LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.x
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Lý do lựa chọn đề tài.1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .2
3. Mục tiêu nghiên cứu.3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
5. Phương pháp nghiên cứu: .4
5.1. Dữ liệu nghiên cứu .4
5.2. Các phương pháp nghiên cứu .4
6. Kết cấu của luận văn.5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG.6
1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực công nghệ thông tin.6
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực công nghệ thông tin.6
1.1.2. Đặc điểm của ngành CNTT và nguồn nhân lực CNTT.9
1.1.2.1. Đặc điểm của ngành CNTT.9
1.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT .10
1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực công nghệ thông tin .11
1.1.3.1. Sơ lược về vai trò của Công nghệ thông tin nói chung.11
1.1.3.2. Vai trò của nguồn nhân lực công nghệ thông tin.13
1.2. Khái niệm, nội dung của đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin .15
1.2.1. Khái niệm về đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin 15
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và công nhân kỹ
thuật lành nghề.
Thành phố đã chủ động phối hợp các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề
trên địa bàn để từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo; hỗ trợ các trường
về thủ tục đất đai, đảm bảo ANTT để các trường nâng cao chất lượng dạy và học.
Tổ chức đánh giá 2 năm thực hiện Quy hoạch nguồn nhân lực thành phố đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030. Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đối với các ngành y tế, giáo dục, du lịch - dịch vụ: Số lao động
tham gia các lớp đào tạo, BD: Ngành Y tế: 1.123 người; Giáo dục: 1.269 người. Các
ngành DVDL: 503 người; lĩnh vực khoa học công nghệ, cải cách hành chính, xây
dựng chính quyền điện tử; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn, tạo việc
làm cho người lao động; thực hiện tốt phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học
cơ sở; tiếp tục củng cố và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của Trung tâm GDNN -
GDTX thành phố; làm tốt công tác đào tạo nghề, lao động, việc làm, tập trung các
biện pháp giảm nghèo bền vững; hơn nửa nhiệm kỳ qua, đã giảm 226 hộ nghèo.
Thực hiện tốt việc chi trả cho các đối tượng chính sách xã hội, quan tâm chăm lo
38
các các đối tượng, đặc biệt các đối tượng người có công, người yếu thế trong các
dịp lễ, tết với bằng nguồn kinh phí Trung ương, tỉnh, thành phố và nguồn xã hội
hóa.; tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; giải quyết việc làm cho người
lao động, hơn nửa nhiệm kỳ đã tạo việc làm cho 15.767 lao động: Năm 2015 tạo
việc làm 4.240 lao động, tăng 6% KH giao; Năm 2016 tạo việc làm cho 4.373 lao
động tăng 9% KH giao. Năm 2017 tạo việc làm 4.404 lượt lao động tăng 2,3% KH.
6 tháng đầu năm 2018 tạo việc làm cho 2.750 lao động.. Triển khai giai đoạn 2 thực
hiện Đề án 22 về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tính đến 14/5/2018
có 226/226 số hộ gia đình có công với cách mạng hoàn thành việc sửa chữa và xây
mới nhà ở.
2.1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn thành phố Uông Bí
UBND Thành phố có 02 máy chủ, được trang bị hệ thống tường lửa, hệ thống
an toàn chống sét; các phòng, ban, đơn vị thuộc thành phố có tổng số hơn 300 máy
tính được kết nối đường truyền Internet tốc độ cao, kết nối mạng LAN, WAN,
đường truyền số liệu của Tỉnh.
Có Hệ thống truyền hình trực tuyến từ Tỉnh đến thành phố và từ Thành phố
đến 11 xã, phường; Trung tâm Hành chính công thành phố thành phố được trang bị
thiết bị hiện đại như: máy camera giám sát làm việc, 01 phòng máy chủ (server), các
máy tính tại Trung tâm được trang bị hiện đại; có 26 quầy giao dịch, với tổ chức và
công dân.
100% cán bộ công chức, viên chức thành phố được lập hộp thư điện tử điện tử
công vụ (quangninh.gov.vn), Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND; lãnh
đạo các phòng, ban ngành thành phố, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các xã, phường
đều được cấp chữ ký số. Có hệ thống wifi miễn phí cho toàn bộ khuôn viên cơ quan
Thành ủy, HĐND, UBND, Trung tâm hành chính công thành phố.
11/11 UBND xã, phường có mạng internet cáp quang, trong đó có 03 phường
có hệ thống mạng LAN hoàn chỉnh. Đặc biệt phường Quang Trung đã triển khai thi
điểm Hệ thống "Một cửa điện tử" thành công. Từ đó Thành phố đang có chủ trương
nhân rộng đến 10 xã, phường còn lại trên địa bàn.
39
Thành phố đã triển khai các phần mềm dùng chung trong toàn tỉnh như:phần
mềm quản lý văn bản điều hành công việc, lịch công tác, số hóa dữ liệu, và các
phần mềm giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hình chính công, phần mềm
một cửa điện tử.
Một số phòng, ban sử dụng phần mềm chuyên môn như: phần mềm cơ sở
quản lý dữ liệu đất đai vilis; Phần mềm kế toán Misa; Phần mềm quản lý hộ tịch;
Phần mềm quản lý đối tượng trẻ em; Phần mềm quản lý hộ nghèo; Phần mềm quản
lý chi trả đối tượng người có công; Phần mềm quản lý bảo trợ xã hội; phần mềm
quản lý tài sản;
Các cơ quan ngành dọc trên địa bàn thành phố cũng đã triển khai một số phần
mềm như: Phần mềm quản lý thu, chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước (tabmis);
phần mềm kê khai thủ tục BHXH; phần mềm kê khai thuế và các doannh nghiệp
phải sử dụng chữ ký số để gửi báo cáo qua mạng internet.
Cổng thông tin điện tử thành phố đăng tải các thông tin, hoạt động chính trị,
xã hội của thành phố; các thủ tục hành chính, các dự án, quy hoạch, các văn bản chỉ
đạo thành phố...
Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các phòng, ban, ngành thành phố và
UBND các xã, phường đều có kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ
chuyên môn như: soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm quản lý văn bản, sử dụng
hòm thư công vụ, khai thác internet.
2.1.3.1. Tình hình phát triển hạ tầng viễn thông - CNTT
Theo báo cáo của thành phố Uông Bí năm 2016, hạ tầng kỹ thuật CNTT tại cơ
quan HCNN tại thành phố Uông Bí cơ bản được đảm bảo, tỷ lệ số máy tính/cán bộ,
công chức của các cơ quan khối hành chính đạt 100%; các cơ quan đều có kết nối
Internet tốc độ cao, hệ thống mạng LAN được xây dựng hoàn thiện.
Xây dựng hệ thống mạng Lan cho UBND Thành phố, 100% các đơn vị thuộc
thành phố có đường truyền Internet và mạng LAN, WAN, đường truyền số liệu của
Tỉnh. Hệ thống đường truyền trực tuyến từ Tỉnh đến thành phố; Hệ thống cáp quang,
đường truyền trực tuyến đến các xã, phường. Hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm phục vụ
hành chính công thành phố, Hệ thống một cửa điện tử tại phường Quang trung...
40
100% cán bộ công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử ở tất cả các
phòng, ban và khối xã phường; 105 chữ ký số. Tổng số máy tính không kết nối
Internet vì lý do an ninh: 17 máy. Kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của
các cơ quan Đảng và Nhà nước. Số lượng máy chủ: 04, được trang bị hệ thống
tường lửa, hệ thống an toàn chống sét tại phòng máy chủ...
Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các bệnh viện, trường học thuộc khối trung học
phổ thông, trung học cơ sở đã đầu tư trang bị đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa
bệnh, dạy và học của giáo viên, học sinh. 100% các bệnh viện, trường học đã được
trang bị máy tính và kết nối Internet.
Bảng 2.3. Bảng thống kê về cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố Uông Bí
từ năm 2012-2015
STT Cơ sở hạ tầng
Đơn vị
tính
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
1
Mạng cáp quang / xã,
phường, thị trấn
Mạng/đơn
vị
11/11 11/11 11/11 11/11
2
Số máy tính của cơ
quan nhà nước trong
tỉnh
máy 5032 5032 5032 6357
3 Số máy chủ máy 103 103 103 140
4
Số máy tính có kết nối
Internet băng thông
rộng
máy 5032 5032 5032 6357
(Nguồn: Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Uông Bí năm 2012-2015)
Qua bảng thống kê 2.3 ta nhận thấy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT tại các cơ
quan Đảng và Nhà nước nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hoá và
hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; cước phí rẻ
hoặc miễn phí, đáp ứng được hoàn toàn cho yêu cầu của công việc triển khai và vận
hành Chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như các giao dịch điện tử,
cung cấp các cổng điện tử tới người dân, tổ chức, cơ quan nhà nước.
41
Toàn thành phố Uông Bí có tổng số 27 điểm phục vụ bưu chính, bao gồm: 10
bưu cục cấp I, 03 bưu cục cấp II, 14 bưu cục cấp III, 35 thùng thư công cộng độc
lập, bán kính phục vụ bình quân 3 km. Số dân phục vụ bình quân là 4.440người/1
điểm phục vụ.
Dịch vụ điện thoại cố định: Tính đến thời điểm này đã đạt chỉ tiêu 100% số xã
có máy điện thoại cố định; số lượng thuê bao cố định đạt 25,86 máy/100 dân.
Dịch vụ điện thoại di động: Toàn thành phố hiện nay có 5 mạng điện thoại di
động đang cung cấp dịch vụ bao gồm MobiFone, Viettel, Vinaphone, Vietnam
Mobile và Gmobile, đã phủ sóng di động đến 100% xã, phường, thị trấn, thành phố
trong toàn tỉnh, với tổng số 145 trạm BTS thu phát sóng di động. Tổng số thuê bao
di động trên toàn thành phố đến năm 2018 là 94.524 thuê bao, trong đó có 32.974
thuê bao di động trả sau.
Mạng Internet: Tại Uông Bí chủ yếu là do Viễn thông Uông Bí cung cấp,
ngoài ra còn có sự tham gia của Viettel, VNPT, FPT. Tính đến nay, tổng số thuê
bao Internet ADSL trên địa bàn thành phố là 16.344 thuê bao, đạt mật độ 2,23 thuê
bao/100 dân.
Nhìn chung, hiện trạng mạng Bưu chính tại thành phố Uông Bí, mạng viễn
thông có độ phủ tương đối tốt, 100% xã có máy điện thoại, 100% trung tâm các
huyện đã được phủ sóng di động, 100% số xã trên toàn tỉnh đã có đường truyền dẫn
là cáp quang hoặc cáp đồng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại
cố định và Internet của cơ quan và nhân dân.
2.1.3.2. Tình hình ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước
Thành phố đã khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hanh
chính công thành phố Tiếp nhận và đưa vào sử dụng phần mềm tiếp nhận và xử lý
hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công; Đã triển khai sử dụng phần mềm
quản lý văn bản đến các phòng, ban, ngành thành phố; Đã hoàn thành và đưa vào
hoạt động Hệ thống truyền hình trực tuyến Từ tỉnh đến thành phố và từ Thành phố
đến các xã, phường. 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết tại
Trung tâm phục vụ hành chính công, đồng thời xây dựng quy trình thực hiện theo
42
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và được cập nhật đầy đủ trên Cổng thông tin điện
tử thành phần Thành phố đáp ứng yêu cầu trực tuyến mức độ 4. Ngoài ra còn có
một số thủ tục thuộc lĩnh vực Công an, Bảo hiểm xã hội, Chi cục thuế, Kho bạc
thành phố được thực hiện tại Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố.
Thành phố đã phối hợp với Ban quản lý điều hành Dự án xây dựng chính
quyền điện tử tỉnh tổ chức các lớp nhận thức về chính quyền điện tử, kỹ năng vận
hành, giải quyết hồ sơ công việc, quản lý văn bản cho các cán bộ, công chức, viên
chức các phòng, ban, ngành thành phố.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tập huấn về chính quyền điện tử
cho các đối tượng gồm: Bí thư chi bộ khu, thôn; Trưởng khu, thôn; Tổ trưởng, xóm
trưởng; Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội
nông dân, Bí thư đoàn thanh niên các thôn, khu tại các xã, phường được 04 đợt với
hơn 1000 học viên.Đã phát 980 tờ gấp, 695 sổ tay giới thiệu về chính quyền điện tử
cho các phòng, ban, ngành Thành phố, UBND các xã, phường, các đoàn thể chính
trị và trưởng thôn, khu trên địa bàn Thành phố; Tổ chức 4 buổi tuyên truyền, phổ
biến về chính quyền điện tử, quy mô hoạt động, cách thức vận hành của Trung tâm
phục vụ hành chính công tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và công chức xã,
phường, cán bộ thôn khu, đoàn thể biết và dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu.
Thành phố đã triển khai các phần mềm dùng chung trong toàn thành phố; hệ
thống quản lý văn bản điều hành công việc; triển khai số hóa dữ liệu. Xây dựng ứng
dụng phần mềm sơ sở quản lý dữ liệu đất đai VILIS; Chi cục thuế Uông Bí triển
khai thực hiện kê khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp; Ứng dụng CNTT trong
việc quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước. phần mềm quản lý tài sản của
ngành Tài chính giữa các cơ quan Nhà nước. Phần mềm kế toán, phần mềm quản lý
đối tượng chính sách của phòng Lao động TB&XH, phần mềm hộ khẩu hộ tịch của
phòng Tư pháp...
Kết quả thực hiện CNTT tại các cơ quan Đảng đã góp phần đưa ứng dụng
CNTT vào hệ thống, nề nếp và khai thác có hiệu quả bước đầu. Đã xây dựng và
khai thác các cơ sở dữ liệu và các phần mềm dùng chung cho các cơ quan Đảng, từ
tỉnh đến các huyện, thị uỷ, các cấp uỷ Đảng. Cụ thể như:
43
- Hệ thống Chính quyền điện tử liên thông từ cấp Tỉnh đến xã, phường. Số hóa
toàn bộ các văn bản chính quy, tiến tới giảm thiểu tối đa sử dụng văn bản, tài liệu
giấy.
- Là Thành phố trực thuộc Tỉnh đi đầu trong triển khai hệ thống hành chính
công, dịch vụ công tiến tới nhận, trả hồ sơ công việc, văn bản thông qua hệ thống
internet băng thông tốc độ cao.
- Các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
các cơ quan nhà nước được triển khai và đạt kết quả tốt. Các phần mềm ứng dụng
phổ biến là: Điều hành tác nghiệp, quản lý văn bản, quản lý kế toán, quản lý nhân
sự, quản lý dân cư, quản lý y tế cơ sở,...
- Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của Thành phố hoạt động khá
hiệu quả. Số lượt người truy cập trên cổng ngày càng tăng nhanh, nội dung ngày
càng phong phú. 100% dịch vụ hành chính công của thanh phố và các xã, phường
được đưa lên hệ thống mức độ 3,4 trở lên. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến
của thành phố với 12 điểm cầu hội nghị phục vụ các phiên họp giao ban, hội nghị
quán triệt Nghị quyết Trung ương, hội thảo, tập huấn giữa tỉnh với Thành phố, từ
thành phố với các xã, phường. Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết
nối tới 32 cơ quan, đơn vị, xã, phường phục vụ việc trao đổi lưu thông văn bản giữa
các cơ quan được nhanh chóng, dễ dàng, đảm bảo an toàn, bảo mật.
- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính nhà
nước đã thu được một số kết quả như: Đã thành lập được Trung tâm Hành chính
công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại một cửa điện tử tại các xã, phường,
trong đó các đơn vị triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông xử lý hồ sơ giữa
các phòng, ban (liên thông ngang), triển khai hệ thống 1 cửa điện tử liên thông xử lý
hồ sơ với các đơn vị trực thuộc (liên thông dọc). Việc triển khai hệ thống phần mềm
một cửa điện tử đã rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết hồ sơ của người dân và
doanh nghiệp, tăng hiệu quả làm việc tại các cơ quan.
- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được nâng lên
một bước, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức
được tập huấn sử dụng công nghệ thông tin đạt trên 90%.
44
- Các cơ quan, đơn vị, các xã, phường trên địa bàn thành phố đã tích cực ứng
dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, sử dụng chữ ký số trong
việc trao đổi văn bản điện tử.
- Lịch công tác, theo dõi chương trình làm việc, Gửi nhận văn bản trên mạng,
thư điện tử (thường và mật), xử lý công văn trên mạng, quản lý đơn thư khiếu nại
tố cáo, nhật ký công tác, thông tin phục vụ lãnh đạo.
- Các CSDL Văn kiện Đảng, mục lục hồ sơ lưu trữ Đảng viên.
- Ngoài ra các phần mềm kế toán đảng, thu nộp đảng phí đã được triển khai
đồng bộ tại các ban của Tỉnh Uỷ, các huyện, thành uỷ.
- Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu bản đồ, Cơ sở dữ liệu đất
đai, cơ sở dữ liệu các nguồn phát thải và bảo vệ môi trường, cơ sở dữ liệu về du
lich, bảo hiểm xã hộivv
- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai tới 11/11 xã, Công
tác bảo mật tại được giao lại cho phòng Văn Hóa thông tin phối hợp với phòng Nội
Vụ của UBND thành phố phụ trách và được củng cố bằng hệ thống 02 thiết bị
tường lửa Fortinet Fortigate A300, 01 thiết bị chống thư rác Fortinet FortiMail
400B.
Nhìn chung việc sử dụng, ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo điều
hành, cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp đã được các đơn vị ứng
dụng, sử dụng có hiệu quả. Từng bước hiện đại hóa nền hành chính, tiết kiệm thời
gian, chi phí, nâng cao hiệu quả xử lý công vụ.
Cụ thể như sau:
45
Bảng 2.4. Kết quả ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố Uông Bí 2016 -2017
(Đơn vị tính: Số văn bản)
STT Hiện trạng 2017
6 tháng
năm 2018
Ghi chú
1
Số văn bản đi trên hệ thống
Văn phòng điện tử
67995 38463
Tập trung ở VP
UBND TP
2
Số văn bản đến trên hệ
thống Văn phòng điện tử
76138 86037
Tập trung ở VP
UBND TP
3
Số hộp thư điện tử thường
xuyên sử dụng
115
Đạt 39%
208
Đạt 75%
4
Số tin bài trên trang thông
tin điện tử
4868 6783
Tập trung ở Sở Giáo
dục và đào tạo
5
Số văn bản được xác thực
điện tử
37623 37140
Tập trung ở VP
UBND thành phố
(Nguồn: Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố Uông Bí)
Qua số liệu tổng hợp được nhìn chung các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp
thông tin cho người dân, doanh nghiệp.
Các đơn vị đã tăng cường sử dụng hệ thống Văn phòng điện tử (VPĐT), chữ
ký số, thư điện tử, trang thông tin điện tử trong công việc. Hệ thống VPĐT được
trang bị mở rộng đến 11/11 xã, phường các đơn vị chưa sử dụng hệ thống VPĐT đã
được cấp hộp thư điện tử công vụ để gửi, nhận tài liệu trình UBND tỉnh tại các kỳ
họp; Cấp trên 289 hộp thư điện tử, trong đó thường xuyên sử dụng khoảng trên
75%.
Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử thành viên được cập nhật
thường xuyên các thông tin chung, thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các
cấp; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được các đơn vị quản lý, duy trì tốt
đảm bảo đáp ứng các cuộc họp từ tỉnh đến huyện.
46
Các đơn vị đã ứng dụng có hiệu quả trong xác thực văn bản điện tử, tiết kiệm
thời gian xử lý văn bản trên hệ thống. Tuy nhiên, công tác quản lý thiết bị lưu khóa
bí mật tại các đơn vị chưa quy định rõ trách nhiệm của người quản lý, được quy
định tại Điều 25 của Thông tư 08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ Quốc
phòng quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên
dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử công vụ, trong đó có
khoảng 75% thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc. 100% cơ quan, đơn
vị sử dụng chứng thư số nhằm nâng cao mức độ an toàn, bảo mật thông tin. Hệ
thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai đến 11/11 huyện, thành phố
với 02 đầu cầu tại Văn phòng UBND Thành phố và Thành Ủy thông hoạt động ổn
định, chất lượng hình ảnh âm thanh cơ bản đạt yêu cầu.
Thành phố đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động
thương mại; quảng bá và kinh doanh du lịch; trong phát triển sản xuất nông nghiệp,
phố biến kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho nông dân phục vụ
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
100% các doanh nghiệp có kết nối Internet phục vụ cho công việc. Một số
doanh nghiệp đã có website riêng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tham gia
thương mại điện tử; các doanh nghiệp đã có hoạt động giao dịch mua bán hàng qua
mạng. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động về thương mại điện tử và mức độ
khai thác lợi ích thương mại điện tử (TMĐT) của các doanh nghiệp trên địa bàn
được triển khai tại nhiều doanh nghiệp, các trung tâm mua sắm lớn và hệ thống các
cửa hàng winmart trên địa bàn thành phố.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành sản
xuất kinh doanh, dịch vụ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quan tâm, song
quy mô ứng dụng mới hạn chế ở một số lĩnh vực. Do đó, những phần mềm ứng
dụng chưa mang tính giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp, hỗ trợ khai thác một
cách toàn diện các nguồn lực của doanh nghiệp; do vậy việc phát huy hiệu quả chưa
47
cao, chưa đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, chưa góp phần đắc lực làm tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường và trong quá trình hội nhập.
- Ứng dụng công nghệ thông tin ở các lĩnh vực khác
• Lĩnh vực Y tế:
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế Thành phố trong những năm
gần đây được quan tâm đầu tư tương đối bài bản và gắn liền với việc cải cách hành
chính của ngành Y tế. 100% cán bộ công chức đã được trang bị máy tính, cán bộ,
công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử, thực hiện việc số hóa và gửi/nhận
văn bản thông qua hệ thống thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản và điều
hành tác nghiệp.
Hầu hết các đơn vị y tế trong Thành phố đã ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động quản lý y tế, thực hiện báo cáo chuyên ngành trên phần mềm.
• Lĩnh vực Thuế:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế tại Thành phố uông Bí trong
những năm qua đã được quan tâm, từng bước hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu hoạt
động nghiệp vụ ngày càng đa dạng, phức tạp. Đã trang bị 100% máy tính có kết nối
mạng nội bộ, kết nối internet phục vụ việc khai thác thông tin trên mạng cho cán bộ,
công chức, viên chức. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và
thường xuyên sử dụng trong công việc; Ngành thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu
chuyên ngành, trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong ngành.
Xây dựng và ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện theo
chỉ đạo chung của ngành Thuế trong toàn thành phố, đã thực hiện ứng dụng phần
mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
• Lĩnh vực tài chính ngân hàng
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng luôn được đánh giá là
đi đầu, toàn diện, hiệu quả tốt. Các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã quan tâm
trang bị 100% máy tính cho cán bộ, công chức, viên chức; 100% máy tính được kết
nối vào mạng nội bộ, có kết nối internet; Cán bộ, công chức, viên chức được cấp
hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc, đã xây dựng cơ sở dữ
liệu chuyên ngành, trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong
48
ngành, tỷ lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở khá cao, Số máy tính được triển
khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin đạt trên 95%.
2.2. Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong
cơ quan hành chính nhà nước thành phố Uông Bí
2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chiếm vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mục tiêu chung của đất nước. Số
liệu khảo sát nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại các xã
phường của thành phố Uông Bí như sau:
Bảng 2.5. Nguồn nhân lực về CNTT trong cơ quan quản lý nhà nước cấp xã,
phường
(Đơn vị tính: Người)
STT Tên huyện
Số
đơn vị
Tổng
số CB
(người)
Lập
trình
viên
Tin
văn
phòng
Trình
độ C
Trình
độ B
Trình
độ A
1 Phương Đông 1 21 0 2 2 0 0
2 Phương Nam 1 22 0 2 2 0 0
3 Yên Thanh 1 22 0 2 1 0 1
4 Thanh Sơn 1 22 1 3 2 1 0
5
Thượng Yên
Công
1 22 0 1 1 0 0
6 Điền Công 1 21 0 1 1 0 0
7 Quang Trung 1 21 1 3 3 0 0
8 Trưng Vương 1 20 1 1 0 1 0
9 Bắc Sơn 1 19 0 1 0 1 0
10 Vang Danh 1 21 0 1 1 0 0
11 Nam Khê 1 19 0 1 0 1 0
Tổng 11 230 3 18 13 4 1
Tỷ lệ % 1,48 8,87 6,40 1,97 0.49
(Nguồn: Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố Uông Bí)
49
Bảng 2.6.Nguồn nhân lực về CNTT trong các tổ chức chính trị xã hội
(Đơn vị tính: Người)
STT Tên huyện
Số đơn
vị
Tổng
số CB
Tin văn
phòng
Trình
độ C
Trình
độ B
Trình
độ A
1 Phương Đông 1 6 1 1 0 0
2 Phương Nam 2 13 1 1 0 0
3 Yên Thanh 2 10 1 1 0 0
4 Thanh Sơn 3 23 4 2 2 0
5
Thượng Yên
Công
2 19 2 1 1 0
6 Điền Công 2 17 2 1 0 1
7 Quang Trung 5 40 4 2 2 0
8 Trưng Vương 4 35 3 1 1 1
9 Bắc Sơn 3 18 2 0 1 1
10 Vang Danh 1 9 1 0 1 0
11 Nam Khê 1 7 1 1 0 0
Tổng 26 197 22 11 8 3
Tỷ lệ % 100 11.17 5.58 4.06 1.52
(Nguồn: Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố Uông Bí)
50
Bảng 2.7. Nguồn nhân lực về CNTT trong các đơn vị sự nghiệp
(Đơn vị tính: Người)
STT Tên huyện
Tổng
số CB
Đại học
và cao
hơn
Tin văn
phòng
Trình
độ C
Trình
độ B
Trình
độ A
1 Phương Đông 101 1 6 1 0 5
2 Phương Nam 75 0 3 2 0 1
3 Yên Thanh 127 0 19 0 5 14
4 Thanh Sơn 918 8 201 92 59 50
5
Thượng Yên
Công
72 0 3 0 2 1
6 Điền Công 68 0 17 3 12 2
7 Quang Trung 1159 17 21 12 2 7
8 Trưng Vương 972 7 104 33 7 64
9 Bắc Sơn 90 0 7 2 3 2
10 Vang Danh 78 0 6 2 2 2
11 Nam Khê 85 1 6 0 6 0
Tổng 3745 34 393 147 98 148
Tỷ lệ % 100 0.91 10.49 3.93 2.62 3.95
(Nguồn: Tình hình ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố Uông Bí)
Qua số liệu khảo sát nguồn nhân lực trong các cơ quan đơn vị của Thành phố
cho thấy nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin còn rất ít.
• Số cán bộ được đào tạo về CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp
xã, phường chiếm tỷ lệ 9,13%.
• Số cán bộ được đào tạo về CNTT trong các tổ chức chính trị xã hội chiếm tỷ
lệ 11,17%.
• Số cán bộ được đào tạo về CNTT trong các đơn vị sự nghiệp chiếm tỷ lệ
10,49%.
51
Trong thời gian gần đây,tại các cơ quan nhà nước đã có sự quan tâm của lãnh đạo
các đơn vị trong việc đẩy mạnh ứng dụng, sử dụng và đào tạo, nâng cao trình độ về
CNTT.
• Tại các ban ngành các cán bộ, công chức sử dụng máy tính thường xuyên
trong công việc chiếm tỷ lệ cao trên 90%. Sử dụng thư điện tử và internet
đạt tỷ lệ 70%.
• Tỷ lệ các cán bộ cơ quan địa phương thường xuyên sử dụng máy vi tính
trong công việc khoảng 70%.
→Đội ngũ nhân lực trong cơ quan hành chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_dao_tao_phat_trien_nguon_nhan_luc_cong_ng.pdf