DANH MỤC HÌNH VẼ .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP .5
1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và vai trò của nó đối với doanh nghiệp.5
1.1.1 Khái niệm của hiệu quả kinh doanh.5
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh .6
1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh .10
1.2.1. Phương pháp so sánh .10
1.2.2. Phương pháp loại trừ.11
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .13
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp .13
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận.16
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .26
1.4.1. Nhân tố chủ quan .26
1.4.2. Nhân tố khách quan .27
1.5. Vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh .29
1.5.1. Vai trò của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh.29
1.5.2.Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh .30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LẠNG SƠN.33
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn
.33
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển .33
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .35
2.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chính.3
79 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính trị, pháp luật
Mọi chính sách, quy định về pháp luật đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ là rất
quan trọng, giúp doanh nghiệp được hợp tác và cạnh tranh một cách công bằng. Khi
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ mọi quy
định về pháp luật kinh doanh tại địa bàn doanh nghiệp hoạt động, cũng nhằm đảm bảo
lợi ích cho chính doanh nghiệp. Thể chế chính trị cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ
tới lượng khách hàng của doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh
ngành dịch vụ du lịch, chẳng hạn như lượng khách quốc tế đến và đi. Sự ổn định về
28
mặt chính trị sẽ đảm bảo cho việc kinh doanh của các ngành kinh tế nói chung, doanh
nghiệp có được môi trường chính trị ổn định, pháp luật chặt chẽ, công minh sẽ phát
triển lâu dài và bền vững hơn.
b. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là yếu tố tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Các chính sách đầu tư hay rót vốn, các chính sách phát triển, sẽ tác động trực
tiếp tới hoạt động và hiệu quả kinh doanh của mỗi ngành trong nền kinh tế. Môi
trường kinh tế thuận lợi sẽ kéo theo các ngành trong nền kinh tế cùng nhau phát triển,
nâng cao thu nhập quốc dân, tạo tiền đề phát triển cho ngành dịch vụ du lịch. Các yếu
tố tác động tới môi trường kinh tế như lãi suất, lạm phát... cũng ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng những công cụ thích
hợp để điều chỉnh và thích nghi với nền kinh tế nhiều biến động như nước ta.
c. Môi trường văn hóa
Văn hóa là giá trị tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa có nét đặc trưng riêng.
Vì thế, nắm bắt rõ được tầm ảnh hưởng của văn hóa lên thói quen tiêu dùng của khách
hàng là một công cụ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng,
điều tiết hoạt động kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp, từ đó tăng thêm lợi nhuận
và tăng hiệu quả kinh doanh.
d. Cơ sở hạ tầng vật chất xã hội
Yếu tố cơ sở hạ tầng vật chất xã hội bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, mạng lưới điện, nước... Yếu tố này tác động trực tiếp tới sức hút đầu tư và sức
hút đối với khách du lịch. Khi có sự phát triển không đồng đều giữa cơ sở hạ tầng xã
hội và sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch, sẽ gây ra sự khập khiễng, ảnh
hướng không tốt tới hiệu quả kinh doanh.
29
1.5. Vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.5.1. Vai trò của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
Đánh giá hiệu quả kinh doanh là cơ chế gắn kết chặt chẽ với quá trình hoạt động, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là công cụ quản lý kinh tế hiệu quả mà các doanh
nghiệp thường xuyên sử dụng từ trước tới nay.
Trong cơ chế bao cấp cũ, hiệu quả kinh doanh chưa được đánh giá một cách chính xác
và công bằng và chưa phát huy được tính tích cực của nó. Từ mua nguyên liệu, sản
xuất, giá cả, địa điểm và kênh phân phối sản phẩm đều phụ thuộc vào sự chỉ điểm của
Nhà nước. Hơn thế, nếu kinh doanh thua lỗ, Nhà nước cũng tự xử lý, gây thâm hụt
ngân sách và kéo chậm phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang thành nền kinh tế thị trường, đòi
hỏi các doanh nghiệp cũng phải đổi mới, thay đổi, tránh lập theo cơ chế bao cấp cũ, lạc
hậu và thiếu tính cạnh tranh. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình, nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu, sự tác động qua lại của doanh
nghiệp với môi trường kinh tế xung quanh và tìm kiếm các giải pháp để không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích các hoạt động kinh doanh dựa vào các chỉ tiêu kinh tế nhằm xem xét, đánh
giá việc thực hiện chúng như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, còn tồn
tại những vướng mắc, khó khăn gì, tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ
quan, tìm và phát huy những điểm mạnh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích từng
mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức lao
động tiền lương, công tác mua bán, công tác tài chính, công tác quản lý... giúp doanh
nghiệp điều hành từng hoạt động cụ thể thông qua từng phòng ban chức năng, từng bộ
phận trực thuộc doanh nghiệp.
30
1.5.2.Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Xét trong ba quá trình trước, trong và sau hoạt động kinh doanh, cụ
thể như sau:
- Trước quá trình kinh doanh: Việc phân tích giúp doanh nghiệp có cơ sở để hoạch
định, xây dựng kế hoạch, khảo sát thị trường và các yếu tố đầu vào... của doanh
nghiệp. Hơn thế, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh trước các dự án giúp doanh nghiệp
lường trước các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh để chủ động đề xuất
các phương án phòng chống.
- Trong quá trình kinh doanh: Việc phân tích giúp cho nhà quản trị đánh giá được tình
hình sử dụng các yếu tố kinh tế và tài chính của doanh nghiệp: đánh giá quá trình sử
dụng vốn, các chi phí phát sinh, sử dụng nguồn nhân lực... từ đó thấy được điểm mạnh,
điểm yếu và đề xuất giải pháp điều chỉnh, khắc phục.
- Sau quá trình kinh doanh: hoạt động phân tích giúp doanh nghiệp đánh giá được kết
quả, từ đó đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn thế, việc đánh giá này còn đưa ra
nhận định về sự tác động của cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh đối với doanh
nghiệp, từ đó các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ có cơ sở để điều chỉnh cơ chế
và thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Kết quả đánh giá là cơ
sở để định giá trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để xác
định giá cổ phiếu, chứng khoán giao dịch trên thị trường.
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể đánh
giá trình độ khai thác và tiết kiệm các nguồn lực sẵn có.Việc này giúp cho doanh
nghiệp có cái nhìn tổng quan và chính xác về năng lực của chính doanh nghiệp, từ đó
tìm ra thế mạnh và điểm yếu của họ.Như vậy, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát huy
những điểm mạnh của mình, nhằm gặt hái thêm những thành tựu và mục tiêu kinh tế
đặt ra. Ngược lại, khi phát hiện ra điểm hạn chế qua quá trình đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tìm cách khắc phục và cải tiến phương cách,
nhằm cải thiện kết quả, tăng hiệu suất lao động, đồng thời tăng sức cạnh tranh của
31
hàng hóa và dịch vụ của mình, tăng uy tín doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu trên
thị trường Đối với việc không ngừng cải tiến và nâng cao sản phẩm – dịch vụ của
mình, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích “hữu hình” và “vô hình” về mặt kinh tế
và xã hội, mà điều này không phải là dùng lượng vốn lớn mới có thể mua được.
Bên cạnh đó đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy
tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa sản xuất. Việc áp dụng công nghệ hóa, hiện đại hóa trong sản xuất sẽ đảm
bảo một tương lai phát triển bền vững hơn, nâng cao năng suất lao động. Kể từ cuộc
Cách mạng đầu tiên của thế giới vào thế kỷ 18, bước đầu giải phóng sức lao động của
con người, sau đó là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, điện và điện thoại được phát
minh, giúp con người kết nối với nhau, hiệu quả kinh doanh được tính bằng sản lượng,
số lượng của cải vật chất làm ra. Con người nhận ra sự tiến bộ của khoa học công nghệ
giúp cho hoạt động sản xuất và mua bán năng suất hơn, thuận lợi hơn. Tiếp đó chính là
cuộc Cách mạng thứ ba, cuộc cách mạng kỹ thuật số, gồm những phát minh về máy
tính, Internet, công nghệ thông tin và mạng xã hội, giúp cho việc kết nối giữa con
người với con người có thể thực hiện được ở mọi không gian và thời gian. Internet và
công nghệ thông tin “vận chuyển” tri thức và các nguồn lực tài chính từ chỗ này sang
chỗ khác với tốc độ nhanh chóng. Đây là mối quan hệ hai chiều, tiến bộ khoa học công
nghệ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình chính xác hơn, ngược
lại, việc đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh lại giúp doanh nghiệp “nhận diện” được
chính mình, do đó thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại vào sản
xuất kinh doanh để nhanh chóng bắt kịp thị trường đầy cạnh tranh. Việc thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất kinh doanh trở nên dễ dàng hơn và hiệu
quả hơn. Gần đây, thế giới xuất hiện một sự đột phá của công nghệ số, chính là cuộc
Cách mạng lần thứ tư về sản xuất thông minh, kinh doanh không còn dừng ở số lượng,
chất lượng mà còn mở rộng ở sự kết nối, giữa con người với con người, con người với
máy móc. Trí tuệ nhân tạo được sinh ra để phục vụ con người, phục vụ cho mục đích
kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1,tác giả chủ yếu nêu lên những cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu lý thuyết trong chương 1 nhằm làm cơ sở khoa học
nghiên cứu về thực trạng của doanh nghiệp, phương hướng phát triển doanh nghiệp,
tìm những tồn tại mà doanh nghiệp đang đối mặt để cùng doanh nghiệp đưa ra các giải
pháp tháo gỡ. Chương 1, luận văn đưa ra khái niệm và các quan điểm khác nhauvề
hiệu quả kinh doanh, từ đó đưa ra kết luận chung“Hiệu quả kinh doanh là những chỉ
tiêu phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh
thương mại. Hay nói cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh
doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào„[9]“Hiệu quả kinh doanh được đo
bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Ngoài ra luận văn
còn nêu ra các phương pháp đánh giá cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu bật tầm quan trọng của việc
đánh giá hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao, trong quá trình
đã và đang hội nhập sâu rộng toàn cầu, những tiềm năng và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên của nước ta chưa được khai thác mang lại những hiệu quả kinh tế lớn cho đất
nước cũng như những khai thác mọi tiềm năng nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cũng được đề cập tới trong luận
văn này nhằm tạo cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cuối cùng là việc đánh giá hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp
doanh nghiệp hoàn tất một chu kỳ, một năm hoạt động và một chu kỳ, một nămhoạt
động đó đã đem lại những kết quả nào và các lý do để có được kết quả đó, làm cơ sở
cho kế hoạch và mục tiêu của các năm tiếp theo. .
33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LẠNG SƠN
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
a. Giới thiệu về Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
LẠNG SƠN
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
LẠNG SƠN
- Tên tiếng Anh: LANG SON COMMERCE PROMOTION AND TUORIST JOINT
STOCK COMPANY
- Tên giao dịch: LACOMEX
- Vốn điều lệ của Công ty: 2.000.000.000 VND
- Trụ sở chính: Số 03A, Đường Lê Lai, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng
Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
- Điện thoại: (025) 3871.789
- Fax: (025) 3712.489
b. Cơ cấu tổ chức
Công ty Cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn là một doanh nghiệp hạch
toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về quá trình khai thác nguồn khách hàng (về du lịch)
và kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa gồm: Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu
(trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống trong danh mục được đăng ký.
Trên cơ sở điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần du lịch và xúc tiến thương
mại Lạng Sơn được hội đồng cổ đông thông qua, bộ máy tổ chức của Công ty theo
hướng gọn nhẹ, gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc điều hành, các
Phòng ban chức năng và các bộ phận Phụ trách.
Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình phân tuyến chức năng:
34
Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm các Cổ đông có
quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các vấn đề lớn về tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triểncủa Công ty theo quy định của Điều
lệ. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là cơ quan thay
mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chính là giám sát, chỉ đạo giám đốc điều hành và các
cán bộ quản lý khác, trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng
quản trị có 03 thành viên.
Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để thực
hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành,
kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của
Công ty, và thực hiện các công việc khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều
lệ Công ty. Ban kiểm soát Công ty có 02 thành viên.
Ban giám đốc gồm Giám đốc điều hành chung và 01 Phó giám đốc giúp việc cho
Giám đốc điều hành, điều hành trong mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kế toán giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán thống kế tài
chính, có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Các phòng ban có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý từng
lĩnh vực chuyên môn, là phòng trực thuộc Công ty. Các phòng quản lý bao gồm các
phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán và Bộ phận hành chính. Ngoài ra trong quá
trình hoạt động và trên cơ sở quy mô của mỗi tour theo Hợp đồng có thể huy động
nhân lực thời vụ ngoài Công ty tham gia từ 3-5 lao động.
Về công tác bảo vệ, công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, thi đua, y tế đều
kiêm nhiệm và chủ yếu là các thành viên trong bộ phận quản lý hành chính đảm
nhiệm.
Về lao động tính đến thời điểm 31/12/2016 tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công
ty là 11 người.
Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 27/10/2004, chủ sở hữu là bà Vũ Bích Liên.
Kể từ ngày 26 tháng 04 năm 2011, công ty được gọi là Công ty cổ phần du lịch và xúc
tiến thương mại Lạng Sơn dưới sự quản lý của Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn.
35
Kể từ ngày bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh, Công ty tập trung vào lĩnh vực chính
là bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sốngtheo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4900228879 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn
cấp ngày 10 tháng 11 năm 2004. Dịch vụ du lịch, trong giai đoạn đầu đi vào hoạt
động, Công ty đã phối kết hợp với các Công ty địa phương để tổ chức tour theo các
chủ đề như: Du lịch về miền núi; Du lịch về cội nguồn; Du lịch cộng đồng; Du lịch trải
nghiệm; Du lịch các nước giáp ranh biên giới tổ chức dẫn nhiều tour cho các du
khách trong và ngoài nước. Đặc biệt với lợi thế thuộc khu vực miền núi và giáp ranh
Trung Quốc, công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động du lịch kết hợp kinh doanh
nông, lâm sản và động vật sống.
Với số lao động ban đầu là 11 người, và vốn điều lệ đăng ký là hai tỷ, Công ty thuộc
nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Sau thời gian hoạt động và phát triển Công ty đã đứng vững trên thị trường và đã được
cấp phép kinh doanh với các tổ chức trong nước và nước ngoài, từ đó trở thành công ty
lâu đời và có uy tín ở tỉnh Lạng Sơn. Công ty đang trên đà phát triển trên thị trường.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn thuộc lĩnh vực thương mại
với kinh nghiệm hơn 13 năm.Công ty có hệ thống tổ chức quản lý nhỏ gọn và biết
cách áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh. Trình độ người lao động
là yếu tố quyết định cho việc khai thác và thúc đẩy tiềm năng của Công ty, từ đó có
được kết quả tốt nhất trong tương lai. Với nhiều đặc điểm trong lĩnh vực này, Công ty
được thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
- Du lịch lữ hành
36
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Chức năng Phòng Tài chính kế toán: đóng vai trò quan trọng trong chuẩn bị các báo
cáo tài chính định kỳ để cung cấp thông tin tài chính cho người sử dụng liên quan một
cách kịp thời; Lập kế hoạch tài chính dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công ty; Đảm
bảo thanh toán tiền lương cho người lao động đúng hạn.
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Bộ phận hành chính
Phòng Kinh doanh
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp Thủ quỹ, kho
37
+ Kế toán trưởng: là người chuyên về tài chính kế toán có kinh nghiệm chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về toàn bộ hệ thống kế toán trong kinh doanh. Kế
toán trưởng sắp xếp mọi hoạt động trong phòng tài chính kế toán; Trực tiếp kiểm tra
tính toán các con số. Cuối kỳ, kế toán trưởng tổng hợp sổ sách kế toán và lập báo cáo
tài chính theo quy định của Giám đốc.
+ Kế toán tổng hợp: trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thu thập, phân tích,
cung cấp thông tin tài chính kế toán; Quản lý các kế toán ghi chép các giao dịch phát
sinh như thanh toán tiền mặt, giá cả, bán thành phẩm ... và xác định số dư để đăng vào
sổ cái. Hỗ trợ kế toán trưởng sử dụng hệ thống tài khoản hợp lý cũng như chuẩn bị các
báo cáo kế toán theo quy định hoặc đột xuất là nhiệm vụ định kỳ của mình. Kế toán
tổng hợp phụ trách quản lý, lưu trữ và lưu giữ các tài liệu quan trọng.
+ Thủ quỹ: kiểm soát và quản lý tiền mặt của công ty, duy trì mối quan hệ với ngân
hàng và các nhà đầu tư khác và phải báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng hàng ngày.
Chế độ kế toán đang sử dụng:
- Công tycổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn đang áp dụng chế độ kế
toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về Hệ thống Kế toán doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 .
- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp nhận dạng cụ thể và
việc hạch toán tài sản cố định được áp dụng là phương pháp đường thẳng.
- Công ty sử dụng hệ thống kế toán thường xuyên.
- Đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT để kê khai, tính thuế GTGT.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là Đồng Việt Nam (VND).
- Báo cáo tài chính được lập hàng quý hàng năm.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán chung.
2.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chính
Công tycổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn hoạt động sản xuất kinh
doanh các loại sản phẩm sau:
38
a. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa)
Nhóm này gồm:
- Bán buôn thóc, ngô khoai, sắn và các hạt ngũ cốc khác;
- Bán buôn các loại hạt, quả có dầu (lạc, vừng, );
- Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu khác, các loại sản phẩm phụ được sử dụng cho
chăn nuôi động vật.
b. Kinh doanh động vật sống
- Các loại động vật sống thuộc loài động vật không có xương sống (tôm, cua, ếch,
nhái; trai; sò, ốc, hến, cá, rùa, ba ba);
- Các loại động vật có vú (lợn, dê, đà điểu, chó, mèo);
- Các loại gia cầm (chim, gà, vịt, ngan , ngỗng ...);
c. Kinh doanh du lịch lữ hành
- Tour Du lịch các tuyến nội tỉnh, tại địa phương (Du lịch cự ly ngắn);
- Tour Du lịch các tuyến ngoại tỉnh, du lịch vùng liên kết;
- Tour Du lịch các tuyến quốc tế (khu vực Đông Nam á, Châu Á và các địa danh khác
trên Thế giới).
Nhìn vào cơ cấu tổ chức của Công ty ta thấy: dù là doanh nghiệp nhỏ (đang hình thành
và lớn mạnh trong tương lai) nhưng thực tế đã có đầy đủ các thủ tục pháp lý và chấp
hành các quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tuy vậy cũng từ thực tế về cơ cấu, quy mô và chức năng các phòng ban đã
phản ánh rõ đây là doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ và chưa hoạt động đáng kể so với các
nội dung đã đăng ký kinh doanh.
2.2. Phân tích thực trạng kinh doanh tại công ty cổ phần du lịch và xúc tiến
thương mại Lạng Sơn
2.2.1. Phân tích thực trạng về cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
tại một thời điểm cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thông qua bảng có thể
39
nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính để từ đó có thể phân tích
tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty.Dưới đây là tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty từ năm 2014-
2016.
a. Tình hình tài sản
Căn cứ vào số liệu thống kê và những tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính
của công ty, tác giả có bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng CĐKT – Phần tài sản năm 2014-2016 của Công ty du lịch và xúc tiến
thương mại Lạng Sơn
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2014 - 2015 Năm 2015 - 2016
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị
Tỷ lệ
% Giá trị
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
A. T.S ngắn
hạn 889.992 29,49 1.166.564 37,92 1.207.012 38,89 276.573 31,08 40.448 3,47
1. Tiền và
các khoản
tương đương
tiền
425.191 259.459 675.468 (165.732) (38,98) 416.009 160,34
2. Các khoản
phải thu
ngắn hạn
464.800 535.734 164.660 70.934 15,26 (371.074) (69,26)
3. Hàng tồn
kho 0 0 0 0 - -
4. TSNH
khác 0 371.371 366.884 371.371 - (4.487) (1,21)
B. T.S dài
hạn 2.127.455 70,51 1.909.954 62,08 1.896.466 61,11 (217.500)
(10,22)
(13.488) (0,71)
1. TSCĐ 1.217.751 958.290 958.290 (259.461) (21,31) - 0,00
2. TSDH
khác 909.703 951.664 938.176 41.961 4,61 (13.488) (1,42)
Tổng TS 3.017.446 100 3.076.518 100 3.103.478 100 59.072 1,96 26.960 0,88
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải kể đến phần giá
trị tài sản bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Xét về lượng TSNH trong 3
năm gần đây của Công ty cổ phần du lịch và xúc tiến Thương mại Lạng Sơn
(LACOMEX) (Bảng 2.1) thì mức TSNH năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm
2014, TSNH của doanh nghiệp đạt mốc là 889.992 nghìn đồng; trong khi năm 2015
là 1.166.564 nghìn đồng và năm 2016 là 1.207.012 nghìn đồng; tương đương chiếm
tỷ lệ lần lượt là 29,49% trong tổng tài sản năm 2014; chiếm 37,92% trên tổng tài sản
năm 2015 và đạt mức 38,89% vào năm 2016. Trong đó, tiền và các khoản tương
40
đương tiền năm 2014 là 425.191 nghìn đồng; năm 2015 lượng tiền mặt giảm xuống
còn 259.459 nghìn đồng; và năm 2016 lại chứng kiến sự tăng vọt lên tới 675.468 nghìn
đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm một lượng đáng kể trong
tổng TSNH, cụ thể năm 2014 doanh nghiệp bán chịu 464.800 nghìn đồng; năm 2015
con số này tăng nhẹ lên mức 535.734 nghìn đồng; và năm 2016 doanh nghiệp còn
164.660 nghìn đồng cần phải thu hồi. Mặt khác, vào năm 2015 doanh nghiệp phát sinh
các khoản phải thu khác trong tổng TSNH của mình, với một con số khá lớn là
371.371 nghìn đồng; và năm 2016 con số được ghi nhận là 366.884 nghìn đồng; trái
ngược hoàn toàn với năm 2014, khi doanh nghiệp không có khoản phải thu nào khác.
Với đặc tính của sản phẩm kinh doanh của mình, doanh nghiệp đã không để tồn tại
tình trạng hàng tồn kho, tránh được thất thoát trong quá trình bảo quản, lưu kho lưu
bãi. Như vậy, mặc dù giá trị tài sản ngắn hạn là tiền và các khoản tương đương tiền
năm 2015(259.459 nghìn đồng) thấp hơn so với 2 năm 2014(425.191 nghìn đồng) và
năm 2016 (675.468 nghìn đồng) nhưng bù lại năm 2015 ghi nhận khoản phải thu ngắn
hạn cao nhất trong 3 năm gần đây (535.734 nghìn đồng) nên tổng tài sản ngắn hạn vẫn
liên tục tăng thêm qua các năm. Yếu tố ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn khác cũng đã
làm thay đổi tổng giá trị tài sản ngắn hạn bởi lẽ nó khiến tổng giá trị tài sản ngắn hạn
năm 2014 thấp nhất so với các năm tiếp sau, đồng thời, nhờ có khoản tài sản ngắn hạn
khác này (năm 2015 và năm 2016 lần lượt là 371.371 nghìn đồng và 366.884 nghìn
đồng) đã góp phần làm tăng thêm tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty.
Tài sản dài hạn vẫn là giá trị tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp lớn nhất, chiếm 70,51% trong tổng giá trị tài sản năm 2014; chiếm
62,08% trong tổng giá trị tài sản năm 2015; chiếm 61,11% trong tổng giá trị tài sản
năm 2016. Tham gia chủ đạo vẫn là tài sản cố định, năm 2014 là doanh nghiệp có
1.217.751 nghìn đồng; năm 2015 con số này giảm xuống còn 958.290 nghìn đồng; và
năm 2016 giữ nguyên ở mức 95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty.pdf