Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Long

DANH MỤC CÁC HÌNH . v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP. 3

1.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh đối với doanh nghiệp . 3

1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 3

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 3

1.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 7

1.1.4. Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp . 8

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .10

1.2.1. Các nhân tố chủ quan. 10

1.2.2. Các nhân tố khách quan . 13

1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 15

1.3.1. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh . 15

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp . 16

1.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình

sản xuất kinh doanh . 18

1.4. Những đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất linh kiện, thiết bị, máy móc có ảnh

hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 23

1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài . 25

Kết luận Chương 1 . 27

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG

TY TNHH BẢO LONG . 28

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Bảo Long. 28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 28

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức . 29

2.1.3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh . 32

2.1.4. Nguồn nhân lực của Công ty . 32

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h kiện tin học, có trách nhiệm bảo hành sản phẩm đã lắp ráp và bán ra thị trường theo chế độ ghi trên tem bảo hành. Có trách nhiệm trình với ban giám đốc công ty về những sản phẩm bị hư hỏng nặng để có đề xuất dổi mới 32 sản phẩm cho khách hàng. Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm bán ra những sản phẩm của công ty. Có nhiệm vụ phục vụ khách hàng hợp lý sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá phải chăng và làm thoả mãn khách hàng về mọi thông tin của sản phẩm đang bán ra. Lập kế hoạch bán hàng, quản lý thông tin của các đại lý phản hồi. Quản lý thủ tục bán ký gửi hàng hoá tại các địa phương. 2.1.3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và lắp đặt thiết bị máy móc, với các ngành nghề như: - Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van các loại. - Sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị. Buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy. - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, kỹ thuật hạ tầng, giao thông đường bộ và bưu chính viễn thông, thi công san lấp mặt bằng công trình, lắp đặt các công trình hạ tầng đô thị, trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng. - Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Vận tải hàng hoá đường bộ, kinh doanh thiết bị, phụ tùng chuyên ngành vận tải và máy xây dựng. - Sửa chữa trung đại tu thiết bị, phương tiện vận tải và máy xây dựng. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng. - Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà thuộc sở hữu của công ty cho các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước. - Kinh doanh dịch vụ văn phòng và các dịch vụ khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt xã hội; liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.4. Nguồn nhân lực của Công ty 33 Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Công ty ĐVT: người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015 / 2014 2016/ 2015 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 397 100 480 100 556 100 83 20.91 76 15.83 1. Phân theo tính chất Lao động trực tiếp 282 71,15 349 72,72 404 72,72 67 23,76 55 15.75 Lao động gián tiếp 115 28,85 131 27,28 152 27,28 16 13,91 21 16,03 2. Phân theo giới tính Nam 267 67,30 386 80,51 360 64,77 119 44,56 -26 -6,73 Nữ 130 32,70 94 19,49 196 35,23 -36 -27,69 102 108,51 3. Phân theo trình độ Đại học 252 63,46 312 64,93 436 78,40 60 23.81 124 19,74 Cao đẳng, trung cấp 92 23,07 100 20,77 82 14,77 8 8,69 -18 -18 PTTH 53 13,47 68 14,30 38 6,83 15 28,3 -30 -44,11 4. Phân theo độ tuổi Trên 45 53 13,46 69 14,28 82 14,77 16 30,19 13 18,84 Từ 35 – 45 92 23,07 100 20,77 126 22,72 8 8,69 26 26 Từ 25 – 35 221 55,76 268 55,84 310 55,68 27 21,27 42 15,67 Dưới 25 31 7,71 43 9,11 38 6,83 12 38,71 -5 -11,62 (Nguồn: Báo cáo nguồn nhân lực của Công ty các năm 2014-2016) Nhận xét: a. Tổng số lao động của công ty từ năm 2014 đến năm 2016: - Năm 2014 số lao động là 397 người - Năm 2015 số lao động là 480 người, tăng 83 người (tương đương 20,91%) so với 34 năm 2014 - Năm 2016 số lao động là 556 người, tăng 76 người (tương đương 15,83%) so với năm 2015. b. Tổng số lao động được chia ra làm 2 bộ phận chính: Lao động gián tiếp: chủ yếu là nhân viên các phòng ban chức năng và ban lãnh đạo công ty. - Năm 2014 số lượng lao động này là 115 người, chiếm 28,85% tổng số. - Năm 2015 tăng 16 người (tương đương 13,91%) so với năm 2014, chiếm 27,28% tổng số. - Năm 2016 tăng 21 người (tương đương 16,03%) so với năm 2015, chiếm 27,28% tổng số. Lao động trực tiếp: chủ yếu là nhân viên các bộ phận lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng và giao nhận. - Năm 2014 số lượng lao động này là 282 người, chiếm 71,15% tổng số. - Năm 2015 tăng 67 người (tương đương 23,76%) so với năm 2014, chiếm 72,72% tổng số. - Năm 2016 tăng 55 người (tương đương 15,75%) so với năm 2015, chiếm 72,72% tổng số. Năm 2016 công ty có khoảng 78,40% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 14,77% lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp; chỉ có 6,83% lao động đã tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ lao động này là một trong những yếu tố thuận lợi để công ty có thể tiếp tục cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ban lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược, có khả năng thích ứng với mọi sự biến động của thị trường. Đội ngũ nhân viên của công ty có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được trau dồi kiến thức nghề liên tục cộng với sự năng động và lòng nhiệt tình với công việc, tận tuỵ với khách hàng. Đội ngũ lao động này là một yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp công ty vượt qua những thách thức trong một nền kinh tế trọng người tài. 35 2.1.5. Nguồn lực về vốn Bảng 2.2. Nguồn lực về vốn của Công ty Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2015 Chênh lệch 2015-2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ 1 Tổng vốn 740.137.043 100 1.020.130.117 100 1.029.940.980 100 279.993.075 37,83 9.810.863 0,96 2 Vốn cố định 154.245.517 20,84 156.970.965 15,39 136.005.521 13,21 2.725.448 1,77 -20.965.444 -13,36 3 Vốn lưu động 585.891.526 79,16 863.159.152 84,61 893.935.459 86,79 277.267.626 0,47 30.776.307 0,04 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) Nhận xét Quy mô vốn của công ty tính đến năm 2014 là 740.140.043 đồng. Năm 2015 là 1.020.130.117 đồng, tăng 279.993.075 đồng (tương đương 37,83%) so với năm 2014. Năm 2016 là 1.029.940.980 đồng, tăng 9.810.863 đồng (tương đương 0,96%) so với năm 2015. Trong đó: 1. Vốn cố định: - Năm 2014 là 154.245.517 đồng. - Năm 2015 là 156.970.965 đồng, tăng 2.725.448 đồng (tương đương 1,77%) so với năm 2014, chiếm 20,84% tổng số vốn. - Năm 2016 là 136.005.521 đồng, giảm 20.965.444 đồng (giảm 13,36%) so với năm 2015, chiếm 13,21% tổng số vốn. 36 2. Vốn lưu động: - Năm 2014 là 585.891.526 đồng. - Năm 2015 là 863.159.152 đồng, tăng 277.267.626 đồng (tương đương 0,44%) so với năm 2014, chiếm 84,61% tổng số vốn. - Năm 2016 là 893.935.459 đồng, tăng 30.776.307 đồng (tương đương 0,04%) so với năm 2015, chiếm 86,79% tổng số vốn. Với quy mô vốn như thế này, Công ty TNHH Bảo Long từ khi thành lập chưa phải đi vay vốn. Công ty hoạt động dựa trên nguồn vốn tự có, được huy động từ các thành viên góp vốn. 2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Long từ năm 2014 đến năm 2016 Nhìn lại cả chặng đường dài có thể nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của công ty qua các thời kỳ. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét một cách chủ quan như vậy chưa thể thấy hết mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân dẫn đến những thành công hay hạn chế của Công ty. Vì vậy cần phải phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty một cách chi tiết, toàn diện. Để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty, ta quan sát bảng: 2.3. 37 Bảng 2.3. Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị:100 VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2015 Chênh lệch 2015-2016 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần 1.914.456.687 2.283.062.835 1.594.590.288 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,16 2 Giá vốn hàng bán 1.744.543.147 2.046.371.638 1.473.752.867 301.828.491 17,30 -572.618.771 -27,98 3 Lãi gộp 169.913.540 236.691.197 120.837.421 66.777.657 39,30 -115.853.776 -48,95 4 Chi phí bán hàng 102.126.131 113.331.819 49.233.843 11.205.688 10,97 -64.097.976 -56,56 5 Chi phí quản lý 55.837.974 60.121.748 60.000.610 4.283.774 7,67 -121.138 -0,20 6 LN thuần từ HĐKD -212.150 23.646.570 -2.340.006 23.858.720 -11,25 -25.986.576 -109,90 7 LN từ HĐTC -12.161.583 -39.591.059 -13.942.974 -27.429.476 225,54 25.648.085 -64,78 8 LN bất thường 51.024.627 -14.118.062 20.786.854 -65.142.689 -127,67 34.904.916 -247,24 9 LN trước thuế 50.812.116 9.528.508 18.446.847 -41.283.608 -81,25 8.918.339 93,60 10 Thuế TNDN 7.121.559 1.594.953 3.780.048 -5.526.606 -77,60 2.185.095 137 11 LN sau thuế 43.690.556 7.933.554 14.666.799 -35.757.002 -81,84 6.733.245 84,87 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) 38 Qua bảng 2.3 ta thấy: Qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh giữa các năm 2014, 2015 và 2016 cho thấy sự biến động giữa các chỉ tiêu sau các kỳ hoạt động. Cụ thể là doanh thu năm 2014 là 1.914.456.687 đồng. Năm 2015 doanh thu tăng 19.25% so với năm 2014 tức 2.283.062.835 đồng. Năm 2016 doanh thu là 1.594.590.288 đồng, giảm so với năm 2015 là 688.472.547 đồng, tỉ lệ giảm 0.7%. Việc giảm doanh thu như trên phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 bị thu hẹp so với năm 2015. Tương tự như sự biến động của chỉ tiêu doanh thu thuần, chỉ tiêu lãi gộp cũng tăng trong năm 2015 so với năm 2014, và năm 2016 lại giảm so với năm 2015. Chi phí bán hàng trong năm 2015 tăng lên 10.97% so với năm 2014, tuy nhiên trong năm 2016 lại giảm xuống 56.56% so với năm 2015. Điều này phản ánh Công ty đã tích cực cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, nhưng nguyên nhân chính của việc giảm chi phí này là do doanh thu giảm. Tuy doanh thu và lợi nhuận đều giảm nhưng chi phí quản lý lại tăng. Năm 2014 chi phí quản lý là 55.837.974 đồng, sang năm 2015 chi phí quản lý đã tăng lên đến 60.121.748 đồng. Chi phí quản lý tăng trong năm 2015 thể hiện việc Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động. Nhưng năm 2016, mặc dù doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh nhưng chi phí quản lý không giảm đáng kể. Việc cắt giảm chi phí quản lý là rất khó khăn trong tình hình khó khăn chung của Công ty cũng như của nền kinh tế trong và ngoài nước. Với chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, năm 2014 lỗ -212.150 đồng, năm 2015 con số lãi tương đối lớn, nhưng năm 2016 lại bị thua lỗ 2.340.006 đồng, giảm 25.986.576 nghìn đồng so với năm 2015. Chỉ tiêu lợi nhuận bất thường năm 2014 cao do thu lãi từ kinh doanh bất động sản, năm 2015 chỉ tiêu này lại giảm mạnh, nhưng đến năm 2016 lại tăng cao. Chỉ tiêu lợi nhuận bất thường của Công ty năm 2016 là 20.786.854 đồng, tăng 34.904.916 đồng so với năm 2015 (do chỉ tiêu lợi nhuận bất thường năm 2015 bị âm). 39 Lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt con số cao do lợi nhuận bất thường cao. Năm 2015 do chi phí của hoạt động tài chính lớn đã kéo lợi nhuận sau thuế giảm đến 81,84% chỉ còn 7.933.554 đồng. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt 14.666.799 đồng, tuy có tăng so với năm 2015 nhưng vẫn còn ở mức thấp. Để phân tích, đánh giá sâu về hiệu quả kinh doanh của Công ty cần phân tích hệ thống các nhóm chỉ tiêu. 2.2.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 2.2.1.1. Lợi nhuận Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu là các chỉ tiêu về doanh lợi bao gồm chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất sinh lời. Lợi nhuận ròng của Công ty đạt mức cao trong năm 2014, sang năm 2015 lợi nhuận giảm mạnh nhưng năm 2016 tình hình được cải thiện hơn. Lợi nhuận giảm nhưng tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh lại tăng cao dẫn đến mức doanh lợi của vốn cũng theo chiều hướng giảm. Năm 2014, một đồng vốn mang lại 0.0590 đồng lợi nhuận, nhưng năm 2015, một đồng vốn chỉ mang lại 0.0078 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2014 là 0.0513 đồng, với mức giảm 86.83%. Đến năm 2016, mức doanh lợi có tăng hơn so với năm 2015 là 0.0065, mức tăng là 83.11%, tuy nhiên mức doanh lợi này vẫn rất thấp so với kết quả đạt được năm 2014. Điều này phản ánh xu hướng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 40 Bảng 2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận Đơn vị tính: 100 VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2015 Chênh lệch 2015 – 2016 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Lợi nhuận sau thuế 43.690.556 7.933.554 14.666.799 -35.757.002 -81,84 6.733.245 84,87 2 Tổng vốn kinh doanh 740.137.043 1.020.130.117 1.029.940.980 279.993.075 37,83 9.810.863 0,96 3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = (1)/(2) 0,0590 0,0078 0,0142 -0,0513 -86,83 0,0065 83,11 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) 41 2.2.1.2. Doanh thu Doanh thu của Công ty từ năm 2014 – 2016 được biểu thị qua bảng sau: Bảng 2.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh theo doanh thu Đơn vị tính: 100 VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2015 Chênh lệch 2015 – 2016 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 1.915.311.101 2.283.073.997 1.594.827.425 367.762.896 19,20 -688.246.572 -30,15 2 Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 179.772.246 231.248.598 165.347.569 51.476.352 28,63 -65.901.029 -28,50 3 Tổng vốn kinh doanh 740.137.043 1.020.130.117 1.029.940.980 279.993.075 37,83 9.810.863 0,96 4 Doanh thu trên vốn kinh doanh = (1)/(3) 258,78 223,80 154,85 -34,98 -15,63 -68,96 -30,81 5 Doanh thu trên chi phí sản xuất = (1)/(2) 10,65 9,87 9,65 -0,78 -7,33 -0,23 -2,30 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) 42 Doanh thu trên vốn kinh doanh giảm trong các năm 2014, 2015, 2016. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do doanh thu không tăng nhưng tổng vốn kinh doanh lại tăng qua các năm. Công ty cần quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Doanh thu trên chi phí sản xuất của Công ty giữ ổn định qua các năm do việc giữ hài hoà giữa việc tăng giảm doanh thu với việc tăng giảm cùng chiều chi phí cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh việc quản lý tốt yếu tố đầu vào, đầu ra của Công ty. 2.2.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh 2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Sử dụng hiệu quả nguồn vốn luôn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để đánh giá được mức độ sử dụng nguồn vốn có thể dùng các chỉ tiêu sau: Vốn chủ sở hữu tăng dần qua 03 năm nhưng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm mạnh. So với năm 2014, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của năm 2015 chỉ bằng 1/7 lần, sự suy giảm mạnh này là do lượng vốn chủ sở hữu tăng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm. Sang năm 2015, chỉ số này có tăng nhưng vẫn còn ở mức rất thấp. Tuy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của Công ty, nhưng chỉ tiêu này vẫn ở mức thấp hơn so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng giảm mạnh. Nếu năm 2014, 1 đồng vốn cố định thu được 0.49 đồng lợi nhuận thì năm 2015 giảm chỉ còn 0.1 đồng, năm 2016 tăng lên 0.2 đồng. Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định cũng thể hiện sự suy giảm tương tự. Tuy nhiên, chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định lại tăng mạnh trong năm 2015, năm 2016 có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2014. Nguyên nhân gia tăng của chỉ tiêu này là do doanh thu tăng cao mặc dù lợi nhuận giảm. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng suy giảm cùng với sự suy giảm của hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động giảm mạnh nhưng cũng có 43 dấu hiệu khả quan hơn khi tăng nhẹ trong năm 2016 so với năm 2015. Chỉ tiêu thời gian bình quân của 01 vòng luân chuyển vốn lưu động bình quân năm tăng cao. Con số 111.7 của chỉ tiêu này trong năm 2014 đã quá cao, nhưng năm 2015 và 2016 còn tiếp tục tăng mạnh. Đây là những chỉ tiêu cần sự lưu ý đặc biệt của Công ty trong thời gian tới để áp dụng các biện pháp cải thiện tình hình. 44 Bảng 2.6. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, vốn Đơn vị tính:100 VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014 – 2015 Chênh lệch 2015 – 2016 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần 1.914.456.687 2.283.062.835 1.594.590.288 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,16 2 Lợi nhuận sau thuế 43.690.556 7.933.554 14.666.799 -35.757.002 -81,84 6.733.245 84,87 3 Tài sản cố định bình quân 89.207.139 82.351.687 75.100.394 -6.855.452 -0,08 -7.251.293 -0,09 4 Vốn lưu động bình quân 585.891.526 863.159.152 893.935.459 277.267.626 0,47 30.776.307 0,04 5 Vốn chủ sở hữu 61.030.743 82.233.138 86.945.265 21.202.395 34,74 4.712.128 5,73 6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH = (2)/(5) 0,72 0,10 0,17 -0,62 -86,52 0,07 74,85 7 Sức sinh lời của vốn (tài sản) cố định = (2)/(3) 0,49 0,10 0,20 -0,39 -0,80 0,10 1,03 45 STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014 – 2015 Chênh lệch 2015 – 2016 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 8 Suất hao phí tài sản cố định = (3)/(2) 2,04 10,38 5,12 8,34 4,08 -5,26 -0,51 9 Sức sản xuất của vốn cố định = (1)/(3) 43,82 287,77 108,72 243,95 556,74 -179,05 -62,22 10 Sức sinh lời của vốn lưu động = (2)/(4) 0,07 0,01 0,02 -0,07 -0,88 0,01 0,79 11 Số vòng luân chuyển vốn lưu động = (1)/(4) 3,27 2,65 1,78 -0,62 -0,19 -0,86 -0,33 12 Thời gian 01 vòng luân chuyển VLĐ = 365/(11) 111,70 138,00 204,62 26,29 0,24 66,63 0,48 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) 46 2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng chi phí Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí hợp lý và có hiệu quả mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảng sau phân tích mức độ sử dụng các khoản chi phí của doanh nghiệp: Năm 2016 là một năm khó khăn đối với Công ty. Doanh thu thuần giảm 688.472.547 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 30,2%. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán giảm 572.618.771 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 28%. Tuy nhiên tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2016 lại tăng so với năm 2015 là 3,1% và cũng cao hơn so với năm 2014, trong năm 2014, để có được 100 đồng doanh thu thì phải bảo ra 91,12 đồng giá vốn hàng bán, năm 2015 giảm đi chỉ cần là 89,63 đồng giá vốn, năm 2016 cứ 100 đồng doanh thu phải bỏ ra đến 92,42 đồng giá vốn, như vậy Công ty đã không tiết kiệm được giá vốn hàng bán. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần giảm dần qua các năm, nếu năm 2014 cứ 100 đồng doanh thu thuần cần bỏ ra 5,33 đồng chi phí bán hàng, sang năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu thuần chỉ cần bỏ ra 4,96 đồng chi phí và đến năm 2016 chỉ phải bỏ ra 3,09 đồng, chứng tỏ rằng Công ty đã áp dụng tốt các biện pháp giảm chi phí bán hàng. Tuy giảm được chi phí bán hàng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhanh trong năm 2016. Trong năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu thì cần 2,92 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, sang năm 2015 thì giảm đi 0,28 đồng, tương đương với tỷ lệ chi phí quản lý giảm là 9,71%, Năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì cần 2,63 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng năm 2016 để có 100 đồng doanh thu thuần cần tới 3,76 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này phản ánh một thực tế về bộ máy quản lý cồng kềnh của Công ty. 47 Bảng 2.7 Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng các khoản chi phí Đơn vị tính: 100VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014-2015 Chênh lệch 2015-2016 Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ 1 Doanh thu thuần 1.914.456.687 2.283.062.835 1.594.590.288 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,20 2 Giá vốn hàng bán 1.744.543.147 2.046.371.638 1.473.752.867 301.828.491 17,30 -572.618.771 -28,00 3 Chi phí bán hàng 102.126.132 113.331.819 49.233.843 11.205.687 10,97 -64.097.976 -56,60 4 Chi phí quản lý 55.837.974 60.121.748 60.000.610 4.283.774 7,67 -121.138 -0,20 5 Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần (%) = (2)/(1) 91,12 89,63 92,42 -1,49 -1,64 2,79 3,10 6 Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần (%) = (3)/(1) 5,33 4,96 3,09 -0,37 -6,94 -1,88 -37,80 7 Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần (%) = (4)/(1) 2,92 2,63 3,76 -0,28 -9,71 1,13 42,90 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) 48 2.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả sử dụng lao động được phản ánh qua bảng thống kê sau: Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị tính:100 VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Chênh lệch 2015-2016 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.914.137.82 4 2.283.023.937 1.594.135.624 368.606.148 19,25 -688.472.547 -30,2 2 Lợi nhuận sau thuế 43.690.556 7.933.554 14.666.799 -35.757.002 -81,84 6.733.245 84,87 3 Số lao động 397 480 55 83 20,91 76 15,83 4 Năng suất lao động BQ trong kỳ 4.821.505,85 4.756.299,87 2.867.150,40 -65.205,99 -1,35 -1.889.149,47 -39,72 5 Lợi nhuận BQ trên lao động trong năm 110.051,78 16.528,24 26.379,13 -93.523,54 -84.98 9.850,90 59,60 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2014-2016) 49 Lao động là nguồn lực sống quý giá đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy việc sử dụng lao động có hiệu quả trực tiếp làm tăng hiệu quả kinh doanh. Sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động và mức sinh lời của lao động để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Trong năm 2015 và 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm nhưng số lao động lại tăng lên dẫn tới năng suất lao động giảm. Lợi nhuận bình quân trên một lao động năm cũng giảm. Năm 2014, một lao động làm ra 110.051.780 đồng, nhưng năm 2015 giảm chỉ còn 16.528.240 đồng, năm 2016 tăng lên là 26.379.130 đồng. Điều này phản ánh những bất cập trong khâu quản trị nhân sự của Công ty. 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Long Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn biến đổi và chịu sự chi phối rất lớn từ những nguyên nhân bên trong cũng như những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần được tiến hành phân tích, đánh giá thường xuyên để kịp thời tìm ra những mặt tích cực và những mặt hạn chế nhằm định hướng hoạt động cho thời kỳ tiếp theo. Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bảo Long có những vấn đề đáng chú ý sau: 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong suốt thời kỳ từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH Bảo Long không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đến nay, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu với doanh thu hàng năm lên tới trên dưới hai nghìn tỷ đồng. Doanh thu của Công ty tăng nhanh qua các năm. Loại trừ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới suy giảm kinh tế của hầu hết các doanh nghiệp, các ngành nghề trong năm 2016, các năm còn lại doanh thu của Công ty liên tục giữ ổn định năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2014 là 1.914.456.687 đồng, sang năm 2015 doanh thu tăng 19,25% đạt mức 2.283.062.835 đồng. Mức doanh thu này là khá cao so với doanh thu của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động. Chỉ 50 tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh theo doanh thu và chi phí cũng được cải thiện. Điều này chứng tỏ Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng chi phí hợp lý. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty đang được hoàn thiện và dần tiến đến bài bản. Công ty đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức các phòng ban tương đối đầy đủ về chức năng, có hiệu quả hoạt động tốt, lao động đáp ứng được các yêu cầu hiện tại trong quá trình hoạt động. Công ty đã tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm mới, hiện nay Công ty có 606 lao động. Đời sống của người lao động dần được cải thiện, thu nhập của người lao động tăng dần qua các năm, năm 2016 mức lương trung bình của người lao động tại Công ty là 6.500.000 VND/người/tháng. Đây là mức lương tương đối cao so với mức lương bình quân của cả nước và so với mức lương của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Các quyền lợi khác của người lao động được Công ty thực hiện đầy đủ như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, nghỉ phép, thưởng cuối năm, du lịch nghỉ mát... Những lợi ích đó đã khiến cho người lao động gắn bó với Công ty, gắng sức làm việc vì sự phát triển chung. Công ty đã tham gia một số hoạt động vì cộng đồng như tài trợ cho các hoạt động xã hội, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ... Công ty luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Phương thức đào tạo thông qua việc gửi cán bộ công nhân viên học tập tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo thông qua thực hành tại Công ty, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã thực hiện tốt chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ bản, triển khai các dự án sản xuất các mặt hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua.pdf
Tài liệu liên quan