Luận văn Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh

Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửư nằm dọc theo ven biển, thuộc phía Nam

huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách TP HồChí Minh 150 km vềphía

Đông Bắc. Khu rừng trải dài trên địa phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang,

Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích 11.293ha. Dạng địa hình đồi thấp trên

nền phù sa cổvà trầm tích biển là dạng chiếm diện tích chủyếu. Địa hình rừng cấm

tương đối bằng phẳng. Ởphía Tây có một vài ngọn núi cao từ100 đến 150m và

những ngọn đồi thoải dần xen lẫn với những vạt rừng tươi tốt và hệthống bàu, hồ

nước ngọt hoang sơven biển nhưhồCốc, hồTràm, hồLinh, bàu Bàng, bàu

Nhám đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.Vì trải dọc theo biển Đông với chiều dài trên

15km, rừng có giá trịvềphòng hộ, cảnh quan địa lý và bảo tồn.

pdf139 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng nặng nề của chất diệt cỏ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và việc tàn phá rừng do khai thác gỗ và mở rộng diện tích đất nông nghiệp,VQG Cát Tiên vẫn còn nhiều cánh rừng nhiệt đới đất thấp lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Khoảng 50% tổng diện tích Vườn là các cánh rừng thường xanh, bán thường xanh hoặc rừng hỗn hợp, và hiện nay các cánh rừng này đang có dấu hiệu phục hồi. Đa số phần diện tích còn lại (khoảng 40%) là rừng tre nứa. Rừng nguyên sinh chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Trảng cỏ, đất ngập nước và đất trồng trọt chiếm phần diện tích còn lại của Vườn. Hệ thực vật: có khoảng 1800 loài thuộc 151 họ, 73 bộ, với nhiều loài gỗ ưu thế họ Sao Dầu, họ Tử Vi, họ Đậu…với nhiều cây gỗ lớn cổ thụ, tạo nhiều hình dáng đẹp, đặc biệt có những loài có giá trị cao cả về mặt kinh tế lẫn giá trị sinh học như: Gõ đỏ, Cẩm lai, Giáng hương…, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 60 loài cây phong lan…Các kiểu rừng và sinh cảnh có tại Vườn là: Rừng lá rộng thường xanh; rừng rụng lá; Rừng nửa rụng lá; Rừng hỗn giao gỗ + tre, nứa; thảm thực vật đầm lầy. Về hệ động vật, theo thống kê đã bổ sung hiện tại VQG Cát Tiên có 77 loài thú, 326 loài chim, 82 loài cá nước ngọt, 73 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư, 435 loài bướm và hàng trăm loài côn trùng khác. Số lượng loài quý hiếm ở VQG Cát Tiên có tên trong sách Đỏ Việt Nam gồm 18 loài thú, 20 loài và phân loài chim, 12 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư. Một số loài quý hiếm như: Trĩ lông đỏ, Cò quắm xanh, Hạc cổ trắng, Dẽ cổ đỏ, Tê giác một sừng, Bò tót, Voi Châu Á… Khu rừng có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự nhiên. Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm lý tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của các loại cây gỗ quý: Gõ, Giáng hương, Trắc, cẩm lai, Gụ,… Bên phải của con đường rừng là thác Trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở khu trung tâm của rừng Nam Cát Tiên. Lòng Bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả Cá sấu nước ngọt. Ven Bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như: Công, Trĩ, Gà lôi, Sến, Giang, Mòng két, Le le, Cù đen… Mới đây,vào ngày 4/8/2005,Ban Thư ký Công ước Ramsar tại Thụy Sĩ đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu có tầm quan trọng quốc tế thứ 1499 của thế giới theo danh sách Ramsar, đồng thời là khu Ramsar thứ 2 của Việt Nam. Vùng đất ngập nước Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa của VQG Cát Tiên (gọi tắt là hệ đất ngập nước Bàu Sấu) có diện tích 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151 ha đất ngập nước quanh năm. Còn lại là các diện tích thấp hơn 115m so với mặt nước biển. Toàn bộ hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm ở vị trí trung tâm khu Nam Cát Tiên, VQG Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Hệ đất ngập nước Bàu Sấu được công nhận vào danh sách Ramsar càng khẳng định giá trị và ý nghĩa của công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục phát huy các thành quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng, phát huy các lợi ích về bảo vệ môi trường, về khoa học, gắn liền với các lợi ích về kinh tế, văn hoá và xã hội. Từ năm 2004, một phát hiện mới của nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân Thám, tìm ra các loài nấm quý ở VQG Cát Tiên: nấm Hắc Chi, nhóm nấm Xích Chi, Linh Chi đỏ, Cổ Linh Chi…là nguồn dược liệu quý giá. Đến nay, VQG Cát Tiên đã được nhiều cơ quan, tổ chức khoa học trong và ngoài nước đầu tư và hợp tác qua nhiều dự án như Dự án bảo tồn các loài Bò hoang dã do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) viện trợ; Dự án cứu hộ linh trưởng do Trung tâm cứu hộ linh trưởng Monkey World - Ape (Anh hợp tác với Đài Loan) viện trợ, dự án Bảo tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á do tổ chức Winrock International (Hoa Kỳ) tài trợ đang được xây dựng, trong đó VQG Cát Tiên là tâm điểm của dự án. Chúng ta cũng đang từng bước hoàn tất hồ sơ để trình UNESCO công nhận VQG Cát Tiên là “Di sản thiên nhiên” của thế giới. Vườn Quốc gia Cát Tiên có giá trị bảo tồn không chỉ vào bậc nhất của nước ta mà còn có giá trị mang tính toàn cầu và được coi như một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học. Đến đây, học sinh sẽ được nghe thuyết minh, giải thích, tìm hiểu về tầm quan trọng của sự tồn tại của VQG, được nêu lên những thắc mắc liên quan đến việc bảo tồn các loài động thực vật quý giá nơi đây, hiểu vì sao thế giới đánh giá cao vai trò của khu DTSQ này. Những tài nguyên quý giá nơi đây đã vượt cả ranh giới của một quốc gia, được thế giới đánh giá cao và tập trung nghiên cứu. Qua đó học sinh sẽ hiểu được việc bảo vệ và phát triển khu rừng quốc gia quan trọng dường nào, không thể để việc khai thác rừng bừa bãi làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn các loài động thực vật , nhất là các loài quý hiếm ở đây. 2.2.7 Rừng Mađagui Rừng Mađagui nằm trên quốc lộ 20, lưng chừng đèo Chuối, cách thành phố Hồ Chí Minh 152km, cách Đà Lạt 147km, cách thị xã Bảo Lộc 30km, thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một phần của rừng quốc gia Cát Tiên, có diện tích gần 600 ha. Tên gọi Mađagui được bắt nguồn từ dòng sông Gui và một dân tộc sinh sống chủ yếu ở vùng này là dân tộc Mạ. Đây là một phần của rừng nguyên sinh nhiệt đới, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, có rất nhiều núi đá với hang động bên trong, những thảm cỏ xanh mượt mà, thảm thực vật với đủ các loại cây rừng nhiệt đới, phong cảnh thiên nhiên hữu tình mà hoang sơ. Mađagui có cả một hệ thống sông cùng bãi tắm. Trong đó có suối Tiên là một phần của sông Đạ Huoai bắt nguồn từ Bảo Lộc chảy ngang qua khu rừng, những bãi đá lớn giữa suối tạo thành những bãi tắm thiên nhiên khá đẹp. Suối Tiên mát lạnh, nước trong veo nhìn tận đáy, thấy cả những chú cá Lăng, cá Leo nổi tiếng tung tăng bơi lội. Trong rừng có cả một hệ thống hang động kéo dài, bí hiểm, được hình thành do chấn động của địa chất, núi lửa, được kết nối cực kỳ phức tạp với những hòn đá khổng lồ, nhiều hình thù kỳ lạ chồng lên nhau. Những hang động đó vốn hoang sơ, nhưng ngày nay người ta đã đặt cho nó những cái tên hẳn hòi. Nằm bên cạnh những bóng cây cao vút là những tảng đá to kềnh như căn nhà hai, ba tầng được đặt tên là Thạch Lam; sâu thẳm là Hang Dơi, nơi có hàng ngàn chú dơi đã sinh sống hàng trăm năm nay. Từ Hang Dơi, đi thêm vài trăm mét là đến Cổng Trời, nơi có một khối đá to cao khoảng 12m, khối đá này tách hẳn làm hai phần như thể bị chẻ làm đôi bởi một lưỡi dao khổng lồ bén ngót. Tiếp đến là Hang Thầy, Hang Cô, Hang Rẽ Quạt với những khối đá ghép với nhau khéo léo như có bàn tay xếp đặt thành hình chiếc quạt xòe ra giữa núi rừng thâm u. Từ đây đi tiếp sẽ đến hang Âm Phủ, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 10m, dài hàng trăm mét, đường vào mát lạnh, tối om với nhiều ngõ ngách chật hẹp, cheo leo, đôi khi phải nằm xuống mới bò qua được…, hang Thần Núi, hang Tử Thần… Nơi đây nhiều buôn làng lâu đời của người K’ho, người Mạ gắn bó với núi rừng hàng bao thế hệ. Cho đến nay họ vẫn giữ nguyên những lễ hội mang đậm nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, như lễ hội Đâm trâu, lễ hội Cồng chiêng, lễ cúng Giàng… Nơi đây còn là quê hương của những sản phẩm thổ cẩm độc đáo được làm từ những đôi tay khéo léo của những nghệ nhân người K’ho, người Mạ. Từ năm 2002,với sự thành lập và đầu tư của công ty cổ phần khu du lịch Mađagui, khu rừng Mađagui đã được “đánh thức”. Từ cây cầu treo bắc qua suối Tiên đến những khu vườn đặc dụng theo kiểu bộ sưu tập cây ăn trái, tre trúc, hoa lan, hoa mai, rừng mưa nhiệt đới… đã hình thành. Ý đồ của chủ đầu tư là không phá rừng, bê tông hóa rừng làm khu du lịch như một số nơi đã làm mà là trồng rừng, bảo vệ rừng, làm đa dạng động thực vật rừng, lấy rừng và thiên nhiên hoang dã làm sản phẩm du lịch… Mađagui có bộ sưu tập thực vật rừng khá phong phú và độc đáo. Ngoài những cây, hoa cỏ vốn có, người ta còn mang về trồng hàng trăm loài hoa, hàng trăm loại cây ăn quả, hàng mấy chục loại tre trúc… ở khắp mọi miền đất nước. Nơi đây còn có bộ tượng mãnh thú độc đáo có một không hai – những con hổ, sư tử, voi, bò tót, cá sấu, bạch tuộc… Con nào cũng sừng sững bằng cả toà nhà. Chúng được điêu khắc trên đá núi, dựa vào hình thế có sẵn. Chỉ cần vài ba năm nữa, khi mưa nắng rêu phong, thì giá trị của nó đúng là không có tiền nào đong đếm được. Đã có hàng chục kilômét đường đá chẻ dẫn từ cầu treo vào khắp các điểm tham quan như hang Dơi, suối Voi, khu vườn Ươm, bộ sưu tập thực vật rừng nhiệt đới, những vườn cây đặc dụng… và có thể đi sâu vào rừng cả ngày không hết. Trong kế hoạch phát triển, Mađagui sắp nhận thêm 500 ha để mở rộng thành khu du lịch 1000 ha. Vài năm nữa nơi đây sẽ có những khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, khu bảo tồn linh trưởng, những bản làng dân tộc K’ho, Stiêng sẵn sàng đón du khách đến tìm hiểu tập tục, văn hóa, sản xuất và đời sống. Để nơi đây thật sự là điểm DLST lý tưởng, hấp dẫn du khách và cả các em học sinh thật không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì nếu không có bàn tay chăm sóc, bảo vệ và tầm nhìn xa của các nhà đầu tư thì có lẽ nơi đây đã bị tàn phá, kiệt quệ lâu rồi. Những vạt rừng quý giá được bảo vệ, trồng lại và làm phong phú đa dạng thêm các loài động thực vật rừng nhiệt đới, một khu rừng đã được bảo vệ, tồn tại và chắc chắn sẽ được mở rộng trong tương lai. Đây thật sự là một bài học lớn cho các em hiểu thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo rừng; bớt đi những vùng đất trống đồi trọc, khôi phục lại màu xanh, rừng xanh là những tài nguyên vô cùng quý giá mà không phải nơi nào cũng giữ được. 2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức các tour du lịch sinh thái phục vụ học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh Vấn đề du lịch nói chung trong học sinh đã phát triển rất mạnh từ nhiều năm nay, ở tất cả các cấp học - từ Nhà Trẻ đến các trường Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 và cao hơn nữa. Nhu cầu đi đây đi đó để vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn, tham quan, dã ngoại, học tập, nghiên cứu, mở rộng kiến thức…liên tục gia tăng, phát triển theo đà phát triển của xã hội. Nhiều trường đã đưa hoạt động du lịch vào kế hoạch thường niên, coi đó như là một trong những hoạt động thiết thực và cụ thể, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh một cách toàn diện. Tùy theo mục đích giáo dục mà các chuyến đi mang những sắc thái, nội dung, địa điểm cụ thể khác nhau. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu tình hình phát triển hoạt động du lịch trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1 Những hoạt động kết hợp giáo dục môi trường cho học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh tại các khu du lịch sinh thái Học sinh THPT với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức phát triển cao hơn so với các lứa tuổi khác. Vì thế , nhu cầu tìm hiểu, giải trí, tham quan dã ngoại…càng trở nên cấp thiết. Trong một đợt khảo sát trên 80 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (tháng 2/2007)_( Xem Phụ lục 1),kết quả cho thấy hầu hết các trường đều có tổ chức cho học sinh đi tham quan – du lịch tới nhiều điểm tham quan khác nhau. Sau đây là một số kết quả thu thập được từ đợt khảo sát: Bảng 2.3: Những địa điểm thường được tham quan Địa điểm tham quan Số trường tham quan Tỉ lệ(%) 1.Rừng Sát Cần Giờ 60 75 2.Bến Tre - Tiền Giang 55 68,8 3. Địa đạo-Khu DLST Củ Chi 50 62,5 4.Rừng sinh thái Mađa gui 49 61,3 5.VQG nam Cát Tiên 47 58,8 6.Long Hải-Căn cứ Minh Đạm 46 57,5 7.Bình Châu-phước Bửu 40 50 8.Vũng Tàu 33 41,3 9.Vĩnh Long 23 28,8 10.Bửu Long-Hồ Long Ẩn 23 28,8 11.Thảo Cầm Viên 18 22,5 Ngoài ra, còn nhiều nơi khác một số trường đã tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch như: khu DLST thác Giang Điền - Đồng Nai; Tây Ninh-Cửa khẩu Mộc Bài- núi Bà Đen; núi lửa 117 Định Quán-Đồng Nai; cả những nơi xa xôi như: Khu du lịch Xẻo Quýt - mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc- Đồng Tháp; Mũi Né-Hòn Rơm-Phan Thiết; Đà Lạt, Tây Nguyên… 2.3.2 Những kết quả đạt được đối với học sinh Cũng qua đợt khảo sát trên, các trường đã cho biết một số ý kiến sau: Qua các chuyến đi tham quan, các trường đã đạt được một số mục đích đối với học sinh: _ Vui chơi, giải trí, thư giãn: 100% (trên tổng số trường) _ Phát huy tinh thần tập thể,tổ chức, kỷ luật: 100% _ Hiểu được giá trị thiên nhiên: 96,3% _ Hiểu được văn hoá bản địa: 56,3% _ Giáo dục ý thức môi trường 83,7% _ Có ý thức, đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng 47,5% Như vậy, vấn đề vui chơi, giải trí, thư giãn và việc phát huy tinh thần tập thể, tổ chức, kỷ luật đạt tỉ lệ tối đa ở các trường. Việc hiểu được giá trị thiên nhiên cũng chiếm tỉ lệ rất cao (96,3%), bao gồm cả vấn đề biết yêu quý thiên nhiên, biết thưởng thức, trân trọng thiên nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Tỉ lệ về giáo dục môi trường khá cao (83,75%), cho thấy thế mạnh của DLST đối với việc giáo dục môi trường là rất lớn và rất hấp dẫn học sinh.Tuy vậy, do tâm lý tuổi trẻ nói chung còn sôi nổi, bồng bột, dễ nhớ, mau quên, ham chơi hơn ham học, những gì các em thấy được, nghe được, không phải lúc nào cũng nhớ hết và hiểu cặn kẽ được. Qua việc thăm dò ý kiến một số Giáo viên, nội dung giáo dục môi trường trong các chuyến đi thường chỉ thoáng qua, sơ sài, không được chú trọng làm nội dung trọng tâm của chương trình. Như vậy chưa hẳn tất cả học sinh đều có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, nơi các em được tham quan. Hơn nữa, những chuyến tham quan DLST không phải đơn thuần là những chuyến du lịch thư giãn, ngoạn cảnh, mà phải chịu khó quan sát, tìm tòi, suy nghĩ, có khi phải ghi chép, sưu tầm tư liệu, hình ảnh…theo yêu cầu của Giáo viên hoặc Hướng dẫn viên, nhiều khi phải đi bộ đường dài, leo núi vất vả, mệt mỏi (nhiều em chưa quen)…, nếu không khéo tổ chức, động viên, khuyến khích, các em dễ cảm thấy chán nản, “ chẳng có gì hay ho”…Chưa kể các điểm tham quan của chúng ta còn chưa được đầu tư, phát triển đúng mức, đúng tầm cỡ và chưa sẵn sàng phục vụ cho mục đích DLST đúng nghĩa. Như vậy, qua các chuyến tham quan, du lịch nói chung, DLST nói riêng, cũng đã có những tác động tích cực và nhiều mặt đối với học sinh. Các em cũng đã hiểu được phần nào thực tế, cụ thể những gì mắt thấy, tai nghe. Và mọi điều đang diễn ra xung quanh các em đều không phải là bất biến, nó luôn luôn chuyển biến theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, phát triển hay suy thoái, tốt hay xấu….Từ chỗ có ý thức, suy nghĩ hoặc biết nêu ra những vấn đề, thắc mắc, những câu hỏi cần được giải đáp, có thể giảm bớt được cách sống, cách suy nghĩ vô tâm, vô tình, góp phần hình thành lối sống có ý thức, có trách nhiệm và quan tâm hơn đến môi trường xung quanh. 2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các tour du lịch sinh thái kết hợp với việc giáo dục môi trường trong trường THPT ở Thành phố Hồ chí Minh 2.4.1 Thuận lợi: - Về phía nhà trường: Như ta đã biết, hoạt động du lịch thật sự hấp dẫn đối với học sinh. Được đi chơi ngoài trời, đùa giỡn, chạy nhảy, tự do, không bị gò bó, …, lại còn được đi đến nhiều nơi mới lạ, mở rộng tầm mắt, sự hiểu biết… Các học sinh nói chung thật sự mong đợi những chuyến du lịch vui tươi và bổ ích. Nhà trường, các Thầy Cô, các Tổ Bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn Thanh niên…) nói chung luôn tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu chính đáng này của học sinh. Đó cũng là một trong những phương pháp giáo dục học sinh một cách toàn diện và hiệu quả. - Về phía ngành du lịch: Do nhu cầu tham quan, du lịch của các trường ngày càng nhiều, số lượng học sinh đông đảo (hiện nay khoảng 161.000 học sinh của trên 124 trường), đây sẽ là lượng khách hàng thường xuyên trong năm, vì thế đầu tư cho du lịch học sinh hiện nay đang rất phát triển trong các Công ty du lịch, nhiều tour du lịch phục vụ học sinh được thiết kế. - Về phía học sinh: Có nhiều tuyến, điểm tham quan, DLST hấp dẫn. Đây là hình thức học tập gây được sự thích thú nhất khi đưa học sinh đến gần với giá trị thực tế của đời sống. Được tiếp cận với thiên nhiên, chứng kiến thực tại với những điều được và chưa được về vấn đề bảo tồn, bảo vệ môi trường, học sinh hiểu được sâu sắc những bài học lý thuyết ở trường và những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường. Về mặt giáo dục xã hội, giúp cho học sinh hiểu sâu sắc về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt Nam hơn. Rèn luyện ý thức tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Ngoài ra, các hoạt động DLST còn góp phần thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Học sinh còn được dịp tiếp cận đời sống thực với những nét văn hoá đặc trưng của người dân địa phương, điều này vốn rất có sức thu hút sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh, mà không sách vở nào có thể miêu tả sinh động và hấp dẫn bằng. 2.4.2 Khó khăn: - Quan niệm của nhiều Giáo viên và học sinh thường cho là các chuyến du lịch, tham quan thường mang ý nghĩa vui chơi, giải trí nhiều hơn. Các học sinh thích đi chơi nhiều hơn là học, do đó ý nghĩa DLST không phải lúc nào cũng thực hiện được. - Do các trường thường tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch theo đợt, nên thường tập trung số lượng học sinh đi rất đông, đa số các trường tập trung khoảng ≤ 200 HS (50% số trường khảo sát), ≤ 300 HS (25%), > 300 HS (19%). Vì thế ý nghĩa của DLST và vấn đề giáo dục môi trường còn hạn chế. - Các Thầy Cô, Tổ bộ môn thường không có sự kết hợp với các Hướng dẫn viên du lịch về nội dung, kiến thức cần cung cấp trong chuyến đi, Nhà Trường chỉ quản lý số lượng học sinh, giờ giấc, phân công phụ trách chung…Vì thế, các kiến thức về chuyên môn, về môi trường chưa được đầu tư đúng mức, còn hời hợt, sơ sài, chung chung. - Đối với các tour DLST được thiết kế và chào bán trên thị trường hiện nay hầu như chỉ đơn thuần là việc đi tham quan, nghỉ dưỡng có gắn với thiên nhiên nhưng chưa có trách nhiệm đối với thiên nhiên, với các giá trị văn hoá lịch sử. Hầu hết các tour DLST đều trùng lắp, giống nhau, đơn điệu và không có các sản phẩm đặc thù của mỗi công ty. - Cơ sở hạ tầng tại các điểm DLST chưa được đầu tư đúng mức (đường sá, nhà nghỉ…), chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải vẫn còn nhiều hạn chế. - Các điểm DLST hầu như dựa trên nền tảng sẵn có, ít có những dự án đầu tư xây dựng những điểm DLST mới. Nơi có đầu tư thì lại là sự thương mại hóa hoạt động DLST, hay còn gọi là DLST giả hiệu. Đó là hình thức Làng Du lịch sinh thái các dân tộc thiểu số ở Củ Chi. Tại điểm du lịch này, người ta mời một số người dân tộc thiểu số từ nơi khác đến sinh sống để nhằm thu hút khách du lịch. Các mô hình nhà sàn, làng xiêu vẹo, đơn giản… Điều này chỉ có lợi cho nhà đầu tư mà không đem lại được nguồn lợi cho cộng đồng địa phương (nơi sinh sống của những người dân tộc) như tiêu chí của DLST. - Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như RNM Cần Giờ thường hấp dẫn với các tour DLST, nhưng cũng dễ bị tổn thương, đặc biệt khi phát triển DLST đến mức quá tải. Cuộc sống và các tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể ảnh hưởng do số lượng lớn người đến tham quan vào các thời điểm quan trọng trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ…). - Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu DLST chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. - Thời gian của các chuyến đi cho học sinh thường ngắn, chủ yếu trong 1 ngày. Do đó rất hạn chế khi tổ chức các chương trình du lịch, chỉ có thể tổ chức các tour tham quan, nghiên cứu học tập ở những điểm du lịch trong hoặc gần thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC CÁC TOUR DU LỊCH SINH THÁI VỚI VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1 Thiết kế tour du lịch sinh thái cho trường học 3.1.1 Quan điểm thiết kế _ Vì đây là những tour DLST nên phải có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, có tính đại diện cho một vùng, đại diện cho một hoặc vài HST điển hình, với tính ĐDSH cao, có sự tồn tại của những loài sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học, là nơi có thể tham quan nghiên cứu…, cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hoá bản địa. _ Phải bảo đảm được việc nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh, có sự giáo dục và diễn giải về môi trường, nơi đến được quản lý bền vững về môi trường sinh thái, học sinh có được ý thức bảo vệ, tôn tạo, cải thiện, đóng góp cho sự bảo tồn và phát triển cộng đồng. _ Gần với những khu du lịch khác trong vùng, để có thể tổ chức một tour du lịch trọn gói, trong đó khu vực được quy hoạch là một điểm DLST nổi bật và quan trọng _ Thiết kế tuyến, điểm DLST cho học sinh phải đáp ứng được nhu cầu của học sinh và Nhà trường, chương trình tour phải thích hợp với chương trình học và trình độ của học sinh. _ Các chuyến đi phải tạo được ấn tượng, cảm xúc đối với học sinh, giáo dục học sinh tình cảm quý trọng thiên nhiên và các thành quả lao động của con người. Đó là cơ sở để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. _ Nơi đến phải có những điều kiện đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động DLST về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật… và có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi. _ Nội dung các chuyến đi nên được lồng vào các chương trình thi đua, đố vui, trò chơi… để tạo sự hứng thú, kích thích sự ham hiểu biết, tinh thần kỷ luật góp phần tạo sự thành công cho chuyến đi. 3.1.2 Nguyên tắc thiết kế 3.1.2.1 Nguyên tắc thiết kế loại hình du lịch sinh thái _ Phải xác định các tour DLST của học sinh không phải chủ yếu là vui chơi, thư giãn, tham quan mà mục đích chính là nâng cao nhận thức về môi trường, hiểu được những giá trị của thiên nhiên và văn hóa bản địa, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương. _ Vì đây là các tour du lịch của học sinh nên thường đi với số lượng đông, thường xuyên. Do đó nơi đến phải đảm bảo sức chứa và các dịch vụ đi kèm. Không nên đi với số lượng quá đông, vì sẽ khó đảm bảo được nội dung, yêu cầu của chuyến đi, tối đa khoảng < 200 học sinh một lượt đi ( 4 xe). _ Khi tổ chức các chuyến đi nên tránh đi vào các dịp lễ. _ Cần có sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và công ty du lịch. Hướng dẫn viên cho chương trình phải có trình độ cao và nghiệp vụ giỏi. _ Các chương trình phải được xây dựng chi tiết, rõ ràng và phải đảm bảo được tất cả các yếu tố về điểm tham quan, vận chuyển, lưu trú… Đồng thời phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên và nhân văn. 3.1.2.2 Nguyên tắc thiết kế tuyến, điểm du lịch _ Phải cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan. Đảm bảo thời gian di chuyển không vượt quá 50% thời gian của chuyến đi du lịch trong một ngày. _ Nội dung của tuyến, điểm du lịch phải phong phú, đa dạng, mang tính đặc thù, và phải phù hợp với chương trình học của Nhà trường để tạo lực hấp dẫn cao nhất đối với học sinh, vừa vui chơi, vừa thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích. _ Ở mỗi điểm đến cụ thể, ngoài những nội dung mà chương trình tour cung cấp, cần lồng vào những nội dung giáo dục môi trường để bổ sung và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. _ Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, bởi vì đối tượng này thường thích phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị lôi cuốn vào những hành động nông nổi (nhảy xuống sông, suối, leo cây cao, chọc phá thú…), vấn đề kỷ luật phải được đặt lên hàng đầu. _ Các chương trình tour cho HSPT thường tổ chức trong một ngày. Việc đi những tour dài ngày sẽ gây nhiều lo lắng cho PHHS và ảnh hưởng đến thời gian học tập của nhà trường. _ Phải đảm bảo cho học sinh có thời gian để phục hồi sức khoẻ. Yêu cầu phải bố trí các điểm tham quan với mật độ phù hợp, bố trí trạm dừng chân để nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và mua sắm. 3.1.3. Cơ sở thiết kế Bởi đối tượng du lịch là học sinh THPT, với đặc điểm tâm sinh lý phát triển toàn diện. Các em đã đủ lớn để nhận thức được nhiều vấn đề, cả trong kiến thức lý thuyết lẫn thực tế cuộc sống. Các chuyến DLST một mặt giúp các em tăng cường tình yêu quê hương đất nước, tự hào về những cảnh đẹp của thiên nhiên, những giá trị to lớn của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, … tầm cỡ quốc gia, quốc tế; một mặt các em sẽ nhận thức được vai trò, trách nhiệm cùng những biện pháp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Để các chuyến DLST được thành công, ngoài những quan điểm và nguyên tắc thiết kế trên, những hình thức giáo dục môi trường khác nhau cần được thể hiện. Trong các trò chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLKTXH001.pdf
Tài liệu liên quan