MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG 1 - 3 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - 3 -
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - 3 -
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại - 3 -
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng - 5 -
1.1.3 Phân loại tín dụng - 6 -
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - 8 -
1.2.1 Khái quát về tín dụng trung, dài hạn - 8 -
1.2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của tín dụng trung, dài hạn - 8 -
1.2.1.2 Vai trò của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế thị trường - 11 -
1.2.1.3 Các hình thức tín dụng trung, dài hạn - 14 -
1.2.2 Chất lượng tín dụng trung, dài hạn - 19 -
1.2.2.1 Khái niệm - 19 -
1.2.2.2 Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn - 20 -
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn - 28 -
CHƯƠNG 2 - 35 -
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ - 35 -
VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 35 -
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 35 -
2.1.1 Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 35 -
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 38 -
2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng - 38 -
2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn - 39 -
2.1.2.3 Hoạt động cho vay - 40 -
2.1.2.4 Các hoạt động khác - 43 -
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 43 -
2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 43 -
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn cho vay trung, dài hạn - 44 -
2.2.1.2 Tình hình cho vay trung, dài hạn - 46 -
2.2.1.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay trung, dài hạn - 50 -
2.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 53 -
2.2.2.1 Kết quả đạt được - 53 -
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân - 55 -
CHƯƠNG 3 - 62 -
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - 62 -
THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 62 -
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN - 62 -
3.1.1 Định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - 62 -
3.1.2 Định hướng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 63 -
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 66 -
3.2.1 Giải pháp huy động vốn cho vay trung, dài hạn - 67 -
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng - 68 -
3.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt - 71 -
3.2.4 Đa dạng hoá các loại hình tín dụng trung, dài hạn - 73 -
3.2.5 Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng - 75 -
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý nợ, cần tổ chức bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách - 76 -
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ - 78 -
3.2.8 Tăng cường công tác Marketing trong ngân hàng - 79 -
3.2.9 Ngân hàng phải luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn và biện pháp phòng ngừa - 81 -
3.2.10 Một số giải pháp khác - 83 -
3.3 KIẾN NGHỊ - 83 -
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước - 83 -
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước - 86 -
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 87 -
KẾT LUẬN - 89 -
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp nhất qua mạng SWIFT.
- Dịch vụ uỷ thác: thanh toán lương tự động qua tài khoản.
- Dịch vụ gói BIDV – Smart Account gồm có dịch vụ thu hộ, quản lí vốn tự động, tài khoản tiền gửi thanh toán lãi suất phân tầng theo số dư dành cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính.
- Dịch vụ thẻ BIDV – ATM và hệ thống máy rút tiền tự động ATM.
- Dịch vụ Mobile Banking - gửi nhận tin nhắn tự động truy vấn thông tin tài khoản , lãi suất, tỉ giá ngoại hối…
2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là công tác luôn được coi trọng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội, toàn thể ban lãnh đạo cùng các nhân viên luôn nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của công tác huy động vốn là sự quyết định tồn tại của ngân hàng, xây dựng một cơ cấu vốn với chi phí hợp lí sẽ là cơ sở để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ta có thể nghiên cứu tình hình huy động vốn của chi nhánh thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
(ngoại tệ qui đổi)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng nguồn vốn huy động
4.044.022
4.688.034
6.931.151
I
Phân theo loại nguồn vốn
+ Tiền gửi từ dân cư
1.507.439
1.663.149
1.895.397
+ Tiền gửi từ các tổ chức
2.536.583
3.024.885
5.035.754
II
Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền
+ Nguồn nội tệ
3.083.090
3.741.723
5.349.945
+ Nguồn ngoại tệ qui đổi
960.932
946.311
1.581.206
(Các khoản tiền gửi đã bao gồm việc huy động bằng việc phát hành kì phiếu, trái phiếu)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp huy động vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội từ 2004 - 2006
Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 liên tục tăng trưởng. Năm 2005 tổng nguồn tăng lên là 644.012 triệu đ với tốc độ gia tăng là 15,925% và năm 2006 tăng so với 2005 là 2.243.117 triệu đ với tốc độ gia tăng là 47,85% như vậy đã có một sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn huy động trong năm 2006 với mức tăng kỉ lục là 47,85% trong đó tổng nguồn huy động nội tệ không ngừng tăng trưởng. Năm 2005 nguồn ngoại tệ huy động lại thấp hơn năm 2004, vào thời điểm này tỷ giá của đồng USD tăng mạnh so với VNĐ, người dân muốn giữ ngoại tệ để bán ra đầu cơ kiếm lợi có thể là một nguyên nhân giải thích cho điều này. Và đến năm 2006 thì cả nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ đều tăng mạnh.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức là chiếm tỷ trọng lớn (2004: 62,72%; 2005: 64,52%; 2006: 72,65%), lý giải cho điêu này là do các tổ chức nắm giữ một lượng lớn các kì phiếu và trái phiếu huy động của ngân hàng.
Trong những năm tới ngân hàng cần chú trọng tăng mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư vì nguồn vốn này mang tính ổn định bền vững trong cơ cấu nguồn vốn.
Đạt được những thành tựu trên, ngân hàng đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp như: mở rộng mạng lưới huy động dân cư, đổi mới phong cách phục vụ với khách hàng, chú trọng tiếp thị quảng cáo, chính sách tiền gửi với lãi suất cao, chú trọng tìm kiếm khách hàng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu huy động có hiệu quả, chi nhánh cũng đã giao chỉ tiêu và đôn đốc đối với từng đơn vị thực hiện công tác huy động vốn…
2.1.2.3 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng, xác định đúng nhiệm vụ đó chi nhánh đã luôn chú trọng hoạt động cho vay, hoạt động cho vay đã không ngừng tăng lên qua các năm, một mặt chi nhánh vẫn giữ vững mối quan hệ với các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp và giao thông và một mặt chi nhánh đã mở rộng sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng và một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc cho vay đó là công tác huy động vốn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để tạo điều kiện cho cho vay tăng trưởng. Thêm vào đó trong những năm vừa qua ngân hàng đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng, cải tiến qui trình tín dụng, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên đồng thời thực hiện chế độ “giao dịch một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn.
Tổng dư nợ (đã loại trừ nợ khoanh, cho vay uỷ thác) qua các năm đã không ngừng tăng lên từ 2.873.970 trđ năm 2004 lên 3.388.219 trđ (2005) với tốc độ gia tăng là 17,89% và đến năm 2006 là 3.597.134 trđ với tốc độ gia tăng là so với năm 2005 là 6,17%. Ở năm 2006 tốc độ gia tăng bị chậm lại, nguyên nhân là do: vào thời gian này thì các doanh nghiệp xây lắp, giao thông – khách hàng chủ yếu của ngân hàng bước vào thời kì khó khăn bản thân các công ty này cũng có tốc độ tăng trưởng chậm lại, thêm nữa có một số đổ bể về tín dụng của hệ thống các ngân hàng do vậy thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng đã nâng cao hơn chất lượng tín dụng, rà soát một cách kĩ càng hơn các doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn tuy vậy thì tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng vẫn tăng lên đã chứng tỏ một cố gắng lớn của ngân hàng.
Xem xét cơ cấu dư nợ qua bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dư (trđ)
Tỷ lệ (%)
Dư (trđ)
Tỷ lệ (%)
Dư (trđ)
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ
2.873.970
100
3.388.219
100
3.597.134
100
I
Cơ cấu theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn
2.045.871
71,2
2.527.792
74,6
2.856.539
79,4
+ Dư nợ trung, dài hạn
828.099
28,8
860.427
25,4
740.595
20,6
II
Cơ cấu theo đối tượng vay vốn
Dư nợ DN quốc doanh
2.644.052
92
2.710.575
80
2.553.965
71
Dư nợ ngoài quốc doanh
229.918
8
677.644
20
1.043.169
29
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội từ 2004 –2006
Nhìn từ bảng cơ cấu dư nợ, ta thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ là phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện mới. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm từ năm 2004 là 71,2% cho đến năm 2006 là 79,4%, điều này phù hợp với sự thay đổi trong chính sách của ngân hàng, ngân hàng có chính sách là tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ giảm tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn (nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của dư nợ trung, dài hạn) vì các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với cho vay trung, dài hạn. Đồng thời, thực hiện đúng chính sách thay đổi cơ cấu (chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) tăng cường tỷ trọng cho vay với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và ngân hàng đã thu được những tín hiệu đáng mừng đó là tăng tỷ trọng từ năm 2004 chỉ có 8% nhưng cho đến năm 2006 là 29%.
Đối với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ, nợ khoanh, chờ xử lí đã được giảm đáng kể từ năm 2004 – 2006 chứng tỏ sự hoạt động hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ: giảm từ năm 2004: 0,4%; 2005:0,36%; đến 2006 chỉ còn 0,32%. Nợ khoanh giảm từ năm 2004: 39.711 (trđ); 2005: 10.257 (trđ); 2006: 0 (trđ).
2.1.2.4 Các hoạt động khác
Công tác tự kiểm tra, kiểm toán nội bộ luôn được chi nhánh thực hiện tốt góp phần chấn chỉnh và đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn hiệu quả, tuân thủ theo đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quá trình đổi mới.
Thực hiện mở rộng hệ thống mạng lưới ATM với số máy đang quản lí là 12 máy và phát hành được 2.714 thẻ ATM.
Các hoạt động khác như hoạt động bảo lãnh, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế… đều thu được những kết quả khả quan. Những dịch vụ trên đem lại một phần thu nhập trên tổng thu nhập của ngân hàng và bên cạnh đó nó đã giúp chi nhánh dần chuyển thành một ngân hàng đa năng hiện đại.
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội
Khi nghiên cứu về thực trạng tín dụng trung, dài hạn ở Chi nhánh thì đối tượng nghiên cứu, đánh giá chủ yếu là các hoạt động cho vay (được phản ánh qua chỉ tiêu dư nợ) còn có một số hình thức tín dụng khác (so sánh với nội dung lý thuyết đã trình bày) chưa được triển khai hay như đối với hoạt động cho thuê thì hiện tại Chi nhánh không thực hiện do đặc thù của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có riêng một công ty phục vụ cho thuê tài chính
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn cho vay trung, dài hạn
Công tác huy động vốn nói chung hay công tác huy động vốn trung, dài hạn nói riêng luôn được coi trọng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội, ngân hàng luôn nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của công tác huy động vốn là sự quyết định tồn tại của ngân hàng, xây dựng một cơ cấu vốn với chi phí hợp lí sẽ là cơ sở để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng nguồn vốn huy động
4.044.022
4.688.034
6.931.151
- Nguồn ngắn hạn
- Tỷ trọng
2.709.495
67%
3.047.222
65%
4.366.625
63%
- Nguồn trung, dài hạn
- Tỷ trọng
1.334.527
33%
1.640.812
35%
2.564.526
37%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp huy động vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội từ 2004 - 2006
Nhìn chung qua các năm nguồn vốn trung, dài hạn huy động được đều tăng trưởng ở mức cao, năm 2005 tăng 306.285 trđ tăng 23% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 923.714 trđ (tăng 56,3% so với năm 2005), đây cũng là một thành công lớn của ngân hàng bởi vì trước điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay mà ngân hàng vẫn đảm bảo được việc huy động vốn tăng trưởng như vậy. Như ta đã biết công tác huy động vốn là công tác vô cùng quan trọng nếu ngân hàng không huy động được vốn thì lấy đâu ra nguồn để phục vụ cho vay và các hoạt động khác. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc cân đối giữa nguồn vốn trung, dài hạn và khả năng cung cấp tín dụng trung, dài hạn, phát triển hoạt động tín dụng trung, dài hạn. Theo dõi sơ đồ dưới đây ta có thể thấy được sự tăng lên rõ rệt của lượng vốn trung, dài hạn huy động qua các năm.
Trđ
Biểu đồ 2.4: Lượng vốn trung, dài hạn huy động qua các năm
Nguồn: Báo cáo huy động vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006
Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động như vậy là hợp lý bởi vì nhu cầu vốn cho các hoạt động tín dụng ngắn hạn bao giờ cũng lớn hơn so với trung, dài hạn và các ngân hàng hiện nay đều đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngắn hạn lớn hơn so với tăng trưởng tín dụng TDH
Khi xem xét chỉ tiêu khả năng cấp tín dụng TDH ta thấy chỉ tiêu này qua các năm đều lớn hơn 1 (năm 2005 là: 1,9; năm 2006 là: 3,4). Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn TDH để phục vụ việc cho vay TDH ngân hàng luôn đáp ứng rất tốt. Tuy nhiên có một điểm lưu ý là nguồn vốn huy động TDH của ngân hàng lớn hơn so với nhu cầu tín dụng trung, dài hạn.
Năm 2005: cho vay trung, dài hạn là 860.427 trđ ( vốn trung, dài hạn huy động được là: 1.640.812 trđ).
Năm 2006: cho vay trung, dài hạn là 740.595 trđ (vốn trung, dài hạn huy động được là: 2.564.526 trđ).
Tuy nhiên, ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn dôi ra này để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn TDH cho các chi nhánh khác trong cùng hệ thống gặp khó khăn trong công tác huy động vốn TDH và với nguồn vốn dồi dào như vậy đảm bảo cho khả năng thanh khoản của ngân hàng.
2.2.1.2 Tình hình cho vay trung, dài hạn
Xem xét tình hình cho vay thông qua một số chỉ tiêu dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ, doanh số cho vay.
Bảng 2.5: Tình hình cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ tín dụng
2.873.970
3.388.219
3.597.134
Trong đó:
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn
Tỷ trọng (%)
828.099
28,8
860.427
25,4
740.595
20,6
* Cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo thành phần kinh tế
- Cho vay DNNN
- Cho vay ngoài quốc doanh
799.116
28.983
817.226
43.021
677.644
62.951
* Cơ cấu cho vay trung, dài hạn theo loại tiền
- Cho vay VND
- Cho vay ngoại tệ
620.471
207.628
565.596
294.831
456.525
284.070
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006
Theo bảng trên ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng (chỉ tiêu tổng dư nợ đã được loại trừ nợ khoanh và cho vay ủy thác) qua các năm liên tục tăng và ở mức tăng trưởng cao, từ 2.873.970 trđ năm 2004 lên 3.388.219 trđ (2005) với tốc độ gia tăng là 17,89% và đến năm 2006 là 3.597.134 trđ với tốc độ gia tăng là 6,17%. Bên cạnh đó, thì dư nợ trung dài hạn không đạt được sự tăng trưởng liên tục, năm 2005 dư nợ trung, dài hạn tăng 32.328 trđ (tốc độ gia tăng là 3,9%) nhưng sang năm 2006 chỉ tiêu này giảm 119.832 trđ (giảm 13,9%). Như vậy, ta thấy năm 2006 thì tốc độ gia tăng dư nợ giảm, dư nợ trung dài hạn cũng giảm mạnh có nhiều lý do giải thích cho điều này:
+ Sang năm 2006 rất nhiều các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp giao thông (khách hàng chủ yếu của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ) làm ăn kém hiệu quả do vậy ngân hàng rất khó khăn cho việc cấp vốn vì các khách hàng không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng.
+ Trong thời gian này công tác thu nợ trung, dài hạn được thực hiện tốt, có nhiều dự án được thu nợ mà các dự án mới thì chưa cho vay được tất yếu sẽ dẫn đến dư nợ trung, dài hạn giảm.
+ Là do trong hoạt động cho vay hoạt động cho vay ngắn hạn có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ liên tục tăng (năm 2004 là 71,2% đến năm 2006 là 79,4%), tất yếu đẫn đến giảm tỷ trọng trọng của dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ.
+ Và do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM trong cùng địa bàn, do vậy việc phát triển hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn.
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm qua các năm từ năm 2004 tỷ trọng là 28,8% đến năm 2006 chỉ còn 20,6%, điều này cũng phù hợp với chính sách của ngân hàng, ngân hàng có chính sách tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn (nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn và không ngừng cao chất lượng cho vay trung, dài hạn) bởi vì cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với trung, dài hạn. Tuy vậy, trong năm 2006 dư nợ trung dài hạn giảm mạnh cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm chỉ còn 20,6%.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đối tượng chủ yếu của ngân hàng trong cho vay trung, dài hạn vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước (năm 2006 dư nợ của khối DNNN là 677.644trđ chiếm tỷ trọng là 91,5%), trong những năm vừa qua ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội đã chú trọng đến mở rộng đối tượng khách hàng đối với khu vực ngoài quốc doanh va bước đầu có những kết quả khả quan dư nợ khối ngoài quốc doanh và tỷ trọng trong tổng dư nợ liên tục tăng năm 2004 là 28.983 trđ chiếm 3,5 %; năm 2005 là 43.021 trđ chiếm 5%; năm 2006 là 62.951 trđ chiếm 8,5%. Tuy vậy cho vay với khối ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và hiện nay khối ngoài quốc doanh phát triển rất mạnh mẽ đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế, do vậy Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác mở rộng và tìm kiếm khách hàng đối với khối ngoài quốc doanh.
Theo dõi sơ đồ dưới đây ta sẽ thấy được tương quan trong cơ cấu cho vay trung, dài hạn đối với các DNNN và đối với khối ngoài quốc doanh.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cơ cấu cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 – 2006
Qua nghiên cứu, phân tích với chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nhập từ lãi cho vay trung, dài hạn ta cũng thấy sự phù hợp với những phân tích ở trên:
Bảng 2.7: Doanh số cho vay trung, dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số cho vay trung, dài hạn
368.173
387.192
325.862
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006
Bảng 2.8: Thu nhập từ lãi của hoạt động cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Thu nhập từ lãi cho vay
Trong đó:
Thu nhập từ lãi cho vay TDH
Thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn
275.941
98.712
177.229
368.588
112.156
256.432
378.019
89.472
288.547
TN từ lãi cho vay TDH/ TN lãi cho vay
0,36
0,3
0,24
Nguồn: Báo cáo tình hình thu nhập lãi cho vay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 – 2006
Năm 2005, doanh số cho vay tăng 19.019 trđ tăng 5,17% và thu nhập từ lãi cho vay TDH tăng 13.444 trđ nhưng đến năm 2006 doanh số cho vay giảm 61.330 trđ giảm 15,84% và thu nhập từ lãi cho vay TDH giảm 22.684 trđ. Vì sang năm 2006 ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương án khả thi để cho vay.
2.2.1.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay trung, dài hạn
Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, trong hoạt động kinh doanh của mình cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro do không thể thu hồi được nợ. Vấn đề này được biểu hiện thông qua 2 chỉ tiêu sau nợ quá hạn, nợ xấu.
- Nợ quá hạn cho vay trung, dài hạn
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn trung, dài hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn trong tổng dư nợ trung, dài hạn là một trong các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của ngân hàng nợ quá hạn đã được hạn chế phát sinh đến mức thấp nhất (tỷ lệ nợ quá hạn luôn <1%).
Bảng 2.9: Nợ quá hạn trung, dài hạn xét trên tổng dư nợ trung, dài hạn
Đơn vị: triệu đ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ trung, dài hạn
828.099
100
860.427
100
740.595
100
Nợ quá hạn trung, dài hạn
5.962
0,72
5.592
0,65
3.851
0,52
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong những năm vừa qua thì nhìn chung tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội là ở mức thấp và giảm đáng kể trong những năm vừa qua (giảm về lượng tuyệt đối và giảm cả về tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ trung, dài hạn) năm 2004 là 5.962 trđ, chiếm 0,72% đến năm 2005 còn 5.592 trđ (giảm 6,2% so với năm 2004), chiếm tỷ lệ 0,65% và cho đến năm 2006 chỉ còn 3.851 trđ (giảm 31,1% so với năm 2005), chiếm tỷ lệ 0,52% trong tổng dư nợ trung, dài hạn. Và nếu đem so sánh chỉ tiêu này của chi nhánh với chỉ tiêu trung bình của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (tỷ lệ nợ quá hạn TDH/ tổng dư nợ TDH trung bình của cả hệ thống năm 2006 là 1,88%). Đây là một trong những thành công lớn của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Theo dõi biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn của Chi nhánh giảm qua các năm 2004, 2005, 2006.
Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn trung, dài hạn qua các năm
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 – 2006
- Tình hình nợ xấu trung, dài hạn:
Ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn để xem xét chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn, thì chỉ tiêu nợ xấu trung, dài hạn và tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn trên tổng dư nợ trung, dài hạn cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Việc xác định nợ xấu trong năm 2004, 2005, 2006 vẫn được thực hiện theo điều 6 của QĐ 493 còn trong năm 2007 và những năm tiếp theo ngân hàng sẽ xác định theo điều 7 của quyết định này.
Bảng 2.11: Nợ xấu trung, dài hạn xét trên tổng dư nợ trung, dài hạn
Đơn vị: triệu đ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ trung, dài hạn (tính cả nợ khoanh)
867.810
100
870.864
100
740.595
100
Nợ xấu trung, dài hạn
45.560
5,25
26.997
3,1
8.887
1,2
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội năm 2004 - 2006
Xem xét tình hình nợ xấu ta thấy phù hợp với những phân tích về tình hình nợ quá hạn. Năm 2004: nợ xấu trung, dài hạn là 45.560 trđ chiếm 5,25% đến năm 2005 còn là 26.977 trđ chiếm 3,1% và đến năm 2006 chỉ còn là 8.877 trđ chiếm 1,2 % tổng dư nợ trung, dài hạn. Nhìn chung tình hình nợ xấu trung, dài hạn của ngân hàng là chấp nhận được. Nguyên nhân của tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trung, dài hạn thấp:
+ Là do Chi nhánh đã chủ động tìm hiểu, đánh giá hiệu quả của dự án. Các dự án hiệu quả thì sẽ không gây phát sinh nợ quá hạn cho ngân hàng. Mặt khác cũng do cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng tạo thêm sự tự chủ cho ngân hàng, Chi nhánh có thể từ chối các dự án nằm trong kế hoạch của Nhà nước nếu ngân hàng xét thấy là không hiệu quả.
+ Trong thời gian qua hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng được tăng cường. Thực hiện đúng qui chế, qui trình nghiệp vụ, uỷ quyền, phán quyết và các giới hạn cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.
+ Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, đồng thời còn kết hợp với các đoàn thanh, kiểm tra trong và ngoài ngành phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, trong những năm vừa qua, Chi nhánh tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu rà soát lại các hồ sơ pháp lý cho đến qui trình cho vay để giảm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.
Tuy vậy tốc độ xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trung, dài hạn còn khá chậm đó là do: có một số khoản nợ từ thời kỳ trước để lại cho vay dưới hình thức tín chấp hoặc việc phát mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn vì phải liên quan tới nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Và Chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng với ngân hàng trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.
2.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội
2.2.2.1 Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung, dài hạn nói riêng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội đã có sự điều chỉnh căn bản từ nhận thức đến hành động, chuyển mạnh từ bao cấp sang cơ chế thị trường với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, tăng mức độ an toàn và hiệu quả gắn liền với chủ động kiểm soát gia tăng tín dụng trên cơ sở tăng cường kiểm tra, đánh giá phân tích thực trạng khoản vay. Tích cực tìm kiếm khách hàng mới để từng bước thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng đa dạng hoá khách hàng, chú trọng vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng xuất khẩu, tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tăng cường công tác đánh giá, phân loại khách hàng đặc biệt đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để có chính sách khách hàng phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng góp phân tích cực phục vụ đầu tư phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hội nhập.
Những kết quả đạt được của hoạt động tín dụng trung, dài hạn:
Một là, Ngân hàng cũng luôn chú trọng tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn nhưng ở năm 2006 ngân hàng gặp khó khăn trong tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn do các nguyên nhân đã nói ở trên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các lĩnh vực xây lắp giao thông (khách hàng truyền thống của ngân hàng) hoạt động không hiệu quả. Tuy vậy, dư nợ vẫn đạt là 740.595 trđ (2006), đây cũng là một sự cố gắng lớn của ngân hàng.
Hai là, nhìn chung cơ cấu dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng là phù hợp với chính sách phát triển của Chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ba là, đi đôi với tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội luôn luôn quan tâm chú trọng an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, thường xuyên thực hiện rà soát và hoàn thiện lại thủ tục hồ sơ pháp lý của các khoản vay. Bổ sung các hình thức bảo đảm tiền vay, giảm dần dư nợ xuống mức có thể kiểm soát được rủi ro đối với những khách hàng có biểu hiện tài chính không lành mạnh sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Bốn là, việc hoàn thiện qui trình nghiệp vụ tín dụng, chất lượng tín dụng trung, dài hạn cũng được nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn có xu hướng giảm năm 2004 là 0,72%, năm 2005 là 0,65%, năm 2006 là 0,52%.
Như vậy trong thời gian qua hoạt động tín dụng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng trung, dài hạn nói riêng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội đã có sự phát triển cả về chất và lượng. Trước yêu cầu hội nhập và phát triển , theo mục tiêu kinh doanh: chất lượng, an toàn, hiệu quả và phát triển, nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong thời kì mới. Nó là một trong những yếu tố quyết định kết quả kinh doanh của Chi nhánh, góp phần khẳng định Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh bán buôn lớn trong khối các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội, khẳng định vai trò đầu tàu trong toàn hệ thống BIDV.
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung, dài hạn nói riêng đã có những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 646.doc