Nền kinh tế Việt nam đã hoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới . Năm 2006 đã để lại cột mốc cho người Việt nam cũng như thế giới. Chứng kiến nhiều thành công của Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế như: Việt nam đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC với sự đánh giá cao của 21 nền kinh tế thành viên tiếp đó là sự kiện Việt nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hoa kỳ thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội, thách thức lớn cho nền kinh tế Việt nam và là nền tảng để thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động lâu năm trong lĩnh vực cung ứng vật tư trang thiết bị cho ngành Ngân hàng . Công ty đã chú trọng và hướng tới khách hàng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh
- Hoàn thiện công tác quản trị để hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả: Công tác quản trị doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến đáng kể như đào tạo bồi dưỡng từ cán bộ quản lý đến từng nhân viên nhằm nâng cao trình độ, thể hiện rõ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phát triển mẫu mã hàng hóa phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Công ty đã chú trọng nâng cao nguồn nhân lực với việc cử các cán đi học các lớp chuyên về nghiệp vụ và quản lý , mời các chuyên gia về giảng cho các cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ bán hàng nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như nghiệp vụ nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao HQKD. Mặt khác Công ty từng bước hoàn thiện, điều chỉnh và sửa đổi nội quy ,quy chế phù hợp với thực tiễn hoạt động giúp công tác điều hành có hiệu quả và người lao động dễ thực hiện.
- Trong những năm vừa qua Công ty đã thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ như sau:
* In ấn các loại ấn chỉ quan trọng như Séc, kỳ phiếu, tín phiếu và ấn chỉ thông thường như các loại phiếu thu, phiếu chi, các mẫu biểu báo cáo . . .
* Kinh doanh cung ứng các loại vật tư hàng hoá, các loại máy móc thiết bị phục kho quỹ như máy soi tiền, máy đếm tiền, máy đóng bó tiền, khoan chứng từ, két bạc, bảng điện tử, rút tiền tự động, bàn ghế, tủ tài liệu, …
* Xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị ngành in, xe ô tô chuyên dùng chở tiền, thang máy và các loại vật tư hàng hoá khác để cung ứng cho các Ngân hàng, các tổ chức Tín dụng và các thành phần kinh tế khác.
* Dịch vụ: cho thuê tài sản, kho tàng, gia công sứa chữa, lắp ráp các loại máy móc, các trang thiết bị khác theo yêu cầu của khách hàng.
Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng tích cực tìm kiếm khai thác nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước mở rộng mạng lưới kinh doanh và đa dạng hoá các mặt hàng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn; tìm kiếm và tiếp cận với các nguồn cung cấp có chất lượng và uy tín trên thế giới như Nga, Uckrain, Đức, Nhât, Thuỵ Sĩ, … Đồng thời đẩy mạnh các mặt hàng tuyền thống như: in ấn, hàng chuyên dùng của ngành, hàng văn phòng, … phát triển các mặt hàng mới công nghệ cao phục vụ cho hoạt động tài chính và kinh doanh tiền tệ.
b, Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
*Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đa năng và tổng hợp.
Với chức năng nhiệm vụ của mình Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả 3 lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, đây là một thế chân kiềng giúp Công ty không chỉ tồn tại mà còn có thể phát triển bền vững trên thương trường [2], [4].
- Sản xuất hàng hoá giúp Công ty tiết kiệm được các chi phí và chủ động được nguồn hàng của mình, hoạt động kinh doanh giúp cho việc lưu thông hàng hoá và có thể mang lại phần lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoạt động dịch vụ hoàn hảo giúp cho hàng hoá của Công ty đến tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất, chất lượng đảm bảo nhất, trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời chu trình khép kín này còn mang lại hiệu quả to lớn trong hành trình của mình là nó có thể phản hồi các thông tin nhanh, chính xác về phản ứng của thị trường để Doanh nghiệp có thể cải tiến khắc phục những khiếm khuyết hoặc thay đổi cơ cấu mặt hàng kịp thời giúp cho vốn an toàn - quay vòng nhanh, lãi luôn đảm bảo.
- Công ty áp dụng 3 biện pháp bán hàng chủ yếu là: bán buôn, bán lẻ, bán qua mạng và trực tiếp.
+ Bán buôn: bán chủ yếu là theo các dự án cho hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại Nhà nước như: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Kho bạc.
+ Bán qua hệ thống thông tin: Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên nghề kinh doanh tiếp thị thường xuyên chăm sóc khách hàng, cung cấp nhanh, đầy đủ các nhu cầu của khách hàng qua hệ thống điện thoại, fax; Công ty có bộ phận cán bộ tiếp thị kinh doanh đến tận nơi, tận các Ngân hàng để tiếp thị bán hàng. . . .
+ Bán lẻ: Công ty có cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán lẻ các loại hàng hoá thiết bị, vật tư và văn phòng phẩm cho mọi khách hàng có nhu cầu sử dụng, được chở đến tận nơi giao cho khách hàng.
- Để đảm bảo cho hoạt động bán hàng được thường xuyên liên tục Công ty phát triển dịch vụ sau khi bán hàng, có chế độ chăm sóc khách hàng, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa cho khách hàng
*Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang tính đặc thù chuyên ngành Ngân hàng
Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, hoạt động chủ yếu của Công ty là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác. Vì vậy nó có đặc thù kinh doanh riêng mang tính chất bảo mật và đòi hỏi độ chính xác cao trên cơ sở các quy định cụ thể đối với từng mặt hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Công ty có nhiệm vụ cung ứng các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kinh doanh chủ yếu trên 2 lĩnh vực tiền tệ và thanh toán. Đó là các máy móc thiết bị phục vụ cho kho quỹ như cửa kho, két bạc, máy đếm, soi và phát hiện tiền giả, máy ép và đóng bó tiền, máy khoan chứng từ đặc biệt là mặt hàng mang lại doanh thu nhiều nhất trong vài năm trở lại đây là mặt hàng xe ô tô chuyên dùng chở tiền với quy cách kỹ thuật tiên tiến trang thiết bị hiện đại của các tập đoàn lớn như: Toyota, Isuzu, Huynđai... Công ty còn cung ứng vật tư hàng hoá cho các tổ chức Tín dụng, Kho bạc, Bộ bưu chính viễn thông, Bộ tài chính và các nhà máy in trên toàn quốc.
Bên cạnh mặt hàng về trang thiết bị máy móc và xe ô tô chuyên dùng chở tiền, Công ty còn đảm nhận trọng trách rất quan trọng là in ấn cung ứng ấn chỉ cho toàn hệ thống Ngân hàng các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, séc các loại và các loại giấy tờ thanh toán khác có tính bảo mật và chính xác tuyệt đối.
Công ty tham gia kinh doanh các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng như bàn ghế, tủ hồ sơ, các loại máy móc khác như máy vi tính, pho to, huỷ tài liệu, máy phát điện, bảng điện tử và nhiều loại hàng hoá khác.
Với những đặc điểm riêng của ngành Ngân hàng nên những hoạt động của Công ty luôn chịu sự tác động của các chính sách tiền tệ của quốc gia nên nhiều khi Công ty cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng phải thực hiện ngay các nhiệm vụ chính trị ngành giao. Chẳng hạn, tham gia vào các dự án xoá đối giảm nghèo của Chính phủ hàng năm thông qua việc cung cấp các sản phẩm đặc thù, như thiết kế sản xuất các loại xe chuyên dùng chở tiền đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật an toàn và phù hợp với khí hậu, đường xá, … giá thành hợp lý. Hoặc in ấn các loại séc, ấn chỉ và các loại sổ tiết kiệm, sổ vay vốn, thiết bị kho quỹ … để phục vụ cho việc ra đời và kịp thời hoạt động của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, …..
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đưa tiền xu vào lưu thông Ban lãnh đạo Công ty lập tức tiến hành nghiên cứu cho phát hành các loại bao đựng tiền xu, máy đếm và phân loại tiền xu nhằm hiện đại hoá và giảm bớt khó khăn về chi phí và nhân công cho các Ngân hàng thương mại và các tổ chức Tín dụng.
Là đơn vị phục vụ chủ yếu cho hoạt động của ngành Ngân hàng nên Công ty thường thực hiện việc bán hàng qua điện thoại, fax, đơn đặt hàng khi khách hàng có nhu cầu chỉ cần gọi điện thoại, fax sang công ty hai bên cùng nhau thoả thuận số lượng, giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng; Công ty sẽ mang hàng đến tận nơi giao cho khách. Sau khi nhận và nghiệm thu khách hàng sẽ chuyển trả tiền vào tài khoản của Công ty qua hệ thống Ngân hàng. Như vậy, Công ty thực hiện việc bán hàng trước và thu tiền sau đồng thời chịu trách nhiệm việc sửa chữa - bảo hành sản phẩm cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Do thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ bán ra nên thị phần của Công ty ngày càng được mở rộng, uy tín của Công ty ngày càng vững chắc.
Đặc biệt đối tượng bán hàng của Công ty chủ yếu là các cơ quan Nhà nước nên việc bán hàng thực hiện trong giờ hành chính. Để đạt được doanh số, lãi như hiện nay Công ty đã phải thường xuyên đấy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tinh thông nghiệp vụ, giỏi một việc, biết nhiều việc và không ngừng đổi mới cơ cấu mặt hàng phục vụ ngày càng tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả cao và có thể đứng vững trong cơ chế thị trường [2].
2.1.3. Thị trường của Công ty
* Thị trường trong nước:
Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng là đơn vị chuyên kinh doanh trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động của ngành Ngân hàng nên thị trường của Công ty là hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính tiền tệ. Trong những năm Công ty đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp hiện đại hoá và phát triển của ngành thông qua việc cung ứng trang thiết bị và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đắc lực cho các hoạt động nghiệp vụ của ngành Ngân hàng, nhất là các thiết bị phục vụ cho việc bảo quản, lưu giữ, xử lý, vận chuyển tiền bạc an toàn, ngoài ra Công ty còn cung cấp các loại giấy tờ ấn phẩm thanh toán trong Ngân hàng và nền kinh tế quốc dân (hàng ngàn xe chuyên dùng chở tiền, xe nâng hàng, các loại máy móc kiểm đếm, kiểm tra, đóng gói tiền, cửa kho tiền, két bạc v.v.
* Thị trường quốc tế:
Hoạt động Công ty 1à nhịp cầu nối giữa hệ thống Ngân hàng các nước phát triển và các hãng sản xuất trang thiết bị chuyên ngành nổi tiếng trên thế giới với Ngân hàng trong nước nhằm đẩy nhanh công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng. Để có thể tham gia được vào với hoạt động thương mại quốc tế, như nhập khẩu các loại xe ôtô chuyên dùng chở tiền, xe nâng chạy điện của các hãng Toyota, mitsubishi Nhật bản, Hyundai (Hàn quốc)..., các loại máy chuyên dùng kiểm đếm tiền của Mỹ, trung quốc, Nhật bản... Công ty có đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ, nắm vững các thông lệ kinh tế quốc tế; kinh doanh quốc tế và có trình độ kinh doanh văn minh hiện đại.
Với khí thế vươn lên và quyết tâm vượt lên chính mình, tiếp tục thay đổi tư duy nhận thức, thay đổi phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; cán bộ công nhân viên và người lao động Công ty đã có nhiều chuyển biến trong cách nghĩ cách làm, năng động sáng tạo nên đã vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên để tồn tại phát triển.
2.1.4. Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng.
Năng lực hoạt động kinh doanh quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
a. Lao động
Chất lượng nguòn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung của Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng nói riêng. Với ý nghĩa như vậy, Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Xem bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tính theo trình độ chuyên môn.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng số
75
75
75
- Trên đại học
1
2
2
- Đại học
55
58
62
- Khác
19
15
11
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng
Qua bảng trên cho thấy số lượng lao động ổn định và quy mô không lớn nhưng trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất cao 75- 85%. Điều đó thể hiện Công ty có nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề quan trọng để nâng cao HQKD của Công ty.
b. Tài sản kinh doanh.
Muốn kinh doanh thì phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng hoạt động kinh doanh. Do vậy, Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng luôn quan tâm tới yếu tố này
Bảng 2.2: Tài sản kinh doanh qua các năm.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2007/2006
Số tuyệt đối
Số tương đối
1. Tài sản lưu động
27.696
34.594
53.020
18.426
53,3 %
2. Tài sản cố định
3.147
3.130
4.014
884
28,2%
3.Tổng tài sản
30.843
37.724
57.034
19.310
51.1%
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Công ty cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng
Qua bảng 2.2, Cho thấy tài sản của Công ty tăng lên nhanh chóng qua các năm nhưng tài sản cố định quá nhỏ bé điều này thể hiện Công ty được bạn hàng tin tưởng.
c, Năng lực tài chính
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1, Vốn chủ sở hữu
11.161
36%
10.872
28,8%
11.063
19,4%
2, Nợ phải trả
19.682
64%
26.851
71,2%
45.971
80,6%
Tổng nguồn vốn
30.843
100%
37.723
100%
57.033
100%
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
2005/2004
2006/2005
2007/2006
1. Tốc độ tăng
2,9%
-2,5%
1,75%
Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 cho thấy:
- Tổng nguồn vốn của Công ty tăng rất nhiều nhưng tỷ trọng nợ phải thanh toán rất lớn có xu hướng tăng nhanh trong lúc đó vốn chủ sở hữu gần như không tăng vì vậy tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm.
- Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé so với tổng nguồn vốn và hầu như không tăng do đó sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, điều này có thể ảnh hưởng đến tính an toàn trong sản xuất kinh doanh
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ NGÂN HÀNG
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh, nhưng nền kinh tế Việt nam vẫn tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được duy trì, trong giai đợn 2004 - 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,5%, chỉ số giá tăng 7%.
Nền kinh tế Việt nam đã hoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới . Năm 2006 đã để lại cột mốc cho người Việt nam cũng như thế giới. Chứng kiến nhiều thành công của Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế như: Việt nam đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC với sự đánh giá cao của 21 nền kinh tế thành viên tiếp đó là sự kiện Việt nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hoa kỳ thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội, thách thức lớn cho nền kinh tế Việt nam và là nền tảng để thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010.
Tuy nhiên kinh tế Việt nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn: đó là tính cạnh tranh yếu , nguồn tài chính chưa mạnh và nhân lực chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển, nhập siêu cao, thị trường chứng khoán , thị trường bất động sản còn non trẻ và phát triển chưa ổn định. Nhất là sáu tháng đầu năm 2008 nền kinh tế Việt nam có nhiều dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng kinh tế chậm lại , lạm phát tăng cao, nhập siêu, nền tài chính tiền tệ biến động theo xu thế không tốt tác động xấu đến nền sản xuất hàng hoá. Măc dù trong phiên họp thường kỳ tháng 6 và tổng kết 6 tháng đầu năm 2008 của chính phủ đã đánh giá nền kinh tế nước ta hiện nay là:
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2008 có nhiều điểm sáng: GDP tăng 6,5%, tốc độ tăng giá, nhập siêu được kìm hãm, nhịp độ sản xuất, thu hút FDI tăng mạnh. Đây là bước tạo đà cho tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2008 đạt kết quả khả quan.
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2008
▲ GDP 6 tháng đầu năm tăng: 6,5%;
▲ Sản xuất công nghiệp tăng 16,5%;▲ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,5%;▲ Xuất khẩu tăng 34,5%, bước đầu thu hẹp nhập siêu;▲ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 30%;
▲ Lạm phát 6 tháng đàu năm 2008: 18,44%.▼ Lạm phát tháng 6 giảm mạnh, thấp nhất trong 6 tháng qua.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2008, GDP 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6,5%, sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp tuy có khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, tăng về mặt giá trị; du lịch dịch vụ diễn ra sôi động; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả số vốn thực hiện và số vốn đăng ký mới...
Lạm phát tháng 6 đã giảm mạnh
Tháng 6 chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,14%, là mức thấp nhất trong 6 tháng qua và không có cơn sốt giá nào xảy ra, 6 tháng đầu năm chỉ số giá tăng 18,44%. Yếu tố làm chỉ số giá tăng thấp có nguyên nhân quan trọng là giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 6 chỉ tăng 3,29%, đây là nhóm hàng quyết định tới khoảng 80% mức tăng chỉ số giá.
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% kế hoạch, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 31,7% GDP, bảo đảm nhu cầu chi, nhất là bảo đảm cấp đủ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đầu tư toàn xã hội so với GDP tăng 42%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt cao, bước đầu thu hẹp nhập siêu
Theo thông tin mới nhất của Bộ Công Thương tại phiên họp, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 khoảng 6,12 tỷ USD, vượt qua kỷ lục 5,15 tỷ USD của tháng 5 trước đó và cao nhất trong 6 tháng qua (T1: 3,3 tỷ; T2: 3,8 tỷ; T3: 4,7 tỷ; T4: 5,1 tỷ; T5: 5,15 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 30,3 tỷ USD, tăng hơn 34,5% so với cùng kỳ, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ở mức 6,8 tỷ USD, giảm 11,3% so với tháng 5/2008.
Đến hết tháng 6/2008, đã có 8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (tăng 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm 2007 là điện tử, máy tính và gạo), trong đó có 2 mặt hàng đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD là dầu thô (5,6 tỷ USD), hàng dệt may (4 tỷ USD), giầy dép (2,3 tỷ USD), thủy sản (1,9 tỷ USD), gạo (1,5 tỷ USD)...Một số mặt hàng xuất khẩu mới có nhiều tiềm năng liên tục đạt mức tăng trưởng cao như sản phẩm nhựa, đá quý và kim loại, hạt điều...
Kim ngạch nhập siêu có xu hướng giảm, quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu.
Mặc dù 6 tháng đầu năm sản xuất nông nghiệp có nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,5% so với cùng kỳ 2007; riêng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp tăng 2,39% so với cùng kỳ. Sự gia tăng này là do sản lượng lúa vụ Đông Xuân ở miền Bắc, vụ Hè Thu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều được mùa lớn. Sản lượng lúa vụ Đông Xuân đạt trên 18 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với vụ Đông Xuân trước, góp phần đảm bảo ổn định thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng cao: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả về số vốn thực hiện và vốn đăng ký mới; thể hiện môi trường đầu tư tiếp tục hấp dẫn, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào tương lai trung và dài hạn của Việt Nam, xem Việt Nam là điểm đến an toàn trong đầu tư, kinh doanh.
Sau 6 tháng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 31,6 tỷ USD, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn cấp mới đạt 30,94 tỷ USD, cao hơn 1,5 lần mức thu hút của cả năm 2007 và tăng gần 4 lần so với mức cùng kỳ năm trước. Vốn FDI đăng ký mới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Mức giải ngân đạt 4,9 tỷ USD, tăng 37,6%.
Những kết quả bước đầu của tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008, cho thấy các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững đã bước đầu phát huy tác dụng, khẳng định hướng đi đúng và sẽ tạo đà phát triển tiếp cho những tháng còn lại của năm 2008 và những năm tiếp theo.
Một trong các vấn đề kinh tế vĩ mô nóng và nổi bật nhất trong những tháng vừa qua là tình hình lạm phát gia tăng, khiến các nhà hoạch định chính sách tốn khá nhiều thời gian để thảo luận nhằm tìm ra chiến lược ứng phó thích hợp nhất. Tỷ lệ lạm phát của 6 tháng đầu năm 2008 đã ở mức 18,44%. Tín dụng ngân hàng thu hẹp, lãi suất Ngân hàng tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy TTCK đang dần được điều chỉnh nhờ một loạt các biện pháp chính sách nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều. Chính phủ đã chọn cách không để đồng tiền Việt Nam tăng giá nhiều nhằm tránh làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế. Quyết định này còn thể hiện mối lo ngại về khả năng không cân đối được các luồng tiền trong bảng cân đối tài sản tổng hợp của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng và sự hạn chế về các công cụ tài chính đế tự bảo vệ trước rủi ro do tỷ giá gây ra.
Tình hình kinh tế đất nước đã ảnh hưởng nhiều mặt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng.
2.2.2. Khó khăn thuận lợi.
a, Khó khăn:
- Hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty xác định và chấp nhận phải cạnh tranh khốc liệt, nhiều đơn vị trong nước tham gia vào hoạt động thương mại kinh doanh những mặt hàng truyền thống của Công ty như: Ấn chỉ Ngân hàng, các mặt hàng cơ khí an toàn kho quỹ, máy móc thiết bị kiểm đếm phân loại tiền, thậm chí cả những mặt hàng nhập khẩu chuyên ngành Ngân hàng, các đơn vị ngoài ngành cũng tham gia kinh doanh do không bị ràng buộc về thủ tục ( không cần xin giấy phép Ngân hàng TW để nhập khẩu) từ đó dẫn đến nguy cơ thị phần của Công ty trong cung ứng hàng hoá bị giảm sút, giảm doanh số , giảm lợi nhuận.
- Hiện tượng làm hàng nhái, hàng giả cũng làm thị trường bất ổn, ảnh hưởng tới hoạt động và thương hiệu của Công ty.
- Hệ thống Ngân hàng thương mại do đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới trong các nghiệp vụ do đó yêu cầu về chất lượng, mẫu mã , chủng loại hàng hoá và dịch vụ rất cao . Trong khi đó Công ty cũng đang trên đà phát triển nên chưa có đầy đủ điều kiện kỹ thuật, máy móc thiết bị và con người để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất
- Bên cạnh các yếu tố trên, Công ty bị hạn chế nhiều do tư duy, trình độ cán bộ công nhân viên còn bất cập với hoạt động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhiều cán bộ được đào tạo chưa đúng vòi ngành nghề, do đó chưa phát huy được thế mạnh trong sản xuất kinh doanh.
- Cơ chế quản lý còn chưa được cải tiến kịp thời để phù hợp với hoạt động của Công ty trong tình hình mới. Trình độ cán bộ quản lý chưa được nâng lên đúng tầm đòi hỏi của thực tế sản xuất kinh doanh, nhiều cán bộ quản lý chưa được đào tạo bài bản có hệ thống.
Về khách quan: nhiều chủ trương, chính sách còn chưa phù hợp, còn nhiều cấp nhiều ngành tham gia quản lý Nhà nước, thủ tục rườm rà, chồng chéo quan liêu, chưa thực sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b, Thuận lợi:
- Bên cạnh những khó khăn như trên Công ty cũng có những thuận lợi nhất định như: Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới, hội nhập kinh tế đang tiến hành với những bước phát triển mạnh mẽ tạo động lực cho nền kinh tế đang khởi sắc, tăng trưởng cao, đường lối đổi mới của Đảng ngày càng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, các chính sách của Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thực hiện cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, các cơ quan chủ quản đã có nhiều biện pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đều qua các năm (bình quân 7 - 8%/năm), môi trường kinh tế - chính trị ổn định, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định, Nhà nước vẫn kiểm soát tình hình lạm phát và tỷ giá hối đoái ở tầm vĩ mô.
- Tiến trình hội nhập quốc tế là cơ hội cho các doanh nghiệp, Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng thử sức mình ở sân chơi lớn hơn, qua đó thực hiện quá trình chọn lọc và điều chỉnh để xác định những doanh nghiệp đủ điều kiện tồn tại, cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp cũng như hệ thống Ngân hàng vẫn đảm bảo hiệu quả và an toàn, kết quả tài chính khả quan, do đó nhu cầu về trang thiết bị, vật tư Ngân hàng vẫn rất lớn đây là điều kiện tốt để Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng phát triển.
- Văn hóa kinh doanh và sự am hiểu khách hàng sẽ là cơ sở để Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng giữ vững thị trường, phát triển quan hệ với các đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng hoạt động cũng như mạng lưới nên nhu cầu về trang thiết bị Ngân hàng rất lớn. Trong khi đó Công ty cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng là đơn vị có bề dày kinh nghiệm, có thương hiệu trên thương trường và năng lực chuyên kinh doanh thiết bị vật tư Ngân hàng nên đây là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của Công ty.
- Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý Công ty ngày càng năng động và luôn có tư duy đổi mới, thường xuyên nghiên cứu và thực hiện nhiều bước đổi mới toàn diện doanh nghiệp, có nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng hàng hoá, thường xuyên cải tiến mẫu mã và giữ vững uy tín với khách hàng trong và ngoài ngành.
- Công ty có nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết (độ tuổi trung bình và 32 tuổi), ham học hỏi, muốn tiếp thu cái mới, nhanh nhạy và sáng tạo; trình độ đại học và tương đương đại học chiếm gần 70% trong tổng số cán bộ công nhân viên [2].
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ NGÂN HÀNG
2.3.1. Tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh
Để tránh trùng trong phần đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng, trong phần này luận văn chỉ nêu hiệu quả kinh doanh trên khía cạnh tổng hợp.
Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng.doc