Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre

Qua kết quả khảo sát ý kiến 90 CBCNV trong toàn Công ty về điều kiện và

môi trường làm việc tại bảng 2.16 và bảng 2.17 cho thấy: Tiêu chí “Nhân viên Công

ty có tác phong làm việc khẩn trương, đúng giờ” có 75,5% ý kiến đồng ý hoặc hoàn

toàn đồng ý; tiêu chí “Các nhân viên đối xử với nhau thân thiết, thoải mái” có

94,4% ý kiến đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý; tiêu chí “Nhân viên có tinh thần trách

nhiệm cao trong công việc” có 84,4% ý kiến đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý; tiêu chí

“Nhân viên được tôn trọng và tin cậy trong công việc” có 90,0% ý kiến đồng ý hoặc

hoàn toàn đồng ý; tiêu chí “Nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt” có

73,3% ý kiến đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý; cuối cùng là tiêu chí “Công ty cho Anh

(Chị) được linh hoạt và những quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc sáng tạo,

có hiệu quả cao” có 83,3% ý kiến đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý

pdf112 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám đốc Công ty và triển khai điều hành tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch của Công ty theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng. + Phòng Hành chính quản trị: Tham mưu trực tiếp cho Tổng Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. * Qui hoạch nhân sự, tham mưu cho Tổng Giám đốc Quyết định việc đề bạt các chức danh quản lý trong Công ty (trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm). * Soạn thảo các Nội qui, Qui chế, văn bản hành chính theo yêu cầu và chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 * Đề xuất tuyển dụng, lập chương trình, kế hoạch tuyển dụng và phỏng vấn sơ tuyển; Theo dõi, đề xuất nâng lương, ngạch, bậc cho nhân viên toàn Công ty. * Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ việc theo chế độ. * Quản lý xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất của Công ty, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ sản xuất, tổ chức bảo hành, bảo trì, hiệu chuẩn, sửa chữa cơ sở vật chất và tất cả các trang thiết bị phục vụ sản xuất; quản lý và hợp đồng phương tiện, thiết bị phục vụ công tác, sản xuất. * Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bí mật sản xuất kinh doanh, bảo vệ cơ quan và tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa bàn cơ quan đặt trụ sở; Kết hợp với Đội phòng cháy chữa cháy tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống điện cho cán bộ công nhân viên của Công ty. * Tổ chức thu thập thông tin từ khách hàng về chất lượng sản phẩm, phân tích, tổng hợp và báo cáo kết quả cho Tổng Giám đốc Công ty. * Nghiên cứu, đề xuất cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 của Công ty trên cơ sở phối hợp với các bộ phận có liên quan. + Phòng Kế toán – kinh doanh: Tham mưu trực tiếp cho Tổng Giám đốc Công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm quản lý và sử dụng vốn an toàn, có hiệu quả. * Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật về kế toán của Nhà nước. * Lập kế hoạch tài chính và các kế hoạch định mức chi phí đối với tất cả các khâu hoạt động ổn định, thường xuyên của đơn vị nhằm đảm bảo hoạt động theo hướng phát triển và tiết kiệm chi phí. * Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân bổ kế hoạch sản xuất cho các đơn vị Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế 47 * Lập kế họach theo dõi và đối chiếu công nợ định kỳ; Cân đối thu chi tài chính, lập Qui chế lương, Qui chế tài chính, Qui chế sử dụng các quỹ. Ngoài ra còn tham mưu cho Tổng Giám đốc về các giải pháp bảo toàn và phát triển vốn, lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận. * Theo dõi, phối hợp với Phòng hành chính quản trị tổ chức kiểm kê, đánh giá tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp; tiền vốn của Công ty để phản ảnh chính xác, đầy đủ và kịp thời, đúng quy định của nhà nước. * Nghiên cứu đề xuất chiến lược SXKD, mở rộng thị trường mới, mở rộng các loại hình SXKD có tiềm năng phù hợp năng lực công ty và theo đúng quy định của Nhà nước. * Cập nhật các định mức kỹ thuật, đơn giá mới ban hành, kết hợp với các Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc các Xí nghiệp chuyên ngành tham mưu soạn thảo các Hợp đồng tư vấn về các dịch vụ kinh doanh của Công ty, tìm hiểu kế họach vốn, danh mục các công trình chuẩn bị đầu tư và nhu cầu của khách hàng để tiếp cận giao dịch - Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre có 5 đơn vị trực thuộc bao gồm: 1 – Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng, Trụ sở: tại số 20 – Hai Bà Trưng - phường 2 – thành phố Bến Tre - tỉnh Bến Tre. Nhiệm vụ: Tư vấn hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, lập và đánh giá hồ sơ mời thầu, quản lý dự án; Giám sát thi công các công trình: dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, cấp thóat nước, điện; Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng và một số lĩnh vực tư vấn khác. 2- Xí nghiệp khảo sát xây dựng, Trụ sở: tại số 37- Lộ 4 - phường 2 – thành phố Bến tre - tỉnh Bến Tre. Nhiệm vụ: Khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm cơ lý của đất, kiểm định vật liệu xây dựng; Kiểm tra cường độ nền đường; Thí nghiệm cọc bêtông cốt thép bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 48 3- Xí nghiệp thiết kế giao thông thủy lợi và Xí nghiệp thiết kế dân dụng - công nghiệp, Trụ sở: tại số 50 Nguyễn Trung Trực - phường 1- thành phố Bến Tre - tỉnh Bến Tre. Nhiệm vụ: Lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và lập hồ sơ dự toán các công trình xây dựng, dân dụng, công nghiệp, giao thông -thủy lợi và kỹ thuật hạ tầng; Lập quy hoạch xây dựng, đề án điều chỉnh phân vạch địa giới hành chính dưới cấp tỉnh. Lập đề án nâng cấp đô thị; Thiết kế công trình đường dây, lưới điện và trạm biến áp dưới 35KV và một số lĩnh vực thiết kế khác 4- Xí nghiệp xây dựng, Trụ sở: tại số 3A - Ấp Mỹ Đức- xã Mỹ Thành - huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre. Nhiệm vụ: Thi công xây dựng công trình dân dụng – giao thông – thủy lợi; Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng địa ốc, nhà ở; Công trình công cộng và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre trước đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng quản lý và được chuyển đổi thành Công ty cổ phần từ năm 2006, hiện tại công ty hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty: - Lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và lập hồ sơ dự toán các công trình xây dựng, dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi và kỹ thuật hạ tầng. - Lập quy hoạch xây dựng, đề án điều chỉnh phân vạch địa giới hành chính dưới cấp tỉnh. Lập đề án nâng cấp đô thị. - Thiết kế công trình đường dây, lưới điện và trạm biến áp dưới 35KV. - Tư vấn lập dự án Qui hoạch, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công các công trình Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản - Khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm cơ lý của đất, kiểm định vật liệu xây dựng. - Giám sát thi công các công trình: dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, cấp thóat nước, điện. - Tư vấn hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, lập và đánh giá hồ sơ mời thầu. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 - Tư vấn quản lý dự án. - Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. - Thi công xây dựng công trình dân dụng – giao thông – thủy lợi; công trình công cộng và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. - Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng địa ốc, nhà ở. Công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh các mặt hàng, ngành hàng đã đăng ký và các ngành hàng không nằm trong danh mục Nhà nước cấm, hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước quy định. Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán và quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý lao động và tiền lương đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động, chăm lo đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu, điều kiện kinh doanh về lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng ngày càng đa dạng và phức tạp của kinh tế thị trường. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre tham gia vào các mảng hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng sau đây: - Tư vấn khảo sát, lập dự án và thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng công trình: Hàng năm Xí nghiệp khảo sát và Xí nghiệp thiết kế dân dụng – công nghiệp – giao thông - thủy lợi thực hiện ký kết khoảng 265 hợp đồng tư vấn với các chủ đầu tư trong và ngoài tỉnh mang lại doanh thu cho công ty trên 25,7 tỷ đồng, đây là ngành nghề hoạt động chính của công ty. - Tư vấn đấu thầu, quản lý dự án và giám sát thi công công trình: Hàng năm Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng ký kết với các chủ đầu tư trong và ngoài tỉnh khoảng trên 92 hợp đồng, mang lại nguồn doanh thu cho công ty trên 5,5 tỷ đồng, đây cũng là ngành nghề tiềm năng mà công ty đang quan tâm để đầu tư mở rộng. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 50 - Thi công xây dựng công trình: Đây là ngành nghề được Công ty đăng ký mới và đi vào hoạt động xây dựng vào cuối năm 2010. Mặc dù, đây là lĩnh vực mới đội ngũ lao động còn thiếu kinh nghiệm, thi công những công trình có giá trị nhỏ. Tuy nhiên, hàng năm Xí nghiệp cũng ký kết được với các chủ đầu tư trong tỉnh khoảng trên 11 hợp đồng thi công, mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho công ty trên 13 tỷ đồng/năm. Với những ngành nghề nêu trên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tổng tài sản, doanh thu thuần, nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập bình quân của người lao động. Bảng 2.1: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2010-2012 CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 2011 2012 1. Doanh thu thuần Triệu đồng 22.524 34.852 48.579 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.722 3.613 3.475 3. Tổng tài sản Triệu đồng 19.600 29.500 30.659 4. Nộp ngân sách Triệu đồng 1.240 918 5.717 5. Số lao động Người 93 105 115 6. Thu nhập BQ (người/năm) Ngàn đồng 48.000 54.000 56.400 “Nguồn: Phòng Kế toán – kinh doanh Công ty” 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre 2.2.1 Phân tích biến động và cơ cấu nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre giai đoạn 2010 - 2012 2.2.1.1 Cơ cấu lao động theo giới tính Cơ cấu lao động của công ty nếu xét theo giới tính có sự chênh lệch tương đối lớn. Với số liệu được tổng hợp tại Bảng 2.2 chúng ta thấy, trong 93 lao động Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 năm 2010 có 25 nữ chiếm 26,9%, 105 lao động năm 2011 cũng chỉ có 25 nữ chiếm 23,8% và năm 2012 tăng thêm một lao động nữ là 26 chiếm 22,6%. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn như vậy là do xuất phát tử đặc thù ngành nghề hoạt động của CPTVXDBT. Cán bộ công nhân viên (CBCNV) nữ hầu như chỉ tham gia công việc ở bộ phận gián tiếp (khối văn phòng). Lao động trực tiếp (tham gia công việc tại các công trình) thường là nam vì công việc ở những bộ phận này đòi hỏi phải có nhiều sức khỏe, làm việc ngoài trời, làm công việc năng nhọc và xa nhà. Cụ thể các công việc đó là: khảo sát địa hình, địa chất công trình, đo vẽ bản đồ quy hoạch, giám sát thi công và thi công xây dựng công trìnhMặt khác, do đặc thù của ngành xây dựng là ngành dành cho nam, nên sinh viên theo học ở khoa xây dựng các trường đại học phần lớn là sinh viên nam, sinh viên nữ theo học rất hạn chế. Do vậy, với tỷ lệ nữ chiếm tỷ trọng ít trong CPTVXDBT đã phản ảnh rõ nét đặc trưng của loại hình hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng, các hoạt động chủ yếu diễn ra ngoài trời và mang tính đặc thù của ngành xây dựng. Tuy nhiên, do cơ cấu nữ ít nên các hoạt động phong trào trong công ty như văn nghệ, hội thi, chăm lo sức khỏe và đời sống của CBCNV đôi lúc còn hạn chế. 2.2.1.2 Cơ cấu lao động theo tính chất công việc Cơ cấu lao động của công ty biến động qua các năm, nếu tính từ trước năm 2006 khi công ty chưa thực hiện cổ phần hoá số lao động dao động trong khoảng từ 70 – 75 người, sau khi công ty thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh đến cuối năm 2006 số lao động còn lại là 66 người. Sau một năm khi công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần số lao động trong công ty tiếp tục xin nghỉ việc và chuyển đi nơi khác đến cuối năm 2007 thì số lao động trong công ty còn lại là 50 người, rất khó khăn trong việc phân công, bố trí công việc. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi để công ty tiến hành thu nhận người mới có năng lực và phù hợp với loại hình hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời công ty cũng trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên. Nhìn chung, đến nay đội ngũ lao động tại công ty có bước phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng. Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 52 Qua Bảng 2.2 cho thấy, năm 2010 lực lượng lao động gián tiếp là 30 người chiếm 32,3% trong tổng số, còn lại là lao động trực tiếp là 63 người chiếm 67,3%; năm 2011 số lao động gián tiếp là 30 người chiếm 28,6% trong tổng số, còn lại là lao động trực tiếp là 75 người chiếm 71,4%; năm 2012 số lao động gián tiếp là 30 người chiếm 26,1% trong tổng số, còn lại là lao động trực tiếp là 85 người chiếm 73,9%. Theo chúng tôi cơ cấu lao động này phù hợp, bởi vì đặc thù của ngành là các hoạt động phần lớn diễn ra ngoài công trình vì vậy lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng số. Mặt khác, so sánh qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 lực lượng lao động trực tiếp tăng 22 người tương ứng tăng 34,9% còn lực lượng lao động gián tiếp không thay đổi. Điều này cho thấy CPTVXDBT quan tâm cũng cố và mở rộng quy mô công việc cho lực lượng lao động trực tiếp, nhằm cạnh tranh với các công ty tư vấn cùng ngành. Riêng lực lượng lao động gián tiếp (khối văn phòng) đã đi vào ổn định, tuy nhiên công ty cũng cần phải lưu ý đến đội ngũ lao động kế thừa, đề phòng khi có sự biến động nhân sự như: nghỉ hưu, thuyên chuyên công tác ..thì phải có người thạo việc để đảm nhận. 2.2.1.3 Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công ty thì qua Bảng 2.2 chúng ta thấy, tính đến năm 2012 toàn công ty có 3 người có trình độ trên đại học, 71 người có trình độ từ cao đẳng đến đại học, 21 người có trình độ trung cấp, 21 người là công nhân lao động phổ thông. CPTVXDBT hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng, vì vậy phần lớn CBCNV của công ty được đào tạo tại các trường xây dựng, bách khoa, cao đẳng nghề.,riêng làm việc trong các phòng kế toán kinh doanh, tổ chức hành chính quản trị thì được đào tạo tại các trường kinh tế, tài chính, kế toán hoặc luật. - Lao động có trình độ chuyên môn cao: Năm 2010 lao động có trình độ sau đại học là 1 người, đến năm 2012 là 2 người chiếm 1,7% trong tổng số lao động. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm 2010 là 57 người chiếm 61,3% trong tổng số lao động, đến năm 2012 là 71 người chiếm 61,7%, tăng 14 người so Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 với năm 2010 tương ứng tăng 24,6%. Sở dĩ số lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng cao trong 3 năm qua là vì một số lao động mới tuyển vào các năm đều có trình độ đại học. Mặt khác, công ty đã có kế hoạch cử CBCNV có trình độ trung cấp đi đào tạo nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nếu tính về chiến lược phát triển lâu dài và mở rộng ra các tỉnh lân cận vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì lực lượng lao động trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi của công ty còn quá ít và sẽ thiếu hụt. Do vậy, công ty phải có chiến lược thu hút những người có trình độ cao từ nơi khác đến, bên cạnh đó công ty phải có kế hoạch đưa đi đào tạo nâng cao đối với những người có trình độ cao đẳng, đại học có năng lực tốt và cũng cần có những chính sách chế độ đãi ngộ tốt để họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với công ty. - Lao động có tay nghề thấp: năm 2010 có 14 người chiếm 15%, năm 2012 là 21 người chiếm 18,3%, so sánh từ năm 2010 đến năm 2012 lao động phổ thông tăng 7 người chiếm 50%, công nhân lao động phổ thông tăng chủ yếu để phục vụ cho Xí nghiêp xây dựng. Lực lượng này tuy ít nhưng cũng cần chú trọng đào tạo để nâng cao tay nghề, riêng bản thân người lao động phải cần học hỏi, trang bị thêm kiến thức kỹ năng cho chính mình, để trong thời gian tới nếu Xí nghiệp mở rộng quy mô xây dựng thì đây là lực lượng nồng cốt để phát triển. - Trình độ ngoại ngữ và tin học: Theo số liệu thống kế của Phòng hành chính quản trị, toàn công ty có 1 cử nhân tiếng Anh, 40 người có chứng chỉ A, B tiếng Anh chiếm 34,8% trên tổng số lao động. Đối với tin học, có 1 cử nhân công nghệ thông tin, 3 người có chứng chỉ Kỹ thuật viên, còn lại 70 người chiếm 60,8% trên tổng số lao động có chứng chỉ A, B và các chứng nhận khác (như phần mềm đồ hoạ, Autocad để phục vụ công tác chuyên môn). Đối với các hoạt động của công ty thực tế không có nhu cầu sử dụng tiếng Anh nhiều, tuy nhiên các thao tác công việc chủ yếu được thực hiện bằng máy vi tính, vì vậy yêu cầu về trình độ vi tính là cơ bản đối với người lao động. Với số lượng người được đào tạo về vi tính như trên tương đối đảm bảo cho công ty hoạt động trong giai đoạn hiện tại về tương lai công ty cũng cần có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nâng cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 54 công việc, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài ra do đặc thù của ngành tư vấn đầu tư xây dựng, khi hành nghề cán bộ công nhân viên của công ty phải được bồi dưỡng và phải được cấp các chứng chỉ như: quản lý dự án đầu tư, hành nghề thiết kế - giám sát, đấu thầu, chứng chỉ kỹ sư định giá, kiểm định chất lượng công trình. Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu lao động của Công ty qua 3 năm 2010 -2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh2010/2012 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ tăng, giảm (%) Tổng số lao động 93 100 105 100 115 100 22 23,66 II. Phân theo giới tính 93 100 105 100 115 100 22 23,66 1. Nam 68 73,1 80 76,2 89 77,4 21 30,9 2. Nữ 25 26,9 25 23,8 26 22,6 1 4,0 II. Phân theo tính chất lao động 93 100 105 100 115 100 22 23,66 1. Lao động trực tiếp 63 67,7 75 71,4 85 73,9 22 34,9 2. Lao động gián tiếp 30 32,3 30 28,6 30 26,1 0 0,0 III. Phân theo trình độ 93 100 105 100 115 100 22 23,66 1. Sau đại học 01 1,1 02 1,9 02 1,7 01 2,0 2. Cao đẳng, đại học 57 61,3 63 60,0 71 61,7 14 24,6 3. Trung cấp 21 22,6 22 21,0 21 18,3 0 0 4. Công nhân, lao động phổ thông 14 15,0 18 17,1 21 18,3 7 50,0 “Nguồn: Phòng hành chính quản trị Công ty” 2.2.1.4 Cơ cấu lao động theo độ tuổi Cơ cầu lao động theo độ tuổi, qua Bảng 2.3 chúng ta thấy nhóm lao động trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ ít trong tổng số lao động của công ty. Năm 2010 nhóm này là 2 người chiếm 2,2%, năm 2011 là 2 người chiếm 1,9%, năm 2012 cũng vẫn là 02 người chiếm 1,8%. Nguyên nhân do nhóm người trên 55 tuổi ở công ty ít là do khi công ty chuẩn bị chuyển sang cổ phần hoá thì số cán bộ có tuổi đời trên 55 tuổi xin nghỉ hưu để hưởng chế độ, một số người còn lại sau khi cổ phần không đáp ứng nổi Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 áp lực làm việc của công ty cũng đã xin nghỉ và chuyển sang đơn vị khác. Nhìn chung, lực lượng lao động trẻ có tuổi đời dưới 45 tuổi chiếm đa số trong công ty năm 2012 là 91 người chiếm 79% trong tổng số lao động, đây là lực lượng trong giai đoạn cống hiến. Tuy nhiên, số CBCNV có tuổi đời từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ tương đối lớn (năm 2010 là 18 người chiếm 19,4%, năm 2011 là 25 người chiếm 23,8%, năm 2012 là 22 người chiếm 19,1%). Đây là số lao động công tác lâu năm trong đơn vị, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp chuyên môn. Do vậy cần tranh thủ sự đóng góp và tiếp thu những kinh nghiệm của họ, đồng thời phải có chiến lược về NNL để bổ sung vào đội ngũ CBCNV sau khi họ về hưu. Điều đáng quá tâm hiện nay là số lao động trẻ chưa có trình độ đại học, chưa có chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học và các chứng chỉ khác, vì vậy khi thực hiện công việc chuyên môn còn bị hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay, công ty cần có kế hoạch đào tạo về trình độ chuyên môn và các chứng chỉ có liên quan cho CBCNV của công ty để phục vụ tốt nhiệm vụ được giao. Qua phân tích trên đã phần nào cho chúng ta thấy một bức tranh chung về đội ngũ lao động ở CPTVXDBT nhằm rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tư vấn của công ty đứng trên gốc độ NNL để đánh giá và ra giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. 2.2.1.5 Cơ cấu lao động theo thời gian công tác Cơ cấu lao động theo thời gian công tác ở CPTVXDBT khá đa dạng, trãi rộng từ dưới 5 năm đến trên 20 năm. Qua Bảng 2.3 chúng ta thấy số lao động có thời gian công tác trên 20 năm chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lao động, năm 2010 là 25 người chiếm 26,9%, năm 2011 là 23 người chiếm 21,9%, năm 2012 là 23 người 20%. Đây là lực lượng nồng cốt trong công ty có thời gian tham gia công tác lâu dài tại đơn vị, phần lớn đã trãi qua rất nhiều vị trí công tác khác nhau, có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc, lực lượng lao động trẻ cần tranh thủ học hỏi những kinh nghiệm của họ trong công việc. Ngược lại, số lao động có thời gian công tác từ 5 năm đến dưới 20 năm chiếm đa số trong tổng số lao động (năm 2010 là 68 người chiếm 73,1%, năm 2011 là 82 người chiếm 78,1%, năm 2012 là 92 người chiếm 80%). Số lao động này đang trong Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 56 độ tuổi cống hiến, điều này thể hiện sự gắn bó của người lao động và lực lượng lao động nồng cốt trong công ty. Thực tế hiện nay để tuyển dụng được số lao động trẻ thì không khó nhưng để có được đội ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, đặc biệt là nghề tư vấn đầu tư xây dựng thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vì vậy, CPTVXDBT cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch lầu dài nhằm đào tạo bồi dưỡng, mặt khác cần có chính sách đãi ngộ tốt để người lao động yên tâm công tác, gắn bó lâu dài. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng, ngành mà đòi hỏi chất xám, tư duy, sự nhiệt tình, tâm huyết, sức khỏe, cường độ làm việc, điều kiện làm việc ngoài trời. thì điều kiện cần phải có đội ngũ lao động trẻ hoá, năng động, có sức khoẻ Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi và thời gian tham gia công tác của Công ty qua 3 năm 2010 -2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh2010/2012 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ tăng, giảm (%) Tổng số lao động 93 100 105 100 115 100 22 23,66 1. Phân theo độ tuổi 93 100 105 100 115 100 22 23,66 Dưới 30 29 31,1 42 40,0 45 39,1 16 55,2 Từ 30 đến 44 44 47,3 36 34,3 46 40,0 2 4,6 Từ 45 đến 54 18 19,4 25 23,8 22 19,1 4 22,2 Từ 55 trở lên 02 2,2 02 1,9 02 1,8 0 0,0 2. Phân theo thời gian tham gia công tác 93 100 105 100 115 100 22 23,66 Dưới 5 năm 45 48,4 59 56,2 70 60,9 25 55,6 Từ 5 năm đến 10 năm 12 12,9 13 12,4 10 8,7 -2 -16,7 Từ 11 năm đến 20 năm 11 11,8 10 9,5 12 10,4 1 9,1 Trên 20 năm 25 26,9 23 21,9 23 20,0 -2 -8,0 “Nguồn: Phòng hành chính quản trị Công ty” 2.2.2 Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 57 2.2.2.1 Việc thực hiện chức năng thu hút, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre a. Phân tích thực trạng công tác dự báo và hoạch định nguồn nhân lực Trong hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng của Công ty hơn 6 năm qua kể từ khi Công ty chuyển đổi sang Công ty cổ phần, công tác lập kế hoạch giúp Công ty định hướng được các hoạt động của đơn vị. Việc lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều nội dung, trong đó công tác hoạch định nguồn nhân lực là một trong những nội dung cũng được đề cập đến. Đây là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho Công ty có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện của công tác hoạch định nguồn nhân lực tại công ty chưa thật sự tốt, vẫn tồn tại một số mặt chưa được. Công tác hoạch định nguồn lực của công ty hiện nay chưa dự báo được nguồn nhân lực theo sự phát triển của công ty trong dài hạn mà chỉ hạn chế trong việc dự báo ngắn hạn. Vì vậy, khi có sự thiếu hụt hay khuyết vị trí công việc thì điều chuyển cán bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc cộng tác với bên ngoài, điều nay mang tính chất xử lý, giải quyết tạm thời chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu, không tạo điều kiện cho người có chuyên môn phát huy hết đúng với năng lực của họ; chưa gắn kết nguồn nhân lực với các yêu cầu hoạt động của Công ty, sự liên kết giữa việc tuyển chọn, đào tạo với phân công bố trí, sắp xếp lao động, trả lương, chia thưởng chưa thật sự hợp lý. Một số người có năng lực chuyên môn khá giỏi, làm việc có hiệu quả, có cống hiến nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh, nhưng chưa được hưởng chế độ phù hợp, chưa bố trí đúng công việc. Do vậy, công tác hoạch định chưa giúp cho Công ty thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa bảo đảm sắp xếp đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết để linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Ở các thời điểm, trong Công ty có khi chỗ này lại thừa nhân viên, chỗ khác lại thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc làm ảnh hưởng Tr ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế 58 đến chất lượng thực hiện công việc. Để thực hiện tốt công tác hoạc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_quan_tri_nguon_nhan_luc_o_cong_ty_co_phan_tu_van_xay_dung_ben_tre_0517_1909276.pdf
Tài liệu liên quan