Luận văn Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN

NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -

TRUNG QUỐC.6

1.1. Cơ sở lý luận .6

1.2. Cơ sở thực tiễn .14

1.3. Chính sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ một số nước Châu Á .26

Tiểu kết chương.29

Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN

HỆ THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC .30

2.1. Đánh giá chung tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.30

2.2. Thực trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc.34

2.3. Nguyên nhân Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc.50

2.4. Giải pháp nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam trong thương mại với Trung

Quốc đã thực hiện cho đến nay .59

Tiểu kết chương.65

Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM NHẬP SIÊU CỦA VIỆT

NAM TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC .66

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .66

3.2. Định hướng phát triển thương mại của Việt Nam đến 2025.68

3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương

mại với Trung Quốc.70

Tiểu kết chương.79

KẾT LUẬN .80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới (1986-2005)”, và “Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - Hội nhập và phát triển 2005-2015”, và “Giá trị xuất nhập khẩu”, Cán cân thương mại Việt - Trung có thể được phân tích thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1991 - 2005 - Giai đoạn 2006 - nay 2.2.1.1. Giai đoạn 1991 - 2005 36 Nhìn chung, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 1991 - 2005 liên tục tăng. Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 19,3 triệu USD (năm 1991) đã tăng thành 3.246,2 triệu USD (năm 2005), tăng gấp 168 lần. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng từ 18,4 triệu USD (năm 1991) lên 5.899,7 triệu USD (năm 2005), tăng 320 lần. Tuy nhiên, từ năm 1991 - 2000, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ở trạng thái dương, thì bắt đầu từ năm 2000 - 2005, cán cân thương mại bắt đầu âm, và có xu hướng ngày càng tăng hay nói cách khác là đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam bắt đầu “nhập siêu” từ Trung Quốc. Bảng 2.2. Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2005 Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê - Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005), 2.2.1.2. Giai đoạn 2006 - nay Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại có kim ngạch nhập khẩu lớn và tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong các năm qua. Quan hệ Việt - Trung tiếp tục phát triển 37 mạnh mẽ theo hướng tích cực, nhập siêu tuy còn cao song đã từng bước giảm dần cho thấy những chuyển biến theo hướng tích cực. Bảng 2.3. Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê - Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - Hội nhập và phát triển 2005 - 2015, và Giá trị xuất nhập khẩu, Kể từ năm 2007 mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng tăng nhanh và ngày càng lớn. Các năm 2008, 2009, 2010, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập siêu của Việt Nam. Các năm từ 2011- nay, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn rất lớn, ngay cả khi tổng cán cân thương mại của cả nước cân bằng, hoặc thậm chí là xuất siêu. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm gần đây của Việt Nam tăng từ đó góp phần giảm nhập siêu từ Trung Quốc, cụ thể trong năm 2017 chỉ còn 22,8 tỷ USD so với năm 2016 là 28,0 tỷ USD và 32,4 tỷ USD năm 2015. Đồng thời, 38 tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu cũng giảm từ mức 29,9% năm 2015, 28,5% năm 2016 xuống còn 27,6% năm 2017. Trên nền tảng quan hệ kinh tế tiến từ “bình thường hóa quan hệ” (năm 1991) đến quan hệ “đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008), quan hệ thương mại Việt - Trung phát triển nhanh chóng, nhất là từ khoảng từ năm 2000 - nay. Đồng thời, vấn đề thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn và kéo dài. Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.2 và Bảng 2.3 39 2.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc Thực trạng “nhập siêu” của Việt Nam từ Trung Quốc thể hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn 2006 - nay. Do vậy, luận văn tập trung phân tích tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2006 - nay: 2.2.2.1. Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc  Giai đoạn 2006 - nay: - Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc Bảng 2.4. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2006 - nay Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê - Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - Hội nhập và phát triển 2005-2015, và Giá trị xuất nhập khẩu, Nếu như ở trước đó, phần lớn các nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là các mặt hàng thô, sơ chế, lao động thủ công chiếm tỷ trọng cao thì sang giai đoạn này đã xuất hiện các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu mới như là: các 40 mặt hàng thuộc nhóm hàng về điện thoại là linh kiện; linh kiện điện tử và tivi, máy tính và linh kiện máy tính; hàng rau, hoa quả; Đặc biệt, ngoài những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu truyền thống như: dệt may, giày dép, thì nhóm mặt hàng về điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đang có xu hướng tăng trưởng xuất khẩu cao, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: Nếu như trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện chỉ đạt 0,037 triệu USD, thì sang năm 2017 đã đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là 7152,5 triệu USD, tăng 7152,463 triệu USD, gấp 193,3 lần (chiếm 20,2%). Tiếp đến là nhóm mặt hàng linh kiện điện tử và tivi, máy tính và linh kiện máy tính trong năm 2006 chỉ đạt 69,6 triệu USD thì sang năm 2017 đã đạt 6860,6 triệu USD, tăng 6791,0 triệu USD, gấp 98,6 lần, chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. - Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Nhìn chung, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã được mở rộng. Hầu hết những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các hàng hóa lao động thủ công qua sơ chế và có giá trị gia tăng thấp như: lắp ráp các linh kiện sản phẩm điện tử; các hàng nông, lâm sản; thủy sản; dầu thô và hàng thủ công về dệt, may, da, giày. Việt Nam cần tích cực thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nhằm tăng cường, mở rộng xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cần tận dụng và phát huy lợi thế địa lý và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa sang xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm chế tạo đã qua chế biến, có hàm lượng trí tuệ cao hơn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. 2.2.2.2. Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc  Giai đoạn 2006 - nay: - Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc 41 Bảng 2.5. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2006 - nay Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê - Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - Hội nhập và phát triển 2005 - 2015, và Giá trị xuất nhập khẩu, Dựa vào số liệu từ bảng ta thấy, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn là các nhóm hàng về: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại, Cụ thể: kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 921,5 triệu USD (năm 2006) thì đến năm 2017 đã tăng thành 10869,0 triệu USD, tăng 9947,5 triệu USD, gấp khoảng 11,8 lần. Tiếp theo là mặt hàng máy móc thiết bị, thông tin liên lạc đạt 209,6 triệu USD (năm 2006) đã tăng 8539,4 triệu USD thành 8749,0 triệu USD, gấp khoảng 41,7 lần. 42 Đặc biệt, trong một vài năm trở lại đây, một số mặt hàng thuộc nhóm ngành điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao.  Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu Hầu hết những nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đều là những các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao như: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thậm chí đối với ngành dệt may, da giày là mặt hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 50- 60% vải các loại và nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để sản xuất thành phẩm. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong những năm trước tăng cao bởi Việt Nam nhập khẩu tập trung chủ yếu các mặt hàng cần nhập khẩu như: máy móc thiết bị; nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất; trong khi Trung Quốc là quốc gia láng giềng có chi phí và giá thành phù hợp nên Việt Nam chọn nhập khẩu từ nước này. Đến nay, cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã dần di chuyển sang các thị trường khác như: Hàn Quốc, ASEAN, có hàm lượng công nghệ cao hơn với mức thuế nhập khẩu ưu đãi. 2.2.2.3. Đánh giá chung Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều trong thương mại Việt - Trung mang đậm đặc trưng của mối quan hệ giữa một nước phát triển và kém phát triển. Việt Nam vẫn đang trong tình trạng nhập siêu kéo dài nhiều năm với Trung Quốc và thể hiện quan hệ “phụ thuộc” nặng nề vào việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Năm 2017, Hàn Quốc soán ngôi Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu dẫn đầu, tiếp đến vị trí thứ hai là Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEFR), nguyên nhân chính của việc nhập siêu từ Hàn Quốc này là do Hàn Quốc dẫn đầu về lượng vốn FDI ở Việt Nam, và các doanh nghiệp FDI này chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất từ chính quốc. Và các tập đoàn lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam đã tận dụng lợi thế được hưởng thuế suất ưu đãi 0% từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ năm 2015 để 43 tăng cường nhập hàng từ Hàn Quốc. Ngoài việc tận dụng lợi thế từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc, thì lượng vốn lớn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam cũng lý giải nguyên nhân vì sao nhập siêu từ nước này tăng nhanh. Do vậy, việc nhập siêu từ Hàn Quốc tăng bởi phần lớn vốn FDI Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và dùng chính tiền đầu tư nhập khẩu máy móc, hàng hóa, máy móc,... từ chính quốc về để phục vụ việc sản xuất tại Việt Nam. Vì thế, bản chất nhập siêu của Hàn Quốc khác Trung Quốc. Hàn Quốc là nước phát triển, có chất lượng hàng hóa tốt, đặc biệt được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu qua đường chính ngạch, trong khi nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc còn gặp nhiều tồn tại trong kiểm soát, quản lý chất lượng hàng nhập khẩu và tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu ở tuyến biên giới diễn biến phức tạp. Do vậy, quan ngại nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn đang được quan tâm và tìm phương án giảm nhập siêu từ thị trường “công xưởng của thế giới” này.  Thành tựu: Thứ nhất, về cơ bản, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo đúng những định hướng đề ra. Tiếp tục là đối tác tin cậy trên các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng cũng tương đối tiêu chuẩn như: Mỹ, EU, ASEAN. Đồng thời, thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng, và đang giảm dần sự phụ thuộc vào một số thị trường. Thứ hai, chuyển dịch thị trường nhập siêu, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc trong hoạt động nhập khẩu: Năm 2017, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên soán ngôi thị trường nhập siêu sau nhiều năm “nhập siêu từ Trung Quốc” của Việt Nam. Thứ ba, quy mô nhập khẩu duy trì mức tăng ổn định, xuất siêu trong 3 năm liên tiếp. Cán cân thương mại của Việt Nam đều đạt ở mức dương. Thứ tư, Việt Nam đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thông qua nhiều chính sách đã được ban hành như: Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; Thông tư số 96/2011/TT-BTC hướng dẫn chính sách tài chính khuyến khích đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da 44 giầy và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao; và Thông tư số 01/2016/TT-NHNN ngày 04/02/2016/TT-BTC ngày 05/02/2016 hướng dẫn về khai thuế giá trị và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Thứ năm, hoạt động xuất nhập khẩu đã đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân. Đã dần xuất hiện và phát triển các loại hình thương mại hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,... giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.  Hạn chế Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng chưa bền vững. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chưa hướng mạnh vào phần cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa do thiếu công nghiệp phụ trợ và công nghệ nhập khẩu chủ yếu là công nghệ thứ cấp, hoặc đã lạc hậu, hàm lượng công nghệ thấp. Thứ hai, cơ cấu thị trường chậm chuyển dịch theo hướng tăng nhập khẩu ở các thị trường công nghệ cao và công nghệ nguồn - trong khi EU và Bắc Mỹ là những thị trường có công nghệ nguồn thì tỷ trọng nhập khẩu còn quá nhỏ, còn nhập siêu lại chủ yếu từ các thị trường Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc,...). Sự phụ thuộc quá lớn của Việt Nam vào thị trường “nhập khẩu truyền thống” như Trung Quốc không chỉ gây khó khăn cho đảm bảo tăng trưởng, an ninh kinh tế mà còn cản trở việc nhập khẩu công nghệ nguồn, hàng hóa có chất lượng cao. Thứ ba, mặc dù thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã được mở rộng khá đa dạng, nhưng cơ cấu thị trường xuất khẩu còn chậm thay đổi, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu còn thấp, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn chậm được cải thiện. Thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu vẫn là khu vực ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc,... làm gia tăng sự phụ thuộc về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các quốc gia này, đồng thời hoạt động xuất khẩu hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật nên dễ rơi vào tình trạng thụ động và tổn thất. Thứ tư, quy mô sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, không tập trung, ỷ lại, trông chờ từ sự hỗ trợ của Nhà nước. Xuất khẩu hàng hóa vẫn phụ 45 thuộc chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Nhìn chung trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ lao động của Việt Nam còn thấp. Do vậy, hầu hết các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu đều chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô, sơ chế hoặc phải nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, gia công. Thứ năm, ngành công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, trình độ công nghệ còn thấp và giá thành cao. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài về vật liệu, máy móc, thiết bị ngày càng lớn. Do vậy không nâng cao được hiệu quả xuất khẩu mà ngược lại làm tăng nhu cầu nhập khẩu. 2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam 2.2.3.1. Tốc độ và quy mô Bắt đầu từ cuối năm 1991, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam - do một doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) liên doanh với một doanh nghiệp Hà Nội, đã mở nhà hàng Hoa Long tại phố Hàng Trống - Hà Nội. Kể từ đó, FDI Trung Quốc liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn ở Việt Nam. Giai đoạn 1991 - 2001, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ mang tính chất thăm dò với số dự án và lượng vốn chiếm rất nhỏ so với tổng FDI vào Việt Nam. Trung Quốc có 110 dự án với tổng số vốn đăng ký theo giấy phép là 221 triệu USD (năm 2001). Tốc độ đầu tư chậm, vốn đầu tư trung bình của một dự án khiêm tốn, vào khoảng 1,5 triệu USD. Các dự án đầu tư của Trung Quốc trong giai đoạn này hầu như đều có quy mô nhỏ, đáp ứng những yêu cầu cơ bản. Giai đoạn 2001 - 2010, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn, có nhiều dự án từ 1 - 10 triệu USD đã xuất hiện. Năm 2007, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng khá mạnh, đã có nhiều dự án 10-100 triệu USD, nâng vốn bình quân của một dự án lên 4,3 triệu USD/dự án. Thời gian 2011- nay, FDI Trung Quốc tăng đáng kể với nhiều dự án đầu tư lớn. Điển hình là từ năm 2013 trở lại đây, nếu như trong năm 2012 lượng vốn FDI Trung 46 Quốc vào Việt Nam giảm mạnh xuống mức 312 triệu USD thì năm 2013 lượng vốn đã tăng đột biến lên tới trên 2,3 tỷ USD với 110 dự án được cấp mới [67]. Đáng lưu ý là trong năm 2016, vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt mức 1,26 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng vốn FDI vào Việt Nam, đến năm 2017, FDI Trung Quốc vươn lên đứng thứ 4 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 284 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư lên tới 1,41 tỷ USD [38]. Theo đó, quy mô các dự án đầu tư của Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng. Cụ thể, từ mức trung bình 1,5 triệu USD/ dự án vào năm 2007, các dự án của Trung Quốc đang tăng hơn 3 lần về quy mô, lên mức trung bình 5 triệu USD/dự án vào năm 2017. Lý giải hoạt động tăng đột biến FDI Trung Quốc vào Việt Nam bắt đầu từ năm 2013 là do: Các nhà đầu tư Trung Quốc đã bộc lộ động thái đón lõng để hưởng lợi ưu đãi từ Hiệp định TPP (nay là CPTPP) mà Việt Nam đã đẩy mạnh đàm phán để thông qua, và cũng là thời điểm Việt Nam có khả năng kết thúc đàm phán về Hiệp định mậu dịch tự do với EU (EVFTA) được miễn thuế khi có hiệu lực. Bên cạnh đó, có thể tận dụng ưu đãi thuế suất khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hay Châu Âu vì Việt Nam đã ký rất nhiều Hiệp định thương mại tự do với các khu vực này. Biểu đồ 2.6. Số lượng dự án và vốn đăng ký mới từ Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 Nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn [44]. 47 Với một quốc gia đang phát triển và cần vốn đầu tư như Việt Nam, đón nhận thêm làn sóng đầu tư từ bên ngoài vào là cần thiết. Nhưng đối với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc tăng nhanh và mạnh vào Việt Nam trong thời gian qua cũng gây nên sự quan ngại nhất định, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “Made in China 2025” nhằm thay thế công nghiệp giá rẻ, tiêu hao nhiều năng lượng , gây ô nhiễm môi trường bằng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Thực tiễn cho thấy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên trải dài suốt từ Bắc vào Nam của Việt Nam. Mặt khác, phần lớn FDI Trung Quốc là công nghệ lạc hậu, yếu kém trong chuyển giao công nghệ, và thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường,... Do vậy, quá trình chọn lọc và phê duyệt các dự án đầu tư cần phải được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo các công nghệ lạc hậu hoặc đang trong quá trình thải loại của Trung Quốc có cơ hội chuyển sang Việt Nam. 2.2.3.2 Cơ cấu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam  Cơ cấu FDI theo lĩnh vực đầu tư Bài viết “Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam” của tác giả Mai Ca được đăng trên báo Công thương cho hay: “Bà Nguyễn Thị Huyền Ngọc, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết, tính đến 20/11/2017, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 1.727 dự án với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD, đứng thứ 8 trong 122 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều vào chế biến, chế tạo (khoảng 7,6 tỷ USD), kế đến là điện - khí và một số lĩnh vực khác”. Một số dự án tiêu biểu như: Nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam có vốn đầu tư 220 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh. Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Lan Sơn và Nhà máy nhựa Khải Hồng Việt có vốn đầu tư 150 triệu USD do công ty Wenzhou Hendy Mechanism and Plastics Co., Ltd (Trung Quốc) đầu tư tại Bắc Giang. Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác đầu tư trong nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng như: dự án thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến: Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng 48 Đăng; các dự án cải tạo nâng cấp nhà máy gang thép Thái Nguyên; dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện đồng tại Sinh Quyền, hợp đồng EPC xây dựng nhà máy Alumin thuộc dự án tổ hợp Bauxit - nhôm Lâm Đồng,...  Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư Nếu như trước đây phần lớn các dự án FDI Trung Quốc tại Việt Nam là liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, thì hiện nay các dự án đầu tư của Trung Quốc đều được thực hiện chủ yếu theo hình thức đầu tư trực tiếp (100% vốn nước ngoài) và theo các hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO,... Còn lại là đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần. Một số dự án tiêu biểu như: Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân , với vốn đầu tư 2 tỷ USD (trong đó nhà đầu tư Trung Quốc nắm giữ 95% vốn) tại Bình Thuận. Trong dự án này, các nhà đầu tư Trung Quốc liên danh với Công ty Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc cùng Tổng công ty Điện lực Vinacomin khởi công xây dựng; Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương (vốn đầu tư 1,85 tỷ USD), Tập đoàn Điện lực Trung Quốc nắm giữ 50% vốn,... Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều dự án quy mô lớn khác của các nhà đầu tư Trung Quốc như: Dự án Lốp xe Việt Luân (tổng vốn đầu tư 400 triệu USD tại khu công nghiệp Tây Ninh), Dự án Chế biến cao su Tân Cao Thâm tại Lào Cai (vốn đầu tư 337,5 triệu USD), Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung tại Lào Cai (vốn đầu tư 337,5 triệu USD), Sự thay đổi hình thức đầu tư từ liên doanh cho đến đầu tư toàn phần cho thấy: Các doanh nghiệp Trung Quốc đã từ quá trình thử nghiệm, thăm dò và thấy kết quả tốt nên đã chuyển hẳn sang quá trình tự độc lập kinh doanh tại thị trường Việt Nam.  Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đã hiện diện tại 54 tỉnh, thành của Việt Nam. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các thành phố đông dân, có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết tính đến ngày 20/03/2017, tỉnh đứng đầu thu hút FDI Trung Quốc là Bình Thuận, chỉ với 7 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 49 2,03 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam). Đứng thứ hai là tỉnh Tây Ninh có 46 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,65 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam). Tiếp theo là Bắc Giang với 61 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 957,56 triệu USD (chiếm hơn 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam). Các doanh nghiệp FDI Trung Quốc hiện tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam của Việt Nam có điều kiện thuận lợi như: Bình Thuận, Bình Dương,... và một số tỉnh gần biên giới Việt -Trung, có nhiều người Hoa sinh sống như: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng,... Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư này thì chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu lợi thế của địa phương. 2.2.3.3. Đánh giá chung  Tác động tích cực chủ yếu đối với cán cân thương mại Một là, luồng vốn FDI Trung Quốc góp phần bổ sung nguồn vốn trong nước, củng cố cán cân thanh toán và tạo điều kiện bù đắp cán cân thương mại. Hai là, doanh nghiệp FDI Trung Quốc đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu từ hàng hóa nông nghiệp, sản phẩm thô dần nhường chỗ cho sự tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến và chế tạo. Ba là, FDI Trung Quốc góp phần cải thiện năng suất của khu vực sản xuất, phong phú thêm nguồn hàng xuất nhập khẩu, tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn cho Việt Nam, từ đó hỗ trợ cho cán cân thương mại.  Tác động tiêu cực chủ yếu đối với cán cân thương mại Một là, nhập siêu từ Trung Quốc kéo dài. Do cơ cấu xuất nhập khẩu mất cân đối và chưa có biện pháp cải thiện trong nhiều năm qua, nên Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hai là, doanh nghiệp FDI Trung Quốc nhập khẩu nhiều hàng hóa từ chính quốc về Việt Nam dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại. Ba là, độ lan toả về công nghệ và kỹ năng từ khu vực doanh nghiệp FDI Trung Quốc thấp, hầu hết các công nghệ chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng phổ thông 50 nhằm mục đích lợi nhuận, dẫn đến việc tăng nhập siêu do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa” còn thấp. 2.3. Nguyên nhân Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 2.3.1. Nguyên nhân nhập siêu chung 2.3.1.1. Về phía Nhà nước Thứ nhất, để đạt được mục tiêu: “Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và trong Đại hội X của Đảng (năm 2006), một lần nữa xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Trong khi nền kinh tế trong nước còn đang trong quá trình phục hồi và phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng còn chưa có hoặc đã lạc hậu, thì việc đầu tư nhập khẩu các máy móc, thiết bị công nghệ; nguyên, nhiên vật liệu sẽ giúp cho Việt Nam thực hiện nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập siêu đó là chính sách tỷ giá - một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuy nhiên trên thực tế, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam ít có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Bởi nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của nước ta là sản phẩm thô, sơ chế (như: dầu thô, gạo, cà phê, chè, thủy sản,) ít thay đổi về giá, trong khi sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thường biến động trước sự thay đổi của tỷ giá. Do đó, cơ chế tỷ giá ở Việt Nam cơ bản là cố định nên trong hầu hết các năm trước đó, tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh. Thứ ba, quản lý, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ, hiệu quả. Chưa xây dựng, hoàn thiện được các rào cản thương mại, cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết song phương và đa phương củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_chu_yeu_cua_viet_nam_nham_giam_nhap_sieu.pdf
Tài liệu liên quan