MỤC LỤC.2
PHẦN MỞ ĐẦU.9
1. Lý do chọn đề tài.9
2.Mục tiêu nghiên cứu. 10
2.1. Mục tiêu chung. 10
2.2. Mục tiêu cụ thể. 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu: . 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu:. 11
4. Phương pháp nghiên cứu. 11
4.1. Phương pháp tiếp cận và thu thập số liệu. 11
4.2. Phương pháp xử lý số liệu. 12
5. Kết cấu luận văn:. 13
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG. 14
1.1. Các khái niệm cơ bản. 14
1.1.1. Nhu cầu và động lực . 14
1.1.2. Động lực lao động và tạo động lực lao động. 15
1.2.Một số học thuyêt về tạo động lực. 16
1.2.1. Học thuyết nhu cầu. 16
1.2.2. Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams . 18
1.2.3. Học thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg. 18
123 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người lao động tại Công ty cổ
phần mía đường Lam Sơn
ĐVT:%
Yếu tố Mức đánh giá ĐiểmBQ
Thứ
hạng1 2 3 4 5
1 Cơ hội thăng tiến nghềnghiệp 2,50 15,00 30,00 20,00 32,50 3,65 2
2 Mối quan hệ tập thểlao động tốt 5,00 27,50 52,50 10,00 5,00 2,83 10
3 Ghi nhận thành tíchtrong CV 2,50 10,00 40,00 20,00 27,50 3,60 4
4 Tự chủ trong côngviệc 17,50 15,00 27,50 12,50 27,50 3,18 8
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
5 Công việc ổn định 10,00 10,00 17,50 22,50 40,00 3,73 1
6 Công việc thú vị,thách thức 12,50 20,00 22,50 27,50 17,50 3,18 8
7 Cơ hội học tập nângcao trình độ 7,50 15,00 22,50 20,00 35,00 3,60 4
8 Công việc phù hợp vớinăng lực sở trường 17,50 7,50 22,50 22,50 30,00 3,40 7
9 Thu nhập cao và thỏađáng 7,50 22,50 15,00 10,00 45,00 3,63 3
10 Điều kiện lao động tốt 10,00 15,00 17,50 37,50 20,00 3,43 6
Ghi chú: 1=Rất không quan trọng; 2=Không quan trọng; 3=Bình thường; 4=Quan trọng; 5=Rất quan trọng.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát, 2014
Qua số liệu bảng trên cho thấy, hiện nay nhu cầu về mức công việc ổn định
(Điểm bình quân đạt 3,73) được người lao động đánh giá là nhu cầu quan trọng nhất
đối với họ, tiếp đến là nhu cầu về cơ hội thăng tiến (điểm bình quân 3,65), tiếp đến là
thu nhập thỏa đáng (điểm bình quân đạt 3,63). Theo như Maslow thì đây là những nhu
cầu bậc thấp, trong khi đó những nhu cầu bậc cao như được tự chủ trong công việc;
công việc phù hợp với năng lực và sở trường được người lao động đánh giá tầm quan
trọng đối với họ ở mức thấp. Như vậy, qua các số liệu trên chứng tỏ rằng những nhu
cầu bậc thấp của người lao động vẫn chưa được thỏa mãn nên để tạo động lực cho
người lao động tại công ty trong thời gian tới cần hướng vào các biện pháp thỏa mãn
các nhu cầu mà người lao động đang cho là quan trọng nhất đối với họ.
Hiện nay tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cho thấy Công ty chưa tiến
hành các hoạt động tiến hành xác định nhu cầu của người lao động làm căn cứ để xây
dựng các biện pháp tạo động lực cho người lao động thông qua việc thỏa man nhu cầu.
Quan điểm của Công ty đối với công tác tạo động lực cho người lao động rất chung
chung đó là thực hiện tốt các chính sách quản trị nguồn nhân lực, phấn đấu nâng cao
tiền lương, cung cấp các chế độ đãi ngộ để thu hút và duy trì đội ngũ nhân lực là sẽ tạo
động lực cho người lao động. Vì vậy chưa tiến hành xác định nhu cầu của người lao
động thì các biện pháp đưa ra sẽ không tập trung vào thỏa mãn được mong muốn, nhu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
cầu của người lao động dẫn đến không những không tạo được động lực như mục tiêu
đề ra mà có thể còn gây lãng phí nguồn lực.
Mặt khác, do không tiến hành xác định nhu cầu của người lao động nên Công ty
nhận thấy được nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp bách của phần lớn người lao động
trong Công ty, nhu cầu của từng nhóm đối tượng người lao động ví dụ như nhu cầu của
người quản lý, nhu cầu của công nhân. Vì vậy các biện pháp của Công ty đưa ra còn
chung chung, áp dụng cho mọi người lao động mà chưa có sự sắp xếp, thứ tự ưu tiên áp
dụng biện pháp nào trước, biện pháp nào sau, với mỗi loại đối tượng thì áp dụng những
biện pháp nào.
2.2.2. Thực trạng hoạt động thiết lập mục tiêu làm việc cho nhân viên
Tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn đại đa số là phù hợp với khả năng công việc
được phân công. Tuy nhiên trong bộ máy quản lý còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, phân
công nhiệm vụ một số phòng ban chưa thật sự hợp lí. Lao động trong Công ty có một
số trường hợp phân công, bố trí công việc chưa phù hợp so với bằng cấp được đào tạo,
năng lực chuyên môn, việc điều động nhân viên quản lý từ phòng ban, đơn vị này sang
phong ban, đơn vị khác. Đặc biệt việc tinh giảm biên chế là vấn đề nhiêu khê và hết
sức khó khăn. Như vậy việc phân công hợp lý hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả thực hiện công việc của nhân viên, đến hiệu quả làm việc của cả một phòng
ban, đơn vị và sau cùng là ảnh hưởng đến kết quả của toàn Công ty.
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch do ban giám đốc giao và phát
huy năng lực thực hiện công việc của nhân viên, công ty đã tổ chức phân công lao
động đối với cả ba hình thức: phân công lao động toàn năng, phân công lao động
chuyên nghề và phân công lao động chuyên sâu.
2.2.3. Thực trạng việc sử dụng hình thức kích thích tài chính
2.2.3.1 Công tác tiền lương, tiền công.
Tiền lương luôn được Công ty coi là một công cụ quan trọng để tạo động lực làm
việc khuyến khích người lao động làm việc. Tiền lương tháng của công nhân viên trong
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Công ty được thực hiện qua 2 đợt. Hàng tháng, Phòng Tổ chức lao động căn cứ vào kế
hoạch của năm sản xuất, đơn giá tiền lương do Công ty giao và sản lượng hoặc doanh
thu thực trong tháng để đề xuất quỹ tiền lương chi trả cho người lao động và trình
Giám đốc ký duyệt quỹ lương thực hiện trong tháng.
Các đơn vị tiến hành đánh giá thành tích, xếp hệ số chức danh, hệ số thành tích
cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và gửi phòng Tổ chức lao động trước ngày 02
hàng tháng. Tiếp đó, hội đồng thi đua khen thưởng Công ty sẽ họp xem xét và xếp hệ
số thành tích cho các cá nhân và đơn vị trong Công ty. Văn bản gửi phòng Tổ chức lao
động làm cơ sở phân phối tiền lương, thưởng cho các bộ công nhân viên trong Công ty.
Tiền lương sẽ được trả cho cán bộ công nhân viên trong Công ty làm 2 đợt. Đợt 1
tạm ứng tối đa 30% lương tháng trong thời gian từ 15 đến 20 hàng tháng. Đợt 2 quyết
toán lương cả tháng và trả vào thời gian từ 5 đến 10 tháng sau.
Qua thực tế cho thấy Công ty nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương đối
với người lao động nên không ngừng cải tiến tìm các biện pháp nhằm nâng cao tiền
lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty gắn với đóng góp của họ. Với những
cố gắng của Công ty trong công tác tiền lương đã đưa tiền lương bình quân của cán bộ
công nhân viên trong Công ty tăng dần lên qua các năm từ 3,857 triệu
đồng/người/tháng năm 2013 lên 5,896 triệu đồng/người/tháng với tốc độ tăng lương
bình quân qua các năm dao động từ 11,93% tới 20,78%. Với mức lương bình quân
ngày càng tăng góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, đồng thời
kích thích người lao động làm việc. Mặt khác, so sánh với tiền lương bình quân của
một số Công ty khác trong ngành thì thấy tiền lương bình quân của Công ty ở mức
trung bình, điều này sẽ tạo điều kiện để thu hút nguồn nhân lực có trình độ về làm việc
tại Công ty.
Để xem xét mức tiền lương hiện nay tại Công ty có tạo ra động lực làm việc cho
người lao động hay không thì phải đánh giá qua mức độ hài lòng của người lao động
đối với tiền lương.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
61
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát công tác tiền lương, tiền công của Công ty cổ
phần mía đường Lam Sơn
ĐVT:%
Yếu tố Mức đánh giá ĐiểmBQ
Thứ
hạng1 2 3 4 5
Rất hài lòng với mức
thu nhập 12,50 22,50 27,50 22,50 15,00 3,05 5
Tiền lương được chi trả
công bằng dựa trên
KQTHCV
10,00 22,50 22,50 2,50 42,50 3,45 2
Tiền lương nhận được
đảm bảo công bằng bên
ngoài
12,50 12,50 30,00 22,50 22,50 3,30 4
Hình thức trả lương phù
hợp 15,00 22,50 32,50 20,00 10,00 2,88 7
Xét tăng lương đúng
quy định 17,50 22,50 15,00 27,50 17,50 3,05 5
Mức tăng lương hợp lý 17,50 12,50 5,00 35,00 30,00 3,48 1
Các điều kiện xét tăng
lương là phù hợp 12,50 22,50 17,50 5,00 42,50 3,43 3
Ghi chú: 1 = Rất không hài lòng; 2 = Không hài lòng; 3 = Bình thường; 4 = Hài lòng; 5 = Rất hài lòng.
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát, 2014)
Qua bảng trên cho thấy mức độ hài lòng của người lao động đối với mức thu nhập
hàng tháng có điểm bình quân 3,05 xếp thứ hạng 5. Điều đó chứng tỏ người lao động
vẫn chưa hài lòng với tiền lương hiện tại, do đó tác động tạo động lực lao động thông
qua tiền lương vẫn chưa cao.
Đánh giá của người lao động về các khía cạnh của công tác tiền lương như tiền
lương được chi trả công bằng, xét tăng lương đúng quy định được người lao động
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
hài lòng nhất.
Theo bảng dưới đây về mức độ hài lòng của người lao động theo chức danh công
việc cho thấy người lao động làm việc ở các chức danh công việc càng thấp thì mức độ
hài lòng đối với công việc càng giảm. Cụ thể là các chức danh trưởng, phó phòng ban
có mức độ hoàn toàn hài lòng chiếm 50%, gần như hài lòng chiếm 38,9% và đặc biệt tỷ
lệ trả lời không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng với mức tiền lương là không có.
Trong khi đó, viên chức chuyên môn nghiệp vụ và công nhân viên là những người có
tỷ lệ không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng đối với mức tiền lương cao nhất
chiếm tới 21,9%.
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng đối với tiền lương theo chức danh công việc
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Mức đánh giá
1 2 3 4 5 Tổng
Trưởng, phó
các phòng ban
0,00 0,00 11,10 38,90 50,00 100
Trưởng, phó
phân xưởng
4,80 11,90 26,20 40,50 16,70 100
Cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ
21,90 0,00 12,50 56,20 9,40 100
Công nhân viên 9,40 18,90 25,60 30,60 15,60 100
Ghi chú: 1 = Rất không hài lòng; 2 = Không hài lòng; 3 = Bình thường; 4 = Hài lòng; 5 = Rất hài lòng.
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát, 2014)
Sở dĩ còn nhiều người không hài lòng với tiền lương và cho rằng tiền lương thấp
và chưa công bằng đó là do các nguyên nhân sau: Các bản phân tích công việc còn đơn
giản sơ sài, khó làm căn cứ để xác định giá trị công việc, so sánh giá trị giữa các công
việc để tính toán lương một cách công bằng. Do đó dẫn đến sự cảm nhận của người lao
động về sự không công bằng trong tiền lương giữa các công việc. Mức lao động được
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
dùng để tính đơn giá tiền lương chưa được xây dựng chính xác, chủ yếu là căn cứ vào
mức lao động năm trước đã được duyệt và có sự điều chỉnh lại đôi chút mà không có
sự đo lường tính toán một cách khoa học, do đó không phản ánh chính xác hao phí lao
động. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của người lao động chưa hiệu quả, chưa
phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của người lao động. Các tiêu chuẩn thực
hiện công việc của người lao động còn chung chung, không định lượng được. Đánh giá
còn mang tính bình quân, mọi người lao động nếu hoàn thành nhiệm vụ đều được xếp
loại A, trừ những người đi không đủ ngày công hoặc có sai sót gây hậu quả nghiêm
trọng thì mới bị hạ loại thành tích xuống B, C...Với cách đánh giá trên không phân loại
chính xác thành tích của người lao động đặc biệt là trong dây chuyền sản xuất, kết quả
làm ra không thể phân chia rạch ròi cho từng người lao động mà đó là kết quả làm việc
của cả tập thể, do đó không đảm bảo tính công bằng trong phân phối thu nhập.
2.2.3.2.C ông tác khen thưởng
Bên cạnh tiền lương, Công ty cũng coi trọng công tác khen thưởng và phúc lợi
như là một biện pháp tăng thêm thu nhập, chăm sóc tốt hơn đời sống cho người lao
động và khuyến khích cả về vật chất và về mặt tinh thần nhằm tạo động lực cho người
lao động hăng say làm việc để có kết quả tốt hơn.
Bảng 2.9: Tiền thưởng và phúc lợi bình quân hàng năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền thưởng và phúc lợi
bình quân (triệu đồng)
3.684 3.294 2.646
% trong tổng thu nhập 6,14 5,68 4,81
Ghi chú: 1 = Rất không hài lòng; 2 = Không hài lòng; 3 = Bình thường; 4 = Hài lòng; 5 = Rất hài lòng.
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát, 2014)
Hàng tháng, hàng quý và hàng năm, Hội đồng thi đua của Công ty tiến hành họp
và đánh giá, xét thành tích thi đua của các đơn vị và cá nhân trong Công ty để tiến hành
khen thưởng. Hiện nay hình thức thưởng Công ty đang áp dụng chủ yếu là thưởng tiền
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
cho người lao động với các hình thức như sau:
- Khen thưởng đối với hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Áp dụng đối
với các đơn vị khi có kế hoạch sản xuất và kinh doanh vượt mức kế hoạch đề ra sẽ
được thưởng với mức tiền thưởng qui định.
- Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp đụng đối với những người lao động
có những phát minh, sáng kiến nhằm cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa, nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh của Công ty. Các sáng kiến của người lao động sẽ được Hội đồng
sáng kiến và cải tiến kỹ thuật của Công ty bao gồm các thành viên là Giám đốc và lãnh
đạo các phòng ban trong Công ty xem xét, đánh giá và quyết định mức thưởng căn cứ
vào tầm quan trọng cũng như hiệu quả của sáng kiến đó mang lại.
Thưởng tiết kiệm chi phí sản xuất áp dụng nhằm khuyến khích đối với tập thể và
cá nhân người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà lại tiết kiệm được vật tư,
nguyên nhiên vật liệu, điện năng từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại hiệu quả kinh
tế cho Công ty. Hình thức thưởng này sẽ được tiến hành 6 tháng một lần và mức tiền
thưởng được trích tỷ lệ phần trăm từ số tiền chi phí tiết kiệm được.
Tiền thương còn được chi vào các dịp lễ Tết Nguyên đán, tết dương lịch, ngày
Chiến thắng 30/4, ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Quốc khánh 2/9 để nhằm khuyến
khích người lao động. Tuy nhiên tỷ trọng của tiền thưởng và phúc lợi trong tổng số thu
nhập của người lao động còn thấp. Do đó doanh nghiệp nên xem xét đến điều này để
nâng cao được tính linh hoạt trong trả thù lao, gắn kết hơn giữa kết quả thực hiện công
việc của người lao động với thù lao mà họ nhận được để thúc đẩy tinh thần hăng say
lao động.
Qua kết quả khảo sát đánh giá của người lao động về tiền thưởng cho thấy trong
số những người được hỏi và trả lời thì có 50,5% số người cảm thấy hài lòng với tiền
thưởng được nhận từ Công ty và 21% cảm thấy không hài lòng và thất vọng về tiền
thưởng. Điều đó chứng tỏ công tác khuyến khích bằng tiền thưởng đối với người lao
động đã có phần nào tác dụng tuy nhiên vẫn chưa có tác dụng kích thích đối với hầu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
hết người lao động. Phân tích sâu hơn thì thấy rằng có tói 22,3% số người được hỏi cho
rằng mức thưởng không hợp lý và không có tác dụng kích thích; 20,5% trả lời rằng
công tác đánh giá xét thưởng không đảm bảo công bằng. Điều này có ảnh hương lớn
đến động lực làm việc để có phần thưởng của người lao động.
Bảng 2.10: Đánh giá của người lao động về công tác khen thưởng
ĐVT: %
Yếu tố Mức đánh giá ĐiểmBQ
Thứ
hạng1 2 3 4 5
Hài lòng với tiền thưởng
được nhận 11,00 10,00 29,00 35,00 16,00 3,35 8
Hình thức thưởng đa dạng
và hợp lý 5,30 10,00 34,00 32,00 19,00 3,48 6
Mức thưởng hợp lý và có
tác dụng khuyến khích. 7,10 15,00 21,00 33,00 24,00 3,51 3
Điều kiện xét thưởng hợp
lý 8,90 11,00 25,00 29,00 26,00 3,52 2
Công tác đánh giá xét
thưởng công bằng 11,00 8,90 20,00 29,00 31,00 3,61 1
Người được khen thưởng
là phù hợp 9,60 9,30 25,00 33,00 23,00 3,51 3
Khen thưởng đúng lúc và
kịp thời 8,90 11,00 27,00 30,00 24,00 3,48 5
Nhận thấy rõ mối quan hệ
giữa kết quả làm việc và
phần thưởng tương xứng
9,90 10,00 25,00 32,00 23,00 3,48 7
Ghi chú: 1 = Rất không hài lòng; 2 = Không hài lòng; 3 = Bình thường; 4 = Hài lòng; 5 = Rất hài lòng.
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát, 2014)
Qua dó ta thấy mức khen thưởng thấp, không có tác dụng kích thích nhiều. Với
mức thưởng thấp trong khi tiêu chuẩn để đạt được các thành tích đó rất khó khăn, do
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
66
đó đã làm giảm tác dụng kích thích của phần thưởng. Nguyên nhân là do quy chế khen
thưởng của Công ty đã được xây dựng từ rất lâu, và các mức thưởng được xây dựng
theo mức giá của những năm trước mà chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
biến động giá cả như hiện nay vì vậy làm giảm giá trị của phần thưởng. Kết quả đánh
giá thực hiện công việc của người lao động được dùng là căn cứ để xét thưởng tuy
nhiên hệ thống đánh giá còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn dến ảnh hưởng đến kết quả đánh
giá, chưa phản ánh đúng thành tích của người lao động, dẫn đến người lao động cảm
thấy sự không công bằng.
2.2.3.3. Công tác phúc lợi
Nhận thức được tầm quan trọng của phúc lợi đối với tạo động lực cho người lao
động, Công ty và các Công ty thành viên luôn đảm bảo thực hiện các khoản phúc lợi
bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế ốm đau, thai sản tử tuất theo
đúng qui định của pháp luật, ngoài ra Công ty còn có những mức hỗ trợ thêm.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện chăm lo đời sống cho người lao động, cũng như tạo
điều kiện cho người lao động làm việc gắn bó với Công ty, Công ty còn có các khoản
phúc lợi tự nguyện như: tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát, có tiền thăm hỏi khi
nhà người lao động có hiếu hỷ, tiền thưởng trong một số ngày lễ như ngày tết thiếu nhi
1/6, ngày thương binh liệt sỹ. Công ty còn có bố trí xe ôtô đưa đón người lao động, xây
dựng nhà trông giữ trẻ dành cho người lao động có con nhỏ, xây dựng nhà tập thể cho
người lao động thuê với giá ưu đãi.... Đối với những người lao động làm việc thường
xuyên trong môi trường độc hại, Công ty còn có các khoản bồi dưỡng độc hại.
Qua kết quả điều tra về mức độ hài lòng với chế độ phúc lợi của Công ty thu
được có tới hơn 80% số người được hỏi hài lòng với chế độ phúc lợi mà Công ty đang
áp dụng hiện nay. Họ trả lời rằng họ được Công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ,
thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho họ. Tuy nhiên có một số ý
kiến không hài lòng của người lao động đó là hiện tại mức đóng bảo hiểm xã hội của
người lao động và bảo hiểm y tế là theo mức lương cơ bản. Với mức đóng này thì khi
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
67
đến tuổi nghỉ hưu, tiền hưu trí sẽ thấp hơn mức lương họ đang được hưởng bây giờ rất
nhiều. Như vậy, có thể thấy chế độ phúc lợi của của Công ty đã có những tác dụng tích
cực trong việc tạo động lực lao động thông qua các kích thích vật chất, hỗ trợ cuộc
sống của người lao động. Tuy nhiên, cùng với thời gian đòi hỏi chế độ phúc lợi cũng
cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay nhằm duy trì và phát huy
vai trò trong công tác tạo động lực.
2.2.3. Phân tích và đánh giá thực hiện công việc.
Hiện tại họat động thiết kế, phân tích công việc tại Công ty thực hiện chưa
được rõ ràng và khoa học, chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhận. Công tác này
chưa được chú trọng trong Công ty, Công ty vẫn chưa có bảng yêu cầu thực hiện
công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Việc mô tả công việc chỉ mới ở mức quan sát và tiếp xúc trao đổi trực tiếp
với nhân viên chứ chưa có bản mô tả công việc.
- Việc phân tích công việc của Công ty mới chỉ là được thể hiện qua việc phân
công chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị phòng ban:
Quy trình phân tích công việc tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân tích công việc
Qua số liệu kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người lao động đối với công tác
đánh giá thực hiện công việc có thể thấy tỷ trọng số người trả lời từ mức độ 3 (không
có ý kiến rõ ràng) đến mức độ 5 (hoàn toàn đồng ý) khá cao chiếm tới 80,3%, tức là từ
mức lựa chọn coi hệ thống đánh giá đang thực hiện tại Công ty là chấp nhận được đến
mức độ cảm thấy hài lòng. Điều này chứng tỏ công tác đánh giá thực hiện công việc tại
Xác định
mục tiêu cần
phân tích
Lựa chọn
nội dung
cần phân
tích
Kiểm tra
thông tin
Hướng dẫn
công việc
Thu thập
thông tin
1 2 3 4 5
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
Công ty đã đáp ứng được phần nào mong muốn về hệ thống đánh giá của người lao
động. Tuy nhiên, vẫn còn tới 16,7% tổng số người được hỏi chưa hài lòng với công tác
đánh giá thực hiện công việc, trong đó 3,5% là hoàn toàn không hài lòng.
39,4%
0,0%22,1%
24,8%
13,7%
Kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng kết quả
thực hiện công việc
Cá tiêu thức đánh giá còn thiếu và chưa hợp lý
Đánh giá chưa công bằng
Phương pháp đánh giá chưa phù hợp
Biểu đồ 2.7. Các ý kiến về công tác đánh giá thực hiện công việc
(Nguồn số liệu: Điều tra năm 2014)
Khi tiến hành khảo sát sâu ý kiến của người lao động về các khía cạnh của công
tác đánh giá thực hiện công việc để tìm ra nguyên nhân không hài lòng của người lao
động thì đáng chú ý là tỷ trọng số người có ý kiến cho rằng kết quả đánh giá chưa phản
ánh đúng kết quả thực hiện công việc chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm tới gần 1/3 số
người được hỏi (30.3%). Đồng thời có tới 19% số người được hỏi trả lời rằng kết quả
đánh giá không đảm bảo sự công bằng. Kết quả trên cho thấy công tác đánh giá thực
hiện công việc tại Công ty vẫn còn nhiều hạn chế do đó có ảnh hưởng rất lớn tới động
lực làm việc của người lao động vì khi người lao động cảm thấy không được đánh giá
đúng với những đóng góp của mình dần dần sẽ làm giảm sự nỗ lực phấn đấu của người
lao động, giảm năng suất lao động, thậm chí người lao động có xu hướng tìm đến
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
những nơi làm việc khác mà tại đó những đóng góp của họ được ghi nhận chính xác.
Sở dĩ như vậy là vì nhận thức của người lãnh đạo về mục đích của công tác đánh giá
thực hiện công việc chưa đầy đủ. Tại Công ty, hệ thống đánh giá thực hiện công việc
được xây dựng để nhằm mục đích phục vụ cho công tác trả lương, xét thưởng mà chưa
phục vụ cho các hoạt động quản trị nhân lực khác như đào tạo nâng cao trình độ của
người lao động, phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực làm việc cho người lao động.
Chính vì vậy, các tiêu thức và tiêu chuẩn đưa ra cũng chỉ để đánh giá xem người lao
động có hoàn thành mục tiêu đưa ra không nhằm phục vụ cho công tác tiên lương, xét
thưởng mà chưa nhằm để đánh giá tiềm năng của người lao động cũng như nguyên
nhân hạn chế kết quả thực hiện công việc của người lao động. Các tiêu thức dùng để
đánh giá còn sơ sài. Với các tiêu thức đánh giá thực hiện công việc đang được áp dụng
tại Công ty gồm: Hoàn thành nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao; tham gia các
phong trào thi đua, có tinh thần đoàn kết nội bộ, chấp hành nội quy, quy chế của Công
ty, pháp luật của nhà nước; đảm bảo đủ số ngày công theo chế độ trong tháng... thì chủ
yếu là nghiêng về đánh giá ý thức, thái độ, tác phong tinh thần làm việc của người lao
động, thiếu các tiêu thức đánh giá về trình độ, sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, kỹ
năng vào công việc của người lao động. Chính vì vậy, không có tác dụng trong việc
phát hiện ra những yếu kém về trình độ, kiến thức, kỹ năng của người lao động có ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện công việc của người lao động để từ đó có kế hoach đào
tạo phù hợp. Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá còn chung chung, không định lượng
được do thiếu các văn bản phân tích công việc chi tiết làm căn cứ.
2.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xuất phát từ quan điểm của Ban lãnh đạo của Công ty rằng: Con người là vốn
quý nhất. Do đó, Công ty luôn chú trọng đào tạo cán bộ, người lao động có trình độ và
chăm lo cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động. Từ đó mọi sự nỗ lực
trong sản xuất - kinh doanh của toàn Công ty cũng vì mục tiêu chăm lo tốt nhất đời
sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức, người lao động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
Để đáp ứng cho chiến lược phát triển Công ty, công tác đào tạo cán bộ, người lao
động có trình độ tay nghề đã được đặc biệt quan tâm. Hiện nay tất cả các chức danh, bộ
phận tài chính, kế toán, kinh doanh của Công ty đòi hỏi đều phải có trình độ đại học
chuyên ngành chính quy và trình độ ngoại ngữ. Thời gian qua, Công ty đã đưa đi đào
tạo cán bộ, người lao động.
Bảng 2.11. Số lượng lao động được đào tạo
ĐVT: lao động
Nguồn: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, 2011; 2012; 2013
Quy trình đào tạo lao động tại Công ty như sau :
Bước 1: Nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo của Công ty dưa trên nhu cầu của công việc và trình độ kỹ
năng hiện tại của người lao động, căn cứ vào đó việc phân tích công việc từ đó
Công ty sẽ xác định loại lao động, số lượng lao động và các kỹ năng kiến thức cần
đào tạo.
Bước 2: Những mục tiêu đào tạo của Công ty
- Trang bị những kĩ năng cần thiết cho công việc
- Nâng cao được năng lực làm việc cho người lao động
- Ổn định nâng cao đời sống lao động của Công ty
- Đào tạo cho cán bộ các chuyên ngành
- Nâng cao tay nghề bồi dưỡng cho các bậc thợ
Năm 2011 2012 2013
Số lượng nhân viên mới được đào tạo 35 28 28
Số lượng nhân viên cũ được đào tạo 77 35 84
Số lượng công nhân trực tiếp được đào tạo 84 105 98
Tổng cộng 196 168 210
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
71
Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo
Công ty lựa chọn những lao động dựa trên đánh giá về năng lực của người lao
động ở bộ phận của họ và mong muốn của bản thân người lao động.
Những công nhân phải có trình độ phù hợp với sự thay đổi của công việc hay
nâng cao tay nghề.
Bước 4: Xây dựng phương pháp đào
Để công tác đào tạo và phát triển nhân sự của Công ty mang lại hiệu quả cao
thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của Công ty là yếu tổ
quan trọng quyết định đến việc đào tạo có đem lại hiệu quả hay không. Công ty cần
đào tạo đúng đối tượng chứ không tràn lan dựa vào tình hình tài chính cũng như
ngân sách dành cho việc đào tạo.
Bước 5: Đánh giá kết quả đào tạo:
Công ty đánh giá kết quả của trương trình đào tạo thông qua đánh giá chi phí
và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào
tạo.
Kết quả của trương trình đào tạo bao gồm: Kết quả nhận thức, sự thoả mãn
của người đào tạo, khả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_dong_luc_lam_viec_cho_nguoi_lao_dong_tai_cong_ty_co_phan_mia_duong_lam_son_thanh.pdf