31.Công ty “chinh háp”
Ởvùng nông thôn kia, có một anh nông dân từxưa đến giờbám ruộng, bám
đồng,chí thú làm ăn, quanh năm chỉbiết cày sâu cuốc bẫm.
Một hôm có một công ty tên gọi Chinh Háp vềthôn tuyển nhân viên.
Công ty dán thông báo cần tuyển nhân viên khắp thôn với điều kiện nhưsau:
“Mỗi người muốn vào công ty phải nộp 900.000 đồng và sau đó không được
rút ra dù bất cứhoàn cảnh nào.
Người muốn trởthành nhân viên của công ty phải thực hiện đúng điều kiện
trên và có xác nhận của địa phương”.
Mọi người, ai cũng lắc đầu lè lưỡi trước thông báo tuyển người của công ty
Chinh Háp. Nhưng anh chàng nông dân kia thì suy nghĩlạlùng lắm. Anh nghĩchỉ
cần 900.000đ, nghĩa là bỏra hai mươi giạlúa rẻhơn nhiều so với một năm ăn học
của thằng Huôl con anh.
254 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lại (khmoit to day) ...................................................................72
77. Chồng ham ăn..................................................................................................72
78. Sao tóc ba bạc?................................................................................................73
79. À Tô, À La ........................................................................................................73
B. TRUYỆN CƯỜI KẾT CHUỖI ....................................................................................75
I. TƯ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................................................................75
TƯ LIỆU CỦA VŨ TUYẾT LOAN-NGUYỄN TẤN ĐẮC ............................................75
80. Thmênh Chây ...................................................................................................75
81. Chàng Lêu thông minh.....................................................................................91
TƯ LIỆU CỦA CHU XUÂN DIÊN TRONG “VĂN HỌC DÂN GIAN BẠC LIÊU”....96
82. Truyện Liền Chi ...............................................................................................96
TƯ LIỆU CỦA LÂM ES, SƠN PHƯỚC HOAN...........................................................98
83. Tha Nanh Chi bị mắc lừa ông phú hộ..............................................................98
84. Tha Nanh Chi trả thù ông phú hộ ..................................................................100
85. À Lêu lấy vợ ...................................................................................................101
86. À Lêu câu cá ..................................................................................................104
TƯ LIỆU CỦA CHU XUÂN DIÊN TRONG “VĂN HỌC DÂN GIAN SÓC TRĂNG”
....................................................................................................................................106
87. Đặt bẫy cò......................................................................................................106
88. Achi đi rước ông lục ......................................................................................106
89. Achi được vợ ..................................................................................................107
90. Cuộc sống vợ chồng Achi ..............................................................................107
TƯ LIỆU CỦA TRƯƠNG SĨ HÙNG..........................................................................108
91. Thơ Mênh Chây..............................................................................................108
TƯ LIỆU CỦA KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ .........................142
92. Tha Ninh Chi..................................................................................................142
TƯ LIỆU CỦA NGUYỄN GIAO CƯ .........................................................................147
93. Thơ Mênh Chây..............................................................................................147
II. TRUYỆN DO SƯU TẦM ĐIỀN DÃ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................148
Ở TỈNH AN GIANG ...................................................................................................148
94. À Lêu gạt sãi cả .............................................................................................148
95. A lêu lừa sãi cả ăn phân chó..........................................................................149
96. Th’nênh Chi thua cốm dẹp.............................................................................149
97. Coi vườn và chăn bò ......................................................................................150
Ở TỈNH SÓC TRĂNG ................................................................................................151
98. À Lêu chơi khăm sư........................................................................................151
99. A Chi nhìn mặt vua ........................................................................................151
100. A Chi căn dặn trước lúc chết .........................................................................151
PHẦN THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC...........................................153
PHẦN TƯ LIỆU
A. TRUYỆN CƯỜI KHÔNG KẾT CHUỖI
I. TƯ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TƯ LIỆU CỦA VŨ TUYẾT LOAN-NGUYỄN TẤN ĐẮC
1. Sọ Dừa lấy vợ
Tại một miền đất kia có một lão lái buôn rất giàu, sinh được một cô con gái
đẹp tuyệt trần, vì vậy trai tráng khắp miền đều nườm nượp kéo tới để xin làm rể.
Nhưng chàng trai nào tới , lão lái buôn cũng đều thách hai điều: một là phải biện đủ
một trăm lạng bạc làm lễ dạm hỏi, hai là phải xây một chiếc nhà năm gian trong một
ngày, nếu không xây xong thì không những không được vợ mà còn mất luôn cả số
lễ vật nữa.
Lời thách đố quá cao đó, khiến cho chàng trai nào tới xin làm rể cũng đều lần
lượt cáo lui cả. Vậy mà có một chàng trai nghèo gọi là chàng sọ dừa đã thắng được
lão lái buôn lão lái buôn và lấy được cô vợ vừa đẹp lại vừa giàu. Người ta kể chàng
sọ dừa lấy vợ như sau:
Một hôm, sọ dừa tới nhà bạn quen, hỏi vay một trăm lạng bạc, để lấy tiền
biện lễ dạm hỏi con gái lão lái buôn, hẹn ba ngày sau khi lấy vợ sẽ trả đủ, người bạn
lúc đầu không dám cho vay, sợ anh làm mất toi chỗ bạc của mình. Nhưng sau thấy
anh nằn nỉ mãi nên cũng đành nể bạn mà đếm đủ một trăm lạng bạc, giao cho anh
ta.
Chàng sọ dừa bèn xếp bạc vào mâm, đội lên đầu, tìm đến nhà lão lái buôn.
Anh ta đặt mâm bạc lên bàn rồi nói với lão lái buôn:
-Thưa ông, con tới đây để xin làm rể nhà ta.
Lão lái buôn nhìn chàng sọ dừa một lượt rồi nói:
-Anh biết rõ các điều thách của ta rồi chứ?
-Thưa vâng, con đã nộp xong lễ. Ngày mai con xin làm nhà.
Lão lái buôn thất vẻ quả quyết của anh ta cũng hơi ngần ngại, nhưng rồi lão
ta chỉ miếng đất nhà mà bảo:
-Được, ngày mai anh dựng nhà ở chỗ đó cho ta xem.
Chàng sọ dừa ung dung chào lão ta rồi ta về. Thì ra từ mấy tháng nay, anh ta
đã vào rừng cưa xẻ đục đẽo, dựng sẵn một cái nhà năm gian bằng gỗ rồi, sáng hôm
sau, anh ta nhờ bạn bè hàng xóm khiêng chiếc nhà gỗ đến miếng đất trước nhà lão
lái buôn chôn xuống đấy, công việc quả nhiên trong một này là xong. Lão buôn thấy
vậy không biết làm sao, đành phải thuận gả con gái cho anh ta.
Chọn được ngày lành tháng tốt, vợ chồng sọ dừa làm lễ thành hôn. Tối đến
sọ dừa đưa vợ lên giường ngủ. Trước khi đi nằm anh ta đã tìm một chiếc sọ dừa
đem mài nhẵn, rồi úp lên… của mình, buột chặt lại, sau đó mặt quần áo ra ngoài, rồi
lên giường nằm cạnh vợ.
Suốt đêm anh ta nằm im không hề động chạm đến vợ. Cứ thế, trong ba đêm
liền. Đến đêm thứ tư thì cô vợ trẻ bắt đầu cựa quậy, băn khoăn: “ không biết chồng
mình làm sao mà ba đêm rồi, chẳng hề đi lại cùng mình?”. Nghĩ vậy, bèn đưa tay
vào chỗ… của chàng Sọ Dừa. Sọ Dừa vờ không biết, vẫn nằm im lặng. Cô vợ chạm
tay phải chiếc sọ dừa nhẵn thín, vội vàng rụt tay về hốt hoảng:
-Quái lạ, anh ta lại chẳng có gì cả!
Sáng hôm sau, cô ta liền đem kể chuyện đó cho bà mẹ nghe. Bà mẹ vội vã
tìm chồng nói lại. Hai vợ chồng cùng lo lắng bàn định với nhau:
-Cái thằng ấy như vậy làm sao ăn đời ở kiếp với con gái ta? Nhà ta rồi lấy
người đâu mà nối dõi? Nhưng chuyện mà để lộ ra thì làng nước cười ta chết mất?
Âu ta phải trả tiền lại cho nó, rồi cho nó thêm ít tiền, bảo nó về nhà nó, trả con gái
lại cho ta.
Bàn tính xong, hai vợ chồng lão lái buôn liền cho gọi chàng sọ dừa đến và
bảo:
-Lại đây con, ta có chuyện nói với con.
Sọ Dừa kính cẩn ngồi gần bố mẹ vợ, lão lái buôn liền nói:
-Bây giờ ta cho con hai trăm lạng bạc, con hãy về nhà con ít lâu, để vợ con ở
lại với ta.
Sọ dừa lại kính cẩn vâng lời. Anh ta đem bạc về trả nợ cho người bạn. Số
còn thừa đem cất đi. Sau đó, anh ta quay về nhà lão lái buôn, làm bộ buồn rầu nói:
-Thưa thầy mẹ! con nhớ thầy mẹ và vợ con quá xin thầy cho ngủ ở đây một
đêm, rồi mai con xin về hẳn.
Vợ chồng lão lái nghĩ:
“Cho ngủ lại một đêm thì chẳng sao”. Bèn nói:
-Được, anh cứ ở lại.
Tối hôm ấy, Sọ Dừa lại lên giường ngủ với vợ. Nhưng anh ta tháo chiếc sọ
dừa và và chỉ đặt hờ hờ lên … thôi. Nửa đêm cô vợ lại cựa quậy và suy nghĩ: “Ngày
mai anh ta đã xa mình rồi mà mình vẫn chưa rõ anh ta ra sao! Âu là ta thử lần nữa
xem sao?”
Cô tay liền đưa tay vào chỗ … của chàng Sọ Dừa. Bất đầu chạm phải cái sọ
dừa làm nó rơi xuống đất, lăn long lóc. Sọ Dừa bật cười, ôm chầm lấy vợ, hai người
say sưa ân ái với nhau suốt đêm hôm ấy.
Sáng hôm sau, Sọ Dừa làm bộ từ biệt hai vợ chồng lão lái buôn để đi. Nhưng
cô vợ đã vội vã kéo mẹ ra một chỗ, nài nỉ:
-Mẹ ơi, xin mẹ thương lấy con đừng để cho chồng con đi.
Bà mẹ ngạc nhiên lắm, hỏi ngay:
-Thế là thế nào? Trước mày bảo nó không phải là đàn ông, chúng tao mới
cho tiền nó về. Bây giờ mày lại giữ lại là thế nào?
Cô vợ đành ngượng ngùng thuật lại câu chuyện đêm qua cho mẹ nghe. Bà
mẹ lại vội vã gọi chồng ra kể lại cho nghe. Lão lái buôn ấy mới ngớ ra. Nhưng thấy
con gái nài nỉ, chiều con nên đành mất só tiền với chàng Sọ Dựa mà giữ anh ta ở lại
làm rể mình.
Thế là chàng Sọ Dừa lấy được vợ đẹp, chẳng mất đồng nào. Chẳng những
thế lại còn được thêm tiền nữa. Anh chàng lấy số tiền đó đi buôn bán, chẳng bao lâu
đã giàu hơn cả bố mẹ vợ. Về sau, khi hai vợ chồng lão lái buôn mất đi, Sọ Dừa
được hưởng cả phần gia tài đó và trở nên giàu có không ai bằng.*
TƯ LIỆU CỦA ANH ĐỘNG
2. Ông thầy bói hại người
Ngày xưa, có một anh nông dân rất tin tưởng ở số mạng, ở tuổi tác may rủi.
Một hôm, tìm một lão thầy bói cầu xin một quẻ đoán trước về số mạng sống chết
của mình.
Lão thầy bói lấy bảng đá viết những con số, cộng trừ, tính toán một hồi rồi
nói rằng:
-Số mạng của anh không thọ lâu, anh sẽ chết vì một con còng gió.
Về nhà, anh nông dân cứ suy tư hoài, con còng gió ám ảnh anh luôn. Đã bao
nhiêu người thân thuộc khuyên anh nên dẹp đi cái ý nghĩ tầm phào ấy vì một con
còng gió thì làm gì giết chết người được? Nhưng vì anh cả tin vào sự tiên định của
lão thầy bói nên cứ dằn dặt trong lòng không yên.
Từ ấy về sau, bất cứ đi đâu hoặc đang làm việc gì, hễ khi anh thấy con còng
gió thì phải quyết bắt và giết cho kì được.
Một hôm nhà có tiệc. Vợ anh làm thịt một con gà giò định xé phay, nhờ anh
ra vườn hái bắp chuối làm rau ghém. Nghe vợ, anh vác cây câu liêm ra đi. Sau khi
dùng câu liêm giựt được mấy cái bắp chuối bỏ vào giỏ mang về, anh đến bên đầu
cầu con mương nhỏ, định bước qua. Bỗng nhiên anh giựt mình chới với, dừng lại và
thụt lùi mấy bước. Con còng gió! Dưới lòng mương nước ròng giựt mé hãm sâu,
bày bãi bùn, có một con còng gió đang bò chầm chậm, khua khua hai chiếc càng
giương hai con mắt thồ lộ nhìn anh. Con quái vật mà nó có nhiệm vụ “trời định”
cho nó giết chết anh kia, anh nông dân nghĩ thầm và vô cùng sợ hãi. Anh phải giết
nó trước kẻo để sau sẽ mang hoạ.
* Truyện này sũng được Chau Sâm Muôl, 18 tuổi, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An
Giangkể nhưng gọn hơn.
Anh nông dân nhớ như in lời ông thầy hôm nào. Anh cố gắng trấn tĩnh, bậm
môi cầm cây câu liêm nhắm ngay con còng gió phóng mạnh cho đầu cán câu liêm
dộng chết con còng đi.
Chẳng ngờ đà phóng của anh mạnh quá, cây câu liêm lao xuống bãi, cái lưỡi
cong cong vướng ngang cổ nó giật tiện đầu anh rơi xuống đất.
3. Kén rể không chửi thề
Ngày xưa, có hai vợ chồng nông phu lớn tuổi có một đứa con gái rất đẹp.
Ông bà có tính lập dị, nhất định gả con cho một chàng trai nào không bao giờ chửi
thề.
Một chàng thanh niên nghe chuyện, lơn tơn đến xin làm rể. Ông bà bằng
lòng thử lòng cậu trai, chỉ có một điều kiện là bất cứ trong trường hợp nào anh cũng
không được chửi thề. Ông nói:
- Chúng tôi là người thật thà nên nói trước cho chú em biết kẻo sau này chú
em cho chúng tôi là người gian xảo.
Chàng trai dạ dạ vâng lời.
Hôm sau, chàng đế nhà ông bà lão trổ tài. Ăn cơm xong, ông già ra lệnh:
- Chú em dắt trâu ra cày ruộng. Phải cày đến chừng nào mấy hòn đá trên bờ
đê rên la nghe tiếng sẽ nghỉ.
Chàng trai dắt trâu đi làm việc. Hè hụi từ sáng đến trưa, hòn đá vẫn trơ trơ.
Đôi trâu mệt bước không nổi và chàng trai cũng ngất ngư. Tức quá, dằn không
được, chàng văng tục, chửi thề:
-Mấy hòn đá ôn dịch kia! Chừng nào mày mới hả họng ra cho tao về?
Chàng yên trí rằng ở giữa đồng trống ông già không nghe được, nhưng
không ngờ ông ta núp sau đống đá, ló đầu lên đuổi chàng trai về nhà.
Ngày khác, một cậu trai đến nộp đơn. Ông già cũng đưa ra điều kiện duy
nhứt ấy. Cậu này khôn quỉ hơn, đem theo cơm để dành ăn và cắm đầu cày từ sáng
đến quá trưa. Tội nghiệp hai con trâu mệt gần mất thở, vừa đói vừa khác mà không
được nghỉ. Cậu giả vờ nói với hòn đá:
- Đá ơi mày kêu lên một tiếng kẻo đôi trâu chết mất. Chúng nó không ăn
uống gì mà phải làm việc không ngừng. Tao có cơm nước đầy đủ nên không sợ gì
hết. Mầy không kêu thì trâu của tía vợ tao chết mất.
Ông già núp sau đống đá sợ trâu chết mới kêu vài tiếng thảm thương. Cậu
trai dắt trâu về nhà. Cơm chiều xong, ông già bảo cậu về nghỉ, ngày mai sẽ đến.
Cậu vâng lời đi khỏi cửa một lát, lén quay lại núp dưới sân nhà rình nghe.
Ông già bàn với vợ:
- Thằng đó không chửi thề bậy. Được lắm! Nhưng mày nó xấu xí quá, tôi
không muốn gả con cho nó. Tôi muốn chọc cho nó giận để từ chối việc hôn nhân
này.
Bà vợ nói:
-Dễ quá mà. Ngày mai ông vào nằm trong một cái bao, lấy một cái khác
đựng gạo rồi bảo nó gánh lên núi. Đường xa, trời nắng, đi một mình thế nào nó
cũng chửi thề.
Ông già khen hay. Cậu trai mỉm cười.
Sáng lại, cậu đến nhà ông già lãnh hai bao gạo gánh lên núi. Bà già nói:
- Ông già ở trên núi đốn củi, chú em gánh gạo lên cho ổng ăn.
Tới chân núi, cậu ta gánh lên tuột xuống hai ba lần. Cậu ngồi nghỉ vừa nói :
- Eo ơi! Chắc ông già đói lắm rồi, nhưng hai bao gạo nặng quá làm sao tôi
lên núi cho nổi? Nếu không thương mà chửi mắng ta cũng đành chịu vậy.
Cậu để hai bao gạo xuống đất, gom cỏ khô chất xung quanh bao có ông già ở
trong, châm lửa đốt. Ông già ở trong không thoát ra được bị phỏng đầy mình. Cậu
làm bộ ở xa chạy tới la lên:
- Trời ơi! Ai chơi ác đốt bó củi của tôi? Làm sao lấy được vì lửa cháy quá
nhiều.
Một lát, lửa cháy rách bị, cậu mới lôi ông già ra, làm bộ ngạc nhiên la lên :
- Uý, eo ơi! Tại sao ông nằm trong này mà không la lên ? Nếu tôi không cứu
kịp thì bà ở goá rồi.
Ông già biết cậu ta xỏ mình, làm thinh không đáp, khập khểnh về nhà. Ông
bảo cậu trai ngày mai sẽ đến.
Cậu rình nghe như đêm trước. Ông già nói với vợ:
- Thằng này khôn quỉ lắm, phải tống cổ nó mới được.
Bà vợ lập mưu:
- Ngày mai ông bắt nó làm chó, ông làm chủ cùng nhau đi bắt rùa. Trong lúc
đi nó phải bò bốn chân, nếu nó chạy không kịp thì đuổi nó về nhà.
Ông già khen vợ. Cậu trai mỉm cười đi mua tám con rùa cột trước từng con ở
các lùm cây, nơi ông già định đi săn.
Sáng lại, ông già bảo:
- Chúng ta đi bắt rùa nấu cháo, nhưng mà không có chó, chú mầy giả làm
chó đi theo tao, có được không ?
Cậu trai sốt sắng đáp:
- Được lắm, tôi xin vâng lời.
Ông già gói cơm đem theo, cùng cậu rể tương lai đi săn rùa. Cậu trai làm chó
chạy trước lủi vào bắt mấy con rùa cột sẵn đưa ông già. Săn đến trưa, ông già ngồi
nghỉ, lấy cơm sửa soạn ăn. Cậu trai cứ làm chó chạy sủa bầy trâu, cắn vào bắp vế
trâu, lùa chạy vào ruộng. Ông già sợ bầy trâu dẫm nát lúa, bỏ cơm đi đuổi. Thừa dịp
tốt, cậu lén về ăn hết gói cơm. Ông già hụt ăn, ôm bụng đói xách tám con rùa về
nhà.
Tối đến, ông bàn mưu kế với vợ. Cậu trai vẫn núp dưới sàn nghe. Bà vợ bảo
chồng ngày mai làm chó để thằng quỉ kia làm chủ, rồi ông chơi nó một vố nên thân.
Cậu trai không giữ được nụ cười hóm hỉnh.
Qua ngày sau, cả hai lên đường tìm, ông già làm chó chạy bốn chân phía
trước, bị cậu đá, đánh liên tiếp vì đi theo cậu không kịp. Hơn nữa, ông không bắt
được cái vỏ rùa nào, nên bị cậu chửi là đồ chó điên. Ông mệt quá nhưng không dám
dừng chân, mắc cỡ gần chết mà không dám nói.
Đi tới trưa, không có rùa, cậu mắng con chó vô hồi. Cậu ngồi ăn cơm quăng
xương cá cho chó. Chó không còn răng, ăn không được. Cậu vừa ăn vừa mắng:
-Con chó thật dở tệ. Chỉ có việc bắt rùa mà không tóm được con nào. Chạy
thì như rùa bò, lẹt đẹt ở phía sau hoài. Thật là đồ ăn hại, chỉ biết dọng cho no rồi
ngủ mà thôi.
Về nhà cậu méc với bà già:
-Thưa bà, con chó này vô ích quá, không bắt được con rùa nào hết.
Ông già tức tối vô cùng. Ông bảo cậu trai về nhà sáng mai sẽ đi. Đêm ấy ông
bàn kế với vợ:
-Thằng ôn dịch này xấu như quỉ, con gái mình thì đẹp như tiên. Tôi nhất định
không gả cho nó. Nhưng tôi đã hết cách làm cho nó giận để chửi thề; mà nó không
mắc mưu tôi. Bây giờ phải làm sao?
Bà vợ nói:
-Mai này ăn cơm rồi anh chun vào một cái giỏ, tôi sẽ nói rằng ông đi chợ rồi,
và bảo nó gánh giỏ ra chợ cho ông gấp. Đường xa, đi mệt chắc nó phải chửi thề, ông
nhảy ra từ chối gả con gái cho nó.
Ông già khoái chí, bật cười dài. Cậu trai núp dưới sàn cười thầm: “Mình bị
thử thách quá nhiều mà ông ta không gả con, đây là lần chót ta phải cho ông ta một
vố thật nặng mới mong có kết quả”.
Sáng lại, cậu đến nhà ông già lãnh gánh hai cái giỏ, một đựng ông già, một
đựng cục đá cũng bịt kín. Cậu không nói lời nào lẳng lặng đi ra chợ. Dọc đường,
cậu ngừng lại lấy dây cột miệng giỏ thật chặt đem để sát bờ rạch, rồi làm bộ nói:
-Khốn khổ cho tôi thì thôi. Trời sắp tối mà tôi chưa tới chợ chắc ông già
mong tôi lắm; nhưng mệt quá tôi phải nghỉ một chút mới đi nổi.
Cậu đi tránh ra xa, lấy một khúc cây thật to dộng xuống đất ành ạch giả tiếng
voi đi qua cầu. Cậu nhái tiếng tên nài la lên:
-Ai để cái giỏ nơi đầu cầu vậy? Voi đạp bể bây giờ.
Cậu lấy khúc cây dộng trên cầu tùm lum như voi đi gần lắm rồi.
Ông già tuởng gặp voi thật, hoảng hồn nhảy lung tung trong giỏ, làm giỏ rơi
xuống sông. Ông tưởng đâu phen này sẽ chết đuối.
Cậu trai để ông già uống nước một hồi mới làm bộ la lên:
-Trời ơi! Ai để voi đá cái giỏ của tôi xuống rạch thế này. Muối ướt hết rồi.
Ông già sẽ chửi tôi cho mà xem.
Cậu nhảy xuống vớt giỏ, giả vờ ngạc nhiên nói:
-Ôi, mới rớt một chút đã có cá vào giỏ rồi. Phen này ta bắt làm khô cho bà
mẹ vợ ăn chơi.
Mở giỏ, thấy ông già gần chết, cậu kêu trời như bộng vừa cười thầm, vừa
cứu cấp đưa ông về nhà.
Từ đó về sau, ông già không dám thử tài “ông rể” nữa, đành phải gả con.
TƯ LIỆU CỦA HUỲNH NGỌC TRẢNG
4. Ông “tà” linh thiêng
Có một gia đình nọ, chồng rất hiền lành, siêng năng, nhưng vợ thì lại quá hư
hỏng. Vốn đã lười nhác lại mang cái tính thích lang chạ với đàn ông. Anh chồng
nhiều lần cũng đã nghe người ta xầm xì về tính trắc nết của vợ mình nhưng rồi vì
yêu vợ mình lại mải lo làm ăn nên quên bẵng đi, không buồn để tâm lắm.
Một hôm, giữa trưa anh chồng đang đốn củi trong rừng mệt quá đến ngồi
nghỉ cạnh miếu ông “Tà”, anh ta bỗng trông thấy từ xa bóng một phụ nữ đang tất
tưởi đi về phía miếu, trên đầu đội một thúng hoa quả và hương, đèn.
Nhìn dáng đi, anh ta ngờ ngợ là vợ mình, nhưng lại nghĩ: “Vợ mình có
chuyện gì mà phải mang lễ vật đến miếu ông “Tà” vào lúc này?”. Sinh nghi, anh ta
bèn lại nấp sau tấm thờ, rình nghe động tĩnh.
Thì ra, chị vợ anh ta đã phải lòng một gã hàng xóm nên chị ta mang lễ phẩm
đến khấn cầu ông “Tà” làm sao giúp chị ta giết được anh chồng mau chóng…
Người vợ lầm rầm khấn vái dọc đi, dọc lại lời mong ước… Bỗng từ sau miếu, một
giọng ồ ồ cất lên: “Mụ hãy về bắt con gà mái đang nhảy ổ, làm thịt nấu cháu cho
chồng mụ ăn thì nội trong đêm nay hắn sẽ chết”.
Nghe lời ông “Tà”, người vợ vái lia lịa mấy cái, rồi cặp chiếc thúng vội vã về
nhà, bắt gà làm thịt, nấu cháo.
Tối đến, người chồng đi làm về thấy mâm cháo gà đã được sẵn trên giường.
Chị vợ, cần để cho chồng tin, đến bên nói rằng con gà đang đẻ, bỗng bị dập trứng,
nên phải làm thịt.
Anh chồng giả vờ như không hay biết gì, chỉ ậm ừ cho qua chuyện rồi ngồi
vào mâm chén một bụng no nê.
Một lát sau, người chồng giả vờ ôm bụng kêu váng đầu, muốn nôn mửa, và
thấy ớn lạnh trong người. Anh ta lên phản nằm, cuộn tròn chiếu lại, rên hừ hừ, quằn
quại.
Thấy vậy, người vợ khấp khởi mừng thầm trong bụng, lời dạy của ông “Tà”
linh thiêng thật! Chị ta vờ ra vườn, bứt mấy lá cỏ dại qua quýt vò nát, xoa cho
chồng qua loa lấy lệ. Xong rồi lấy cớ đi mua thuốc, người vợ tìm đến gã tình nhân
báo cho gã hay và hẹn đêm nay đến nhà ả tiếp tục ân ái, vì sớm muộn anh chồng chị
ta cũng phải “ra đi”.
Người chồng ở nhà nấu mộ nồi nước sôi to, rồi lại lên giường đắp chiếu tiếp
tục rên hừ hừ. Khi người vợ trở về, thấy nồi nước sôi trên bếp, còn chồng vẫn đang
quằn quại, rên la, bèn hỏi. Anh chồng bảo đó là nồi nước đun để sẵn để khi dứt cơn
rét, anh ta có thể tắm, may ra đỡ được phần nào.
Chị vợ nhĩ thầm trong bụng: “Thế thì lại càng mau chết !”.
Đến nửa đêm, sau mấy lần thử đi, thử lại, người vợ yên chí là chồng mình
đang ngất lịm dần, bèn cùng tình nhân vào buồng ân ái.
Bất thình lình, anh chồng vùng dậy, đạp cửa buồng gọi vợ đi lấy nước lạnh
cho mình pha nước tắm. Gã nhân nhân tình trong buồng hốt hoảng, không biết thoát
ngả nào, chợt thấy cái lu đựng gạo rỗng để bên chân giường, bèn nhảy ngay vào nấp
trong đó. Người đàn bà nhanh tay đã lấy chiếc mâm gỗ đậy lại, rồi vội vàng lấy gáo
ra sau múc nước.
Không để chậm một khắc, anh chồng bê cả nồi nước sôi lớn đổ ào vào lu rồi
đậy lại, bỏ ra ngoài đi tắm. Gã tình nhân chết không kịp ngáp.
Thấy chồng đi tắm, người vợ quay vào buồng , giở nắp lu để giải thoát cho
tình nhân. Trong bóng tối, chị ta thấy một vật đen, ướt đang cựa quậy, hơi nóng bốc
lên ngùn ngụt. Khi chị ta sờ tay vào thì chạm phải một mảng da đầu bê bết tóc, mụ
chợt hiểu ngay là tình lang của mình đã bị luộc chín. Mụ thét lên một tiếng kêu
tuyệt vọng “Ối ông Tà linh thiêng ơi!”, rồi ngã vật xuống đất.
Từ phía sau nhà vọng vào tiếng của người chồng:
-Có, ông Tà đây!*
(Theo lời kể của ông Thạch Sao –
Chùa Mới Thị xã Trà Vinh, Cửu Long)
* Truyện này khi chúng tôi sưu tầm ở Bạc Liêu có thêm một đoạn nữa: Sau khi chị vợ đi ra ngoài
trở vào thấy tình nhân đã chết vội tìm cách thủ tiêu cái xác. Chị vội cạo đầu cái xác và đem buộc
vào gốc cây ở trong chùa. Có một nhà sư đi ra ngoài ban đêm thấy có người đứng ở gốc cây tưởng
ăn trộm liền ra tay đánh, không ngờ cái xác ngã xuống, sư thấy vậy tưởng mình giết người bèn
mang xác đi hoả thiêu.
5. Ăn tưởng tượng
Ngày xưa ở một vùng nọ có một gã phú hộ, tính tình rất keo kiệt lại gian xảo.
Một hôm, gã cùng đầy tớ dắt trâu ra ruộng cày. Chủ và tớ làm quần quật từ sáng đến
trưa đứng bóng, vã cả mồ hôi, mà gã vẫn cứ bảo là còn sớm, chưa cho nghỉ. Khi
mặt trời đã xế, ông ta mới bảo dừng trâu, nghỉ ăn cơm. Bữa ăn chỉ có tí cơm hẩm,
thức ăn chỉ có một con cá khô nướng to bằng ngón tay và một ít muối hột. Tuy vậy,
vốn tính keo kiệt, gã vừa ăn vừa khen bữa cơm giữa đồng sao mà ngon đến thế.
Người đầy tớ không chịu nổi thói bần tiện và xảo trá, bèn cãi lại:
Cơm như thế này, ông bảo ngon cái gì ?
Chủ lạnh lùng giải thích:
Chú còn trẻ tuổi chú chưa hiểu gì cả. Ở đời, ngon dở, tốt xấu là do cái lòng
mình, do ý nghĩ của mình mà ra cả. Ví như bữa cơm trưa ngay đây. Có lẽ chú vừa
lửng dạ, còn có thể ăn thêm được. Con cá khô tuy nhỏ nhưng chú biết tưởng tượng
đó đều là những thức ăn ngon và quý, rằng đó là thứ gạo thơm, cá đó là một thứ cá
to và béo. Còn muối nữa đó là một món ăn vô cùng quý giá, lúc ấy chú sẽ có cảm
giác như mình đang chén một bữa tiệc thịnh soạn, no nê. Đấy, chuyện đời nó như
thế đấy, chàng trai trẻ ạ.
Nghe xong, người đầy tớ vừa khinh vừa tức, định bụng sẽ trả thù khi có dịp.
Sau bữa cơm, gã phú hộ bảo anh đầy tớ tiếp tục cày, còn gã bận việc phải về
nhà. Thì ra, lần nào cũng vậy gã chỉ tìm cách đánh lừa anh để vừa chén một bữa no
nê. Mặc cho anh đầy tớ đói meo ngoài đồng.
Anh đầy tớ vâng lời, chờ chủ đi rồi, anh vẫn mắc trâu vào cày, nhưng đứng
nguyên tại chỗ. Thỉnh thoảng anh cũng huơ roi, miệng la “thá, vi”.
Đến chiều mát, gã phú hộ trở lại ruộng, thấy anh không cày được thêm luống
nào, còn miệng thì vẫn la hét trâu om sòm, bèn hỏi:
-Cả buổi chiều nay, mày chỉ ngồi chơi à ?
Người đầy tớ đáp:
Thưa ông ạ, bắt chước ông, tôi đang “cày tưởng tượng” được hơn hai sào
ruộng nữa rồi đó. Không tin ông cứ tưởng tượng là tôi đã cày xong thủa ruộng này.
Biết mình bị chơi khăm, nhưng cũng đành dịu giọng để chữa thẹn:
-Thôi, tốt rồi, hãy tháo trâu cho nó về chuồng ông quỷ sứ ạ.
Anh đầy tớ chỉ cười thầm trong bụng.
Theo lời kể của anh Búp
(Ấp Bờ Đập, xã Viên An, huyện Mỹ Nguyên, Hậu Giang)
6. Thầy cả và đệ tử
Thuở nọ, trong một ngôi chùa chỉ có một ông thầy và một trò. Thầy thì dở dở
ương ương, không thông lấy một câu kệ mà lúc nào cũng khoác lác cho rằng mình
tinh thông kinh luận và tu đạt được phép mầu vô giá. Còn gã học trò thì lười biếng
chảy thây, nhưng lại mồm mép và khôn vặt, luôn tránh việc, và ham ngủ ngày.
Không những trong sóc nhà mà đến cả hàng huyện ai cũng biết tiếng cặp thầy trò nọ
dở hơi,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN016.pdf