Luận văn Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục biểu đồ x

Phần I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Đặc điểm về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 6

2.1.3 Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và các chính sách của mất cân

bằng giới tính khi sinh 7

2.2 Cơ sở thực tiễn về mất cân bằng giới tính khi sinh 12

2.2.1 Khái quát chung về MCBGTKS ở một số nước trên thế giới 12

2.2.2 Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Trung Quốc 13

2.2.3 Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Ấn Độ 14

2.2.4 Mất cân bằng giới tinh khi sinh ở Việt Nam 15

2.2.5 Một số công trình nghiên cứu về mất cân bằng giới tính của các

quốc gia trên thế giới và Việt Nam 20

pdf104 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và có biểu hiện chênh lệch. Về số trẻ trai nhiều hơn số trẻ gái trong những năm gần đây, ý kiến thành viên nhóm thảo luận tại xã Thăng Long, huyện Kinh Môn cho rằng: “Phong tục, tập quán, quan niệm của người dân từ trước đến nay luôn mong có con trai khi sinh con. Nhất là khi khoa học và kỹ thuật ngày càng phát triển, trình độ người dân ngày càng cao, kinh tế phát triển, kết hợp việc thực hiện chính sách dân số gia đình một hoặc hai con, nên nhiều cặp vợ chồng đã có nhu cầu, mong muốn sinh con trai ngay từ lần sinh đầu tiên” 4.1.3 Tình hình MCBGT khi sinh ở các hộ điều tra a) Khái quát chung tình hình các hộ điều tra Kết quả điều tra cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu trong nhóm tuổi từ 25 đến 34 tuổi chiếm 61,5% đến 63,5%; độ tuổi của người vợ nhóm tuổi từ nhóm dưới 25 tuổi và trên 35 tuổi cùng ngang nhau và cùng chiếm khoảng 18%. Trong khi đó đội tuổi của chồng có sự khác ở nhóm trên 35 tuổi là 33,7% trong khi nhóm dưới 25 tuổi chỉ ở mức 5%. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Bảng 4.5. Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra Chỉ tiêu Xã Thăng Long Xã Thượng Quận Thị trấn Kinh Môn 1/ Tuổi TB của chủ hộ (Tuổi) 28 32 31 2/ Số nhân khẩu/hộ (Người) 5 4 4 3/ Số lao động/hộ (Người) 4 2 2 4/ Trình độ văn hóa của chủ hộ (Người) -Cấp 1 5 3 2 -Cấp 2 8 6 10 -Cấp 3 26 20 23 -TC, CĐ, ĐH 11 21 15 5/ Điều kiện thu nhập (Hộ) - Khá 17 17 17 - TB 17 17 17 - Thấp 16 16 16 Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Phần lớn đối tượng được phỏng vấn có trình độ học vấn Phổ thông trung học (Chồng: 37,0% và vợ: 36,3%). Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Biểu đồ 4.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Đối tượng có trình độ Tiểu học chiếm tỷ lệ thấp dưới 4%. Đối tượng có trình độ từ Trung cấp chiếm tỷ cao chồng 22,7%, vợ 19,7%; tuy nhiên trình độ Cao đẳng - Đại học vợ chiếm 18%, trong khi chồng chỉ có 12,5%; tuy nhiên trình độ trên Đại học vợ không có, còn chồng có 02 trường hợp chiếm 0,5%. Không có đối tượng nào là không biết chữ. b) Tình hình MCBGT khi sinh ở các hộ điều tra (Sinh từ 1/6/2013 đến 1/6/2014) Bảng 4.6. Tình hình MCBGT khi sinh tại các xã điều tra Chỉ tiêu Xã Thăng Long Xã Thượng Quận Thị trấn Kinh Môn 1/Số hộ điều tra 50 50 50 2/ Số trẻ em/hộ 2,68 2,64 2,98 3/ Tổng số trẻ em nam 76 80 89 4/ Tổng số trẻ em nữ 58 52 60 5/Tỷ số giới tính (5)=(3)/(4) 1,31 1,54 1,48 Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Qua phỏng vấn điều tra các hộ dân cho thấy, nhiều gia đình do chưa có con trai nên quyết định sinh thêm con thứ 3, 4 với hy vọng có được con trai, dẫn đến số trẻ em trung bình mỗi hộ của 3 xã điều tra đều lớn hơn 2, điều này cũng chứng tỏ công tác tuyên truyền về dân số và kế hoạch hóa gia đình của địa phương chưa được thực hiện tốt. Xét về giới tính của trẻ em thì cả 3 xã điều tra đều có số lượng bé trai nhiều hơn bé gái dẫn đến tỷ số giới tính khi sinh đều lớn hơn 1, trong đó xã Thượng Quận có tỷ lệ giới tính cao nhất là 1,54. Nguyên nhân là do phần lớn các gia đình có con gái đều sinh đến khi đạt được mục đích con trai thì mới thôi, một số gia đình tuy có con trai đầu lòng rồi nhưng vẫn muốn sinh tiếp, tuy nhiên với những gia đình đã có con trai đầu lòng thì tâm lý ở những lần sinh sau sẽ thoải mái hơn, có thể chấp nhận sinh con gái. 4.2 Các hoạt động đã được triển khai nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGT khi sinh ở huyện Kinh Môn 4.2.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số. Tại huyện Kinh Môn, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 luật về dân số đã được tiến hành thường xuyên, đồng bộ dưới nhiều hình thức. Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp đã tích cực phối hợp với MTTQ, ban, ngành, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng cùng cấp tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục về dân số. Đặc biệt vai trò nòng cốt là đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố trong công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng chấp hành chính sách dân số thông qua các buổi họp thôn, họp nhóm, sinh hoạt các chi hội, tổ phụ nữ, nông dân, câu lạc bộ... và vận động tại hộ gia đình. Các sở, ban, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình thường xuyên lồng ghép công tác dân số vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền pháp luật về dân số nói chung và các hệ lụy của MCBGTKS nói riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng do ngành quản lý; chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các hoạt động truyền thông đến đối tượng có hiệu quả, đã huy động được đông đảo các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia tuyên truyền, thực hiện pháp luật về dân số. Đưa nội dung Pháp lệnh Dân số vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành, cơ quan, đơn vị. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong huyện đã tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chính sách dân sô - KHHGĐ và các văn bản pháp luật có liên quan thông qua nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, hội thi, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và đặc biệt là thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ. Sau nhiều năm liên tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, nhận thức của người dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Đa số nhân dân đã chấp nhận mô hình gia đình ít con. a) Đề án Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh Tăng cường cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo qui luật tự nhiên. Bảng 4.7. Công tác kiểm tra ở các cơ sở siêu âm và nạo phá thai Nội Dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lần kiểm tra/ năm 01 01 01 01 Số cơ sở được kiểm tra 05 05 05 05 Số cơ sở vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Số cơ sở bị phạt - - - - Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Trung tâm Dân số huyện Kinh Môn phối hợp với Phòng Y tế và Trung tâm Y tế đi kiểm tra các cơ sở siêu âm và nạo phá thai.Hiện nay có 05 đơn vị: Phòng khám Bảo An, Phòng khám an Sơn, BVĐK huyện Kinh Môn, BVĐK Nhị Chiểu huyện Kinh Môn, Trung tâm Y tế huyện Kinh Môn đều chưa phát hiện thấy cơ sở nào vi phạm. Bảng 4.8. Kiểm tra cơ sở kinh doanh sách báo phát hành sách, ấn phẩm có nội dung tuyên truyền về giới tính Nội Dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lần kiểm tra/ năm 01 01 01 01 Số cơ sở được kiểm tra 08 08 08 08 Số cơ sở vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Không vi phạm Số cơ sở bị phạt - - - - Nguồn: Số liệu điều tra, 2014 Từ kết quả cho thấy Trung tâm Dân số huyện Kinh Môn phối hợp với Phòng Y tế và Phòng văn hoá Thông tin đi kiểm tra 8 cơ sở kinh doanh sách báo phát hành sách, ấn phẩm có nội dung tuyên truyền về giới tính: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Cơ sở kinh doanh sách báo: Lê Hồng Nhật, thônTrại danh, xã Duy Tân huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Lê Hồng Nhật, thônTrại danh, xã Duy Tân huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Vũ Thị Hợp, Khu 2 Thị trấn Phú Thứ huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Nguyễn Thị Bốn, Khu 2 Thị trấn Phú Thứ huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Bùi Văn Tuấn, Thị tứ Thất Hùng huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Nguyễn Văn Kết, Đội 10 thôn Tây Sơn, xã Hiệp An huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Trần Thị Định, Đội 10 thôn Tây Sơn, xã Hiệp An huyện Kinh Môn; Cơ sở kinh doanh sách báo: Nguyễn Thị Lan, thôn La Xá, xã Thượng Quận huyện Kinh Môn; Hiệu sách nhân dân thị trấn Kinh Môn huyện Kinh Môn đều chưa phát hiện thấy cơ sở nào vi phạm. Triển khai tại 100% xã, thị trấn. Tổ chức nói chuyện chuyên đề 50 buổi với sự tham gia 4.600 người. Tuyên truyền trên Đài phát thanh của huyện và xã viết 108 tin bài, phát thanh 408 lượt. Sản xuất và phát sóng các chuyên đề giới tính khi sinh trên đài phát thanh truyền hình và trên báo tỉnh; Sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình được 50 buổi với sự tham gia 1.860 người. Nội dung tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hậu quả và các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Cung cấp thông tin cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, của tỉnh, huyện, xã và tổ chức xã hội các cấp. Tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh cho cộng tác viên dân số; cán bộ dân số; Y tế thôn đội và cán bộ tư Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 pháp xã. Hội thảo cung cấp thông tin về giới tính khi sinh với phóng viên báo, đài tỉnh, huyện; hội thảo về vai trò và phương thức lồng ghép tuyên truyền về giới tính khi sinh với các hoạt động thường xuyên của ban, ngành, đoàn thể tỉnh.; biên soạn, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông. Xây dựng mới một số cụm panô tuyên truyền về giới tính khi sinh tại nơi tập trung đông dân cư của tỉnh; Tổ chức cung cấp thông tin cho nam/ nữ thanh niên đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã. b) Công tác truyền thông Các hoạt động truyền thông thường xuyên: luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. Đài Phát thanh huyện và các xã, thị trấn đưa 108 tin bài phát thanh 312 lượt, với chủ đề tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân số - KHHGĐ, đặc biệt tuyên truyền về Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh Dân số, tình hình dân số hiện nay. Tư vấn trực tiếp nhóm nhỏ tại cộng đồng, lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng cho hàng trăm lượt đối tượng. Sinh hoạt Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên được 20 buổi với sự tham gia 1.580 người. Tổ chức phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương nói chuyện chuyên đề được 50 buổi, với sự tham gia trên 5.250 người, gồm các đồng chí là lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Truyền thông tăng cường: Tổ chức chiến dịch truyền thông vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Kiểm tra, giám sát 100% xã, thị trấn triển khai chiến dịch, treo 27 băng rôn khẩu hiệu tại các điểm dịch vụ, khu tập trung đông dân, trục giao thông chính. Phát 8.726 tờ rơi tuyên truyền về SKSS vị thành niên, mất cân bằng giới khi sinh... Tổ chức Liên hoan tuyên truyên viên dân số cấp xã và cấp huyện đó tạo một sõn chơi đa dạng, đa năng về kiến thức và kỹ năng cho cỏn bộ Dân số - KHHGĐ và Cộng tác viên dân số cơ sở có thêm nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, góp phần vào việc vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ. Truyền thông tăng cường đối tượng khó tiếp cận triển khai tại 15 xã, thị trấn có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 đông người di cư, người lao động nhập cư tại các nhà máy, công ty, doanh nghiệp thông qua các hình thức tuyên truyền vận động và cung cấp PTTT. 4.2.2 Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại địa phương Đứng trước thực trạng MCBGTKS đang diễn ra ở địa phương, nhận thức được nguy cơ và hệ lụy MCBGT; trong thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực thi chính sách về lựa chọn giới tính thai nhi tại địa phương. STT Ngày/tháng Số VB Loại văn bản Nội dung văn bản Nơi ban hành 1 22/10/2008 657/SYT- DSKHHGĐ Công văn Thực hiện một số giải pháp can thiệp, hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh Sở Y tế Hải Dương 2 01/01/2012 01/QĐ-UBND Quyết định Chỉ tiêu giảm sinh và chỉ tiêu về số người sử dụng các biện pháp tránh thai mới năm 2012 UBND huyện Kinh Môn 3 02/01/2012 02/QĐ-UBND Quyết định Thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ năm 2012 UBND huyện Kinh Môn 4 16/8/2012 14/CT-UBND Chỉ Thị Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác dân số - KHHGĐ UBND huyện Kinh Môn 5 24/9/2012 18/KH-UBND Kế hoạch Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam của huyện Kinh Môn giai đoạn 2011-2015 UBND huyện Kinh Môn 6 24/9/2012 19/KH-UBND Kế hoạch Kế hoạch truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về UBND huyện Kinh Môn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 dân số - KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 7 10/02/2012 186-TB/HU Công văn Ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ về đẩy mạnh thực hiện công tác dân số - KHHGĐ UBND huyện Kinh Môn Chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai nhiệm vụ năm 2012. Tổ chức đăng ký thực hiện 26 thôn, phố, khu dân cư không sinh con thứ 3 trở lên. Xây dựng chương trình phối kết hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể (phòng Văn hoá - Thông tin, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Đài phát thanh huyện) về thực hiện công tác dân số - KHHGĐ giai đoạn 2012- 2015. Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ngành liên quan và các xã, thị trấn, đảm bảo công khai nguồn lực, các chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số - KHHGĐ, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện. Chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc triển khai và thực hiện chiến dịch của các xã, thị trấn. Đợt I thực hiện từ tháng 3/2012 đến 30/4/2012 tại 10 xã, thị trấn (Hiệp An, Minh Hòa, thị trấn Kinh Môn, An Phụ, Thăng Long, Quang Trung, An Sinh, Thái Sơn, Hoành Sơn, Duy Tân), đợt II thực hiện từ 01/9 đến 30/9/2012 tại 10 xã, thị trấn đã triển khai chiến dịch đợt I nhưng chưa hoàn thành chỉ tiêu và 2 xã từ nguồn chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số - KHHGĐ (xã Thượng Quận, xã Lạc Long). Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện cung cấp các gói dịch vụ chiến dịch thuận tiện, an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của đối tượng. Phối hợp với Tổng cục Dân số - KHHGĐ và Trung tâm Y tế huyện khám lại cho đối tượng cấy tránh thai Syno II sau 1 năm thử nghiệm. Song song với công tác phổ biến quy định của pháp luật về dân số nói chung và cấm lựa chọn GTTN nói riêng; hàng năm, các sở, ngành liên quan đã tổ chức thanh, kiểm tra việc thực thi pháp luật về cấm lựa chọn GTTN tại các cơ sở y tế công lập và tư Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_giam_thieu_mat_can_bang_gioi_tinh_khi_sin.pdf
Tài liệu liên quan