không đủ để tàu du lịch cỡ vừa và lớn có thể phục vụ dọc tuyến. Nếu nước xuống
tàu lớn không di chuyển được, ngược lại nếu thủy triều lên cao thì lại bị vướng cầu.
Vì thế chỉ có thể tổ chức tour với quy mô nhóm nhỏ hoặc đi bằng canô, tàu nhỏ
dưới 25 khách/chuyến.
2.1.3. Về hoạt động khai thác
Hiện nay hoạt động khai thác du lịch tại cụm trung tâm gần như không có.
Vào dịp lễ, tết chỉ có vài chục đoàn khách nội tỉnh sử dụng phương tiện vận chuyển
là thuyền để đi tham quan, chủ yếu là vãn cảnh chùa. Một số chương trình đã được
các doanh nghiệp địa phương chào bán, như chương trình “tắm sông câu cá”,
“Viếng 10 cảnh chùa trên sông Đồng Nai”, nhưng lượng khách sử dụng không
nhiều và không liên tục. Các công ty lữ hành của địa phương và từ thị trường nguồn
chưa có tour khai thác trên tuyến này.
Các dịch vụ vui chơi giải trí gắn với sông nước tại cụm này chưa được khai
thác. Các cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn từ 4 sao trở xuống nằm trong phạm vi
Tp. Biên Hòa. Hoạt động khai thác tại cụm Trị An, chủ yếu tại Đảo Ó - Đồng
Trường chủ yếu có sôi động hơn, hàng tuần đều có vài chục đến vài trăm khách, chủ
yếu là học sinh/ sinh viên đếm tham quan dã ngoại, cắm trại. Trong đó có một số rất
ít khách nước ngoài. Tỷ lệ không đến 1% so với khách trong nước. Hoạt động du
lịch của du khách ở khu vực này chủ yếu là tự túc, ít qua công ty lữ hành hay các
đơn vị tổ chức hoạt động chuyên nghiệp.
Cơ sở vật chất cho vui chơi giải trí ở khu vực này còn rất nghèo nàn, gần như
không có gì. Cơ sở lưu trú chỉ có 4 phòng nghỉ với dịch vụ hạn chế tại đảo Ó.
Theo thống kê không đầy đủ, số đơn vị kinh doanh vận chuyển là 5 đơn vị với
khoảng 15 phương tiện vận chuyển khách có thể phục vụ khách du lịch với sức
52
chứa 20 khách/phương tiện, chưa tính các phương tiện có sức chứa nhỏ hơn. Tại
Đồng Trường có 1 tàu vận chuyển có sức chứa 30 khách. Công ty Tín Nghĩa trước
đây đã đầu tư một du thuyền lên đến 70 khách nhưng hiện không khai thác.24
Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển giữa
hai điểm mà chưa đáp ứng được nhu cầu thư giãn, ngắm cảnh của du khách. Các
phương tiện hiện có không được chăm chút về nội, ngoại thất, tiện nghi thiếu thốn,
tiếng ồn lớn, rung lắc, không có khu vệ sinh sạch sẽ, không phục vụ ăn nhẹ, nước
uống trên phương tiện. Vì không gian mở và tiếng ồn lớn nên hệ thống âm thanh
không đủ phục vụ hoạt động thuyết minh, tham quan, có thể làm giảm giá trị điểm
tham quan và ảnh hưởng đến việc theo dõi lịch trình của khách.
Đối với cụm trung tâm, cần có thêm các công trình mang tính điểm nhấn và
xây dựng cảnh quan đặc trưng.
Đối với cụm Trị An, việc khai thác nên tập trung vào các sản phẩm là các tour
du lịch xây dựng đội nhóm, các tour du lịch thể thao mạo hiểm trên sông.
Bên cạnh đó, việc đầu tư phương tiện hiện đại, phù hợp với thẩm mỹ và thị
hiếu du khách cũng cần được quan tâm một cách nghiêm túc vì đối với du lịch
đường sông, bản thân phương tiện cũng là một điểm tham quan, một điểm trải
nghiệm mới mẻ đối với du khách.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác còn hạn chế, trong đó nổi
bật lên một số nguyên nhân:25
Nguyên nhân thứ nhất: Là việc xây dựng bến bãi theo quy định rất tốn kém,
nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp nhỏ. Việc xây dựng một bến tàu hợp
chuẩn theo quy định hiện hành sẽ tốn khoảng 2 tỷ đồng. Đây là một con số rất lớn
đối với các doanh nghiệp địa phương. Vấn đề tiếp theo đặt ra sau khi xây bến bãi là
quyền sở hữu, quản lý, thu phí thuộc về ai.
24
25
53
Nguyên nhân thứ hai: Là việc quản lý tài nguyên còn chồng chéo, gây lúng
túng cho các đơn vị khai thác. Ví dụ tiêu biểu là hồ Trị An hiện được quản lý bởi 7
đơn vị, trong đó Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là đơn vị có ảnh
hưởng mạnh.
Nguyên nhân thứ ba: Là việc xây dựng một sản phẩm cốt lõi đặc trưng cho du
lịch sông Đồng Nai còn lúng túng mặc dù tài nguyên du lịch đặc sắc. Nguyên nhân
này xuất phát sâu xa từ việc ngành du lịch chịu sự chi phối và quyết định của nhiều
ngành khác nên khi triển khai nếu thiếu sự nhất trí đồng bộ của hàng loạt cơ quan
liên quan thì kết quả sẽ không như mong muốn.
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các ý kiến của doanh nghiệp lữ hành cho
rằng, nếu đưa vào khai thác, du lịch đường sông Đồng Nai nên khai thác như một
sản phẩm liên tuyến. Biểu đồ tỉ lệ ý kiến doanh nghiệp dưới đây cho thấy rõ điều
đó.
Biểu đồ 2.3: Ý kiến doanh nghiệp về hướng khai thác
tour trên tuyến sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
20.80%
79.20%
0
Khai thác đơn tuyến hay liên tuyến
Liên tuyến
Đơn tuyến
54
Ở góc độ xây dựng sản phẩm, các ý kiến của du khách tiềm năng từ thị trường
nguồn cho rằng tour du lịch kéo dài 1 ngày là phù hợp nhất (24%), trong chương
trình 1 ngày, đa phần muốn tham quan từ 3 đến 5 điểm.26
Biểu đồ 2.4: Ý kiến du khách tiềm năng về thời lượng
tour trên tuyến sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
26
61.20%
24.50%
10.20%
4.10%
Tour kéo dài bao lâu
Nửa ngày
1 ngày
2 ngày
Trên 2 ngày
55
Biểu đồ 2.5: Ý kiến du khách tiềm năng về số lượng điểm tham quan trong
tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Khảo sát cũng cho thấy, số tiền du khách tiềm năng sẵn sàng chi trả cho một
tour 1 ngày như trong biểu đồ sau đây.
18.40%
71.40%
10.20%
Tham quan bao nhiêu điểm
Dưới 3 điểm
Từ 3 đến 5 điểm
Trên 5 điểm
56
Biểu đồ 2.6: Số tiền du khách tiềm năng sẵn sàng chi trả
cho tour 1 ngày trên tuyến sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Để góp phần định hướng rõ hơn việc xây dựng sản phẩm để khai thác tuyến du
lịch đường sông Đồng Nai, các dữ liệu sau đây từ khảo sát thị trường nguồn cần
được xem xét.27
27
26.50%
36.70%
22.40%
14.30%
Trả tiền đi 1 ngày
500 ngàn
800 ngàn
1 triệu
Trên 1 triệu
57
Biểu đồ 2.7: Các hoạt động du khách thích tham gia khi đi du lịch đường sông
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Biểu đồ 2.8: Các đặc điểm của cảnh quan được du khách tiềm năng quan tâm
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
17.60%
10.60%
8.50%
9.90%
15.50%
13.40%
15.50%
9.20%
0% 5% 10% 15% 20%
Khám phá thiên nhiên
Trò chơi đội nhóm
Chơi tự do
Bơi lội
Tìm hiểu văn hóa lịch sử
Chụp hình
Thưởng thức ẩm thực
Tất cả hoạt động
Tham gia hoạt động
42.90%
24.50%
26.50%
6.10%
Đặc điểm quan cảnh
Sạch sẽ
Màu nước sông
Hoang sơ
Dễ chụp hình
58
Đối với các điểm tham quan, dừng chân, du khách cho rằng môi trường sạch
sẽ là quan trọng nhất như trong biểu đồ dưới đây.28
Biểu đồ 2.9: Các đặc điểm của điểm tham quan được
du khách tiềm năng quan tâm
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Thông qua hai dữ kiện trên có thể thấy sự sạch sẽ là điều du khách quan tâm
nhiều nhất trong quá trình tham gia chương trình du lịch. Nhìn chung các điểm du
lịch trên tuyến hiện nay được giữ vệ sinh ở mức trung bình, vì vậy khi đưa vào khai
thác mạnh, đón lượng khách nhiều hơn, phải rất lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh.
Về việc ăn uống khi đi du lịch trên thuyền, khảo sát cho thấy khách thích được
bố trí ăn uống nhất là ở trên tàu và tại nhà vườn như các dữ liệu dưới đây.
28
38.80%
24.50%
6.10%
18.40%
12.20%
Đặc điểm điểm tham quan
Sạch sẽ
Hoang sơ
Nổi tiếng
Đầy đủ dịch vụ
Thái độ phục vụ
59
Biểu đồ 2.10: Các điểm du khách tiềm năng thích được bố trí ăn uống
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Đối với hoạt động vào buổi tối, các số liệu sau đây sẽ cho biết mong muốn của
du khách tiềm năng từ thị trường nguồn.29
29
38.80%
18.40%
30.60%
12.20%
Thích ăn uống ở đâu
Nhà hàng trên tàu
Nhà hàng trên bờ
Nhà vườn trên bờ
Tự chuẩn bị đồ ăn
60
Biểu đồ 2.11: Các hoạt động buổi tối du khách tiềm năng thích tham gia
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Và nếu chương trình diễn ra hơn 1 ngày, phải ngủ đêm trong tour, ý kiến trả
lời khảo sát của du khách tiềm năng như sau.
14.30%
6.10%
34.70%
28.60%
16.30%
Hoạt độngg buổi tối
Xem văn nghệ do đội văn nghệ
phục vụ
Tự hát karaoke
Ăn tối, ngắm cảnh tp từ tàu du
lịch
Café, ngắm cảnh tp từ tàu du
lịch
Tất cả các hoạt động
61
Biểu đồ 2.12: Các lựa chọn ngủ qua đêm của du khách tiềm năng
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Các đối tượng khách được phỏng vấn trong khảo sát cũng cho biết người mà
họ thích đi cùng trong chương trình du lịch đường sông Đồng Nai qua biểu đồ dưới
đây.
14.30%
6.10%
34.70%
28.60%
16.30%
Hoạt độngg buổi tối
Xem văn nghệ do đội văn nghệ
phục vụ
Tự hát karaoke
Ăn tối, ngắm cảnh tp từ tàu du
lịch
Café, ngắm cảnh tp từ tàu du
lịch
Tất cả các hoạt động
62
Biểu đồ 2.13: Các đối tượng du khách tiềm năng
thích đi cùng khi tham gia tour
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Số liệu cho thấy du khách tiềm năng thích đi cùng nhóm bạn nhất, tiếp theo đó
là đi cùng gia đình, sau đó lần lượt là đi cùng người yêu, đồng nghiệp, chỉ 4% lựa
chọn đi một mình.
Cuối cùng là việc lựa chọn sản phẩm làm quà tặng sau tour của du khách tiềm
năng từ thị trường nguồn như biểu đồ sau.
35.00%
29.00%
24.00%
4.00%
8.00%
Đi du lịch cùng ai
Nhóm bạn
Gia đình
Người yêu
Một mình
Đồng nghiệp
63
Biểu đồ 2.14: Các mặt hàng du khách tiềm năng chọn để làm quà tặng sau tour
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Để có thể khai thác được du lịch đường sông, theo các doanh nghiệp lữ hành,
những yếu tố cần ưu tiên lần lượt có dự liệu như biểu đồ dưới đây.30
30
44.90%
36.70%
10.20%
6.10%
2.00%
Mua quà
Trái cây tươi
Thủy sản tươi
Quà lưu niệm
Đặc sản khác
Tất cả các mặt hàng
64
Biểu đồ 2.15: Các yếu tố cần ưu tiên để phát triển
sản phẩm du lịch, theo các doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Rõ ràng việc hoàn thiện dịch vụ là yếu tố đầu tiên cần ưu tiên, tiếp theo là việc
tổ chức các điểm đến và xây dựng chính sách phát triển. Tổ chức điểm đến và hoàn
thiện dịch vụ về mặt bản chất chính là xây dựng và hoàn thiện sản phẩm để bán.
Nhận xét này của các doanh nghiệp cũng cho thấy thực tế là dịch vụ hiện nay chưa
hoàn thiện cũng như các điểm đến còn chưa được tổ chức bài bản.
Tuy vậy, để phát triên du lịch, các doanh nghiệp cho rằng nên tận dụng lợi thế
cảnh quan tự nhiên và khoảng cách từ thị trường nguồn.
Để đẩy mạnh việc khai thác thông qua việc bán tour, các doanh nghiệp cần sự
hỗ trợ từ tỉnh Đồng Nai bằng việc thông tin điểm đến, có cơ chế hợp tác quảng bá,
cơ chế hợp tác đón khách, tạo điều kiện đặt văn phòng đại diện. Số liệu về nhu cầu
hỗ trợ này như trong biểu đồ dưới đây.31
31
16.70%
37.50%
12.50%
8.30%
25.00%
Yếu tố phát triển
Tổ chức các điểm đến
Hoàn thiện dịch vụ
Xác định thị trường
Quảng bá rộng khắp
Xây dựng chính sách phát triển
65
Biểu đồ 2.16: Các phương án hỗ trợ mà các doanh nghiệp cần
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
2.1.4. Về xúc tiến, quảng bá
Công tác xúc tiến, quảng bá chung về du lịch Đồng Nai thời gian qua đã được
cơ quan quản lý nhà nước quan tâm và thực hiện khá bài bản. Các sản phẩm đã
được thực hiện công phu, hiện đại như Bản đồ du lịch Đồng Nai, Sách hướng dẫn
du lịch Đồng Nai, website của trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai. Các hội chợ di
lịch cũng được tổ chức và du lịch Đồng Nai cũng góp mặt tại nhiều hội chợ du lịch
trong vùng và trong nước. Tuy vậy, với quá nhiều lợi thế và tài nguyên, thông điệp
và hình ảnh đặc trưng của du lịch Đồng Nai chưa được xác định rõ ràng. Trong bối
cảnh đó, việc xúc tiến, quảng bá riêng cho du lịch đường sông Đồng Nai khó có thể
đạt đến sự nhất quán và nỗi bật. Bên cạnh đó, cốt lõi của công tác xúc tiến, quảng
bá vẫn là sản phẩm. Việc xúc tiến, quảng bá đều phải dựa trên sản phẩm. Trong khi
sản phẩm du lịch đường sông Đồng Nai chưa định hình chắc chắn, công tác xúc
tiến, quảng bá mạnh mẽ có thể trở thành còn dao hai lưỡi, ảnh hưởng đến hoạt động
du lịch chung đang đi đến của Đồng Nai.32
32
16.70%
12.50%
20.80%
50.00%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Thông tin về điểm đến
Cơ chế hợp tác quảng bá
Cơ chế hợp tác đón khách
Tất cả phương án
Cần hỗ trợ gì
66
Các con số ý kiến khảo sát từ thị trường nguồn cho thấy sự nhận biết của du
khách tiềm năng về tour du lịch sông Đồng Nai cũng như các danh thắng của các
cụm tài nguyên như dưới đây. Các số liệu này phần nào phản ánh công tác quảng bá
du lịch đường sông của Đồng Nai.
Biểu đồ 2.17: Tỉ lệ du khách tiềm năng biết có tour đường sông Đồng Nai
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_du_lich_duong_song_dong_nai_hien_trang_va_giai_phap.pdf