Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv

Danh mục các biểu đồ v

Danh mục các bảng vi

Mục lục vii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu. 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 4

5. Kết cấu của luận văn . 5

6. Những hạn chế của Luận văn. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DNNN, CỔ PHẦN HOÁ DNNN,

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC. 6

1.1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC . 6

1.1.1 Quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước. 6

1.1.2 Một số đánh giá của Internetional Finance Corporation (IFC) về tình

hình quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. 7

1.1.3 Quan điểm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua hệ thống

các chỉ tiêu. 8

1.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu số lượng.8

1.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu chất lượng.9

 

pdf136 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ c K inh tế H uế 49 doanh theo hướng đa ngành, đa nghề, mở rộng mặt hàng và thị trường; vừa củng cố những ngành nghề sản xuất truyền thống, vừa mở rộng thêm một số ngành nghề mới phù hợp với năng lực đơn vị, như: Công ty cổ phần Bia rượu với dự án Bia Hà Nội tại Quảng Bình quy mô 20 triệu lít/năm, Công ty cổ phần Bình Lợi với Dự án chế biến tinh bột sắn quy mô: 60 tấn/ngày Tuy vậy, tổng mức vốn điều lệ của các doanh nghiệp hầu như không tăng, mặc dù có một số doanh nghiệp có khả năng bổ sung vốn từ lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, phần vốn Nhà nước còn lại chưa tích cực bán hết, kể cả nguồn vốn Nhà nước cho doanh nghiệp vay không tính lãi trả dần từ 2-3 năm. Một số doanh nghiệp không muốn tăng vốn điều lệ do mức cổ tức mà công ty cổ phần phải trả cho cổ đông cao hơn lãi vay ngân hàng [28]. - Phương thức quản lý Các DNNN sau khi cổ phần hoá đã tinh giảm biên chế, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp; đổi mới phương thức quản lý theo hướng phát huy vai trò làm chủ, tích cực chủ động sáng tạo của người lao động, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và từng bước tạo động lực phát triển doanh nghiệp; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, trong phương thức hoạt động chưa thực sự đổi mới do đội ngũ lãnh đạo của đơn vị được thành lập trên cơ sở bộ máy điều hành cũ nên vẫn chưa thật sự có được bước đột phá lớn. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết DNNN sau khi cổ phần hoá được nâng lên, các khoản doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, trong đó một số đơn vị có mức tăng khá như: Công ty Cổ phần VLXD 1/5 lợi nhuận năm 2006 đạt: 1.810 triệu, năm 2007: 3.668 triệu và năm 2008: 9.893 triệu đồng; Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình lợi nhuận năm 2006 đạt: 2.419 triệu đồng, năm 2007: 3.199 triệu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 đồng và năm 2008: 5.176 triệu đồng; việc trích lập các quỹ đã được chú ý hơn trước, nhất là trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khuyến khích sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người lao động (nguồn số liệu điều tra doanh nghiệp). 2.2.1.3 Khó khăn chung của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên có những khó khăn chung như các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Những khó khăn phổ biến hiện nay là: 2.2.1.3.1 Khó khăn về vốn Nguồn vốn hạn hẹp, vốn tự có thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, nên trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt, nhưng đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do không có vốn để triển khai. Các quy định về điều kiện vay vốn vẫn còn nhiều phức tạp làm cho các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, với trình độ tài chính còn hạn chế, không hiểu biết các thủ tục, trình tự vay vốn, các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục vay vốn. 2.2.1.3.2 Khó khăn về cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của các DNNN sau khi cổ phần hoá còn yếu, trang thiết bị lạc hậu, nhà xưởng sản xuất chật hẹp, do cơ sở vật chất chủ yếu là được thừa hưởng từ các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đã lâu, nay đã xuống cấp, nhưng thiếu vốn để đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hoá trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 2.2.1.3.3 Khó khăn về trình độ quản lý Nhìn chung, trình độ quản lý và quản trị các hoạt động tại các DNNN sau cổ phần hoá còn yếu, còn mang tính kinh nghiệm, đặc biệt là rất yếu trong quản trị tài chính, quản trị nhân sự, do hầu hết đội ngũ lãnh đạo của các DNNN sau cổ phần hoá được bầu trên cơ sở Ban lãnh đạo của DNNN trước khi cổ phần hoá. Đội ngũ lãnh đạo này vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng bao cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, chưa trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành doanh nghiệp hiện đại. 2.2.1.3.4 Khó khăn về khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh trên thị trường của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa tiếp cận và mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Mà nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng trì trệ, ỷ lại trong các DNNN trước đây. Việc chậm trong việc cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy cách, nâng cao chất lượng sản phẩm đã làm cho các sản xuất, dịch vụ còn đơn điệu, chưa thể hiện sự khác biệt nhiều so với thời điểm trước cổ phần hoá, nên chưa xây dựng được những sản phẩm có thương hiệu để cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ của tỉnh còn ít và khó tiếp cận, nên hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn thấp. 2.2.1.3.5 Khó khăn về thông tin Hệ thống thông tin, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn kém phát triển, không đáp ứng được nhu cầu thông tin và tư vấn về thị trường, công nghệ, pháp luật, cũng như các thông lệ trong quan hệ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 kinh tế, thương mại quốc tế. Mặt khác, bản thân các DNNN sau cổ phần hoá cũng chưa chú trọng đến việc tìm kiếm thông tin, dịch vụ tư vấn để vận dụng vào trong quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [28]. Chính những khó khăn trên, đã làm giảm hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 2.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DNNN SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1 Mô tả về quá trình điều tra và xử lý số liệu Để thu thập thông tin cho đề tài, Bảng câu hỏi được thiết kế và sử dụng để thực hiện việc thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn các đối tượng là lãnh đạo doanh nghiệp, trưởng, phó các phòng chuyên môn như phòng quản lý nhân sự, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, kế toán trưởng... của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (bảng 2.4). Nhằm thu thập một cách chi tiết hơn các số liệu về chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN đã cổ phần hoá, 20 câu hỏi được đưa ra ở phần sau để các đối tượng được phỏng vấn cho biết ý kiến của mình. Thang độ 5 điểm Likert được sử dụng để lượng hoá sự lựa chọn, trong đó 1 điểm được xem là "Rất kém", và 5 điểm được xem là "Rất tốt" theo sự lựa chọn của người được phỏng vấn (Chi tiết bảng hỏi xem phụ lục 1). Sau khi hoàn chỉnh, bảng câu hỏi được gửi đến Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Quảng Bình để thực hiện phỏng vấn thí điểm 4 đối tượng nhằm phát hiện những thiếu sót của bảng câu hỏi, cũng như khung nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn thí điểm, tác giả đề tài đã tiến hành chỉnh sửa từ ngữ của các câu trong bảng hỏi để thông tin thu thập từ người được phỏng vấn có thể chính xác hơn. Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 Bảng 2.4 - Đặc điểm người được phỏng vấn Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) Giới tính Nhóm tuổi Nam 79 78,2 Dưới 30 tuổi 7 6,9 Nữ 22 21,8 31 - 40 tuổi 25 24,8 Tổng số 101 100,0 41 - 50 tuổi 50 49,5 51 - 60 tuổi 17 16,8 Trên 60 tuổi 2 2,0 Tổng số 101 100,0 Trình độ chuyên môn Vị trí công tác Thạc sĩ 5 5,0 Giám đốc 14 13,9 Đại học 81 80,2 Phó giám đốc 18 17,8 Cao đẳng, trung cấp 13 12,9 Trưởng phòng quản lý nhân sự 19 18,8 Sơ cấp 1 1,0 Các bộ phận khác 50 49,5 Loại khác 1 1,0 Tổng số 101 100,0 Tổng số 101 100,0 Nguồn: số liệu điều tra Đặc điểm của người được phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy: nam giới chiếm tỷ lệ 78,2%, nữ giới chiếm tỷ lệ 21,8% điều này cho thấy phần lớn các vị trí chủ chốt tại các DNNN đã cổ phần hoá là do nam giới nắm giữ, do đối tượng được phỏng vấn được tập trung vào các vị trí như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng quản lý nhân sự, kế toán trưởng của các doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn của người được phỏng vấn tương đối đồng đều, chủ yếu có trình độ đại học (80,2% so người được phỏng vấn); có 50,5% số người được phỏng vấn giữ các chức vụ từ trưởng phòng quản lý nhân sự trở lên, điều này cho thấy các ý kiến đưa ra có độ tin cậy cao. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 54 2.3.2 Đặc điểm doanh nghiệp 2.3.2.1 Thông tin về người đứng đầu các DNNN sau cổ phần hoá Qua khảo sát số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS, có thể nhận thấy một số nội dung cơ bản về thông tin cá nhân của người đứng đầu các DNNN sau cổ phần hoá như được trình bày tại bảng 2.5: - Về độ tuổi của người đứng đầu doanh nghiệp, kết quả cho thấy người đứng đầu các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá có độ tuổi trung bình là 52 tuổi, trong đó số người sinh trước năm 1960 chiếm tỷ trọng 55%, trong đó có trường hợp cá biệt giám đốc doanh nghiệp đã trên 60 tuổi. Điều này phù hợp với thực tế của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá là Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này chủ yếu được bầu lại từ Ban lãnh đạo của các DNNN trước đây. Với cơ cấu độ tuổi như vậy cho thấy, người đứng đầu doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp. Bảng 2.5 - Thông tin cá nhân của người đứng đầu DNNN sau cổ phần hoá Đặc điểm của người đứng đầu DNNN cổ phần hoá Số quan sát Tỷ lệ (%) 1. Tuổi của người đứng đầu doanh nghiệp - Sinh trước năm 1960 - Sinh sau năm 1960 Tổng cộng 11 9 20 55 45 100 2. Giới tính của người đứng đầu doanh nghiệp - Nam - Nữ Tổng cộng Chi-square Sig. 19 3 22 11,636 0,001 86,4 13,6 100 3. Trình độ học vấn của người đứng đầu DN - Tiến sĩ - Thạc sĩ - Cử nhân - Cao đẳng, trung cấp Tổng cộng Chi-square Sig. 1 1 17 3 22 32,545 0,000 4,5 4,5 77,3 13,6 100 Nguồn: số liệu điều tra Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 - Về giới tính: kết quả cho thấy, người đứng đầu doanh nghiệp là Nam chiếm 86,4%, người đứng đầu doanh nghiệp là Nữ chiếm 13,6%. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế của các doanh nghiệp nói chung, vì nam giới thường năng động, tháo vát hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, Nam giới thường giữ chức vụ cao hơn trong các DNNN đã cổ phần hoá. - Về trình độ học vấn: qua kết quả điều tra cho thấy, nhóm người đứng đầu doanh nghiệp có trình độ tiến sĩ chiếm 4,5%, thạc sĩ chiếm 4,5%, cử nhân 77,3%, cao đẳng, trung cấp chiếm 13,6%. Đây là cơ cấu trình độ học vấn khá cao so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh như: doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH, chứng tỏ người đứng đầu các DNNN sau cổ phần hoá được đào tạo bài bản hơn, có khả năng quản trị tốt hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hoá so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 2.3.2.2 Đặc điểm của các DNNN sau cổ phần hoá tỉnh Quảng Bình 2.3.2.2.1 Các thông tin chung về các DNNN sau cổ phần hoá Qua khảo sát số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS, ta nhận thấy một số đặc điểm của các DNNN sau cổ phần hoá như trong bảng 2.6 - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các DNNN sau cổ phần hoá : kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chiếm 40,9%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 50,0% và lĩnh vực xây dựng chiếm 9,1%. Các doanh nghiệp sản xuất tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu sản xuất phân bón, dược phẩm, bia và nước giải khát, chế biến lâm sản; các doanh nghiệp dịch vụ tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu tư vấn, du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay, các DNNN sau khi cổ phần hoá thường đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhằm tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 Bảng 2.6 - Đặc điểm của các DNNN sau cổ phần hoá Quảng Bình Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) 1. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp - Dịch vụ - Sản xuất - Xây dựng Tổng cộng Chi-square Sig. 11 9 2 22 6,091 0,048 50 40,9 9,1 100 2. Năm thực hiện cổ phần hoá - Từ năm 2005 trở về trước - Năm 2006 - Năm 2007 - Năm 2008 Tổng cộng Chi-square Sig. 10 9 1 1 21 13,857 0,003 47,6 42,9 4,8 4,8 100 3. Tỷ lệ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Không còn vốn nhà nước - Vốn nhà nước còn dưới 50% - Vốn nhà nước còn từ 50% trở lên Tổng cộng Chi-square Sig. 16 3 3 22 15,364 0,000 72,7 13,6 13,6 100 4. Quy mô của doanh nghiệp - Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng cộng Chi-square Sig. 20 2 22 14,727 0,000 90,9 9,1 100 Nguồn: số liệu điều tra Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 57 - Năm thực hiện cổ phần hoá: Trong số các doanh nghiệp được điều tra có 47,6% doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá từ năm 2005 trở về trước; 42,9% doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá năm 2006; 4,8% doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá năm 2007 và 4,8% doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá năm 2008. - Tỷ lệ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp: Trong số 22 doanh nghiệp được điều tra thì có đến 16 doanh nghiệp, chiếm 72,7% đã thực hiện cổ phần hoá 100% giá trị doanh nghiệp, không còn vốn nhà nước; có 3 doanh nghiệp, chiếm 13,6%, có số vốn nhà nước tại doanh nghiệp dưới 50% và 3 doanh nghiệp, chiếm 13,6% có số vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên 50%. Các doanh nghiệp còn phần vốn nhà nước không phải là do Nhà nước muốn nắm giữ cổ phần, mà là do các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá không tích cực bán hết cổ phần nhà nước hoặc có bán nhưng không có người mua. - Quy mô của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá: Trong số 22 doanh nghiệp được điều tra có 20 doanh nghiệp, chiếm 90,9% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và 2 doanh nghiệp, chiếm 9,1% doanh nghiệp không phải là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này phù hợp với đặc điểm của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.3.2.2.2 Các thông tin về tình hình quản lý và sử dụng lao động tại các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá - Độ tuổi trung bình của người lao động: qua kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi trung bình của người lao động tại các DNNN sau cổ phần hoá từ 31 - 35 tuổi. Độ tuổi trung bình này là phù hợp, đây là độ tuổi vừa đủ để tích luỹ kinh nghiệm, vừa năng động, sáng tạo, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 58 Bảng 2.7 - Đặc điểm của các DNNN sau cổ phần hoá Quảng Bình Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) 1. Độ tuổi trung bình của người lao động - Từ 26 - 30 tuổi - Từ 31 - 35 tuổi - Từ 36 - 40 tuổi - Từ 41 - 45 tuổi Tổng cộng Chi-square Sig. 3 6 10 3 22 6,000 0,012 13,6 27,3 45,5 13,6 100 2. Số lao động trung bình - Dưới 100 lao động - Từ 100 đến 200 lao động - Từ 200 đến 300 lao động - Trên 300 lao động Tổng cộng Chi-square Sig. 12 4 2 4 22 56,505 0,088 54,5 18,2 9,1 18,2 100 3. Nguồn cung cấp lao động - Từ trong tỉnh - Từ trong và ngoài tỉnh Tổng cộng Chi-square Sig. 16 6 22 4,545 0,033 72,7 27,3 100 4. Về đào tạo lao động sau khi tuyển dụng - Có đào tạo lại lao động - Không đào tạo lại lao động Tổng cộng Chi-square Sig. 19 3 22 11,636 0,001 86,4 13,6 100 5. Hình thức tuyển dụng lao động - Tự đứng ra tuyển dụng - Kết hợp nhiều hình thức Tổng cộng Chi-square Sig. 16 4 20 7,200 0,007 80,0 20,0 100 6. Hình thức đào tạo của doanh nghiệp - Tự đào tạo tại doanh nghiệp - Thông qua cơ sở đào tạo - Cả hai hình thức trên Tổng cộng Chi-square Sig. 2 2 16 20 19,600 0,000 10,0 10,0 80,0 100,0 Nguồn: số liệu điều tra Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 59 - Quy mô lao động của các doanh nghiệp trong năm 2008: kết quả điều tra cho thấy, số lao động trung bình tại các doanh nghiệp khoảng dưới 200 lao động, trong đó các doanh nghiệp có dưới 100 lao động, chiếm 54,5% và các doanh nghiệp có trên 300 lao động, chiếm 18,2%. Kết quả điều tra này là phù hợp vì hầu hết các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - là các doanh nghiệp có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Điều đó chứng tỏ quy mô của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn còn nhỏ. Với quy mô lao động như vậy, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Nguồn cung cấp lao động: Phần lớn các doanh nghiệp được điều tra đều sử dụng lao động từ trong tỉnh (chiếm 72,7%); số doanh nghiệp sử dụng lao động từ cả trong và ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối thấp (27,3%). Điều này phản ánh thực tế là một số chuyên ngành đào tạo như nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất phân bón... chưa được tổ chức đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, một số doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động từ ngoại tỉnh vào. - Thu nhập của người lao động: qua kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động tại các DNNN sau cổ phần hoá xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng, cao hơn mức GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2008 là 650 USD/năm (tương đương 11,7 triệu đồng/năm). Trong đó, cá biệt có một số doanh nghiệp có thu nhập bình quân hàng tháng trên 3 triệu đồng (có 3 doanh nghiệp, chiếm 13,5%), tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, sản xuất bia. - Về đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng: Kết quả điều tra cho thấy, có 19/22, chiếm 86,4% doanh nghiệp được điều tra phải thực hiện đào tạo lại người lao động cho phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ, hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nội dung, chương trình đào tạo chưa sát thực với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trư ờng Đạ i họ Kin tế H uế 60 - Hình thức tuyển dụng: Kết quả điều tra cho thấy, 80% DNNN đã cổ phần hoá tự đứng ra tổ chức tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp mình; 20% còn lại áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng như tự đứng ra tuyển dụng, hợp tác với các trung tâm việc làm, hợp tác với cơ sở đào tạo để tuyển dụng. Chứng tỏ còn thiếu sự gắn kết giữa các DNNN đã cổ phần hoá với các cơ sở đào tạo nghề trong việc tổ chức đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp. 2.3.3 Phân tích các biến số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực Trước khi đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN sau và trước khi cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bằng kỹ thuật phân tích nhân tố, chúng ta phải tiến hành kiểm định số lượng mẫu đã được điều tra có thích hợp cho kỹ thuật phân tích nhân tố hay không bằng Phương pháp kiểm định KMO & Barltlett's test. Theo tiêu chuẩn Kaiser (2001), giá trị của kiểm định KMO nằm trong khoảng 0,5 - 0,9 là thích hợp. Bảng 2.8 - KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,897 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.101,359 df 190 Sig. ,000 Nguồn: số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS Kết quả kiểm định KMO & Barltlett's như được trình bày ở trên cho thấy, giá trị kiểm định KMO & Barltlett's đạt: 0,897, với mức ý nghĩa thống kê là 99%. Điều này cho thấy, số phiếu điều tra là thích hợp và đủ lớn để thực hiện kỹ thuật phân tích nhân tố trong nghiên cứu này. 2.3.3.1 Kiểm định phân phối chuẩn các biến số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN sau và trước khi cổ phần hoá Để tiến hành kiểm định phân phối chuẩn các biến số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá tại các thời điểm sau khi cổ phần hoá so với trước khi cổ phần hoá, đề tài sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirnov Test trong phần mềm SPSS. Bảng dưới trình bày kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu. Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế 61 Bảng 2.9 - Kiểm định phân phối chuẩn ý kiến về chất lượng nguồn lao động tại các DNNN sau và trước khi cổ phần hoá theo đánh giá của doanh nghiệp Mean Statistic Skewness Statistic Kurtosis Statistic Kolmogorov- Smirnov Z Asymp. Sig. (2- tailed) 1. Kỹ năng chuyên môn của bản thân người lao động ,7959 -0,015 -0,178 3,346 0,000 2. Thái độ cầu thị nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn ,9597 0,804 3,757 3,299 0,000 3. Tự học để trau dồi thêm trình độ chuyên môn ,9796 0,040 -0,141 2,142 0,000 4. Khả năng xử lý thông tin trong quá trình làm việc 1,0306 0,107 -1,011 2,099 0,000 5. Tính tuân thủ kỷ luật làm việc của người lao động 1,0510 0,399 -0,538 2,280 0,000 6. Tính hợp tác giữa những người lao động ,9573 0,228 -0,742 2,308 0,000 7. Sự chấp hành mệnh lệnh của cấp trên 1,0000 0,015 -1,242 2,139 0,000 8. Sự mong muốn và nỗ lực nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ ,8041 0,344 -0,770 2,254 0,000 9. Khả năng sáng tạo và đưa ra các sáng kiến mới ,9381 0,474 -0,548 2,235 0,000 10. Sự ham muốn nắm bắt công nghệ mới ,8333 0,559 0,259 2,489 0,000 11. Người lao động xem doanh nghiệp như của chính mình 1,1429 0,560 0,681 2,647 0,000 12. Phản ứng của người lao động đối với các chương trình đào tạo hoặc tập huấn mà doanh nghiệp tổ chức ,7234 0,535 -0,454 2,601 0,000 13. Tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của người lao động ,9263 0,131 -0,405 2,444 0,000 14. Sự đóng góp ý kiến của người lao động nhằm giúp cho doanh nghiệp có vị thế và hình ảnh tốt hơn 1,1939 0,012 -0,390 2,361 0,000 15. Sự quan tâm của người lao động đối với quá trình ra quyết định có tính dân chủ của doanh nghiệp 1,0607 0,487 -0,024 2,544 0,000 16. Sự quan tâm của DN đối với việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động ,9898 0,541 0,743 2,385 0,000 17. Quy trình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp đã khách quan, minh bạch để đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc ,8866 0,574 1,033 2,367 0,000 18. Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp ,9286 0,615 0,091 2,674 0,000 19. Việc giải quyết các chế độ hưu trí, thai sản, bảo hiểm ,6966 0,582 -0,288 2,674 0,000 20. Việc thuyên chuyển, thay đổi vị trí công tác 1,0204 0,655 0,808 2,539 0,000 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho toàn bộ: 0,9376 Nguồn: số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 62 Kết quả cho thấy mức ý nghĩa kiểm định sig. trong cột thứ 6 (cột sig.) của bảng này đều nhỏ, trong khi đó mức ý nghĩa thống kê được mặc định trên SPSS là α = 0,01. Thêm nữa giá trị lệch về bên trái và bên phải Skewness Statistic và Kurtosis Statistic đều trong giá trị cho phép. Do đó các biến số trên đều thoả mãn tiêu chuẩn Kolmogorov-Smirnov, hay nói cách khác các biến số phản ánh sự cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực sau khi cổ phần hoá so với thời điểm trước cổ phần hoá tại các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá đều tuân theo phân phối chuẩn và thoã mãn các điều kiện phân tích số liệu đa biến sau này. Độ tin cậy của số liệu là mức độ đảm bảo sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế. Để kiểm định độ tin cậy của nhân tố mới được xác định và đặt tên, ta sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Theo Hair et al (1999), hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 là tốt, từ, 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Vì vậy, các thông tin về vấn đề nghiên cứu là khá đầy đủ và đủ tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu. 2.3.3.2 Phân tích nhân tố Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố sẽ giúp cho nghiên cứu có được một số biến số có ý nghĩa hơn. Các nghiên cứu chi tiết về việc tính toán về mặt toán học có thể được tìm thấy tại một số công trình nghiên cứu của Emeric (1999), của Hair et al (1999). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser (có hệ số Eigenvalue ≥ 1), và thông thường để tiện cho việc hiểu rõ hơn về nhân tố, các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax. Phương pháp này sẽ tối đa hoá tổng các phương sai của các hệ số tương quan của ma trận nhân tố, từ đó dẫn đến một logic là các hệ số tương quan của các nhân tố - biến số là gần với +1 hoặc -1, tức là chỉ ra sự tương quan thuận hoặc nghịch giữa các nhân tố - biến số. Nếu hệ số tương quan xấp xỉ bằng không (0) có nghĩa là không có sự tương quan. Đồng thời, tiêu chuẩn của hệ số tương quan của yếu tố phải ít nhất là bằng 0,5 thì mới được xem là đạt yêu cầu, và đó được xem là điểm ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập ảnh hưởng đến sự cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực trước và sau thời điểm thực hiện cổ phần hoá tại các DNNN đã cổ phần hoá được trình bày ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_tai_cac_doanh_nghiep_sau_co_phan_hoa_tren_dia_ban_tinh.pdf
Tài liệu liên quan