MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Thương mại và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế_xã hội 3
1.1.1. Khái niệm về tín dụng trung, dài hạn . 3
1.1.2. Các hình thức tín dụng trung, dài hạn 4
1.1.3. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn đối với phát triển kinh tế – xã hội 5
1.1.3.1. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn đối với nền kinh tế 5
1.1.3.2. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn đối với khách hàng 5
1.1.3.3. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn đối với Ngân hàng Thương mại 6
1.2. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn 8
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Thương mại 14
1.2.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng 14
1.2.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng 17
1.2.3.3. Các nhân tố vĩ mô 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 20
2.1. Khái quát về SGD NHNo & PTNT Việt Nam 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNo & PTNT Việt Nam. 21
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 22
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN 25
2.2.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN 25
2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN 28
2.2.2.1. Những kết quả đạt được 28
2.2.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD NHNN&PTNT VN 34
3.1. Định hướng hoạt động tại SGD NHNo&PTNT VN 34
3.1.1. Định hướng các hoạt động kinh doanh chủ yếu 34
3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng trung, dài hạn 35
3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn 35
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN 36
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 36
3.2.2. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng và tích cực tìm kiếm, khai thác khách hàng để mở rộng tín dụng 37
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 38
3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ và sử dụng cán bộ hợp lý 40
3.2.5. Nâng cao chất lượng thông tin 41
3.2.6. Ngăn ngừa, giải quyết nợ quá hạn 42
3.2.7. Giúp doanh nghiệp định hướng đầu tư 43
3.2.8. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát 43
3.2.9. Một số giải pháp hỗ trợ khác 44
3.2.9.1. Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn 44
3.2.9.2. Tham gia bảo hiểm tín dụng 44
3.2.9.3. Triển khai chương trình đổi mới công nghệ 45
3.3. Kiến nghị 45
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 45
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 46
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng NNo&PTNT VN 46
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác
Chất lượng nhân sự: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công việc. Nghiệp vụ Ngân hàng càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Bên cạnh trình độ, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng tới quyết định tín dụng của họ, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Để quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với công tác tổ chức Ngân hàng, công tác thông tin cần phải chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác tín dụng.
1.2.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng
• Mong muốn đầu tư TDH của doanh nghiệp quyết định nhu cầu vay vốn TDH của Ngân hàng, mong muốn đó càng lớn thì Ngân hàng càng có điều kiện mở rộng TDTDH.
• Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của TDTDH. Điều kiện tín dụng được đưa ra nhằm tiêu chuẩn hóa khả năng của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn nhằm đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất: Năng lực thị trường của doanh nghiệp
Biểu hiện ở các mặt như khối lượng sản phẩm có phù hợp với khách hàng không? Vị trí doanh nghiệp trong trường quốc tế, tương lai phát triển của doanh nghiệp và ngành kinh tế đó, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm… Năng lực thị trường càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro thị trường của doanh nghiệp càng nhỏ là một nhân tố nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ hai: Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp biểu hiện giá trị của công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản cố định: biểu hiện cụ thể là quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm tốt nhưng giá thành lớn hơn giá bán là không tốt. Việc nghiên cứu giá thành và năng lực sản xuất cho thấy tính cấp thiết và quy mô phải đầu tư mới.
Thứ ba: Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng. Điều kiện tín dụng quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có tương ứng với khối lượng vốn vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vay vốn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính lỏng của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong TDTDH còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu trong việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn thì càng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng TDTDH nói riêng.
Thứ tư: Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Trình độ quản lý của doanh nghiệp có quyết định rất lớn tới hiệu quả làm ăn của công ty. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt thì khả năng thu hồi vốn vay càng cao.
Thứ năm: Quyền sở hữu tài sản đảm bảo
Quan hệ tín dụng thường đưa ra đòi hỏi có tài sản đảm bảo bằng các hình thức thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Điều kiện tối thiểu là khối lượng tín dụng chỉ bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Thứ sáu: Sự đáp ứng của dự án đối với tiêu chuẩn tín dụng
Dự án phải thuyết minh được tính chất cần thiết, mục đích, kết quả của dự án, phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Có vốn tự có tham gia của doanh nghiệp vào tổng giá trị vốn đầu tư có khả năng hoàn trả từ bản thân dự án và từ các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.
1.2.3.3. Các nhân tố vĩ mô
• Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ về kinh tế xã hội tác động lên các hoạt động của doanh nghiệp. Một môi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển, do đó hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Mức thu nhập bình quân người dân, tính ổn định của thu nhập và chi phí cần thiết cho đời sống sinh hoạt sẽ tác động và ảnh hưởng tới chất lượng TDTDH.
Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái thì sản xuất đình trệ, do đó hoạt động tín dụng gặp khó khăn về mọi mặt. Ngân hàng phải hạn chế tín dụng, các món cho vay ra khó thu hồi và khó thu hồi đúng thời hạn. ở thời kỳ phục hưng, nhu cầu tín dụng lại tăng cao, vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải xác định nền kinh tế đang ở thời kỳ nào và đưa ra chính sách tín dụng hợp lý.
• Môi trường pháp lý
Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định có tác động rất lớn tới chất lượng tín dụng, đặc biệt là trung và dài hạn. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật trở thành bộ phận tối quan trọng, với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đầy đủ đồng bộ.
• Môi trường chính trị
Trong tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định như đình công, sự đấu tranh giữa các đảng phái, chiến tranh… thì không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất mà bản thân các Ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh và trong điều kiện như vậy duy trì sự phát triển đã khó huống hồ là nói đến việc mở rộng, vì vậy chất lượng tín dụng khó có thể đảm bảo được. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin đầu tư của dân chúng cũng như các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngân hàng không huy động thêm vốn trong khi có thể có xu hướng dân chúng rút tiền gửi Ngân hàng về tự bảo quản, như vậy Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tóm lại, việc nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và biết vận dụng những nhân tố sáng tạo trong hoàn cảnh thực tế của Ngân hàng mình sẽ tạo ra chất lượng tín dụng tốt góp phần vào sự phát triển vững mạnh của Ngân hàng và của nền kinh tế quốc dân.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Khái quát về SGD NHNo & PTNT Việt Nam
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 232/QĐ/HĐQT -02 ngày 13/5//1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị, trên cơ sở sắp xếp cơ cấu lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam.
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam (gọi tắt là sở giao dịch ) là đơn vị hạch toán độc lập, đại diện theo ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo & PTNT Việt Nam.
Sở giao dịch có trụ sở đặt tại tòa nhà số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, có con dấu và có bảng cân đối tài khoản riêng.
Trong thời gian đầu mới thành lập, SGD đã gặp không ít khó khăn như: bộ máy chưa hoàn thiện, phạm vi hoạt động hẹp, quy mô hoạt đông kinh doanh còn nhỏ, chất lượng kinh doanh hạn chế.
Sau một thời gian hoạt động, với vai trò là đơn vị đầu môí của toàn hệ thông, thực hiện các nghiệp vụ theo ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, các nhiệm vụ theo lẹnh của Tổng giám đốc, và kinh doanh trực tiếp như một chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội, SGD đã sớm ổn định và củng cố tổ chức bộ máy theo quy chế tổ chức và hoạt đông mới đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiều có chế quy trình và các nghiệp vụ mới trong kinh doanh của một NHTM hiện đại được áp dụng và bước đầu họat động có hiệu quả tốt đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống và trong giai đoạn hội nhập toàn diện mới. Trong hoạt động kinh doanh trực tiếp, hơn 7 năm qua, SGD luôn đạt được sự tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, nhiều khoản nợ tồn đọng, nợ rủi ro được xử lý… Đến nay, NHNo & PTNT Việt nam, mà trong đó SGD đóng vai trò quan trọng, được coi là một trong những Ngân hàng phát triển nhất, đem lại lợi ích cho khách hàng, cho bản thân ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNo & PTNT Việt Nam.
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam có cơ cấu tổ chức từ trên xuống bao gồm ban giám đốc và các phòng ban như sau:
* Ban giám đốc bao gồm: - 1 Giám đốc
- 2 phó giám đốc;
Mối quan hệ của ban giám đốc và các phòng ban khác được thể hiện trên sơ đồ sau :
Sơ đồ 2.1.
Giám đốc
Sở giao dịch
Tổ kiểm tra kiểm toán
nội bộ
Các phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Quốc tế
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng thẩm định
Phòng hành chính nhân sự
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới
Phòng giao dịch
Hai Bà Trưng
Phòng giao dịch
Kim Liên
Phòng giao dịch
Cát Linh
Nhìn chung cơ cấu tổ chức củ SGD NHNo & PTNT Việt Nam một cơ cấu tổ chức hợp lý, làm nền tảng cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của SGD
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Công tác huy động vốn:
Đối với một Ngân hàng thì nguồn vốn là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. SGD đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng cách đưa ra các hình thức huy động khác nhau, năng động và phù hợp có tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SGD NHNo&PTNT VN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn
3.446
100,00
3.850
100,00
4.502
100,00
1.Phân theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
1.220
2.226
35,40
64,60
1.456
2.394
37,82
62,18
1.800
2.702
39,98
60,02
2.Phân theo tiền tệ
- VND
- Ngoại tệ đã quy đổi
3.020
426
87,64
12,36
3.425
425
88,96
11,04
4.051
451
89,98
10,02
3.Phân theo đối tượng
- Dân cư
- Doanh nghiệp
1.545
1.901
44,83
55,17
1.593
2.257
41,38
58,62
1.755
2.747
38,98
61,02
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Trong năm 2005 SGD đã huy động được 3.446 tỷ VND, tăng 354 tỷ VND so với năm 2004 tương đương với tốc độ tăng trưởng 11%. Theo báo cáo trên thì lượng vốn huy động qua các năm đều tăng lên. Nếu xét trên khía cạnh tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động, có thể thấy tình hình huy động vốn tương đối lạc quan. Năm 2006 tăng 12% so với năm 2005 thì đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng đã lên 17%.
Nhìn chung nguồn vốn huy động tại SGD có tăng lên qua các năm. Việc nguồn vốn không kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp giảm chi phí cho Ngân hàng. Tuy vậy nó lại không đảm bảo cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định.
2.3.1.2. Công tác cho vay và đầu tư vốn:
Trong những năm qua SGD NHNo&PTNT VN đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay và đầu tư
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ và đầu tư
2.041
100,00
1.577
100,00
1.198
100,00
1.Phân theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn
1.391
650
68,15
31,85
1.083
494
68,67
31,33
886
312
73,96
26,04
2.Phân theo tiền tệ
- VND
- Ngoại tệ đã quy đổi
1.643
398
80,50
19,50
1.220
357
77,36
22,64
894
304
74,62
25,38
3.Phân theo đối tượng
- DNNN
- Doanh nghiệp NQD
1.219
822
59,73
40,27
825
752
52,31
47,69
539
659
44,99
55,01
4.Theo Đảm bảo tiền vay
- Có tài sản bảo đảm
- Không có tài sản bảo đảm
1.061
980
51,98
48,02
948
629
60,11
39,89
371
827
30,97
69,03
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Qua báo cáo trên có thể thấy rằng dư nợ của Ngân hàng đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 2005 con số này đang ở mức 2.041 tỷ VND thì sang đến năm 2006 và 2007 giảm xuống còn 1.577 tỷ VND và 1.198 tỷ VND. Có thể giải thích nguyên nhân của việc dư nợ năm 2007 giảm xuống còn bằng 76% so với năm 2006 một phần là vì SGD chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng. Những đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ SGD không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ thu nợ.
2.3.1.3.Công tác bảo lãnh:
Trong năm qua, SGD NHNo&PTNT VN tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp như: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh mở L/C; bảo lãnh bảo hành… Các nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, Ngân hàng đều giải quyết kịp thời nhanh chóng. Nhiều dự án được Ngân hàng bảo lãnh đã trúng thầu. Tiếp đó Ngân hàng cung cấp vốn kịp thời để thực hiện các dự án đã trúng thầu. Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2007 là 279 tỷ VND.
2.3.1.4.Hoạt động thanh toán quôc tế và kinh doanh ngoại hối
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại SGD ngày càng được mở rộng và phát triển, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng. SGD đã làm tốt công tác dịch vụ về thanh toán quốc tế như: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối gồm chuyển tiền qua mạng Swift và chuyển tiền Western Union; Dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu… ; Các dịch vụ mua bán ngoại tệ.
2.3.1.5. Kết quả thu chi tài chính
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng thu nhập
270
280
468
Tổng chi phí
200
299
348
Lợi nhuận
70
-19
120
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Như vậy sau một năm thua lỗ (năm 2006) thì đến năm 2007 SGD bắt đầu lãi trở lại. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập năm 2007 là 67% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí năm 2007 là 16%.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN
2.2.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN
Trong những năm gần đây Việt Nam được biết đến là một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh và năng động trong khu vực châu á - Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2005 bình quân đạt 7,5%, năm 2006 và năm 2007 lần lượt là 8,17% và 8,44%. Cùng với sự phát triển khả quan này của nền kinh tế thì Ngân hàng đã đạt được một số kết quả tương đối tốt về doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay trung và dài hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay TDH
2.280
725
100,00
31,80
2.467
841
100,00
34,09
2.515
892
100,00
35,47
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ TDH
2.236
623
100,00
27,86
2.390
512
100,00
21,42
2.418
562
100,00
23,24
Tổng dư nợ
Dư nợ TDH
2.041
650
100,00
31,85
1.577
494
100,00
31,33
1.198
312
100,00
26,04
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hoạt động cho vay trong 3 năm có sự tăng trưởng tương đối cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Doanh số cho vay TDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng lại đang có xu hướng tăng dần. Năm 2005 doanh số cho vay TDH mới chỉ chiếm 31,8% trong tổng doanh số cho vay thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 35,47%. Cho thấy SGD đã quan tâm tới việc nâng cao tỷ trọng doanh số cho vay TDH vì đây là nguồn tiềm năng đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ của TDTDH cũng khá cao, luôn xấp xỉ doanh số cho vay. Năm 2005 doanh số cho vay TDTDH là 725 tỷ VND, doanh số thu nợ TDH là 623 tỷ VND. Năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 892 tỷ VND, doanh số thu nợ TDH là 562 tỷ VND. Tuy vậy doanh số thu nợ TDH tăng trưởng không ổn định, năm 2007 doanh số này tăng lên so với năm 2006 song lại giảm đi 61 tỷ VND so với năm 2005. Ngược lại so với 2 chỉ tiêu trên thì cùng với xu hướng giảm của tổng dư nợ thì dư nợ TDH cũng giảm đi qua các năm. Năm 2005 dư nợ TDH là 650 tỷ VND đến năm 2006 và 2007 con số này giảm xuống còn 494 tỷ VND và 312 tỷ VND. Việc dư nợ giảm xuống báo hiệu dấu hiệu xấu cho thu nhập trong tương lai. Nếu xét cơ cấu TDTDH theo đối tượng vay, DNQD vẫn chiếm ưu thế song lại đang có xu hướng tỷ trọng DNNQD tăng lên.
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng trung, dài hạn theo đối tượng vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay TDH
- Doanh nghiệp quốc doanh
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
725
342
383
100,00
47,17
52,83
841
532
309
100,00
63,26
36,74
892
491
401
100,00
55,04
44,96
Doanh số thu nợ TDH
- Doanh nghiệp quốc doanh
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
623
280
343
100,00
44,94
55,06
512
252
260
100,00
49,22
50,78
562
287
275
100,00
51,07
48,93
Dư nợ TDH
- Doanh nghiệp quốc doanh
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
650
406
244
100,00
62,46
37,54
494
343
151
100,00
69,43
30,57
312
202
110
100,00
64,74
35,26
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Theo báo cáo trên tổng dư nợ DNNN trong 3 năm luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ TDH. Các chỉ tiêu TDTDH của DNNQD có sự biến động không ổn định. Về doanh số cho vay DNNN năm 2005 chiếm 52,83%, năm 2006 sụt xuống khá nhiều còn 36,74% thì sang năm 2007 nó lại chiếm 44,96% tổng doanh số cho vay TDH. Xét về số tuyệt đối doanh số cho vay và doanh số thu nợ của DNNQD tăng giảm thất thường. Ngoại trừ tỷ lệ doanh số thu nợ của loại hình doanh nghiệp này trong tổng doanh số thu nợ lại có xu hướng giảm, năm 2005 chiếm 55,06%; năm 2006 chiếm 50,78%, năm 2006 chiếm 48,93%. Từ những con số trên chúng ta có thể thấy rõ tình hình TDTDH tại SGD.
2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất: tổng nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chóng. Do SGD đã làm tốt chính sách phục vụ KH, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế.
Thứ hai: Cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo đối tượng vay có đang có xu hướng mới mà có thể coi là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Khi mà các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Dư nợ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tăng lên nhanh chóng. Như vậy cho thấy Ngân hàng không còn giữ quan điểm trước đây khi mà dư nợ các doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm từ 70 - 80% tổng dư nợ. SGD đã cố gắng đa dạng hóa đối tượng cho vay. Đây là một kết quả mang tính tích cực.
Thứ ba: Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên khá đều đặn theo các năm. Trong đó doanh số cho vay của TDTDH cũng có xu hướng này.
Thứ tư: Doanh số thu nợ cũng tăng lên đều. Trong đó doanh số thu nợ của TDTDH tăng lên xong lại không ổn định.
Thứ năm: Vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn cũng có xu hướng tăng và ở mức tương đối tốt.
Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh số thu nợ TDH
623
512
562
Dư nợ bình quân TDH
778
572
403
Vòng quay VTD TDH
0,8
0,9
1,39
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Nếu chỉ nhìn vào vòng quay vốn tín dụng thì có thế lạc quan về chất lượng TDTDH. Tuy nhiên, về sâu xa thì việc vòng quay ngày càng tăng lên chủ yếu là do dư nợ bình quân TDH giảm nhanh. Trong khi doanh số thu nợ biến động bất thường và không có tiến triển rõ rệt.
Thứ sáu: Tuy dư nợ TDTDH không tăng trưởng nhưng nó cũng đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế. Bên cạnh duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, SGD còn quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo từ đó giải quyết công ăn việc làm cho toàn xã hội góp phần vào sự thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên.
Tóm lại thì tình hình hoạt động của SGD nói chung và tình hình hoạt động TDTDH nói riêng cũng có một số thành tựu đáng nêu. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực không thể không kể đến những hạn chế mà SGD cần phải giải quyết ngay nếu không sẽ dẫn đến tình trạng không mong đợi trong tương lai. Chúng ta sẽ bàn về những vấn đề này ngay sau đây. Nhưng cũng không thể phủ nhận đội ngũ cán bộ của SGD đã nỗ lực hết sức để đạt được những thành quả trong thời gian qua.
2.2.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
* Những mặt còn hạn chế
Trước hết chúng ta tìm hiểu những mặt còn chưa đạt được của SGD NHNo&PTNT VN trong những năm qua là gì ? Ta thấy rằng:
Tổng dư nợ giảm mạnh qua các năm. Và dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở ngắn hạn và đối tượng thuộc khối kinh tế quốc doanh (trừ năm 2007).
Nợ quá hạn năm 2006 và 2007 phát sinh lớn. Việc này làm giảm uy tín của Ngân hàng. Từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của chính mình.
Trên đây là những mặt chung nhất của SGD trong thời gian qua. Còn vê phần TDTDH có thể nói rằng:
Thứ nhất: Doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với doanh số cho vay ngắn hạn.
Thứ hai: Cùng với việc tổng dư nợ giảm thì dư nợ TDH cũng giảm xuống nhiều. Trong 3 năm, chỉ tiêu này giảm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Chính điều này làm mất cân đối tỷ trọng giữa dư nợ TDTDH và dư nợ ngắn hạn.
Thứ ba: Việc doanh số thu nợ tăng lên nhanh chủ yếu do SGD đã tìm nhiều biện pháp để đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Qua đó cho thấy trước đó Ngân hàng đầu tư vào các dự án kém chất lượng.
Thứ tư: Doanh số cho vay TDH đối với khu vực NQD đến năm 2007 vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay TDH của khu vực quốc doanh.
Thứ năm: Giống như các TCTD khác trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, SGD cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay và thu hồi nợ từ các tổ chức kinh tế, đôi khi đó cũng là những rủi ro gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng. Vấn đề đầu tiên trong rủi ro tín dụng của Ngân hàng được biểu hiện trực tiếp đó là nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng TDTDH. ở những nước có nền tài chính phát triển, một Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt khi có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 1-2% tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong hoạt động thanh tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp hơn 5% là chấp nhận được.
Trong những năm 2005, 2006, 2007 tình hình nợ quá hạn của SGD diễn ra như sau:
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn trung, dài hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Nợ quá hạn TDH
8
29
16
Dư nợ TDH
650
494
312
Tỷ lệ nợ quá hạn
1,23
5,87
5,13
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007)
Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn vẫn cho thấy tính khả quan khi chỉ có 1,23%. Nhưng sang năm 2006 thì nó đã vượt qua ngưỡng báo động là 5,87%. Mặc dù năm 2007 chỉ tiêu này có giảm đi song vẫn trên ngưỡng 5%. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn TDH có dấu hiệu xấu trong hai năm gần đây. Đây là một xu thế mà SGD cần có biện pháp ngăn chặn.
Thứ sáu: Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng của SGD cũng còn yếu, nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm (chỉ có 18/38 cán bộ tín dụng của SGD có thời gian công tác tín dụng từ 3 năm trở lên), điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng TDTDH.
Vấn đề nào đều có nguyên nhân của nó và việc ở SGD có nhiều hạn chế kể trên cũng có các nguyên nhân riêng. Từ những nguyên nhân này mà ta có thể đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình hiện nay.
* Nguyên nhân hạn chế trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại SGD NHNo&PTNT VN
• Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Trước hết, Ngân hàng vẫn còn thận trọng trong việc cho vay đối với khách hàng ngoài quốc doanh. An toàn vốn là mục tiêu của Ngân hàng, nhưng nếu Ngân hàng muốn nâng cao tỷ trọng vốn cho vay TDH trước mắt không nên quá coi trọng mục tiêu này. Đành rằng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì tiềm ẩn nhiều rủi ro song không vì thế mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh với họ. Bên cạnh những doanh nghiêp có vấn đề thì có khá nhiều doanh nghiệp nghiêm chỉnh, thực sự mong muốn tạo điều kiện cho phát triển. Vướng mắc chính của các doanh nghiệp này là phần vốn tự có và tài sản thế chấp. Nếu Ngân hàng cứng nhắc làm theo quy định thì khả năng mở rộng thị trường là khó.
Nguyên nhân thứ hai nằm ở đội ngũ cán bộ ngân hàng. Trong tình trạng đổi mới phức tạp như hiện nay, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ là rất cao. Cán bộ tín dụng không những nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết khách hàng. Hiểu được thực lực tài chính của họ, nắm rõ đạo đức tư cách của từng người vay. Hơn nữa cán bộ tín dụng còn phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực mà khách hàng của mình đang kinh doanh. Những yêu cầu đặt ra khá cao này không phải cán bộ tín dụng nào cũng đáp ứng được. Với trình độ như vậy khiến cho cán bộ tín dụng không dám cho vay, thiếu chủ động. Bên cạnh đó còn có tình trạng một số dự án không khả thi, chưa đáp ứng đủ điều kiện tín dụng mà cán bộ vẫn giải ngân.
Cuối cùng có thể thấy việc đánh giá khách hàng hiện tại chủ yếu là đánh giá về mặt tài chính, bỏ qua nhiều yếu tố về năng lực khách hàng, khả năng về sau của khách hàng và nhiều yếu tố khác.
• Nguyên nhân từ phía khách hàng
Ngân hàng bao gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24760.doc