MỤC LỤC
Trang
Chương I:
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 1
1.1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng trung và dài hạn 1
1.1.2 Các loại hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 4
1.2. Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 7
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 17
1.2.3 Các công cụ cạnh tranh của ngân hàng thương mại 19
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại 29
Chương II:
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngoại thương 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại thương 32
2.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngoại thương trong thời gian qua 33
2.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
35
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương 35
2.2.2 Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương 39
2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
47
2.3.1 Kết quả đạt được 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 50
Chương III:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
66
3.1.1 Đổi mới cơ cấu vốn huy động theo hướng có lợi và hợp lý hơn 66
3.1.2 Cải thiện bộ máy tổ chức 68
3.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70
3.1.4 Chú trọng hơn đến chiến lược sản phẩm 71
3.1.5 Thiết lập hệ thống thông tin ngân hàng 72
3.1.6 Tăng cường hoạt động nghiên cứu khách hàng 74
3.1.7 Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng và cung ứng dịch vụ ngân hàng 76
3.1.8 Đẩy mạnh hoạt động cơ cấu lai nợ 77
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 77
3.2.1 Cấp thêm vốn điều lệ cho ngân hàng Ngoại thương 77
3.2.2 Từng bước xoá bỏ những ưu đãi giành cho ngân hàng khác 78
3.2.3 Ban hành các văn bản pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền 79
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển. Đón bắt xu hướng mới đó, trong năm qua NH NT đã có những bước chủ động tiếp cận và mở rộng giao dịch với các nhóm doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tháng 12/2001, NHNT triển khai đề án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, phối hợp cùng phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức toạ đàm với các doanh nghiệp loại hình này và đã đạt kết quả tốt. NHNT cũng đã tổ chức thành công cuộc gặp mặt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cho vay ngắn hạn đạt 10.235 tỷ đồng, giảm 4,0% và chiếm tỷ trọng 70% trong dư nợ tín dụng thông thường. Các mặt hàng cho vay nhập khẩu chủ yếu gồm phân bón, sắt thép, bông vải sợi và xăng dầu. Dư nợ ngắn hạn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn VND (chiếm 71,2%) trong. Dư nợ VND tăng ổn định trong trong khi số dư cho vay ngoại tệ tăng giảm thất thường. Một số doanh nghiệp có doanh số vay, doanh số trả nợ lớn là Petrolimex, Vinafood,....
Cho vay trung dài hạn đạt 4.210 tỷ đồng, có tốc độ tăng mạnh (42%) nên đã làm tăng tỉ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng thông thường lên 28%(tăng so với tỉ lệ 20,7% năm trước). Dư nợ tín dụng loại này tăng mạnh một phần từ tín dụng ngoại tệ do nhiều dự án lớn kí kết từ năm trước đến năm 2001 mới giải ngân.
Cho thuê tài chính với những lợi thế vốn có của mình đang là một kênh đầu tư quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay công ty tài chính NHNT đã phát triển được mạng lưới khách hàng rộng khắp từ Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An đến Đà Nẵng, TP HCM. Đến 31/12/01, dư nợ cho thuê tài chính đạt 115 tỷ đồng(bao gồm cả 1,3 triệu USD dư nợ chuyển sang từ Vinalease). Trong năm qua công ty đã kí một hợp đồng lớn với Tổng công ty Gốm sứ xây dựng (20 tỷ đồng). Số lượng khách hàng là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân chiếm trên 70% tổng dư nợ của công ty Theo báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 của ngân hàng Ngoại thương.
.
Theo ngành kinh tế thì tín dụng ngắn hạn tập trung vào các ngành chính sau: Thương ngiệp 50,9%; công nghiệp chế biến 18,9%; nông nghiệp và lâm ngư nghiệp 10,9%; thuỷ sản 9,1%.
Tín dụng dài hạn phân chia như sau: thương nghiệp 49% ; công nghiệp chế biến 14,5%; xây dựng 8,5%; nông nghiệp và lâm nghiệp 6%... Danh mục đầu tư tín dụng trung và dài hạn tập trung vào một số ngành như: hàng thuỷ sản, gạo, than, cafe, dầu khí, viễn thông...
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng có một số điểm yếu như số lượng khách hàng ít (chỉ khoảng 15-20 khách hàng/ chi nhánh có số dư nợ thường xuyên), tập trung chỉ vào một số ít lĩnh vực(viễn thông, dầu khí, gạo,...) và thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu(75%). Ta có thể nói, độ phân tán rủi ro tín dụng của NHNT chưa cao, khả năng gặp rủi ro của ngân hàng đang ở tình trạng tiềm ẩn nguy hiểm.
Trước sự đe doạ của các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh khác, ngân hàng phải có một cái nhìn tổng quan về vị thế cạnh tranh của mình trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiện nay nhằm có thể đưa ra những phương hướng phát triển mới và toàn diện hơn trong tương lai.
2.2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương
Nếu trước năm 1990, ngân hàng Ngoại thương chủ yếu thực hiện hoạt động thanh toán tín dụng xuất nhập khẩu thì sau khi thực hiện cải cách, ngân hàng mở rộng hoạt động, thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại, trong đó có hoạt động cho vay trung và dài hạn mà cụ thể là cho vay theo dự án đầu tư. Phòng đầu tư dự án của ngân hàng được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 phòng đầu tư chứng khoán và thẩm định dự án đã đảm nhận hoạt động này một cách có hiệu quả. Theo báo cáo thường niên của ngân hàng Ngoại thương qua các năm 1998 đến 2001, kết quả cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương như sau:
Biểu 1
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương
Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng Ngoại thương qua các năm 1998-2001
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng là khá cao : 20,7% năm 2001 và 17,9% năm 2000, phản ánh một sự tiến bộ vượt bậc và cố gắng lớn của ngân hàng so với năm 1999 khi dư nợ giảm 18,9% so với năm 1998. Kết quả này cho thấy tiềm năng trong hoạt động này của ngân hàng là rất lớn.
Biểu 2
Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Ngoại thương
Nguồn: báo cáo tổng kết cuối năm của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ta nhận thấy đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm cho vay ngoại tệ và tăng cho vay nội tệ do xu hướng của nền kinh tế. Nếu trong năm 2000, giá trị dư nợ ngoại tệ là 103 triệu USD thì đến năm 2001 chỉ là 130 triệu USD, tăng 27,1% trong khi VND từ 1477 tỉ năm 2000 tăng lên 2262 tỉ năm 2001, tăng 53,2%. Cho vay ngoại tệ giảm không phải là một dấu hiệu khả quan cho ngân hàng Ngoại thương vốn là một ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ mà đã phần nào cho thấy một sự mất cân đối trong tỉ trọng giữa cho vay và vốn huy động.
Cơ cấu vốn huy động cho thấy rõ thế mạnh về ngoại tệ của ngân hàng. Tổng kết năm 2001, nguồn vốn huy động đạt 70.010 tỷ quy đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn. Thị phần năm 2001 tuy chiếm 42,5%, tăng so với năm 2000(41,9%) nhưng lại giảm khá rõ so với năm 1999(43%). Mặc dù thị phần của một số ngân hàng cũng giảm so với các năm trước do sự suy yếu của nền kinh tế nói chung nhưng nhận định này đánh dấu sự tăng trưởng thị phần vượt bậc của ngân hàng Đầu tư và phát triển trong 2 năm qua: 1999(9%) và 2000(12,4%). Như vậy, ngân hàng Ngoại thương lại gặp phải một sự cạnh tranh mới rất có tiềm năng từ phía một ngân hàng thương mại quốc doanh.
Nhưng mặt khác, tốc độ tăng của nguồn vốn trên cũng khá ổn định qua các năm và vẫn tỏ rõ ưu thế của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động thu hút vốn này:
Bảng 1:
Tốc độ tăng thị phần tiền gửi ngoại tệ(%) của các ngân hàng Việt Nam
Đơn vị : %
1999
2000
2001
Ngân hàng Ngoại thương
37,3
40,1
44,6
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
18,7
14,4
14,6
Ngân hàng Đầu tư và phát triển
2,4
5,3
5,2
Ngân hàng Công thương
8,8
18,1
13,6
Ngân hàng khác
32,8
22,1
22,1
Tổng
100,0
100,0
100,0
Nguồn: ngân hàng Nhà nước VN và IMF Country Report No 02/5, 1/2002
Nguồn vốn ngoại tệ vào khoảng 3/4 nguồn vốn tuy có sức mạnh trong hỗ trợ xuất – nhập khẩu nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động trên thị trường quốc tế như giảm lãi suất USD và các loại ngoại tệ khác thị trường xuất khẩu bị thu hẹp... Ngoài ra, cơ cấu này phản ánh tình trạng mất cân đối trầm trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Huy động tiền đồng chỉ đạt 16.670 tỷ VND, tuy tăng 17% so với năm 2000 nhưng chỉ chiếm 25% nguồn vốn huy động được, chỉ chiếm khoảng 12% tổng số dư huy động tiền đồng của toàn ngành và trong khối 4 ngân hàng thương mại quốc doanh là thấp nhất với chỉ 13% số dư của khối. Trong khi đó các khách hàng do lo sợ về biến động của USD nên chuyển sang vay bằng tiền đồng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó cho vay của ngân hàng chủ yếu là bằng VND, ngoại tệ chỉ chiếm tỉ trọng 34,8% năm 2000 và 29% năm 2001 trong tổng dư nợ cho vay.
Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 57. 700 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83% vốn huy động từ cả 2 thị trường. Nguồn vốn này tăng 20,3% là thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng (25%) và giảm so với năm 2000 (24,7%) nhưng lại chiếm tỉ lệ cao trong toàn ngành. So với khối ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này là 32% năm 2000 và 25% năm 2001. Đây hoàn toàn không phải là một dấu hiệu khả quan vì thực tế cho thấy nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng có giá cao hơn nhiều và mang nhiều tính bó buộc hơn. Huy động bằng ngoại tệ từ dân cư giảm mạnh 5%, dân chúng chuyển từ tiết kiệm USD sang tiết kiệm bằng tiền đồng. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ thị trường II là 12.500 tỷ quy đồng, tăng 8,9% so với năm 2001. Nguồn vốn ngoại tệ đạt 700 triệu USD, giảm 0,3% so với năm 2000 do tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác giảm về ngoại tệ và tăng mạnh về tiền đồng.
Bên cạnh đó, tương quan giữa tổng dư nợ tín dụng và dư nợ trung và dài hạn cũng cho thấy nhiều điều cần phải xem xét. Tuy tỉ trọng cho vay trung và dài hạn đã tăng từ 19% năm 2000 lên 26% năm 2001 nhưng so với tiềm năng và nhu cầu thực tế của nền kinh tế thì tỉ lệ này vẫn còn rất thấp và không cân đối, khi mà nhu cầu chính của các doanh nghiệp là vay trung và dài hạn để đầu tư và phát triển.Tỉ trọng cho vay ngoại tệ trung và dài hạn giảm mạnh trong tổng dư nợ tín dụng: từ 6,9% năm 2000 xuống còn 1% năm 2001. Trong khi đó, vốn huy động là ngoại tệ vẫn tăng mạnh và chiếm ưu thế (khoảng 75% tổng nguồn vốn huy động). Như vậy, một số lượng rất lớn ngoại tệ không được sử dụng để cho vay và ngân hàng phải chịu thêm chi phí cho khoản vay này từ dân cư trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng nước ngoài lại chịu nhiều rủi ro trên thị trường thế giới. Ngoài ra, cơ cấu khách hàng có khoảng 76% là các doanh nghiệp nhà nước lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Tuy đây hầu hết đều là các doanh nghiệp có quan hệ xuất - nhập khẩu nhưng cũng không tránh khỏi xu thế của nền kinh tế là để tránh rủi ro nên chuyển sang vay tiền đồng và cũng chịu sự tác động từ phía các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng nên dư nợ giảm so với các năm trước. Tình hình này đòi hỏi ngân hàng phải có hướng phát triển mới về mặt khách hàng nhằm cải thiện được tình hình này.
Về chất lượng tín dụng, trong năm 2001 ngân hàng Ngoại thương đã xử lý nợ khá tốt. Tỷ lệ nợ tồn động trong tổng dư nợ giảm từ 21% năm 2000 xuống còn 12,5%. Trong đó nợ quá hạn về nội tệ giảm 3,9% xuống còn 1,7% và ngoại tệ 6,9% xuống còn 1,8% năm 2001. Đây là một trong các dấu hiệu khả quan cho thấy khả năng của ngân hàng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
2.2.2. Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương
Trong chương I của luận văn, chúng ta đã khẳng định, khả năng cạnh tranh của một ngân hàng thương mại được đánh giá tổng hợp qua 5 chỉ tiêu chủ yếu, phản ánh khả năng kết hợp các lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng đang có để biến đổi thành các công cụ hữu hiệu trong việc khẳng định vị trí của ngân hàng trên thị trường. Cạnh tranh tức là có đối thủ. Do vậy các chỉ tiêu của ngân hàng Ngoại thương không thể được đánh giá một cách riêng lẻ mà phải được kết hợp so sánh với các ngân hàng khác. Có như thế chúng ta mới có được một cái nhìn khái quát về khả năng của ngân hàng Ngoại thương.
Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Dựa vào chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại, ta có thể nắm được một phần tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng và khả năng thu hút khách hàng nhằm khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường như thế nào.
Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Ngoại thương vẫn tăng hàng năm nhưng có giảm. Năm 2000, tổng dư nợ đạt 15.634 tỷ VND, tăng 30,6% so với năm 1999 trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 25%. Còn năm 2001, tổng dư nợ đạt 17.412 tỷ VND, chỉ tăng 11,4% so với năm 2000, thấp hơn mục tiêu đề ra là 18%, so sánh với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì các con số này là 66.224 tỷ VND, tăng 36,6% và vượt kế hoạch 11,6%. Ta dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng dư nợ của ngân hàng Ngoại thương thấp nhất trong khối các ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều này dẫn đến thị phần tín dụng của ngân hàng thấp, chỉ đạt 8% toàn ngành ngân hàng và khoảng 12% của khối ngân hàng thương mại nhà nước.
Bảng 2
Tỉ trọng của dư nợ trong tổng tài sản diễn biến như sau qua các năm
Đơn vị: %
1997
1998
1999
2000
2001
35,6
33,3
25,1
22,9
23,1
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết cuối năm 97-01, NHNT
Tỉ trọng của dư nợ giảm mạnh trong vòng 5 năm vào khoảng 10%, chứng tỏ thị phần tín dụng của ngân hàng chưa tương xứng với qui mô của tài sản và ngân hàng đã không sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động được, điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Khả năng cạnh tranh của ngân hàng vì thế mà không thể được đánh giá cao nếu nhìn vào kết quả trên.
Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm và phản ánh phần nào kết quả cho vay dài hạn của ngân hàng.
Dư nợ trung dài hạn của ngân hàng Ngoại thương chủ yếu là thuộc về thành phần kinh tế nhà nước. Ta có thể thấy điều này rõ hơn qua bảng sau
Bảng 3
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
1998
1999
2000
2001
Doanh nghiệp NN
78
80
79
75
Côngty CP,TNHH
4
10
9
11
Doanh nghiệp TN
1
1
1
2
DN có vốn đầu tư nước ngoài
4
3
3
5
Thành phần khác
13
6
8
7
Nguồn : Đề án tái cơ cấu ngân hàng Ngoại thương năm 2001.
Ta nhận thấy cơ cấu khách hàng của ngân hàng đã có chuyển biến rõ rệt. Từ một ngân hàng chỉ cho vay hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước lớn, nay ngân hàng Ngại thương đã nhận thức được tình hình phát triển khó khăn của nền kinh tế và đã có những định hướng mới về đa dạng hoá khách hàng, phát triển các thị trường mục tiêu mới. Khi phụ thuộc vào chỉ một số khách hàng lớn, tuy số khách hàng này khó có khả năng thất bại do có nguồn vốn rất lớn của nhà nước cấp nhưng trong không khí cạnh tranh như hiện nay thì các khách hàng này cũng bị chia sẻ không ít sang các ngân hàng khác, ngân hàng phải mở rộng thêm nguồn khách hàng mới nhằm bổ sung và bù đắp những khoản đã giảm kia. Thực trạng này mở ra một hướng phát triển mới cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng linh hoạt hơn trước sự tấn công của các đối thủ khác. Tuy nhiên, thị trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng, trong khi các ngân hàng khác trong khối không ngừng tiếp cận với các khách hàng có thành phần khác nhau nhằm tạo sự đa dạng. Vì vậy, ngân hàng ngoại thương phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh.
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng năm 2001 đạt 4.210 tỷ VND, tăng mạnh so với năm 2000 là 42% nên đã làm tăng tỉ trọng của dư nợ tín dụng trong tổng dư nợ tín dụng trông thường lên 28%(năm 2000 là 20,7%). Tín hiệu khả quan này một phần phản ánh những khoản đầu tư lớn kí kết từ năm 2000 dến nay mới giải ngân. Mặc dù vậy, so với khối ngân hàng thương mại thì kết quả này không phải là cao. Chỉ riêng trong khối ngân hàng thương mại quốc doanh đã có ngân hàng Đầu tư và phát triển có dư nợ vào khoảng 13.000 tỷ VND, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 25.660 tỷ VND và ngân hàng Công thương vào khoảng 15.000 tỷ VND. Như vậy một lần nữa ngân hàng Ngoại thương lại kém ưu thế về mặt sử dụng vốn trong cho vay dài hạn so với các ngân hàng khác, còn chưa kể đến các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong thị phần tín dụng dài hạn, ngân hàng chỉ chiếm một tỉ lệ khoảng 8%, quá thấp so với các ngân hàng khác.
Dư nợ ngoại tệ trung và dài hạn một lần nữa cho thấy sức mạnh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Dư nợ năm 2001 dù tăng nhẹ (27,1% so với năm 2000) do biến động trên thị trường thế giới nhưng vẫn ở mức cao so với khối ngân hàng thương mại nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Tuy nhiên khoản cho vay này trong năm qua cũng chịu nhiều tác động do yếu tố tỷ giá nên cũng không phát huy được hết thế mạnh của mình.
Rõ ràng chỉ qua chỉ tiêu tổng dư nợ, ta nhận thấy ngân hàng Ngoại thương tuy có thế mạnh về cho vay ngoại tệ dài hạn nhưng khả năng cạnh tranh của ngân hàng đã yếu đi và chưa thể vượt qua các ngân hàng khác trong thời gian tới.
Chất lượng khách hàng
Nhìn vào tổng thể nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng sắp xếp các khách hàng của mình theo tiêu chí nào? Thực ra, tuỳ vào từng ngân hàng có những mục tiêu hoạt động khác nhau mà tìm ra cho mình những khách hàng mục tiêu khác nhau: ngân hàng chính sách thì quan tâm đến những đối tượng cần được phát triển của nền kinh tế như xoá đói giảm nghèo...; các ngân hàng nông nghiệp thì quan tâm chủ yếu đến các hộ nông dân... Một tiêu thức chung để lựa chọn khách hàng của các ngân hàng thương mại với mục đích kinh doanh là khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng nào có danh sách khách hàng có chất lượng, ngân hàng đó phần nào có thể yên tâm về khoản đầu tư của mình vào các khách hàng đó. Chính vì vậy, chất lượng khách hàng phản ánh khả năng cạnh tranh để giành được những khách hàng tốt nhất của mỗi ngân hàng. Loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay là các Tổng công ty nhà nước, sau đó là các doanh nghiệp nhà nước lớn khác...Vậy chúng ta hãy cùng đánh giá chất lượng khách hàng của ngân hàng Ngoại thương.
Danh sách khách hàng của ngân hàng Ngoại thương không nhiều nhưng lại được đánh giá là một trong những danh sách có chất lượng nhất của ngành ngân hàng. Chủ yếu trong số đó là các tổng công ty 90-91 như TCty Dầu khí, TCTy Bưu chính viễn thông, TCty Dệt may...và một số tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước khác. Số khách hàng này chiếm tới 73% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đây toàn là các doanh nghiệp lớn có uy tín của Nhà nước, có nguồn vốn rất lớn do Nhà nước cấp và hoạt động kinh doanh xuất –nhập khẩu có hiệu quả. Với sự hậu thuẫn của Nhà nước về nguồn vốn và ưu đãi nên ngân hàng hầu như không bao giờ phải lo lắng về việc không thu hồi được nợ. Tuy hiện nay các doanh nghiệp đều phải được đối xử bình đẳng như nhau nhưng không thể nói không còn những ưu đãi giành cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tiềm năng tài chính lớn, khả năng gây biến động nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng hầu như không có nên các khách hàng này trở thành những khách hàng chủ chốt của ngân hàng. Ngoài việc khối khách hàng này đem lại một khoản thu đáng kể cho ngân hàng, đây còn là một nguồn huy động vốn dồi dào mà không phải ngân hàng nào cũng có. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các khách hàng trên lên đến hàng tỷ USD là một nguồn vốn huy động rất rẻ của ngân hàng. Có thể kể ra đây một vài khách hàng lớn trong trong thời gian qua của ngân hàng Ngoại thương:
Ngành dầu khí chiếm vị trí cao nhất trong danh mục đầu tư, trị giá cam kết cho vay lên đến gần 1 tỷ USD, vốn giải ngân trong năm 2002 dự kiến vào khoảng 130 triệu USD .
Số dư tín dụng bình quân của TCty Bưu chính viễn thông ở mức 700 tỷ VND.
Dư nợ dành cho ngành điện lực hiện nay trên 2 triệu USD cộng với khoảng 45 triệu USD đã cam kết.
Số dư cho vay ngành ngành thuỷ hải sản đạt khoảng 1000 tỷ VND.
Tổng dư nợ bình quân cho vay gạo đạt 600 tỷ VND, tập trung chủ yếu tại các chi nhánh thuộc Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Số dư cho vay cafe hiện nay khoảng 450 tỷ đồng, trong đó NHNT đã được giải quyết 225 tỷ VND vay vốn không chịu lãi với các chi nhánh có mức dư nợ cao tập trung ở Gia Lai, Đắc Lắc và Đồng Nai.
Ngoài ra, các khách hàng khác của ngân hàng cũng đều là những doanh nghiệp lớn có kết quả hoạt động tốt và có những dự án khả thi mà ngân hàng đã thực hiện thẩm định và thông qua. Tuy nhiên, với một số lượng đông đảo các khách hàng thường xuyên tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế thì nguy cơ rủi ro về lãi suất ngoại tệ đối với ngân hàng Ngoại thương lớn hơn so với các ngân hàng khác và ảnh hưởng phải gánh chịu cũng như tổn thất sẽ lớn hơn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn huy động là ngoại tệ chiếm tới 3/4. Mặt khác, mặt bằng khách hàng về cơ bản có vẻ là vững chắc nếu ta không tính toán đến khả năng cạnh tranh ngày càng mạnh của khối ngân hàng ngoài quốc doanh. Không chỉ có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài như thời gian đầu, đối tượng kinh doanh mới mà các ngân hàng này nhắm tới trong thời gian gần đây là các doanh nghiệp nhà nước lớn và họ đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Các khách hàng của ngân hàng dần bị phân chia cùng các ngân hàng khác đòi hỏi ngân hàng Ngoại thương phải có những chiến lược mới nhằm duy trì số khách hàng chất lượng trên cũng như mở rộng và đa dạng hoá danh mục khách hàng.
Trình độ của cán bộ tín dụng
Ngân hàng Ngoại thương có thể được coi là một ngân hàng thương mại quốc doanh có đội ngũ cán bộ có chất lượng đào tạo cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay. Với 98% cán bộ có trình độ Đại học, các hoạt động giao dịch của ngân hàng được thực hiện một cách khoa học và hợp lý bảo đảm tính chuyên môn và hiệu quả cao. Chỉ tính riêng phòng Đầu tư dự án phụ trách về tín dụng trung-dài hạn của ngân hàng thì số cán bộ có trình độ Đại học là 100%, bao gồm những người làm việc lâu năm có đầy đủ kinh nghiệm và cả các cán bộ trẻ đầy năng lực và có tính sáng tạo cao. Trong đó số người đã qua đào tạo cao học không ít, góp một phần quan trọng trong hiệu quả làm việc của phòng. Các cán bộ đang làm việc không phải đều tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng-Tài chính mà còn có xuất xứ từ các khoa, các ngành khác như Marketing, Đại học Ngoại thương... tạo nên sự đa dạng cho bộ máy hoạt động của phòng. Với công tác đào tạo bổ sung của ngân hàng, các cán bộ trên có thể đồng thời sử dụng những kiến thức của mình áp dụng vào hoạt động thẩm định dự án đầu tư một cách linh hoạt và toàn diện hơn. Đây có thể coi là một xuất phát điểm quan trọng cho ngân hàng trong cạnh tranh, tận dụng lợi thế này, ngân hàng có thể nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của mình. Ngoài ra, công tác đào tạo của ngân hàng tạo rất nhiều điều kiện cho các cán bộ phát triển nghiệp vụ và mở mang kiến thức thông qua các khoá huấn luyện hay các suất học bổng nước ngoài. Rõ ràng ngân hàng đã và đang đầu tư một cách thông minh và có hiệu quả vào nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính.
Thị phần tín dụng
Chỉ khoảng vài năm trước, thị trường tín dụng tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, tình hình này đã thay đổi. Sự có mặt và phương pháp hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng nước ngoài đã đem lại cho họ phần lớn thị phần mà trước kia thuộc về các ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng Ngoại thương cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó:
Bảng 4
Thị phần tín dụng trên thị trường ngân hàng
Đơn vị : %
1997
1998
1999
2000
2001
Ngân hàng thương mại quốc doanh
** Ngân hàng Ngoại thương
77,2
13
81,4
14
81,6
12,8
71,4
12,5
70,1
12,0
Ngân hàng ngoài quốc doanh
22,8
18,6
18,4
28,6
29,9
Nguồn: Table 20, IMF Staff Country Report, No 00/116
Theo đánh giá thì hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua kém hơn so với các năm trước. Thị phần liên tục giảm sút, chịu sự chia sẻ của các ngân hàng khác đã cố gắng hơn trong hoạt động thu hút khách hàng trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là nỗ lực của các ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy không thể đánh giá một cách khả quan dựa trên bảng thị phần trên nhưng các ngân hàng TM ngoài quốc doanh đã thể hiện được mình thông qua một số các dự án đồng tài trợ lớn của nhà nước trong năm 2000 và 2001, chứng tỏ được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của họ trên thị trường.
Bảng 5:
Thị phần tín dụng trung và dài hạn trong khối các ngân hàng TMQD
Đơn vị : %
1998
1999
2000
2001
Ngân hàng Ngoại thương
12,8
8,4
7,2
8,4
Ngân hàng Công thương
2,0
2,4
2,1
2,0
Ngân hàng NNo và phát triển nông thôn
42,7
42,3
49,5
51,1
Ngân hàng Đầu tư và phát triển
42,5
46,9
41,2
38,5
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 1999-2001
Cho vay dài hạn hiện vẫn không được coi là một thế mạnh của ngân hàng Ngoại thương so với các ngân hàng khác trong khối. Tuy đã rất cố gắng trong công tác thu hút khách hàng, tìm kiếm mở rộng thị trường nhưng thế mạnh của các ngân hàng khác vẫn lấn át khả năng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là 2 đối thủ chính là ngân hàng NNo và ngân hàng Đầu tư và phát triển.
Khả năng giải quyết nợ xấu
Khả năng giải quyết nợ xấu được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay dài hạn. Nó chứng tỏ khả năng phân tích rủi ro của ngân hàng và thể hiện chất lượng tín dụng cũng như trình độ lành mạnh hoá cơ cấu nợ của ngân hàng. Trong các năm qua, ta nhận thấy việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng Ngoại thương đã có những tiến bộ đáng kể. Tỉ lệ nợ tồn đọng trong tổng dư nợ giảm từ 21% xuống còn 12,5%, chỉ còn 2056 tỷ VND, giảm 37,3% so với 31/12/2000.
Số dư nợ quá hạn đến cuối năm 2001 là 312 tỷ VND, giảm mạnh vì đã xử lý được 200 tỷ VND nợ khó đòi, chiếm 1,9% tổng dư nợ. Nợ khó đòi do đầu tư vào cafe lớn vì nợ quá hạn tăng mạnh trong năm qua sau khi giá cafe trên thị trường thế giới biến động bất lợi. Số dư nợ khoanh là 1370 tỷ VND, chiếm 8,4% trong tổng dư nợ và tăng 4,7% so với năm 2000. Nợ khoanh phát sinh mạnh ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa chịu tác hại của thiên tai trong năm vừa qua. Nợ chờ xử lý là 268 tỷ đồng, giảm 79,4%(1032 tỷ VND) so với năm 2000, dựa vào nguồn dự phòng rủi ro giải quyết được 93%. Số dư nợ cho vay do bảo lãnh là 266 tỷ VND, giảm 7,4% so với năm ngoái. Nguồn dự phòng rủi ro đã xử lý được khoảng 25 tỷ VND.
Khi các doanh nghiệp không có đủ khả năng trả nợ, ngân hàng buộc phải xiết nợ và khai thác các tài sản thế chấp để bù đắp tổn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29883.doc