Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6

1.1.Tín dụng ngân hàng 6

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 6

1.1.2. Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng 7

1.1.3. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 8

1.1.3.1. Mục đích cho vay 8

1.1.3.2. Khả năng sinh lời 8

1.1.3.3. Đa dạng hóa rủi ro 9

1.1.3.4. Tính an toàn 9

1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng 9

1.1.4.1. Với ngân hàng 9

1.1.4.2. Với khách hàng 10

1.1.4.3. Với nền kinh tế 10

1.1.5. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng 11

1.1.5.1. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân 11

1.1.5.2. Chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá 13

1.1.5.3. Cho thuê tài chính 13

1.1.5.4. Bảo lãnh 13

1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng 14

1.2.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng 14

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại 15

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 17

1.3.1. Các chỉ tiêu định tính 17

 

docx94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường xuyên như: “Tài lộc nhân đôi”, “Gửi tiền online - lãi cao quà chất”, “gửi thật tiện, lãi thật cao”, đã tạo được sự quan tâm và niềm tin cho khách hàng. Kết quả huy động vốn trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Hạ Long từ năm 2015 đến 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng sô Tỷ trọng (%) Tỏng vốn huy động 1.917 3.754 4.537 I.Phân loại theo đối tượng Tiền gửi doanh nghiệp 1.023 53,36 2.300 61,27 2.872 63,30 Tiền gửi VNĐ: VNĐ 1.013 99,02 2.198 95,57 2.748 95,68 Ngoại tệ quy VNĐ 10 0,98 102 4,43 124 4,32 Tiền gửi phân theo thời hạn: Không kỳ hạn 425 41,54 903 39,26 1.190 41,43 Có kỳ hạn 598 58,46 1..397 60,74 1.682 58,57 Tiền gửi dân cư 605 31,56 921 24,53 1.056 23,28 Tiền gửi VNĐ: VNĐ 478 79 623 67,64 682 64,58 Ngoại tệ quy VNĐ 127 21 298 32,36 374 35,42 Tiền gửi phân theo thời hạn: Không kỳ hạn 1 0,17 13 1,41 26 2,46 Có kỳ hạn 604 99,83 908 98,59 1.030 97,54 Tiền gửi khác 289 15,08 534 14,2 609 13,42 II. Phân theo ngoại tệ VNĐ 1.704 88,88 3.316 88,33 3.368 74,23 Ngoại tệ quy VNĐ 213 11,12 438 11,67 1.169 25,77 III. Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 426 22,22 916 24,40 1216 26,80 Có kỳ hạn 1491 77,78 2838 75,60 3321 73,20 IV. Phân theo thời gian Ngắn hạn 1667 86,96 3003 79,99 3189 70,29 Trung và dài hạn 250 13,04 751 20,01 1348 29,71 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Tính đến ngày 31/12/2015, tức là sau khi hoạt động được hơn 5 tháng, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã huy động được nguồn vốn là 1.917 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi từ doanh nghiệp (đạt 1.023 tỷ đồng, chiếm 53,36% tổng vốn huy động), tiếp đến là tiền gửi từ dân cư (đạt 605 tỷ đồng, chiếm 31,56%), còn lại là các nguồn tiền gửi khác (đạt 289 tỷ đồng, chiếm 15,08%). Đây là kết quả rất đáng khích lệ đối với một chi nhánh mới bước đầu đi vào hoạt động. Tính đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn huy động tăng lên 3.754 tỷ đồng (tăng 1,96 lần so với năm 2015). Cơ cấu nguồn vốn vẫn giữ ở mức ổn định, không có nhiều biến động: tiền gửi doanh nghiệp đạt 2.300 tỷ đồng, chiếm 61,27%; tiền gửi dân cư đạt 921 tỷ đồng, chiếm 24,53%; tiền gửi khác đạt 534 tỷ đồng, chiếm 14,2%. Tính đến 31/12/2017. Tổng nguồn vốn huy động tăng 783 tỷ đồng lên mức 3.661 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn vẫn được giữ ổn định: tiền gửi doanh nghiệp đạt 2.872 tỷ đồng, chiếm 63,30%; tiền gửi dân cư đạt 1.056 tỷ đồng, chiếm 23,28%; nguồn tiền khác đạt 609 tỷ đồng, chiếm 13,42%. Nguồn vốn VNĐ vẫn chiếm phần lớn, 74,23% và vốn ngoại tệ quy VNĐ chỉ chiếm 25,77% vào năm 2017. Nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, cơ cấu vốn ổn định là cách hiệu quả để Ngân hàng BIDV tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả của công tác huy động vốn có nhiều thuận lợi do điều kiện kinh tế giai đoạn 2015 – 2017 đang trong giai đoạn phát triển, lạm phát giảm, nhà nước có nhiều chính sách mới nhằm đẩy mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó thành phố Hạ Long cũng có nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế, nhất là sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, khoáng sản, hải sản, giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn lớn. Bên cạnh đó đời sống người dân được cải thiện, tài sản tích luỹ được nhân lên, người dân ngày càng có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm tài sản hoặc ký gửi tài sản. Thói quen gửi tiết kiệm của nhân dân cũng góp phần tạo nên sự hiệu quả của chi nhánh trong việc huy động tiền gửi dân cư. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là kết quả tốt nhất nếu so với những lợi thế về vị trí địa lý, mức thu nhập của người dân, nếu đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn hơn nữa sẽ còn có thể tăng thêm lượng vốn huy động lên đáng kể. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, Ngân hàng nào tận dụng được thời cơ, tạo được dịch vụ tốt sẽ thu hút được khách hàng, hiệu quả trong huy động vốn sẽ đạt mức cao nhất và ổn định. Kết quả hoạt động tín dụng Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh BIDV Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng doanh số cho vay 1.801 3.214 4.092 Tổng dư nợ cho vay 938 100 2.091 100 2.402 100 Dư nợ theo kỳ hạn và khác - Dư nợ ngắn hạn 534 56,93 1.290 61,69 1.568 65,27 - Dư nợ trung hạn 231 24,63 498 23,82 609 25,35 Dư nợ dài hạn 57 6,08 120 5,74 127 5,29 Dư nợ tài trợ, uỷ thác 2 0,21 2,82 0,13 3,01 0,13 Dự nợ chiết khấu 114 12,15 180,18 8,62 94,99 3,96 Dư nợ theo loại tiền tệ VNĐ 704 75,05 1.673 80,01 1.922 80,02 Ngoại tệ quy VNĐ 234 24,95 418 19,99 480 19,98 Nợ quá hạn 43 96 203 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 4,58% 4,59% 8,45% (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long, năm 2015, 2016, 2017) Tổng dư nợ được thực hiện theo nhiều phương thức tạo nên sự đa dạng cho các sản phẩm cung cấp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Trong báo cáo cuối năm, tổng dư nợ được theo dõi theo 2 phương thức là dư nợ theo kỳ hạn và dư nợ theo loại tiền tệ. Đối với dư nợ theo kỳ hạn, chi nhánh đang cung cấp các sản phẩm tín dụng dựa trên 5 loại đó là: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn, dư nợ tài trợ, uỷ thác,... và dư nợ chiết khấu. Trong đó loại dư nợ ngắn, trung và dài hạn được sử dụng phổ biến hơn cả, là các lựa chọn quen thuộc của hầu hết khách hàng khi tham gia tín dụng. Đối với dư nợ theo loại tiền được chia thành VNĐ và ngoại tệ quy VNĐ. Nhìn chung thị trường hiện nay bên cạnh việc sử dụng tiền VNĐ như truyền thống thì các loại ngoại tệ cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Khi nghiên cứu chất lượng hoạt động tín dụng, chúng ta cần xem xét tới tất cả các loại hình này, đánh giá cơ cấu tổng thể và tình hình tín dụng đối với từng loại tín dụng riêng biệt. Từ bảng số liệu, ta thấy được tổng doanh số cho vay ngày càng tăng, từ 1.801 tỷ đồng vào năm 2015 lên tới 4.092 tỷ đồng năm 2017. Tổng doanh số cho vay năm 2017 tăng 878 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương 27,3%. Tổng dư nợ cho vay cũng tăng đều qua các năm, nguyên nhân do nguồn vốn huy động được mở rộng cùng các chính sách ưu đãi được triển khai, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các đối tượng khách hàng khác nhau tiếp cận và sử dụng đơn giản, nhanh chóng. Trong 3 năm, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn khá ổn định, chiếm phần lớn là dư nợ ngắn hạn (năm 2015 lầ 56,93%, năm 2016 là 61,69%, năm 2017 là 65,27%), tiếp đến là dư nợ trung hạn (năm 2015 là 24,63%, năm 2016 là 23,82%, năm 2017 là 25,35%), cuối cùng là dư nợ dài hạn. Trong đó dư nợ ngắn hạn và trung hạn có xu hướng tăng lên, đồng thời dư nợ dài hạn, dư nợ tài trợ, uỷ thác, dư nợ chiết khấu sẽ giảm đi. Điều này sẽ giúp tăng vòng quay vốn nhưng cũng làm giảm lãi suất cho vay vì lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất vay dài hạn, đòi hỏi Ngân hàng phải có các biện pháp sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả để đạt được lợi nhuận cao nhất. Phân tích về cơ cấu loại tiền vay cho thấy mức dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm và giữ khá ổn đỉnh (75,05%, 80,1%, 80,02%). Tuy nhiên so với các chi nhánh khác trên toàn quốc thì BIDV Hạ Long có tỷ trọng ngoại tệ quy VNĐ ở mức khá cao (chiếm gần 20% qua các năm), lý do bởi Hạ Long là thành phố có ngành du lịch rất phát triển, tập trung nhiều công ty nước ngoài và nhiều tập đoàn lớn đa quốc gia, Do đó muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một trong những vấn đề cần thực hiện đó chính là đa dạng hoá loại hình cho vay nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù kết quả dư nợ cho vay tăng đều cho thấy chính sách tín dụng đang áp dụng thành công, nhưng một vấn đề còn tồn tại đó chính là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng, là một chỉ tiêu xấu cần có biện pháp khắc phục ngay. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng thu 209.817 510.513 593.132 Tổng chi 201.309 449.931 509.201 Lãi 8.508 60.582 83.931 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Đây là thành quả rất đáng động viên của toàn thể lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong những năm đầu thành lập, hoạt động. Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, với chính sách đũng đẵn, tận dụng được thời cơ và sự quyết tâm, cố gắng không mệt mỏi, doanh thu của chi nhánh tăng liên tục trong 2 năm liền. Tổng doanh thu năm 2017 đạt hơn 593 tỷ đồng, tăng hơn 82 tỷ so với năm 2016. Lợi nhuận thu được năm 2017 là 83.931 triệu đồng, tăng 23.349 triệu đồng (tương đương 38,5%) so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng ở mức cao phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc khẳng định năng lực, uy tín và sức mạnh của mình. Tuy nhiên chi nhánh cần thực hiện các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh nỗ lực mở rộng quy mô, gia tăng doanh thu và lợi nhuận thì an toàn kinh doanh lâu dài luôn phải được đặt lên hàng đầu. Trên thực tế đã có không ít các doanh nghiệp, ngân hàng vì mục tiêu trước mắt mà nới lỏng những quy định an toàn, tiêu biểu như việc cấp tín dụng thiếu thẩm định hoặc thẩm định không tốt đã dẫn tới hậu quả đó là rủi ro khi thu hồi vốn cao, nợ xấu tăng, thậm chí không có khả năng thu hồi. Do đó đòi hỏi phải thực hiện song song đồng thời gia tăng lợi nhuận và an toàn kinh doanh. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long 2.2.1.Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính 2.2.1.1. Việc thực hiện quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng để tạo nên sự hiệu quả trong việc thực hiện triển khai hoạt động tín dụng. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao được chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Hiểu được vai trò to lớn này, ngay từ khi thành lập, Ngân hàng BIDV đã áp dụng chính xác quy trình tín dụng được ban hành trên toàn hệ thống Ngân hàng BIDV Việt Nam. Tất cả mọi nhân viên đều phải nắm và hiểu rõ nhằm thực hiện chính xác đúng đắn, chuẩn chỉ. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng còn có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận, các phòng ban và cho tới từng vị trí công việc; làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đang thực hiện như sau: Bước 1: Tiếp thị và tiếp nhận, lập hồ sơ vay vốn Đây là bước đầu tiên do cán bộ tín dụng thực hiện sau khi tiếp xúc với khách hàng. Dựa trên nhu cầu và mục đích vay vốn của ngân hàng, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn sản phẩm tín dụng phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Nhìn chung 1 bộ hồ sơ khách hàng khi vay vốn cần đảm bảo thu thập các thông tin như sau: + Các loại giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng, đảm bảo không thuộc các trường hợp như người đang có tiền án tiền sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự, + Khả năng sử dụng vốn vay: Vốn vay được sử dụng cho mục đích nào, có khả năng thực hiện hay không, việc sử dụng có đem lại kết quả tốt hay không? + Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi): tức là tính lợi nhuận của khoản vay. Điều này một phần được quyết định bởi khả năng sử dụng vốn vay. Khi vốn vay sử dụng có hiệu quả, khách hàng vay vốn thoả mãn nhu cầu, phát triển hoạt động kinh doanh sẽ là yếu tố đảm bảo cho khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn, đầy đủ. Bước 2: Phân tích tín dụng: Là bước xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng và trả nợ vay. Mục tiêu của bước phân tích tín dụng là: + Phân tích chân thật nhất, chính xác nhất những thông tin thu thập được từ hồ sơ vay vốn, từ đó nhận xét thái độ, độ an toàn khi cho vay, khả năng thu hồi và sinh lời vốn vay, tạo cơ sở phục vụ cho việc ra quyết định cho vay. + Đề ra các tình huống giả định có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho khoản vay của ngân hàng và các biện pháp khắc phục những rủi ro đó, giảm thiểu các tác động tiêu cực một cách tối đa. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Ngân hàng sẽ quyết định đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cở sở để ra quyết định được lấy từ việc phân tích tín dụng trong bước 2. Đây là bước vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới kết quả của hoạt động tín dụng. Trong bước này, có 2 sai lầm thường mắc phải mà chi nhánh BIDV cần hết sức lưu ý: + Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng không tốt + Từ chối cho vay với khách hàng tốt Bước 4: Giải ngân Ngân hàng tiến hành cấp tín dụng theo hạn mức đã ký kết và được phê duyệt. Bước 5: Giám sát tín dụng Ngân hàng cần theo dõi thường xuyên và kiểm tra kịp thời việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo sự chính xác trong thực tế về mục đích sử dụng, tình hình tài chính, kết quả đầu tư, kinh doanh, từ đó đánh giá được khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý tín dụng: Thanh lý tín dụng được chia thành 2 dạng: + Thanh lý tín dụng mặc nhiên: Khi khoản vay đã được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, hiệu lực của hợp đồng tín dụng sẽ chấm dứt. + Thanh lý tín dụng bắt buộc: ngân hàng dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Hiện nay việc thực hiện quy trình tín dụng tại chi nhánh diễn ra theo đúng trình tự các bước quy định bởi Ngân hàng BIDV Việt Nam. Các bộ phận phối kết hợp để thực hiện từng bước theo quy trình. Tuy nhiên chất lượng trong mỗi bước chưa được đảm bảo chặt chẽ, đồng đều. Trên thực tế để đạt mục tiêu lợi nhuận, đôi khi công tác phân tích tín dụng vẫn còn khá buông lỏng, cụ thể là việc nới lỏng điều kiện cấp tín dụng nhằm tối đa hoá khách hàng. Trong thời gian tới, hiện tượng này cần phải chấm dứt tuyệt đối thì mới giúp chi nhánh giảm nở xấu, tiến tới sự phát triển lâu dài, bền vững và sự an toàn cho khoản tiền tính dụng. 2.2.1.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát là biện pháp nhằm tạo được hành lang an toán trong công tác tín dụng. 4 nội dung của công tác kiểm tra, kiểm soát đối với toàn thể cán bộ bao gồm: Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trước, trong và sau khi cho vay. Không hạ thấp các điều kiện khế ước Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao Nâng cao kỷ luật, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Phòng kiểm soát được giao trách nhiệp kiểm tra, giám sát từ khâu thẩm định đến quy trình cấp tín dụng và đánh giá tài sản bảo đảm. Đặc biệt việc giám sát sẽ chú trọng tới công tác kiểm tra sau cấp vốn để xác định việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng như mục đích cam kết, hoạt động kinh doanh của khách hàng đó như thế nào, từ đó có thể ra các biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời để loại bỏ tối đa khả năng vốn trở thành nợ xấu. Tuy nhiên do mới thành lập, khi triển khai thực hiện quy trình còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn và áp lực trong việc thu hút và lôi kéo khách hàng, phải cạnh tranh trực tiếp với nhiều đối thủ lớn trên địa bàn như Ngân hàng VietcomBank, Ngân hàng Vietin Bank, Ngân hàng MB,... nên hiệu quả của công tác này chưa cao. Cụ thể đó là vẫn tồn tại trường hợp nới lỏng điều kiện để cấp tín dụng, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,... Hậu quả của vấn đề này đó chính là bên cạnh doanh thu tăng lên thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng theo, làm giảm đi lợi nhuận mà chi nhánh đạt được. Một trong những biện pháp mà lãnh đạo chi nhánh thực hiện nhằm giải quyết nợ xấu đó là ngoài các quy trình, quy định của Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hạ Long đã chủ động thành lập Ban đôn đốc và xử lý nợ vào đầu năm 2018. Nhiệm vụ chính của Ban đó là đôn đốc và xử lý nợ có vấn đề, theo dõi, bám sát và cập nhật tình hình để đánh giá rủi ro vào báo cáo hàng ngày/ tuần. Điều này cho thấy sự chủ động và xử lý tình huống khá nhanh nhẹn, chính xác kịp thời của Ngân hàng. Đồng thời cũng là yếu tố chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc cũng như năng lực làm việc của cán bộ nhân viên Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long. 2.2.1.3. Mức độ hài lòng của khách hàng Bảng 2.4: Thống kê khách hàng tín dụng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: khách hàng Khách hàng 2015 2016 2017 Doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn 5 8 13 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 188 242 376 Cá nhân 976 1865 2607 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Có thể thấy lượng khách hàng tín dụng tăng liên tục qua các năm cả về khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. Điều này thể hiện những chính sách nhằm thu hút khách hàng đang được triển khai và thực hiện rất tốt. Mặc dù ra đời sau so với các chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng BIDV vẫn chứng tỏ được uy tín và sức hút của mình. Một số khách hàng doanh nghiệp lớn như: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu thủy sản Quảng Ninh, Công ty Hoá chất mỏ, Công ty TNHH Phát triển công nghệ và Dầu nhờn miền Bắc,...Phần lớn các khách hàng đều là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân, trong đó chiếm chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh việc đẩy mạnh khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng BIDV chi Hạ Long cũng mang tới rất nhiều sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân như du học, mua nhà, mua ô tô,... đặc biệt là các chương trình cho vay tiêu dùng đang có sự cạnh tranh rất lớn. Bảng 2.5: Số lượng khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong năm 2017 Đơn vị: khách hàng Khách hàng 2 lần 3 lần trở lên Doanh nghiệp 100 82 Doanh nghiệp lớn 2 3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 98 79 Cá nhân 123 63 Tổng 223 145 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Một trong những điểm mạnh của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đó là sở hữu vị trí đẹp, ngay mặt đường lớn, thuận tiện trong việc di chuyển; cơ sở vật chất mới, hiện đại, thiết kế sang trọng, thanh lịch, là điểm sáng tạo nên sự hài lòng cho khách hàng mỗi khi đến giao dịch. Điều này cùng với chất lượng tín dụng đã giúp chi nhánh dần nhận được sự quan tâm và lựa chọn sử dụng của đông đảo khách hàng. Số khách hàng quay trở lại tiếp tục sử dụng tăng lên qua các năm. Số khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng 2 lần đạt 223, từ 3 lần trở lên đạt 145. Lượng khách hàng thân thiết cũng tăng mạnh mẽ, là những đối tác chiến lược cần được chăm sóc đặc biệt. Qua những đánh giá phân tích trên, có thể thấy rằng, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã được ban Giám đốc và các nhân viên tại chi nhánh thường xuyên kiểm tra kiểm soát. Đi liền với công tác đẩy mạnh hoạt động tín dụng, Ngân hàng cũng luôn sẵn sàng xử lý những sự cố phát sinh một cách nhanh chóng, kịp thời nhất và lên kế hoạch, phương hướng khắc phục. Đây chính là điểm mạnh của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long góp phần chung vào sự phát triển và tính hiệu quả của Ngân hàng. 2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1. Doanh số cho vay dư nợ, doanh số thu nợ tín dụng, tổng dư nợ và dư nợ cho vay Bảng 2.6: Doanh số cho vay dư nợ, doanh số thu nợ tín dụng, tổng dư nợ và dư nợ cho vay tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Doanh số cho vay dư nợ 1.801 3.214 4.092 Doanh số thu nợ tín dụng 905 2.100 3.009 Tổng dư nợ 938 2.091 2.402 Dư nợ cho vay 895 1.114 1.083 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Đây là 4 chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Doanh số cho vay dư nợ, doanh số dư nợ tín dụng, tổng dư nợ, dư nợ cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang phát triển và mở rộng. Tuy mới thành lập nhưng các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng khá tốt cho thấy hoạt động tín dụng có sự thành công về mặt quy mô. Doanh số cho vay dư nợ tăng mạnh mẽ, từ 1.801 tỷ đồng năm 2015 lên mức 4.092 tỷ đồng năm 2017. Doanh số thu nợ tín dụng tăng từ 905 tỷ đồng lên 3.009 tỷ đồng. Tổng dư nợ cung cấp ra thị trường cũng khá lớn, 938 tỷ đồng năm 2015 lên 2.402 tỷ đồng năm 2017. Dư nợ cho vay tăng từ 895 tỷ lên 1.083 tỷ đồng. Có thể thấy với sự tăng trưởng như trên, đối với một chi nhánh vừa mới thành lập thì đây quả là điều hết sức vui mừng. Tuy nhiên bên cạnh đó là một số vấn đề phát sinh như tăng nợ xấu gây suy giảm chất lượng tín dụng. Những con số này là minh chứng rõ ràng nhất cho tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong những năm vừa qua đồng thời cũng cho thấy năng lực của Ngân hàng trong hoạt động cung cấp tín dụng. 2.2.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn vay tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng nguồn vốn huy động 1.917 3.754 4.537 Tổng dư nợ cho vay 938 2.091 2.402 Hiệu suất sử dụng vốn vay (%) 48,93 55,7 52,94 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng BIDV ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên, phần trăm hiệu suất sử dụng vốn vay năm 2017 thấp hơn so với năm 2016. Điều này đôi khi phục thuộc vào sự biến động của thị trường. Mặc dù vậy, đánh giá một cách tổng quan, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Biểu đồ 2.3: Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Hiệu suất sử dụng vốn vay tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong 3 năm đang có sự thay đổi không ổn định. Năm 2015 do mới thành lập nên hiệu suất đạt được ở mức thấp, đạt 48,93%. Sang năm 2016, tận dụng được sự phát triển của nên kinh tế và có những thay đổi kịp thời, hiệu suất sử dụng vốn vay đã tăng lên khá ân tượng, tăng thêm 6,77% và đạt mức 55,7%.. Tuy nhiên đến năm 2017, chỉ số này lại có sự sụt giảm xuống còn 52,94%. Điều này cho thấy ngân hàng đã có sự thay đổi trong việc sử dụng đồng vốn, lượng vốn dùng vào việc cho vay giảm đi. Bên cạnh đó mặc dù có sự tăng trưởng so với năm đầu tiên nhưng tỷ trọng cho vay trên thị trường cấp I (thị trường quan hệ với khách hàng) vẫn còn ở mức khá khiêm tốn so với cho vay trên thị trường cấp II (thị trường quan hệ với các tổ chức tín dụng). So với tiềm năng hiện có của chi nhánh Hạ Long đang sở hữu thì chỉ số này còn có thể tăng lên và đạt mức cao hơn. 2.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh hạ Long thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số thu nợ 905 2100 3009 Dư nợ bình quân 305 665 940 Vòng quay vốn tín dụng 2,97 3,16 3,2 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Vòng quay vốn tín dụng có sự tăng đều qua các năm do chi nhánh dần đi vào ổn định. Hệ số vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Chỉ số này có xu hướng tăng lên cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của BIDV Hạ Long ngày càng nhanh, tức là tốc độ tăng lên của doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng càng lớn thể hiện sự luân chuyển vốn để phục vụ các nhu cầu tín dụng càng cao, hiệu quả mà đồng vốn đem lại càng lớn. Nhưng cũng cần cân đối giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn để đem lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên tốc độ tăng trường của vòng quay vốn tín dụng qua các năm có xu hướng giảm dần: Năm 2016, vòng quay vốn tín dụng tăng 6,4% so với năm 2015 nhưng năm 2017 chỉ tăng thêm 1,27% so với năm 2016. Điều này cần được xem xét và có biện pháp điều chỉnh thích hợp. 2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư nợ 938 2.091 2.402 Nợ quá hạn 43 96 203 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,58% 4,59% 8,45% (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017) Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng chỉ số này tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đang ở mức khá cao và tăng nhanh đột biến từ năm 2016 sang năm 2017. Năm 2015, tổng dư nợ đạt 938 tỷ đồng, nợ quá hạn chiếm 43 tỷ đạt 4,58%. Năm 2016, tổng dư nợ tăng lên 2.091 tỷ đồng, nợ quá hạt chiếm 4,59% đạt mức 96 tỷ đồng. Đến năm 2017, tổng dư nợ là 2.402 tỷ đồng, nợ quá hạn tăng đột biến hơn gấp hai lần lên mức 203 tỷ đồng, chiếm 8,45%. Nguyên nhân dễ thấy đó là do công tác thẩm định, đánh giá và tuân thủ quy trình tín dụng bị nới lỏng nhằm theo đuổi mục tiêu mở rộng thị trường, tìm kiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_han.docx
Tài liệu liên quan