Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 1

Chương 1: Lí luận chung về chất lượng tín dụng của các NHTM 3

1.1 Tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 3

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng 3

1.1.2 Phân loại tín dụng 5

1.1.3 Vai trò của tín dụng 7

1.2 Khái quát về chất lượng tín dụng 9

1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng 9

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá 11

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 16

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM 24

1.3.1 Về phía ngân hàng 24

1.3.2 Đối với nền kinh tế 25

1.3.3 Đối với khách hàng 25

Chương 2: Thưc trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 27

2.1 Khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 27

2.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh Thanh Xuân 30

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 36

2.2.1 Các yếu tố định tính 36

2.2.2 Các yếu tố định lượng 36

2.3 Đánh giá tình hình chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 49

2.3.1. Những kết quả đạt được 49

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 51

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân 56

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 56

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh thanh xuân 57

3.2.1 Hoàn thịên quy trình cho vay 57

3.2.2 Tổ chức bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt, thực hiện tốt trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 60

3.2.3 Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay 61

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với những khoản tín dụng, phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ 62

3.2.5 Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng 63

3.2.6 Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề 64

3.2.7 Thực hiện tốt hoạt động Marketing 66

3.2.8 Đa dạng hoá danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng 68

3.2.9 Đẩy mạnh công tác huy động vốn 69

3.2.10 Các biện pháp khác 70

3.3 Một số kiến nghị 71

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 71

3.2.2 Kiến nghị với NHNN 73

3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 74

3.3.4 Kiến nghị đối với khách hàng vay vốn 76

Kết luận 77

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả đầu tư tín dụng của chi nhánh Thanh Xuân Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % A Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 I Phân theo thời hạn 1 Cho vay ngắn hạn 227,284 309,983 82,699 36 2 Cho vay trung hạn 141.438 148,113 6,675 5 3 Cho vay dài hạn 10,5 28,302 17,802 170 II Phân theo loại tiền 1 Nội tệ 349,047 447,456 98,409 28 2 Ngoại tệ 30,175 55,942 25,767 85 III Theo TP kinh tế 1 DN nhà nước 33,256 29,535 -3,721 -11 2 DN ngoài quốc doanh 321,355 400,908 79,553 25 3 Hộ cá thể 24,611 72,955 48,344 196 IV Theo QĐ 636 1 Nhóm 1 263,673 352,085 88,412 34 2 Nhóm 2 113,410 113,894 480 0 3 Nhóm 3-Nhóm 5 2,135 37,419 35,284 1,7 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh Thanh Xuân 2008,2009) Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 503,398 tỷ, tăng 122,463 tỷ so với năm 2008 tương đương tăng 33%. Trong những tháng cuối năm, Chi nhánh thực hiện tốt chủ trương giảm dư nợ của NHNo&PTNT VN, mặc dù vẫn còn chỉ tiêu kế hoạch dư nợ của NHNo&PTNT VN giao cho. Dư nợ theo thời hạn cho vay: Dư nợ ngắn hạn: 309,983 tỷ, chiếm tỷ lệ 62% tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn: 176,415 tỷ chiếm tỷ lệ 38% tổng dư nợ. Dư nợ phân theo loại tiền: Nội tệ: 447,456 tỷ chiếm tỷ lệ 89% tổng dư nợ Ngoại tệ quy đổi: 55,942 tỷ, chiếm tỷ lệ 11% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng: Nợ nhóm 1: 352,085 tỷ, chiếm 69.9% tổng dư nợ Nợ nhóm 2: 113,894 tỷ, chiếm 22.6% tổng dư nợ Nợ nhóm 3-5: 37,419 tỷ, chiếm 7.4% tổng dư nợ 2.1.3.3 Các hoạt động khác Tổng thu phí từ hoạt động dịch vụ năm 2009 đạt 5,269 tỷ, trong đó: Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh: 3,128 tỷ Thu từ dịch vụ thanh toán: 2,054 tỷ bao gồm các dịch vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài và các dịch vụ khác như chuyển tiền kiều hối: 89,991.00EUR/01 món + 294,964 USD/ 03 món, thu phí 3.8 trđ; chi trả dịch vụ W.U: tổng số 211 giao dịch ( 49 mónVNĐ: 586.676.000đ, 162 món USD: 225,404.32 USD) thu phí 33trđ. Kinh doanh ngoại tệ: Thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,199 tỷ. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ đạt 385 triệu đồng. Thực hiện chủ trương của NHNo&PTNT VN về việc hạn chế tăng trưởng dư nợ, tình trạng biến động của thị trường ngoại tệ và vàng trong thời gian qua dẫn tới khan hiếm ngoại tệ USD trong ngân hàng, không đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng thanh toán nhập khẩu, chỉ ưu tiên khách hàng trả nợ vay đến hạn điều này cũng gây không ít khó khăn cho chi nhánh. Dịch vụ thẻ: Năm 2009 toàn chi nhánh phát hành được tổng số thẻ ghi nợ nội địa: 2.531 thẻ và 32 thẻ quốc tế visa. 2.1.3.4 Đánh giá kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân Bảng 2.3: Tình hình thu nhập tại chi nhánh Thanh Xuân 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng thu 126,209 107,087 -19,122 -15,15 Tổng chi 115,873 95,479 -20,394 -17,6 Lợi nhuận 10,336 11,608 1,272 12,3 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009) Theo bảng tình hình thu nhập tại chi nhánh Thanh Xuân năm 2008- 2009 ta thấy: Tổng thu năm 2009 đạt 107,087 tỷ đồng, giảm 19,122 tỷ so với năm 2008 với tốc độ giảm 15,15%. Trong đó thu lãi cho vay đạt 53,068 tỷ chiếm tỷ lệ 97,7% tổng dư nợ nhóm 1 lãi phải thu. Cũng trong năm 2009, tổng chi của ngân hàng đạt 95,479 tỷ, giảm 20,394 tỷ so với năm 2008 tương đương với tốc độ giảm 17,6%. Nguyên nhân của việc tổng chi phí giảm là do chi nhánh đã thực hành tiết kiệm, giảm chi phí hợp lý, điều hành cơ cấu nguồn vốn có hiệu quả. Cũng chính vì lí do đó mà mặc dù tổng thu năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2009 lại tăng lên 12,3% tương đương với 1,272 tỷ đồng để đạt mức 11,608 tỷ trong năm 2009. Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thanh Xuân 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2.2.1 Các yếu tố định tính Chịu sự chỉ đạo trực tiép của NHNo&PTNT VN trong 2 năm qua chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước thông qua luật CTCTD, luật NHNN, luật dân sự, luật kinh tế... Bên cạnh đó chi nhánh cũng đã thực hiện tương đối chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng đúng như trình tự các bước trong sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT VN. Về khả năng thu hút khách hàng: mặc dù mới chỉ đi vào hoạt đông được 2 năm nhưng chi nhánh không ngừng mở rộng và phát triển. Phòng giao dịch rải rác khắp nơi, không ngừng đổi mới. Đây chính là tiền đề để ngân hàng mở rộng thị trường, phân tán rủi ro góp phần vào quy trình cải thiện CLTD. Trong năm 2009, chi nhánh đã ký được nhiều hợp đồng thực hiện giải ngân nhiều dự án lớn. Bên cạnh đó, chi nhánh chủ động gây dựng các chương trình đầu tư trên cơ sở điều tra nhu cầu tín dụng trên diện rộng nên đến với chi nhánh đa số là những khách hàng truyền thống lâu đời, việc thu hút khách hàng mới của chi nhánh gặp nhiều thuận lợi hơn do được khách hàng giới thiệu đến nhau nhiều hơn. 2.2.2 Các yếu tố định lượng Hội nhập với sự phát triển của cả nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân cũng diễn ra hết sức sôi động, dư nợ tín dụng tăng nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, vòng quay vốn tín dụng thay đổi, hiệu suất sử dụng vốn cũng theo đó mà tăng mạnh..... Sau đây sẽ lần lượt xem xét và đánh giá các chỉ tiêu đó. 2.2.2.1 Tổng dư nợ Từ bảng 2.2, bảng kết quả đầu tư tín dụng ta có được biểu sau: Biểu 2.3: Tổng dư nợ tín dụng 2008- 2009 Năm 2009, tổng dư nợ đạt 503,398 tỷ đồng tăng 124,176 tỷ so với năm 2008, tốc độ tăng đạt 33%. Đầu năm 2008, theo chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các NHTM bị khống chế hạn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng không quá 30% cho đến hết năm, sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM khiến hoạt động cho vay của ngân hàng cầm chừng, doanh nhiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ bởi cơ chế cho vay theo lãi suất trần là một trở ngại. Bên cạnh đó lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản đối với nhu cầu, các doanh nghiệp giảm tiền gửi của mình để chuyển sang đầu tư, một số doanh nghiệp vay đối tác kinh doanh của mình thay vì đi vay vốn ngân hàng, các đơn vị thành viên và công ty con thì vay vốn từ công ty mẹ; người dân, doanh nghiệp tư nhân ... thì cho người thân trong gia đình, bạn bè, đầu mối bạn hàng kinh doanh vay, đầu tư, thanh toán. Mặt khác, theo quyết định số 09/2008/NHNN của Thống đốc NHNN đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ từ đó ảnh hưởng tới tổng dư nợ trong năm. Năm 2009, NHNN định hướng hãm phanh tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng do Nhà nước chi phối như NHNo đã nhận được chỉ thị không được tăng dư nợ vượt quá 25- 27% trong năm 2009. Bên cạnh đó, nửa cuối năm 2009 là mùa cao điểm kinh doanh và chuẩn bị dự trữ phục vụ tết, cũng giống các ngân hàng khác, nhận được chỉ thị của NHNo&PTNT VN, chi nhánh Thanh Xuân triển khai phương án thắt chặt hầu bao, hạn chế, kể cả dừng cho vay tiêu dùng, tăng cường công tác thu hồi nợ. Mặt bằng lãi suất tiền gửi ngày càng đội trần, chênh lệch đầu vào đầu ra giảm mạnh, nguồn vốn huy động chậm tăng trưởng. Hậu quả trực tiếp là doanh nghiệp ngày càng vay được nhiều vốn hỗ trợ thì áp lực thiếu vốn và thiệt hại tài chính càng đè nặng lên vai NHNo, một trong số những ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước. Với tình hình chung đó, ban lãnh đạo chi nhánh Thanh Xuân đã bàn bạc và đưa ra những quyết sách hợp lý, điều này thể hiện ở chỗ, khi các ngân hàng khác có tổng dư nợ và các danh mục cho vay theo thời hạn giảm xuống thì chi nhánh Thanh Xuân có tổng dư nợ và các danh mục cho vay theo thời hạn lại tăng lên nhưng vẫn nằm trong hướng chỉ đạo của TW và không vượt quá con số mà NHNN cho phép. Ta có bảng cơ cấu tổng dư nợ phân theo thời gian như sau: Bảng 2.4: Cơ cấu tổng dư nợ phân theo thời gian 2008- 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 Dư nợ ngắn hạn 227,284 309,983 82,699 36 Dư nợ trung hạn 141,438 148,113 6,675 5 Dư nợ dài hạn 10,5 28,302 17,802 170 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008 - 2009 So với năm 2008 thì năm 2009, dư nợ ngắn hạn tăng 82,699 tỷ đồng tương đương 36%, bên cạnh đó thì dư nợ trung hạn cũng tăng 5% tương đương với 6,675 tỷ đồng còn dư nợ dài hạn tăng mạnh đến 170% tương đương với 17,802 tỷ. Trong bối cảnh các NHTM đua nhau mọc lên, cạnh tranh gay gắt về thị phần, cho vay bất động sản đã mở ra một hướng kinh doanh mới mang lại nguồn thu góp phần vào lợi nhuận cho ngân hàng.Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị và cho vay tiêu dùng trong lĩnh vực bất động sản tăng lên, điều kiện cho vay cũng đã dễ dàng hơn. Nhưng ngay sau đó cuối năm 2008 dấu hiệu thị trường bất động sản xì hơi sau khi giá bị đẩy lên quá cao. NHNN khuyến cáo và đưa ra tín hiệu sẽ kểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay bất động sản đã làm cho nguồn vốn cho vay bất động sản giảm đáng kể khiến cho ngân hàng ngừng hẳn việc cho vay bất động sản. Nhưng không chỉ có bất động sản mới có khả năng làm dư nợ tín dụng tăng, Năm 2009 là năm ngoại tệ và vàng lên ngôi. Có thể giải thích từ hoạt động nhập khẩu và phục hôi dần theo chuyển biến của nền kinh tế theo chu kỳ thường thấy vào những tháng cuối. Nhu cầu vay vàng theo đó tăng lên , kéo theo lãi suất vay vàng cũng tăng. Điều này giải thích nguyên nhân tại sao dư nợ năm 2009 lại tăng mạnh so với năm 2008. Nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng có xu hướng không ổn định, phần lớn là tiền gửi không kì hạn và các kì hạn ngắn, chi nhánh đã cố gắng giảm tỉ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn, tập trung cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro về kì hạn giữa tiền gửi và tiền vay. Nhưng bên cạnh đó không thể bỏ lỡ cơ hội cho vay trung dài hạn có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao và mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động của ngân hàng. Biểu 2.4: Tỷ trọng dư nợ ngắn, trung, dài hạn tại chi nhánh 2008-2009 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh Thanh Xuân 2008- 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 Dư nợ nội tệ 349,047 447,456 98,409 28 Dư nợ ngoại tệ 30,175 55,942 25,767 85 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Bảng 2.6: Tỷ trọng cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh Thanh Xuân Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tổng dư nợ 379,222 100 503,398 100 Dư nợ nội tệ 349,047 92,04 447,456 88,88 Dư nợ ngoại tệ 30,175 7,95 55,942 11,2 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Theo loại tiền, dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều tăng dần qua các năm. Bảng số liệu trên cho thấy so với năm 2008, dư nợ nội tệ tăng 98,409 tỷ đồng tương đương 28% chiếm tỷ trọng 88,88% trong tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ năm 2009 chiếm tỷ trọng 11,2%( trong khi năm 2008 chỉ chiếm7,95%) tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ năm 2009 tăng đột biến so với năm 2008, tỷ lệ tăng đạt 85% tương đương 25,767 tỷ đồng. Như đã nói ở trên, do hoạt động nhập khẩu phục hồi dần theo chuyển biến của nền kinh tế theo chu kì thường thấy vào những tháng cuối năm, nhu cầu vay ngoại tệ bất ngờ tăng đột biến kéo theo mức dư nợ về ngoại tệ của ngân hàng tăng mạnh vào nửa cuối năm 2009 khiến tỷ trọng về dư nợ ngoại tệ cũng tăng lên rõ rệt ( từ 7,95% - 11,2%). Mặt khác, theo quyết định 09/2008/NHNN TCTD được phép hoạt động ngọai hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn sau đây: để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; để trả nợ nước ngoài trước hạn, nếu khoản vay đó đảm bảo các điều kiện: chấp hành đúng các quy định về vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; khách hàng vay có khả năng trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ, tiết kiệm được chi phí vốn vay so với việc vay vốn nước ngoài; để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và hướng dẫn của NHNN. Trong khi đó, theo quyết định 966 ngân hàng được xem xét cho vay vốn bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn để trả nợ nước ngoài trước hạn, nếu khoản vay có đủ các điều kiện sau: Dự án đầu tư phương án sản xuất, kinh doanh, sử dụng khoản vay nước ngoài đó có hiệu quả, doanh nghiệp có khả năng trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ, tiết kiệm được chi phí vay vốn so với việc vay vốn nước ngoài. Bên cạnh đó quyết định 966/2003/QĐ-NHNN còn cho vay ngoại tệ đối với các nhu cầu vay sản xuất kinh doanh mà khách hàng vay không có nguồn thu ngoại tệ, nếu được TCTD được phép hoạt động ngoại hối cam kết bằng văn bản bán ngoại tệ hoặc có hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn để trả nợ vay. Do đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ, tuy nhiên, trong hoàn cảnh không thuận lợi đó, dư nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng trong năm 2009 lại tăng mạnh so với năm 2008. Điều này chứng tỏ hoạt động marketing của ngân hàng phát triển rất tốt, đã tìm được nhiều khách hàng có tiềm năng và khả năng hoàn trả vốn cao tạo thêm thu nhập cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng áp dụng những chiến lược kinh doanh hợp lý, CLTD được nâng cao cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng có dư nợ ngoại tệ lý tưởng. 2.2.2.2 Tỷ lệ nợ a, Tỷ lệ nợ quá hạn Theo Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ban hành quy định phân loai nợ, trích lâp dự phòng và xử lí RRTD trong hệ thống NHNo&PTNT VN thì NHNo&PTNT nơi cho vay thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm cũng giống như quyết định 18/200/QĐ/NHNN. Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Thanh Xuân 2008- 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 Nợ quá hạn 18,707 15,131 -3,57 -19,11 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,93% 3,05% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Nợ quá hạn tại chi nhánh năm 2009 giảm 3,57 tỷ đồng tương đương 19,11% so với năm 2008. Trong khi đó tổng dư nợ tăng 124,176 tỷ với tốc độ tăng là 33% lớn hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn. Điều này cho thấy ngân hàng không ngừng công tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng và CLTD đã được cải thiện, nâng cao một cách rõ rệt. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 4,93% thì đến năm 2009 con số này đã giảm đáng kể, chỉ còn 3,05%. Điều này cho thấy ngân hàng đang đi đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả. Biểu 2.5: Biểu đồ nợ quá hạn qua các năm 2008- 2009 b, Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 Nợ xấu 17,341 14,579 -2,762 15,92% Tỷ trọng 4,57% 2,89% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 17,341 tỷ đồng là con số thể hiện tình hình nợ xấu của chi nhánh trong năm 2008 chiếm tỷ trọng 4,57% tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2009, con số này đã có sự thay đổi xuống còn 14,579, tức là đã giảm 2,762 tỷ đồng so với năm 2008 với tốc độ 15,92%, chiếm tỷ trọng 2,89% trong tổng dư nợ. Những con số này đã cho thấy công tác thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đã được ngân hàng chú ý hơn rất nhiều; trình độ cán bộ tín dụng đã được nâng cao giúp cho ngân hàng tránh được khá nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. c, Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 Nợ nhóm 5 2,573 0,120 -2,453 -95,3% Tỷ trọng 0,678% 0,023% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Năm 2009, dư nợ nhóm 5 giảm mạnh xuống mức 1,120 tỷ đồng, giảm 2,453 tỷ so với năm 2009 tương đương với giảm 95,3%. Nếu trong năm 2008, tỷ trọng nợ nhóm 5 đạt 0,678% thì con số này đã thay đổi theo chiều hướng tốt trong năm 2009, xuống còn 0,023%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đã xử lý tại chi nhánh tương đối tốt, tại chi nhánh có bộ phận chuyên xử lý nợ khó đòi do đó mà công tác này đang được nâng cao tại chi nhánh. Từ đó cho thấy CLTD của chi nhánh đang ngày càng được nâng cao. 2.2.2.3 Chỉ tiêu về trích lập dự phòng rủi ro Việc trích lập dự phòng rủi ro luôn được NHNo&PTNT nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN VN, Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN ban hành quyết định 165/QĐ-HĐQT về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động ngân hàng của NHNo&PTNT VN. Ngày 25/4/2007 NHNN VN ra quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định 493/2005/QĐ-NHNN thì Hội đồng quản trị cũng ra quyết định số 636/QĐ-HĐQT/XLRR để thay thế quyết định 165/QĐ-HĐQT và các văn bản có liên quan trước đó. Ngay từ khi thành lập, chi nhánh Thanh Xuân đã bắt đầu thực hiện trích lập dự phòng theo quyết định 636/QĐ-HĐQT/XLRR. Bảng 2.10: Tình hình trích lập RRTD của chi nhánh 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % Tổng dư nợ 379,222 503,398 124,176 33 Số tiền trích lập 2,275 3,775 1,500 65,9% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Theo QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN quy định hạ thấp giới hạn tối đa tín dụng thị giá chứng khoán được xác định khi loại trừ dư nợ trích lập dự phòng rủi ro ( QĐ 493/2005/QĐ-NHNN quy định chứng khoán của TCTD khác có tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 70%, còn quyết định 18/QĐ-NHNN quy định chứng khoán do các tổ chức khác phát hành chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán có tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 50%) qua đó nâng mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng có bảo đảm bằng chứng khoán. Bên cạnh đó theo điều 9 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định “TCTD phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực thi hành, TCTDphải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung theo quy định”. NHNo&PTNT chưa trích đủ số tiền dự phòng theo quy định này nên đã tăng số tiền phải trích thể hiện điều 23 về xác định chỉ tiêu kế hoạch trích dự phòng chung của quyết định 636/HĐQT/XLR xác định tỷ lệ phải trích tăng từ 0,6% năm 2008 lên 0,75% năm 2009. Năm 2009, số tiền trích lập tăng lên so với năm 2008 thể hiện chi nhánh đã thực hiện tốt công tác trích lập theo đúng quy định. Số tiền trích lập dự phòng tăng từ 0.6% lên 0,75%, mặt khác tổng dư nợ tăng lên đáng kể nên số tiền trích lập dự phòng cũng theo đó tăng lên bởi vậy nếu chỉ nhìn vào số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng lên mà kết luận RRTD của ngân hàng tăng lên là hoàn toàn không có căn cứ. 2.2.2.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng tại chi nhánh 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Doanh số thu nợ 1118,704 1615,907 1.Doanh số thu nợ ngắn hạn 304,560 725,360 2.Doanh số thu nợ trung dài hạn 814,144 890,547 Dư nợ bình quân 379,222 503,398 1.Dư nợ ngắn hạn 227,284 309,983 2.Dư nợ trung dài hạn 151,938 176,415 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/ năm) 2,95 3,21 1.Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1,34 2,34 2.Vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn 5,36 5,04 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Kết quả trên cho thấy, tốc độ quay vòng vốn tín dụng của chi nhánh có chiều hướng ngày càng tăng, từ 2,95 vòng/năm (năm 2008) lên 3,21 vòng/năm (năm 2009). Trong đó vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng 1 vòng từ 1,34 vòng/năm lên 2,34 vòng/năm trong năm 2009. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngắn hạn của chi nhánh đang dần được cải thiện, vốn ngắn hạn quay được nhiều vòng hơn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn sẽ tạo thêm thu nhập cho ngân hàng. Trong khi vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng lên thì vòng quay vốn trung dài hạn lại giảm nhẹ từ 5,36 vòng/năm xuống còn 5,04 vòng/năm. Mặc dù tốc độ thu hồi này có giảm nhưng vẫn ở mức cao cho thấy khả năng thu hồi vốn trung dài hạn của chi nhánh tốt, vốn trung dài hạn đang được chi nhánh sử dụng có hiệu quả. 2.2.2.5 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Bảng 2.12: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn năm 2008- 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ tín dụng 379,222 503,398 Tổng nguồn huy động vốn 930,503 767,678 Hiệu suất sử dụng vốn 40,75% 65,57% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008-2009 Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh có xu hướng tăng lên. Năm 2009, hiệu suất sử dụng vốn đạt 65,57%, cao hơn so với năm 2008 đạt 40,75%. Trong nền kinh tế thị trường, sư cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng cũng là một trở ngại lớn đối với hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh Thanh Xuân nói riêng bởi những ngân hàng này thường xuyên phát triển những dịch vụ khác để kiếm lời mà không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống, do đó mà vốn huy động được sẽ được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau, nhưng tại nước ta thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ chốt do đó mà ngân hàng sẽ không được lơ là đối với lĩnh vực này. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của chi nhánh vì nguồn vốn của chi nhánh huy động phải mất chi phí, trong khi đó chi nhánh cho vay cao. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của chi nhánh rất có hiệu quả. 2.2.2.6 Chỉ tiêu mức sinh lời từ hoạt động tín dụng Bảng 2.13: Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm2009 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 33,826 49,383 Dư nợ bình quân 379,222 503,398 Mức sinh lời (%) 8,92 9,81 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2008, 2009 Qua bảng trên ta thấy, mức sinh lời từ hoạt động tín dụng ngày một tăng cho thấy thu nhập từ một đồng vốn tín dụng qua các năm tăng dần lên. Năm 2008 mức sinh lời đạt 8,92%, tức một đồng tín dụng tạo ra 0,0892 đồng thu nhập, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên ở mức 9,81% tức tạo ra 0,0981 đồng thu nhập từ 1 đồng tín dụng. Sở dĩ mức sinh lời từ hoạt động tín dụng tăng mạnh bởi, Thanh Xuân xác định việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại để chọn lọc, phát triển khách hàng; ra quyết định cấp tín dụng như xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ, biện pháp bảo đảm tiền vay; giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng cho vay lường trước được chất lượng khoản vay để có biện pháp xử lý nâng cao năng lực cho vay, thu nợ và xử lí rủi ro. Do đó mà thu nhập trong lĩnh vực này tăng lên từ đó nâng mức sinh lời từ hoạt động tín dụng lên cao hơn. Đây là giai đoạn khó khăn của các ngân hàng vì lãi suất biến động liên tục nhưng chi nhánh vẫn duy trì được mức sinh lời cao. Điều này cho thấy CLTD tại chi nhánh đang được nâng cao. 2.3 Đánh giá tình hình chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân Đánh giá CLTD có vai trò quan trọng giúp ngân hàng biết được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, thấy được nguyên nhân của hạn chế từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao CLTD và đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo của chi nhánh. 2.3.1. Những kết quả đạt được Tuy mới được thành lập chưa lâu xong hoạt động kinh doanh tiền tệ của chi nhánh có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như chất lượng. Cùng với sự phát triển toàn của ngân hàng, hoạt động tín dụng đã đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thứ nhất: Để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế, an toàn vốn đồng thời thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước nên trong đầu tư tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân luôn ưu tiên đối với những dự án đầu tư theo chiều sâu vào những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực có tiềm năng, tránh đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Nguồn vốn tín dụng của chi nhánh đã thực sự giúp những doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn, tạo điều kiện cho họ đổi mới máy móc thiết bị; dây truyền công nghệ; mở rộng sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, qua đó vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp vừa đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Thứ hai: Các khoản cho vay của chi nhánh có mức độ an toàn cao, thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều thấp. Con số này thực sự là niềm mơ ước của nhiều ngân hàng. Đạt được những kết quả trên là do: * Chi nhánh luôn giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ tín dụng- thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả. * Luôn chú trọng hoàn thiện các thủ tục, điều kiện, thể lệ, quy trình quản lý tín dụng để nhằm vừa bảo đảm sự lựa chọn chính xác những khách hàng tốt tránh rủi ro cho ngân hàng, đồng thời vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng. * Đạt được kết quả trên còn phải kể đến nỗ lực to lớn toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, một mặt chấp hành nghiêm chỉnh quy chế cho vay, mặt khác luôn chủ động sáng tạo trong việc tìm kiếm, phân loại, lựa chọn để tìm ra những khách hàng thực sự có năng lực, có uy tín. Bên cạnh đó thái độ l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3883.doc
Tài liệu liên quan