LỜI CẢM ƠN .i
LỜI CAM ĐOAN .ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .v
A. DANH MỤC HÌNH VẼ .vi
B. DANH MỤC BẢNG BIỂU .vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi
MỞ ĐẦU .viii
1. Lý do chọn đề tài : .viii
2. Mục đích nghiên cứu .viii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : .viii
4. Phương pháp nghiên cứu .ix
5. Những đóng góp của luận văn: .ix
6. Kết cấu của luận văn .ix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.1
1.1 Rủi ro tín dụng của NHTM . 1
1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM . 1
1.1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM . 7
1.2 Hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM . 13
1.2.1. Khái niệm hạn chế RRTD của NHTM .13
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ hạn chế RRTD của NHTM .13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM . 15
1.3.1 Nhân tố chủ quan .15
1.3.2 Nhân tố khách quan .22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH PHÚ THỌ 25
143 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long (mhb) - Chi nhánh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên thực hiện : Bùi Văn Đại
42
Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm có chiều hướng
tăng hơn so trung hạn qua các năm, Cơ cấu doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp thay
đổi qua từng năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. 8: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp 2009-2012
Đơn vị : Tỷ đồng
Cho
vay
Thu
nợ Dư nợ
Cho
vay Thu nợ Dư nợ
Cho
vay
Thu
nợ Dư nợ
2009 53 47 21 1540 1482 145 890 826 249 415 2483
% so tổng
DS 2,13 62,02 35,84
2010 65 60 26 2261 2198 208 1306 1269 286 520 3632
% so tổng
DS 1,79 62,25 35,96
2011 43 49 20 3169 3069 308 1583 1542 328 655 4795
% so tổng
DS 0,9 66,09 33,01
2012 35 40 14 5712 5644 376 2018 2026 320 710 7765
% so tổng
DS 0,45 73,56 25,99 100
Năm
Tổng
DS cho
vay
Tổng
dư nợ
DNNN DNNQD Tu nhân
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 5 năm của MHB Phú Thọ)
Qua bảng trên cho thấy doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chiều
hướng tăng hơn các loại hình khác qua các năm, năm 2012 doanh số cho vay doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chiếm 73,56 % trong tổng doanh số cho vay.
* Thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Bảng sau cho thấy thu nhập từ hoạt động TD có chiều hướng tăng dần qua các năm:
Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng 2009-2012
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1 Tổng TN 63,159 92,859 128,554 130,226
2 Thu lãi cho vay 62,5 91,6 127,3 129
3
%Thu nhập từ hoạt động tín
dụng trên tổng thu nhập 98,9566 98,6442 99,02453 99,05856
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 5 năm của MHB Phú Thọ)
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
43
Bảng trên cho thấy năm 2012 thu nhập từ hoạt động TD chiếm 99,058% trong tổng thu nhập
Với tất cả những nỗ lực kể trên, Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc hạn chế tăng NQH,
đạt được mức lợi nhuận cao ở tóp đầu trong hệ thống, Có thể nói đây là một kết quả thể hiện
sự cố gắng của Chi nhánh cũng như ngân hàng MHB trong tiến trình tiến tới một ngân hàng
hiện đại.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà
Đồng bằng Sông Cửu Long - chi nhánh Phú Thọ :
Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, hiệu quả đạt được và rủi ro luôn luôn song hành
với nhau, một vấn đề đặt ra là làm sao để đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong khi rủi ro
gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất. Đây là một điều không dễ dàng thực hiện được đặc biệt
là rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng MHB Phú Thọ bao gồm cả những yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài cụ thể như sau:
2.3.1 Các nhân tố bên trong :
2.3.1.1 Chính sách tín dụng, phân loại nợ đã ban hành
Chính sách TD của MHB Phú Thọ được xây dựng thực thi theo những nội dung:
- Việc xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay của MHB Phú Thọ căn cứ vào:
+ Các chính sách, chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với nền kinh tế.
+ Mục tiêu chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
+ Các đặc điểm thế mạnh, hạn chế và nguồn lực hiện có của MHB về vốn, cơ sở vật
chất, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên MHB.
- MHB Phú Thọ xem xét, quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai
đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí: theo ngành, theo đối tượng khách hàng
(khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, hộ gia đình,.), theo thể loại tín dụng (ngắn
hạn, trung hạn, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng).
- MHB Phú Thọ tuân thủ các giới hạn tín dụng:
+ Tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản.
+ Giới hạn TD đối với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan.
+ Danh mục các ngành nghề, lĩnh vực hạn chế cho vay.
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
44
- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng: Hiện được thực hiện theo quyết định
457/2005/QĐ-NHNN, đến tháng 10/2010 sẽ được thực hiện theo thông tư số 13/2010/TT-
NHNN ngày 20/5/2010.
- Xây dụng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng.
Chính sách khách hàng của MHB Phú Thọ được xây dựng trên hệ thống chấm điểm xếp
hạng tín dụng khách hàng (dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính) theo quyết định số
62/QĐ-NHN ngày 22/9/2008 của hội đồng quản trị MHB. Căn cứ kết quả xếp hạng khách
hàng, chi nhánh có chính sách cụ thể áp dụng với từng khách hàng là tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân vay vốn, bao gồm: Chính sách về lãi suất tiền vay, các điều kiện vay vốn, các
dịch vụ hỗ trợ kèm theo.
Bộ phận chấm điểm: Người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là cán
bộ QLRR chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng .
Các loại hạng doanh nghiệp: Xếp theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao là AAA, AA, A,
BBB, BB, B, CCC, CC,C, D
Kết quả xếp hạng tín dụng được sử dụng cho các mục đích: Xác định giới hạn tín dụng;
Quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay và xác định yêu
cầu về tài sản bảo đảm; Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay;
Quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro.
2.3.1.2 Quy trình tín dụng theo quy trình chuẩn đã ban hành :
Quy trình tín dụng được coi như kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại, trong thời gian vừa qua nợ quá hạn phát sinh cao qua các năm, nguyên nhân là do
không thực hiện đúng quy trình tín dụng, để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng có thể sảy ra,
nhằm an toàn và lành mạnh cho hệ thống thì Giải pháp này được coi là giải pháp thường trực
trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ
khách hàng mà bỏ qua bất cứ một khâu nào. Hiện tại Chi nhánh đang áp dụng quy trình tín
dụng theo Quyết định số 76/QĐ-NHN của MHB. Cụ thể như sau :
Bước 1 - Sơ tuyển đánh giá :
* Tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn cán bộ kinh doanh tiếp xúc với khách hàng, phỏng
vấn trao đổi , nắm bắt thông tin ban đầu , đồng thời đánh giá sơ bộ để lựa chọn ra những khách
hàng có uy tín quan hệ tín dụng tốt hay không, cụ thể cần phải xem xét :
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
45
+ Khách hàng ở đâu, khách hàng làm gì?đã quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng nào
chưa? gửi tiền hoặc sử dụng dịch vụ gì tại MHB hay chưa?
+ Khách hàng có nhu cầu tín dụng bao nhiêu? Nhu cầu đó của khách hàng có nghiêm
túc và thực tế không? Trong thời hạn bao lâu ? Hoặc có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ gì
của MHB kèm theo hay không?
+ Tình hình tài chính, kinh doanh, nguồn thu nhập, kinh nghiệm và cả uy tín của khách
hàng trên thị trường, phương án trả nợ cụ thể của khách hàng như thế nào?
+ Biện pháp đảm bảo tiền vay cụ thể là gì? Xem bản chính chứng nhận quyền sở hữu tài
sản và đề xuất gặp trực tiếp cụ thể với chủ sở hữu tài sản để trao đổi, phỏng vấn xem họ có
đồng ý thế chấp tài sản đó hay không?
+ Khách hàng có đáp ứng được các điều kiện vay vốn của MHB hay không?
Đồng thời CBKD cũng phải tư vấn cho khách hàng về :
+ Điều kiện cho vay của MHB là gì? Như phải có phương án dự án khả thi, nguồn thu
nhập đảm bảo trả nợ trong quá trình vay, phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, có tài sản đảm
bảo theo quy định..,
* Theo dõi tiếp nhận thu thập thông tin khách hàng và xử lý hồ sơ vay vốn :
Kiểm trả đầy đủ thông tin trong các hồ sơ, tài liệu của khách hàng cung cấp đồng thời làm rõ
các thông tin đó để yêu cầu, hưỡng dẫn khách hàng bổ sung cung cấp cho đầy đủ, phù hợp
- Nội dung của việc chuẩn bị cho báo cáo đề xuất TD cần phải lưu ý đến:
• Các thông tin liên quan đến khách hàng
• Các thông tin liên quan đến nội dung đề xuất
• Các lợi ích MHB nhận được khi cấp tín dụng cho khách hàng
• Các chính sách áp dụng với khách hàng
=> Kết luận: Khả năng thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng ? Các loại sản phẩm tín
dụng cụ thể cung ứng đến khách hàng? Giá sản phẩm?
Bước 2 - Thẩm định tín dụng.
Căn cứ vào các tài liệu mà khách hàng cung cấp và thông tin thu thập được đối tượng
khách hàng vay là cá nhân, doanh nghiệp hay định chế tài chính, số tiền đề nghị vay và bảo
lãnh, phương thức cho vay, loại sản phẩm mà khách hàng đề nghị cung cấp, CBKD tiến hành
lập báo cáo thẩm định theo hưỡng dẫn cụ thể cho từng loại đối tượng và từng loại sản phẩm cụ
thể theo các nội dung sau :
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
46
+ Uy tín và năng lực quản trị của khách hàng :
Mục tiêu thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất các rủi ro do nguyên nhân chủ quan mà khách hàng gây nên như rủi ro về thiếu năng
lực, trình độ, kinh nghiệm và khả năng thích ứng với thị trường, phát hiện những hiện tượng
lừa đảo ngay từ ban đầu của những khách hàng thiếu trung thực, ghi nhận tính cách và uy tín
của khách hàng như thực hiện đúng các cam kết của ngân hàng, và có chữ tín đối với đối tác,
bạn bè, người thân, tính cách và nhân cách của khách hàng thể hiện qua tính trung thực,
phẩm chất đạo đức, lối sống đối với bạn bè, người thân, láng giềng, xã hội, ngoài ra đạo đức
kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của khách hàng.
+ Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác : xem xét số tiền vay là bao
nhiêu, mục đích vay để làm gì?Lịch sử có nợ quá hạn, nợ cần chú ý trong vòng năm năm trở
lại đây hay không?
+ Khả năng tài chính hay thu nhập của khách hàng :
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá khả năng độc lập tự chủ tài chính trong
kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay, cơ sở đánh giá là báo cáo tài
chính của khách hàng gửi,
+ Tình hình sản xuất kinh doanh và phương án/dự án cấp tín dụng
Đối với khách hàng là cá nhân cần xem xét hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng,
tham khảo sổ mua bán hàng, hóa đơn, đơn đặt hàng, hợp đồng gia công, các biên lai nộp
thuế, hóa đơn tiền điện, điện thoại, tiền nước, tiền bán chịu, tiền nợ người bán, để ước lượng
chi phí, doanh thu, sau đó cân đối xem xét ước lượng lợi nhuận trung bình của khách hàng
có thể thu được, đồng thời đánh giá phương án có khả thi hay không?
Đối với khách hàng là các tổ chức : CBKD căn cứ vào sổ sách kế toán , căn cứ vào báo
cáo tài chính, thu thập các thông tin khác để phân tích tình hình kinh doanh của khách hàng
+ Thực hiện đánh giá, chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định : Chấm điểm
khách hàng dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính mà CBKD thu thập được
từ khách hàng, chấm điểm khách hàng là cơ sở để ra quyết định cho vay và phân loại khách
hàng vay để có chính sách cho vay phù hợp.
+ Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay : Các biện pháp đảm bảo tiền vay nhu cầm
cố, thế chấp, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, thế chấp tài sản của bên thứ ba, xem xét
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
47
loại tài sản đảm bảo tiền vay; quy cách, chủng loại, vị trí, số lượng, chất lượng, tính khả mại,
tính pháp lý.
+ Kết luận và đưa ra đề xuất, kiến nghị : Như yếu tố pháp lý, quan hệ tín dụng, tình hình tài
chính, hiệu quả của phương án, dự án, tài sản đảm bảo, ý kiến kiến nghị bao gồm nội dung đề
xuất như số tiền cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay và giải ngân, lãi suất cho vay,
phương thức trả nợ, tài sản đảm bảo, sau đó trình lãnh đạo phòng kinh doanh ký.
- Lập báo cáo đánh giá rủi ro : Đây là bước thẩm định rủi ro toàn diện và chi tiết do
phòng Quản lý rủi ro thực hiện.
- Nội dung báo cáo thẩm định rủi ro:
• Đánh giá về mặt pháp lý phương án và dự án của khách hàng
• Đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng kể cả người bảo lãnh hoặc người có
liên quan đến việc trả thay cho khách hàng..
• Đánh giá về tài sản đảm bảo, có đấy đủ tính pháp lý hay không, tài sản có tính khả mại
cao hay thấp, tài sản đảm bảo có đủ đảm bảo cho khoản vay hay không?
• Đánh giá rủi ro ngành nghề/ mặt hàng
• Đánh giá năng lực tài chính/ phi tài chính
=>Kết luận: Có đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng? Điều kiện cấp tín dụng?
Hình 2.10 : Quy trình thẩm định rủi ro
Bước 3 – Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng
- Cơ sở phê duyệt: Cán bộ kinh doanh lập Báo cáo thẩm định khách hàng đề xuất tín
dụng và báo cáo thẩm định rủi ro có đầy đủ chữ ký theo quy định hay không?
- Thẩm quyền phê duyêt : Theo phân cấp của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ. Khoản
tín dụng được coi là phê duyệt khi (một trong hai trường hợp) sau:
Nhận và kiểm
tra tính đầy đủ
của hồ sơ
Phù hợp với
chính sách, qui
định TD hiện
hành
Cho điểm TD
và phân loại
khách hàng
Thẩm định
chi tiết
Trình trưởng
phòng Phòng
QLRR ký
Thông báo
kết quả
thẩm định
Lập báo cáo
thẩm định
rủi ro
Trình
Giám đốc
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
48
• Có đầy đủ đồng thời chữ ký của cán bộ kinh doanh, trưởng phòng Kinh doanh, báo
cáo thẩm định rủi ro của phòng Quản lý rủi ro (tuỳ theo mức phán quyết mà cán bộ hoặc
trưởng phòng Quản lý rủi ro ký) và lãnh đạo cấp thẩm quyền.
• Có chữ ký của CBKD, lãnh đạo phòng Kinh doanh (tuỳ theo mức phán quyết mà có
chữ ký của các cấp phòng Quản lý rủi ro hay không) và UBTD.
• Tùy theo mức phán quyết thành phần của UBTD có thêm cả phòng nguồn vốn.
Hình 2.11 : Quy trình phê duyệt tín dụng tại chi nhánh
Bước 4 - Thủ tục hồ sơ và giải ngân.
- Thủ tục hồ sơ và ký kết hợp đồng tín dụng.
• Khi khoản vay được Lãnh đạo cấp thẩm quyền phê duyệt, CBKD thương lượng với
khách hàng về các điều kiện cho vay, bổ xung các hồ sơ theo yêu cầu.
• CBKD cùng CBHT chuẩn bị soạn thảo hợp đồng tín dụng, HĐBĐ tiền vay...
cùng khách hàng hoàn tất thủ tục công chứng tài sản đảm bảo tiền vay.
• Trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng: Cán bộ hỗ trợ kinh doanh.
• Chữ ký người đại diện ngân hàng trên hợp đồng: Lãnh đạo cấp thẩm quyền.
- Giải ngân.
• Chứng từ để trình giải ngân: Là những căn cứ cho mục đích sử dụng tiền vay của
khách hàng như hợp đồng mua bán, bảng kê chi tiết kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm
thu, hóa đơn chứng từ thanh toán có yêu cầu bản gốc hoặc yêu cầu khách hàng liệt kê chi
tiết doanh mục và chịu trách nhiệm về tính trung thực của bảng kê đó; chứng từ do ngân
hàng lập là ủy nhiệm chi.
Lãnh đạo PKD
(ghi ý kiến đề
xuất)
CBQLRR
(lập báo cáo
đánh giá rủi ro)
Lãnh đạo
P.QLRR
(ghi ý kiến
đánh giá)
Lãnh đạo
P.NV(ghi ý
kiến đánh giá)
Giám đốc chi
nhánh phê
duyệt
UBTD họp phê
duyệt
CBKD
(Lập báo cáo
thẩm định)
(hoặc)
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
49
• Trình duyệt giải ngân: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp hợp lệ của các chứng từ
để giải ngân, thì CBKD lập tờ trình giải ngân chuyển lãnh đạo phòng Kinh doanh và giám đốc ký
phê duyệt.
• Chuyển giao hồ sơ : sau khi được phê duyệt giải ngân CBKD phô tô lại toàn bộ hồ sơ cấp
tín dụng để theo giõi khoản vay và quản lý khách hàng.
• Nhập dữ liệu:
+ Cơ sở ghi nhập dữ liệu: Thông tin tác nghiệp do CBKD và CBRR lập cùng các tài liệu và
hồ sơ đính kèm.
+ Chịu trách nhiệm ghi nhập dữ liệu: Cán bộ hỗ trợ kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra dữ liệu: Lãnh đạo cấp thẩm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng.
+ Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ: Cán bộ hỗ trợ.
Bước 5 - Quản lý danh mục, giám sát khoản tín dụng đã cấp.
- CBKD chịu trách nhiệm quản lý danh mục và giám sát khoản tín dụng đã cấp kể từ khi
giải ngân cho đến khi thanh lý hợp đồng. Cụ thể: Kiểm tra sử dụng vốn vay theo qui định của
MHB, thường xuyên cập nhật thông tin về dòng tiền của khách hàng, phối hợp cùng CBHT theo
dõi việc trả nợ của khách hàng...phát hiện kịp thời khoản nợ có vấn đề để đề xuất các biện pháp
giải quyết với lãnh đạo...
- Thực hiện kiểm tra:
• Kiểm tra sử dụng vốn vay : Sau khi giải ngân chậm nhất 30 ngày làm việc và khi khách
hàng sử dụng tiền vay CBKD phải kiểm tra thực tế nơi sử dụng vốn vay, thu thập thông tin chứng
từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng đối chiếu với mục đích vay ghi trong hợp
đồng tín dụng của khách hàng nếu khách hàng thông báo là tiền vay chưa được sử dụng, thì
CBKD phải xắp xếp thời gian khác để xác nhận khách hàng đã sử dụng đúng mục đích vay.
• Thường xuyên liên lạc, nắm bắt các nhu cầu về sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của
khách hàng, nhằm đảm bảo rằng việc sản xuất kinh doanh của khách hàng là liên tục, cũng như
không bị đứt quãng, cũng như tiên liệu trước những rủi ro có khả năng sảy ra, sớm có biện pháp xử
lý phù hợp; liên hệ với khách hàng trước ngày đến hạn chậm nhất khoảng 5 ngày làm việc để nhắc
nhở khách hàng trả nợ đúng hạn và đủ thời gian để có thể thống nhất với khách hàng một ngày trả
nợ khác.
• Định ký ít nhất 3 tháng/lần đối với khoản vay ngắn hạn; 6 tháng/lần đối với khoản vay
trung và dài hạn; CBKD phải thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, tình hình tài chính của
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
50
khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ, tình hình tài sản đảm bảo. Nếu có thông tin nghi ngờ rằng
khách hàng sẽ có một số thay đổi liên quan đến phương án/dự án thì phải tiến hành kiểm tra đột
xuất ngay. Trong trường hợp khách hàng chậm trả nợ trong vòng tối đa 10 ngày thì CBKD phải
đến thăm khách hàng để tìm hiểu lý do tại sao để có biện pháp hỗ trợ và xử lý kịp thời.
• CBKD chịu trách nhiệm thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn trong doanh mục do
mình quản lý. Bất kỳ khoản nợ đến hạn nào cũng phải được thu hồi trước ngày đáo hạn của lần trả
nợ tiếp theo vì khách hàng rất khó có thể trả nợ hai kỳ cùng một lúc hoặc cũng không thể trả nợ
nhiều hơn được.
• CBKD phải phối hợp cùng cán bộ hỗ trợ kinh doanh để theo dõi việc trả nợ gốc, lãi, phí..
của khách hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; CBKD lập thông báo trả
nợ cho khách hàng biết trước ngày trả nợ gốc, lãi, phí..trên hợp đồng tín dụng chậm nhất là 7 ngày
làm việc.
• Thông qua việc thường xuyên theo dõi, giám sát khách hàng, CBKD có thể đưa ra những
ý kiến phản hồi cần thiết đối với tình hình kinh doanh của khách hàng, điều này sẽ giúp khách hàng
không ngừng cải thiện kết quả kinh doanh của mình, và giúp phòng kinh doanh phát triển những
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
• Phối hợp với CBHT chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục để chuẩn bị khởi kiện, phát mãi tài sản, xử lý nợ
bằng các biện pháp như gán nợ, mua bán nợ đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn.
- Nội dụng kiểm tra:
• Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay
• Kiểm tra việc tuân thủ cam kết tại HĐTD
• Kiểm tra tình trạng thực tế của TSĐB, tài sản hình thành bằng vốn vay (có so sánh giá trị
với giá trị cho vay)
• Phát hiện các dấu hiệu bất thường
Bước 6 - Thu nợ, cơ cấu nợ, cho vay bổ sung và kết thúc giao dịch cấp TD.
- Thu nợ : CBHT sẽ tiến hành thu nợ khách hàng khi có giao dịch và theo dõi các khoản nợ
đến hạn, phát hiện các khoản nợ quá hạn...
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: Khi đến hạn khách hàng không trả
được nợ CBHT thông báo cho CBKD để kiểm tra, xem xét nguyên nhân và có thể cơ cấu điều chỉnh
hoặc chuyển nợ quá hạn cho hợp lý và theo đúng qui định của MHB.
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
51
- Căn cứ để gia hạn nợ, điều chỉnh nợ, chuyển NQH: Đơn đề nghị của khách hàng vay,
biên bản làm việc của CBKD và khách hàng, phụ lục HĐTD...
- Đối với khoản vay ngắn hạn : Thời hạn cho gia hạn nợ gốc tối đa không vượt quá 12 tháng
- Đối với cho vay trung, dài hạn : Thời hạn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc không quá 24
tháng hoặc không quá ½ thời gian vay ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Thời hạn cho gia hạn trả nợ lãi tối đa không quá 2 kỳ trả lãi liên tiếp và không vượt quá 12 tháng
- Chuyển nợ quá hạn : CBKD theo dõi và quản lý khoản vay và thông báo cho khách hàng
bằng văn bản về việc chuyển toàn bộ dư nợ còn lại trên HĐTD sang nợ quá hạn và tính lãi suất nợ
quá hạn(chỉ tính nợ quá hạn trên phần dư gốc quá hạn) kể từ ngày kế tiếp của ngày đến hạn, cụ thể
như sau :
Khách hàng không trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
và không được lãnh đạo phê duyệt cho cơ cấu lại nợ; khách hàng vi phạm các cam kết trong hợp
đồng tín dụng như sử dụng vốn sai mục đích hoặc chuyển nhượng tài sản đảm bảo nợ vay khi
chưa trả nợ xong..,
- Khi tiền vay được trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi thì HĐTD được thanh lý.
CBKD làm thông báo giải chấp và hồ sơ được giao cho CBHT lưu theo đúng qui định của
ngân hàng MHB.
- Trong qui trình tín dụng cần nghiên cứu và xây dựng quy trình quản lý nợ có vấn đề và nợ
xấu tại Chi nhánh: Quan điểm nợ có vấn đề cần phải được hiểu rằng đó là những khoản nợ đã quá
hạn thanh toán và những khoản nợ trong hạn nhưng mang tiểm ẩn rủi ro. Nhằm việc ngăn chặn
NQH, nợ xấu tại Chi nhánh đạt hiệu quả mong muốn, một trong những giải pháp đồng thời đó là
cần phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.
Quy trình quản lý nợ có vấn đề được để xuất như sau:
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
52
Hình 2.12 : Quy trình quản lý nợ có vấn đề
Phát hiện nợ có
vấn đề
Phân tích
tình hình
Thu nhập thông
tin bên ngoài
Kiểm tra hồ sơ
các khoản nợ
có vấn đề
Gặp gỡ, tiếp xúc
khách hàng
Kế hoạch
hành động
Kiểm tra hồ sơ
các khoản nợ
có vấn đề
Kiểm tra hồ sơ
các khoản nợ
có vấn đề
Tư
vấn
khách
hàng
tháo
gỡ
khó
khăn
Bổ
sung
tài
sản
bảo
đảm
Chuyển
nợ quá
hạn,
khoanh
nợ, xoá
nợ
Xử lý
nợ
tồn
đọng
Thanh
lý
doanh
nghiệp
Khởi
kiện
Quỹ
dự
phòng
rủi ro
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
53
Quy trình quản lý nợ có vấn để bao gồm các bước sau:
Bước 1 - Phát hiện nợ có vấn đề
Các dấu hiệu của các khoản nợ có vấn đề có thể từ phía ngân hàng hoặc từ phía khách
hàng.
- Dấu hiệu các khoản nợ có vấn đề phát sinh từ phía ngân hàng có thể là:
+ Sự đánh giá và phân loại của cán bộ kinh doanh không chính xác về mức độ rủi ro
của khách hàng. Ví dụ: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế,
đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiếu các
thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin khác, có dấu hiệu che dấu
việc “đảo nợ” của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản
vay mới, hay che dấu nợ quá hạn thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ nhiều lần.
+ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách
hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín
dụng được cấp. VD : Trước khi vay khách hàng có huy động vốn và gửi vào ngân hàng một
khoản tiền lớn để chứng minh năng lực tài chính của mình do cán bộ thẩm định không xác
minh chính xác nguồn đó từ đâu do đó đánh giá sai về năng lực tài chính của khách hàng, khi
đầu tư cho vay xong khách hàng rút hết lượng tiền gửi đó để trả nợ và sau đó khách hàng gặp
khó khăn về tài chính.
+ Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong HĐTD, không rõ ràng, cố ý thoả hiệp các
nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.
+ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy
định hiện hành về quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng.
- Những dấu hiệu không lành mạnh phát sinh từ phía khách hàng như:
+ Khách hàng trì hoãn, gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm
tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
+ Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong
quá trình quan hệ tín dụng.
+ Khách hàng có đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc
thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan.
Học viên thực hiện : Bùi Văn Đại
54
+ Có sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi khách hàng mở tại ngân hàng, xuất
hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến không giải thích được trong tốc độ và
tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng.
+ Chậm thanh toán các khoản nợ gốc, lãi khi đến hạn.
+ Xuất hiện NQH do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng
không muốn trả nợ, hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính...
+ Đối với khách hàng là cá nhân: Người vay bị bệnh kéo dài hoặc bị chết.
Bước 2 - Phân tích tình hình thực trạng của khách hàng.
Ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu của nợ có vấn đề, CBTD cần phân
tích tình hình thực trạng của khách hàng bằng việc kiểm tra lại hồ sơ khoản vay xem
còn vấn đề gì sai sót không, tham khảo thông tin bên ngoài, đồng thời gặp gỡ, tiếp
xúc khách hàng, qua đó nhận biết được tình hình thực tế của khách hàng, nghe ý kiến
phản hồi của khách hàng xem xét khách hàng trình bày những nguyên nhân và lý do
dẫn đến không trả được nợ.
Bước 3 - Lập kế hoạch hành động
Sau khi phân tích tình hình, cán bộ tín dụng có thể lập kế hoạch hành động. Kế
hoạch này có thể tạm tính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272734_6273_1951752.pdf