Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình điện của tổng công ty điện lực miền bắc

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN. 4

1.1. Các khái niệm về đầu tƣ và xây dựng. 4

1.2. Môi trƣờng pháp lý liên quan đến công tác đầu tƣ và xây dựng. 6

1.2.1. Các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác đầu tư và xây dựng. 6

1.2.2. Các văn bản quy định của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc-EVN về công

tác đầu tư và xây dựng . 10

1.3. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án đầu tƣ công

trình điện . 11

1.3.1. Khái niệm quản lý dự án . 11

1.3.2. Các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản . 12

1.3.3. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý đầu tư xây

dựng 22

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÁC CÔNG

TRÌNH ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC TỪ TRƢỚC ĐẾN

NAY . 27

2.1. Mô hình tổ chức công tác quản lý các dự án đầu tƣ của Tổng Công ty Điện

lực Miền Bắc . 27

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty điện lực miền Bắc. 27

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Tổng Công ty và các Ban chức năng

của Tổng Công ty trong công tác quản lý đầu tư xây dựng . 28

2.1.3. Các Ban Quản lý dự án trực thuộc Tổng Công ty. 31

2.1.4. Các Công ty Điện lực . 33

2.1.5. Công ty lưới điện cao thế miền Bắc . 33

2.1.6. Các đơn vị khác. 33

2.2. Tình hình đầu tƣ xây dựng của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giai đoạn từ

trƣớc đến nay. 34

pdf117 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án các công trình điện của tổng công ty điện lực miền bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian qua có nhiều thay đổi, nhiều nơi còn chưa được phê duyệt, do vậy khi triển khai dự án bị ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh nhiều lần ( ví dụ: Dự án TBA 110kV Cái Dăm phải điều chỉnh nhiều lần quy hoạch điện, xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) Công tác khảo sát của các đơn vị tư vấn cũng rất sơ sài, thiếu trách nhiệm, không tuân thủ đúng các quy trình khảo sát, không phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của địa phương trong khâu thiết kế và quy hoạch dẫn đến công trình phải điều chỉnh thiết kế rất nhiều, gây thiệt hại về kinh tế và làm chậm tiến độ.  Công tác khảo sát, thiết kế, dự toán và thẩm định thiết kế, dự toán Thực hiện cơ chế 797, 400 (Đây là các cơ chế đặc biệt do Thủ tướng cho phép trong quá trình triển khai các dự án thuỷ điện như: Cho phép chỉ định thầu đơn vị tư vấn thiết kế, cho phép chỉ định thầu đơn vị thi công, cho phép thi công một số hạng mục khởi công khi thiết kế kỹ thuật chưa được duyệt, ) Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã giao các Công ty tư vấn chuyên ngành điện có nhiều kinh nghiệm làm tư vấn chính cho các dự án. Một số hạng mục phức tạp, cần ứng dụng công nghệ mới Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã mời tư vấn nước ngoài làm tư vấn phụ. Qua tất cả các hồ sơ tư vấn lập cho các dự án được các Bộ thẩm tra đều đạt chất lượng và cho thực hiện. Đến nay cho kết quả tốt, nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các Công ty tư vấn trong nước trưởng thành từ tư vấn phụ thành tư vấn chính. Chi chí tư vấn đã giảm còn bằng 1/3 so với trước đây. Hơn thế nữa, điều quan trọng nhất là Việt Nam từng bước đã chủ động về tư vấn các nhà máy thủy điện. Đối với các dự án lưới điện, các đơn vị tư vấn trong nước đã đảm nhiệm được toàn bộ công tác tư vấn thiết kế từ lưới điện 500kV trở xuống. Những tồn tại: Chất lượng khảo sát, thiết kế của một số đề án thiết kế chưa tốt dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công, phát sinh dự toán làm tăng chi phí dự án và chậm tiến độ thi công. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 47 Viện Kinh tế & Quản lý Tiến độ thực hiện công tác tư vấn nhiều dự án thủy điện chậm : Điển hình như thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2 của thuỷ điện Nậm Toóng (Công ty TNHH MTV SaPa ) chậm gần 1 năm so với yêu cầu ban đầu; Công suất lắp máy 34MW; TMĐT: 724,5 tỉ đồng (chưa phê duyệt điều chỉnh); khởi công 2006; Dự kiến hoàn thành 2014. Tiến độ thi công chậm theo kế hoạch việc cung cấp thiết kế bản vẽ thi công của các dự án thủy điện thường hay chậm trễ, hầu hết các nhà thầu đều có ý kiến việc cung cấp bản vẽ thi công của tư vấn Tổng Công ty chậm. Chất lượng hồ sơ thiết kế kém, hồ sơ không đầy đủ, nhiều dự án trình duyệt để lấy ngày hoàn thành tiến độ dẫn đến việc phê duyệt mất nhiều thời gian. Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi đơn vị tư vấn thiết kế phải thoả thuận địa điểm trạm hoặc tuyến đường dây với các địa phương và các Bộ, ngành liên quan. Đây là công việc bắt buộc và hết sức quan trọng, tuy nhiên ở một số công trình vẫn còn tồn tại tình trạng bị dừng thi công để điều chỉnh tuyến làm chậm tiến độ và tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình (Ví dụ: TBA 110kV Tràng Bạch và nhánh rẽ- huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Việc thẩm tra, thẩm định chéo của các đơn vị: Năm 2013 Nghị định 15CP và các thông tư 10, 13 ra đời ảnh hưởng lớn rất lớn đến quy trình, thủ tục và tiến độ trong công tác ĐTXD. Mặc dù đã kịp thời nắm bắt để có điều chỉnh phù hợp đáp ứng quy định và tiến độ đã đặt ra nhưng Ban QLDA gặp nhiều khó khăn khi làm việc với các cơ quan chức năng trong công tác phê duyệt, công tác nghiệm thu. Công tác thẩm tra phê duyệt tại Tổng Công ty cũng còn chậm trễ.  Công tác đền bù giải phóng mặt bằng Công tác đền bù giải phóng mặt bằng công trình, từ khâu xác định mốc giới tại thực địa, kê kiểm, áp giá đền bù, thoả thuận với các hộ dân, xác nhận của các địa phương, lập và trình duyệt phương án đền bù, thẩm tra phê duyệt của địa phương, trả tiền là một chuỗi công việc phức tạp, đi lại nhiều lần, chiếm rất nhiều thời gian, kéo dài suốt quá trình thực hiện dự án, đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ công trình. Các vướng mắc trong quá trình thực hiện đền bù làm chậm tiến độ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 48 Viện Kinh tế & Quản lý * Về nguyên nhân khách quan: + Đối với các dự án lớn và trải dài trên nhiều tỉnh, thời gian từ lúc thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đến khi có quyết định thu hồi đất quá dài dẫn đến việc phát sinh thêm nhiều hộ dân trong diện phải đền bù. + Vướng mắc về chính sách đền bù (hỗ trợ) đối với đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất làm kéo dài công tác đền bù giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến tiến độ công trình. + Nghị định 42 về đất lúa và các thủ tục của một số địa phương trong công tác vận động nhân dân còn vướng mắc, cùng với sự chủ động và quyết liệt chưa cao dẫn đến một vài nơi công tác giải phóng mặt bằng còn tồn đọng ảnh hưởng chung đến tiến độ dự án. + Vướng mắc về chính sách đền bù đối với đất chuyên dùng và vật kiến trúc của các doanh nghiệp trong diện phải đền bù. + Vướng mắc do đơn giá đền bù nhà cửa, hoa màu do UBND địa phương duyệt thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường. + Chất lượng của công tác kiểm đếm chưa cao dẫn tới phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và làm chậm tiến độ công trình. * Về nguyên nhân chủ quan: + Cán bộ được giao nhiệm vụ đền bù GPMB còn thiếu kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm chưa cao. + Công tác vận động, thuyết phục quần chúng chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều bức xúc của người dân không được giải quyết kịp thời. + Các chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, đền bù GPMB chưa được cập nhật kịp thời. + Sự phối, kết hợp trong công việc của cán bộ đền bù BQLDA HN và cán bộ của đơn vị Tư vấn lập hồ sơ đền bù GPMB chưa chặt chẽ, kịp thời. + Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù GPMB của các cấp có thẩm quyền còn bị kéo dài chưa đáp ứng tiến độ đền bù GPMB của dự án: : gần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 49 Viện Kinh tế & Quản lý năm đối với dự án đường dây 110kV đấu nối sau TBA 500/220/110kV Hoành Bồ- Quảng Ninh. + Việc cắm mốc giới hạn hành lang an toàn tuyến theo Nghị định 54/CP do đơn vị Tư vấn thực hiện có quá nhiều sai sót, ngay cả khi được Ban quản lý dự án thông báo, yêu cầu Tư vấn đến hiệu chỉnh lại nhưng vẫn tiếp tục sai . Hậu quả là hành lang rộng quá quy định mà vẫn chưa bảo đảm Nghị định 54/CP (vì bên thừa, bên thiếu), nhiều nhà nằm ngoài hành lang nhưng đánh dấu trong hành lang (Hội đồng đền bù đã đền bù và di chuyển), nhiều nhà trong hành lang lại không có trong hồ sơ đền bù, đã gây nhiều thiệt hại không đáng có và làm cho công việc của Hội đồng đền bù kéo dài, thực tế nhiều Hội đồng đền bù phản đối không hợp tác, hậu quả tác hại nhất là đóng điện công trình chậm tiến độ theo kế hoạch của Tổng Công ty, gây phát sinh phương án đền bù bổ sung. Vấn đề này đã xảy ra ở dự án đường dây 110kV đấu nối sau TBA 500/220/110kV Hoành Bồ- Quảng Ninh.. Việc tổ chức chặt cây giải phóng hành lang: Để đảm bảo tiến độ đóng điện công trình, công việc chặt cây đền bù (dân không chịu chặt), cây rừng đã được cấp phép cho chặt trong hành lang tuyến, Ban quản lý dự án giao cho các tổng thầu xây lắp đảm nhận (sau khi dân không chặt), tuy nhiên việc chặt cây phải có xác nhận của chủ tài sản và địa phương, việc này mất rất nhiều thời gian, làm tăng chi phí và làm chậm tiến độ thanh quyết toán của dự án. Thủ tục mở cửa rừng đối với tuyến đường dây đi qua khu vực rừng nguyên sinh thường bị kéo dài vì phải qua nhiều cấp thẩm quyền phê duyệt mặt khác các Ban quản lý dự án đôn đốc giải quyết còn chậm nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.  Công tác tƣ vấn giám sát thi công Do đặc điểm các công trình lưới điện thi công trải dài trên nhiều tỉnh và thành phố, trong khi lực lượng cán bộ kỹ thuật của các Ban quản lý dự án quá mỏng, việc ký hợp đồng Tư vấn giám sát thi công với các đơn vị truyền tải là yêu cầu cần thiết. Thực tế các đơn vị Tư vấn giám sát đã thực hiện tốt chức năng này, bố trí cán bộ kỹ thuật giám sát luôn có mặt tại hiện trường, có trách nhiệm, cùng với cán bộ của Ban TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 50 Viện Kinh tế & Quản lý quản lý dự án phối hợp xử lý hiện trường kịp thời, đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của thiết kế. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát có 1 số cán bộ cứng nhắc, không nắm chắc về kỹ thuật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Có trường hợp cán bộ giám sát đã ký biên bản chuyển bước thi công và nghiệm thu, nhưng sau khi đơn vị cấp trên kiểm tra thì phát hiện sai sót, phải xử lý mất nhiều thời gian và rất tốn kém.  Công tác cung cấp vật tƣ, thiết bị Đối với các dự án lưới điện, đa số các hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị đều được thực hiện thông qua công tác đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị. Trong quá trình thực hiện các hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị có một số ưu, nhược điểm như sau: Việc lập kế hoạch đấu thầu, lập và phát hành hồ sơ mời thầu, xét thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị, phê duyệt hợp đồng, mở L/C thường mất rất nhiều thời gian, nhân lực và thường không đảm bảo tiến độ như kế hoạch. Tình trạng đấu thầu xây lắp và đấu thầu vật tư thiết bị không đồng bộ về thời gian dẫn tới việc nhà thầu xây lắp phải chờ đợi vật tư thiết bị để thi công làm chậm tiến độ công trình. Hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị trạm: Nhà cấp hàng thực hiện đúng tiến độ, tồn tại vật tư thiết bị ít và nếu có thì xử lý nhanh, ít ảnh hưởng đến tiến độ đóng điện. Tuy nhiên có những hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị cho trạm, đường dây còn kém, sai nội dung hợp đồng (VD: Trạm 110kV Tràng Bạch), vật tư về chậm.v.v... Tình hình chung về tiến độ thực hiện các gói thầu cung cấp thiết bị chính các dự án thủy điện là đều chậm. Một số nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ của một số hợp đồng: + Các dự án khởi công sớm trong khi chưa có thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2 được duyệt, thời gian dành cho việc lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, xét thầu, thương thảo hợp đồng dài dẫn đến khoảng thời gian để nhà thầu thực hiện hợp đồng theo tiến độ chung của dự án là quá gấp ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế, chế tạo; TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 51 Viện Kinh tế & Quản lý + Việc lập hồ sơ mời thầu của các đơn vị tư vấn còn nhiều điểm chưa rõ để có thể căn cứ thưởng phạt hợp đồng, thương thảo hợp đồng + Nhà thầu chưa quan tâm, coi trọng đúng mức đến các dự án tại Việt Nam, chưa tôn trọng các điều khoản cam kết về tiến độ, chất lượng, cung cấp thiết bị thiếu hoặc không đồng bộ, có nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng làm mất nhiều thời gian thương thảo. Nhà thầu cử chuyên gia giám sát trên công trường chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cũng như quyền hạn quyết định; + Sự phối hợp giữa các đơn vị thầu thiết kế, xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị chưa đồng bộ, mất nhiều thời gian chờ đợi lẫn nhau; Nhà thầu cung cấp thiết bị thường cung cấp tài liệu, bản vẽ công nghệ chậm dẫn đến nhà thầu xây dựng không thể triển khai lập bản vẽ thi công phần nhà máy làm ảnh hưởng tiến độ chung; + Sự phối hợp giữa thầu chính và thầu phụ cung cấp thiết bị chưa tốt dẫn đến tình trạng thay đổi thầu phụ, thay đổi xuất xứ thiết bị; + Đối với các dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu: việc quản lý chồng chéo dẫn đến rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng.  Công tác thi công xây lắp Các dự án thuỷ điện, lưới điện của chúng ta hiện nay chủ yếu do các nhà thầu xây lắp trong nước đảm nhiệm. Mỗi nhà máy thuỷ điện đều do một tổ hợp nhà thầu xây lắp thi công. Tổ hợp nhà thầu bao gồm một Tổng Công ty đứng đầu tổ hợp nhà thầu và các Tổng Công ty khác. Các dự án đường dây và trạm biến áp đều được thực hiện bởi các nhà thầu có năng lực, nhiều kinh nghiệm ở trong nước như các Công ty xây lắp điện 1, 2, 3, 4, các Công ty lắp máy thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, các Công ty thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Việc chọn đơn vị thi công xây lắp: Đều thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước (trừ các công trình chống quá tải yêu cầu cấp bách về tiến độ và một số công trình đặc biệt khác). Do áp lực cạnh tranh về việc làm nên có một số gói thầu nhà thầu bỏ giá rất thấp (giảm 30-40%) so với giá trị thực của gói thầu, khi TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 52 Viện Kinh tế & Quản lý trúng thầu và thực hiện hợp đồng, các nhà thầu này không đủ lực để hoàn thành hợp đồng theo đúng tiến độ dẫn đến thi công chậm trễ kéo dài và kém chất lượng. Công tác thi công của các đơn vị xây lắp nhìn chung đạt chất lượng, tiến độ, tuy nhiên cũng còn một số đơn vị xây lắp thi công chậm và chất lượng kém, nguyên nhân chủ yếu là do giá trúng thầu thấp, nên không đủ kinh phí để huy động nhân lực và phương tiện thi công. Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác như Tổng Công ty hoặc Công ty lớn trúng thầu, sau đó lại giao khoán cho xí nghiệp nhỏ, đội thi công hoặc giao cho thầu phụ thực hiện xây lắp công trình, các khoản tiền tạm ứng và thanh toán do Công ty mẹ nhận nhưng không cấp đủ và kịp thời cho đơn vị thi công cũng gây nên ách tắc và chậm tiến độ. Một số công trình có hiện tượng nhà thầu chính giao quá phần việc theo qui định cho nhà thầu phụ khi chưa được sự thống nhất của Ban quản lý dự án. Các nhà thầu xây lắp do phải thi công nhiều công trình lưới điện cùng một thời điểm, nên lực lượng thi công của các nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng của các Nhà thầu.  Công tác nghiệm thu Công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình về cơ bản được Ban quản lý dự án, các đơn vị Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công, Tư vấn thiết kế thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng các qui định, hướng dẫn hiện hành về công tác quản lý chất lượng, nghiệm thu các công trình xây dựng của Nhà nước và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.Việc nghiệm thu được tiến hành cho từng hạng mục công trình, nếu đạt yêu cầu kỹ thuật mới cho chuyển bước để thi công các hạng mục tiếp theo. Nhìn chung công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình được các Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công, các nhà thầu xây lắp phối hợp thực hiện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công của công trình. Tuy nhiên, trong công tác nghiệm thu cũng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 53 Viện Kinh tế & Quản lý - Một số hạng mục có sự sai khác về địa chất công trình giữa thực tế và kết quả khảo sát địa chất của tư vấn thiết kế nên việc xác định cấp đất, đá cho các vị trí trên khi nghiệm thu cũng gặp khó khăn và kéo dài thời gian. -Tiến độ nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công trình thường chậm và kéo dài vì nhà thầu chậm giải quyết các tồn tại khi nghiệm thu từng hạng mục công trình, việc này đã ảnh hưởng lớn tới công tác bàn giao công trình cho đơn vị quản lý vận hành.  Công tác thanh toán, giải ngân Nhìn chung công tác thanh toán giải ngân đa số các dự án còn chậm nguyên nhân chủ yếu là do: Các đơn vị thi công còn rất chậm trong việc khắc phục các tồn tại sau nghiệm thu và hoàn tất các thủ tục lên phiếu giá dẫn tới tình trạng khối lượng thực hiện đầu năm nhưng đến giữa hoặc cuối năm mới được thanh toán. Việc giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng như lập, trình duyệt thiết kế hiệu chỉnh, giải quyết các khối lượng phát sinh còn chậm nên ảnh hưởng đến việc thanh, quyết toán công trình. Bảng 2.6: Tổng hợp một số công trình chƣa hoàn thành nghiệm thu khối lƣợng Tên dự án Giá trị HĐ Giá trị cần nghiệm thu Tình hình thực hiện Khó khăn vƣớng mắc Ghi chú 1 TBA 110KV Yên Mỹ (Phố nối cũ) và nhánh rẽ HĐ55/2007 - Tư vấn khảo sát lập và lập thiết kế - Cty CP tư vấn và xây dựng điện 851.000.000 500.000.000 P. CBXD đang nghiệm thu Đang điều chỉnh xuất tuyến 35kV, 22kV (đã đăng ký giải ngân) 2 ĐZ110kV và TBA110kV Hƣng Hoà (Vinh 2) HĐ53/2007 - Tư vấn khảo sát lập DAĐT - XN khảo sát xây dựng điện 1 150.000.000 300.000.000 Đã NT và chuyển hồ sơ thanh toán phần Khảo sát giai đoạn l NPC chưa phê duyệt Điều chỉnh DAĐT (đã đăng ký giải ngân) TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 54 Viện Kinh tế & Quản lý 3 NR ĐZ 110kV cấp điện cho nhà máy xi măng Hoà Bình Gói 1 - Tư vấn lập báo cáo TKKT - Cty CP TV ĐTXD Thành Kiệt 237.730.890 237.730.890 P. KH đang thẩm tra HSNT P. CBDX chưa ra QĐ Phê duyệt KHĐT điều chỉnh (đã đăng ký giải ngân)  Các nhân tố làm chậm tiến độ: Trong công tác chuẩn bị đầu tư: + Công tác thoả thuận tuyến với sở quy hoạch kiến trúc kéo dài do công trình bắt đầu từ trạm 110 kV Kim Động và nhánh rẽ phải đi dọc đường quy hoạch, đi qua khu dân cư, đi qua nhiều cơ quan đóng tại địa bàn Hưng Yên. Việc này chậm so với yêu cầu là 2 tháng. + Nguyên nhân là do về phía BQLDA chưa đôn đốc quyết liệt và có những chế tài xử lý đơn vị Tư vấn trong việc vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng. + Chưa lựa chọn được các đơn vị Tư vấn thực sự mạnh, do thường áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn Tư vấn. + Về phía đơn vị Tư vấn thì do quá tải và đồng thời phải nhận nhiều dự án, mặt khác năng lực của chủ nhiệm dự án vẫn còn hạn chế. + Chưa có sự phối hợp có hiệu quả giữa BQLDA với đơn vị Tư vấn và đơn vị quản lý vận hành trong việc thu thập, điều tra các số liệu khảo sát hiện trường, khảo sát các trạm biến áp và đường dây đang vận hành. + Năm 2013 Nghị định 15CP và các thông tư 10, 13 ra đời ảnh hưởng lớn rất lớn đến quy trình, thủ tục và tiến độ trong công tác ĐTXD. Mặc dù đã kịp thời nắm bắt để có điều chỉnh phù hợp đáp ứng quy định và tiến độ đã đặt ra nhưng Ban QLDA gặp nhiều khó khăn khi làm việc với các cơ quan chức năng trong công tác phê duyệt, công tác nghiệm thu. + Do phải quản lý cùng lúc khá nhiều công trình trọng điểm với yêu cầu tiến độ phải hoàn thành gấp rút nên trong công tác quản lý thủ tục hồ sơ của một số hạng mục đã không theo kịp tiến độ triển khai thực hiện công trình. Một số thủ tục hồ sơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 55 Viện Kinh tế & Quản lý đã không được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. BQLDA đã nghiêm túc kiểm tra, rà soát và thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. + Trong lúc dự án đang được lập thì có một số thiết bị trên lưới điện đang vận hành vì nhiều lý do, như là sự cố, do yêu cầu của khách hàng phải tăng công suất cấp điện mà đơn vị Tư vấn không kịp thời cập nhật để đưa vào dự án. Trong công tác đấu thầu: Với dự án Lắp MBA T2 TBA Kim Động – Hưng Yên việc đấu thầu xây lắp kéo dài gần 6 tháng, quá so với yêu cầu 3 tháng là do các nguyên nhân sau: + Công tác lập kế hoạch, trình và duyệt kế hoạch đấu thầu kéo dài. Lập hồ sơ mời thầu, đăng báo, phát hành hồ sơ mời thầu chậm so với tiến độ đề ra. + Việc tổ chức đấu thầu đôi khi không lựa chọn được Nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm. Lý do, do việc lập hồ sơ mời thầu của BQLDA phát triển Điện lực còn sơ sài vì vậy tiêu chuẩn lựa chọn Nhà thầu còn lỏng lẻo, tạo điều kiện cho các đơn vị không đủ về mặt năng lực và kinh nghiệm bỏ thầu với giá thấp sau đó trúng thầu thi công công trình kéo dài. + Một số gói thầu phải tổ chức đấu thầu lại lần hai vì không chọn được Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu đặt ra của BQLDA như gói thầu Lắp MBA T2 TBA Kim Động – Hưng Yên có 3 Nhà thầu tham dự là: Công ty Cổ phần xây lắp điện Vneco 1, Công ty cổ phần xây lắp sông Đà, Công ty TNHH Duyên Hà. Giá gói thầu theo kế hoạch đấu thầu là: 5,38 tỷ. Giá chào thầu của 3 Nhà thầu như sau: Công ty Cổ phần xây lắp điện Vneco 1: 5,5 tỷ Công ty cổ phần xây lắp sông Đà: 5,48 tỷ Công ty TNHH Duyên Hà: 5, 43 tỷ Qua đánh giá thì cả 3 Nhà thầu trên đều có giá chào cao hơn giá kế hoạch, BQLDA phát triển Điện lực có công văn yêu cầu cả 3 Nhà thầu chào giảm giá nhưng không có Nhà thầu nào có thư giảm giá. Do vậy gói thầu trên phải đấu thầu lại. Khi gói thầu phải đấu thầu lại như trên thì sẽ làm chậm tiến độ của công trình và làm tăng chi phí đấu thầu. Điều đó không có lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty và BQLDA. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 56 Viện Kinh tế & Quản lý + Công tác lập kế hoạch đấu thầu còn bộc lộ nhiều hạn chế bởi vì kế hoạch đấu thầu sẽ quyết định hình thức và phương thức lựa chọn Nhà thầu, quyết định thời gian thực hiện công tác đấu thầu, quyết định loại hợp đồng, tuy vậy tại BQLDA phát triển điện lực còn thiếu sót trong việc lựa chọn loại hợp đồng xây lắp, ví dụ đấu thầu công trình nâng công suốt MBA T2 Đồng Xuân (2011), áp dụng loại hợp đồng trọn gói trong khi áp dụng hợp đồng theo đơn giá do tính chất của việc thi công cáp lực, cáp nhị thứ chưa thể có đủ điều kiện để xác nhận các khối lượng công việc một cách chính xác do vậy khi quyết toán công trình đã gặp một số vướng mắc trong quá trình phê duyệt khối lượng phát sinh. + Một hạn chế khác đó là việc xây dựng giá gói thầu còn chưa được chính xác, chưa thể hiện hết được các khối lượng công tác xây lắp cần phải thực hiện, lỗi này thuộc về trách nhiệm của BQLDA. Việc này làm cho các Nhà thầu không đưa ra được giá dự thầu một cách hợp lý. + Mặt khác do trình độ chuyên môn của các Nhà thầu còn hạn chế vì vậy các Nhà thầu đã không tìm hiểu kỹ và đi khảo sát trước khi quyết định giá dự thầu. Trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: Công tác đền bù, GPMB của dự án đường dây 110 kV đấu nối sau TBA 500/220/110kV Hoành Bồ- Quảng Ninh (Năm 2010) với mục tiêu kế hoạch đền bù trong 6 tháng, nhưng thực tế kéo dài 3 năm. Bởi các lý do sau đây: + Trình tự hoàn thiện hồ sơ xin cấp đất đã kéo dài so với kế hoạch là 3 tháng do phải trải qua nhiều giai đoạn (thoả thuận địa điểm, lập bản đồ 1/500, xin chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, phê duyệt mặt bằng - phương án kiến trúc, điều tra nhu cầu sử dụng đất, thoả thuận với chính quyền địa phương ...). + Việc xác định mốc giới tại thực địa, kê kiểm, áp giá đền bù, thoả thuận với các hộ dân, xác nhận của các địa phương, lập và trình duyệt phương án đền bù, thẩm tra phê duyệt của địa phương kéo dài so với kế hoạch là 1 năm. + Vướng mắc về chính sách đền bù (hỗ trợ) đối với đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất làm kéo dài công tác đền bù GPMB và ảnh hưởng đến tiến độ công trình. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 57 Viện Kinh tế & Quản lý + Vướng mắc về chính sách đền bù đối với đất chuyên dùng và vật kiến trúc của các doanh nghiệp trong diện phải đền bù. + Chất lượng của công tác kiểm đếm chưa cao làm phát sinh khối lượng trong quá trình thực hiện đền bù GPMB dẫn đến phải lập phương án đền bù bổ xung và phê duyệt lại và làm chậm tiến độ công trình. + Cán bộ địa phương tham gia trong Hội đồng đền bù thường là kiêm nhiệm, thời gian tham gia làm việc trong Hội đồng chưa đáp ứng tiến độ của công tác đền bù cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ đền bù GPMB của dự án. Trong công tác thi công: Dự án TBA 110kV Uông Bí 2 và nhánh rẽ ( 2010), kế hoạch thực hiện thi công trong 10 tháng. Các điều kiện về mặt thi công đã được thực hiện tốt như là giấy phép xây dựng đã có, mặt bằng đã được bàn giao, Nhà thầu đã sẵn sàng thi công tuy nhiên công tác thi công chậm so với yêu cầu là 6 tháng, lý do: + Đây là một công trình thi công trong địa hình phức tạp, đặc điểm của công trình là trải dài, thường thi công vào ban đêm, nên việc thi công đã gặp nhiều trở ngại. + Công trình đi qua đường sắt, vì vậy phải xin thoả thuận phương án thi công kéo dây qua đường sắt với xí nghiệp quản lý đường sắt Uông Bí. Điều này làm kéo dài thời gian thi công gần 30 ngày. + Ngoài ra một số vị trí cột nằm trên bờ mương, mặc dù đã được bàn giao mặt bằng nhưng trong quá trình thi công phải thay đổi thiết kế để đảm bảo kỹ thuật nên làm kéo dài thời gian thi công. Về phía chủ đầu tư: + Các cán bộ giám sát không có mặt thường xuyên tại hiện trường, không phối hợp kịp thời để xử lý các tình huống kịp thời tại hiện trường. + Cán bộ giám sát còn chưa nắm chắc về mặt kỹ thuật, thiếu tinh thần trách nhiệm, cứng nhắc trong giải quyết tình huống, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. + Các cán bộ giám sát trẻ mới ra trường còn yếu về mặt kinh nghiệm, chưa cập nhật đầy đủ và thông suốt các nghị định về quản lý chất lượng công trình. Ví dụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Nguyễn Mạnh Tuấn 58 Viện Kinh tế & Q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273373_4155_1951496.pdf
Tài liệu liên quan