Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I .3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .3

1.1.Cạnh tranh và lợi ích cạnh tranh .3

1.1.Khái niệm về cạnh tranh .3

1.1.2.Lợi thế cạnh tranh .4

1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.4

1.2.Năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.5

1.2.1. Năng lực cạnh tranh .5

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.10

1.2.2.3. Doanh thu. . 11

1.2.2.4. Chi phí và tỷ suất chi phí. . 11

1.2.2.5. Lợi nhuận. 12

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.12

1.2.3.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.13

Năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp.13

Năng lực tài chính của doanh nghiệp .14

Năng lực marketing của doanh nghiệp .14

Năng lực lao động của doanh nghiệp .15

1.2.3.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .15

Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô .15

Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô .17

CHƯƠNG II . 21

THỰC TRẠNG NẶNG LỰC CẠNH TRANH CỦA . 21

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG. 21

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty.21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .21

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ .24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty .24

pdf90 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a công ty 2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. 2.2.1.1. Uy tín và danh tiếng thương hiệu Uy tín trong kinh doanh giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí giao dịch, nuôi dưỡng các mối quan hệ. Mặc dù mới thành lập những năm gần đây nhưng công ty đã tạo được lòng tin với các đối tác, nhà cung ứng, khách hàng nhờ vào những công trình đạt chất lượng , khả năng chi trả các khoản nợ, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm. Vì vậy trong năm 2012, Vihajico liên tiếp nhận được các giải thưởng ở trong và ngoài nước. Ngày 21 tháng 4 năm 2012 Vihajico vinh dự nhận giải thưởng Công trình Kiến trúc Xanh Việt Nam năm 2012 do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng. Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được tổ chức nhằm vinh danh các công trình, cụm công trình được triển khai theo xu hướng kiến trúc Xanh, nhằm góp phần phát triển nền Kiến trúc Việt Nam thân thiện với môi trường, phù hợp xu thế phát triển bền vững chung. Có thể nói, Ecopark đã đáp ứng một cách xuất sắc các bộ tiêu chí khắt khe của Hội Kiến trúc sư Việt Nam quy định cho một công trình đạt chuẩn kiến trúc xanh. Đó là một dự án có địa điểm bền vững, môi trường bên trong 43 có chất lượng, sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả, hòa nhập môi trường nhân văn và có kiến trúc hiện đại, phù hợp bản sắc. Cũng trong tháng 4.2012, Ecopark được Ban tổ chức Giải thưởng Bất Động Sản (BĐS) Châu Á – Thái Bình Dương 2012 kết hợp với hãng thông tấn nổi tiếng thế giới Bloomberg trao danh hiệu dự án Phát triển phức hợp tốt nhất Việt Nam. Được khởi xướng từ năm 1995 tại Lodon, giải thưởng BĐS Châu Á – Thái Bình Dương đã nhanh chóng tạo lập được vị trí trong chuỗi các Giải thưởng BĐS Quốc tế uy tín nhất thế giới và logo của người chiến thắng được công nhận như một biểu tượng của chất lượng xuất sắc vượt trội trong ngành BĐS khắp toàn cầu. Trong suốt 18 năm hoạt động, giải thưởng đã quy tụ được những dự án, thiết kế nội thất và kiến trúc xuất sắc nhất từ khắp các nước Châu Á - Thái Bình Dương và được thẩm định bởi một Hội đồng giám khảo hơn 60 chuyên gia từ mọi lĩnh vực trong ngành bất động sản để thực hiện quá trình chấm điểm, đánh giá một cách vô cùng nghiêm ngặt, tỉ mỉ và chặt chẽ. Giải thưởng tầm cỡ khu vực này một lần nữa khẳng định thương hiệu và đẳng cấp của Ecopark, đồng thời mở ra cho chủ đầu tư những cơ hội thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tên tuổi dự án đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, được thế giới biết đến như một biểu tượng của bất động sản Việt đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc để hòa vào nhịp phát triển chung toàn cầu. Và đó là một lợi thế cạnh tranh của Công ty. 2.2.1.2. Thị phần Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên, người lao động giá trị doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng. Từ những kết quả đó công ty đã xác lập được một vị trí đáng kể trong ngành xây dựng, tăng thị phần của công ty trong ngành xây dựng. Căn cứ xác định thị phần của công ty đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là doanh số bán ra hoặc doanh số mua vào đối với hàng hóa dịch vụ đó của công ty trên thị trường liên quan. Trong tổng doanh thu của công ty Vihajico những năm qua thì chủ yếu là doanh thu từ hoạt động bán các căn hộ. 44 Như đã trình bày ở phần trên, thị phần của doanh nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh quy mô thị trường của doanh nghiệp. Để giữ vững, củng cố và mở rộng thị phần của công ty trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay buộc các doanh nghiệp nói chung và công ty Vihajico nói riêng phải biết đánh giá khả năng của mình, phản ánh kịp thời các biến động về nhu cầu khách hàng và hơn thế phải phân tích được đối thủ cạnh tranh của mình. Là một công ty mới hoạt động được 10 năm, kinh nghiệm cũng như tiềm lực của Vihajico là chưa thực sự vững mạnh, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn hạn chế. Hiện nay thị trường nhà đất luôn biến động với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ khác nhau, thêm vào đó sự gia nhập ngày càng nhiều của các đối thủ là các công ty và tập đoàn quốc tế với nguồn lực dồi dào khiến cho Vihajico ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giữ và mở rộng thị trường. Do vậy, Vihajico cần phải đầu tư và nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị phần 2.2.1.3. Doanh thu Bảng 2.2. Tình hình doanh thu của Vihajico các năm 2010 - 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Tổng DT (trđ) 256 272 780.726 16 5,88 780.454 99,97 2. Tổng CP (trđ) 9.212 11.826 651.737 2.614 22,1 639.911 5.511 3. LNTT (trđ) -5.439 -7.999 158.780 -2.560 32 150.781 8,98 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010 - 2012) Ta thấy rằng, doanh thu đều tăng qua các năm Từ bảng trên cho thấy năm 2011, doanh thu của công ty tăng 16 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,88% so với 2010. Sang năm 2012 doanh thu của công ty đã tăng 780.454 triệu đồng đạt tỷ lệ 99,97%. Qua đó có thể thấy rằng Vihajico đảm bảo cho việc trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần lợi nhuận và có tích lũy 45 để tái mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất của công ty. Đồng thời nó phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của Vihajico được mở rộng. 2.2.1.4. Chi phí và tỷ suất chi phí Bảng 2.3. Tình hình sử dụng chi phí của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010 - 2012) Công ty Vihajico đang trong giai đoạn phát triển nên việc tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh và quản lý là điều dễ hiểu. Từ bảng trên cho thấy năm 2011, doanh thu của công ty tăng 16 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,88% so với 2010. Trong khi đó chi phí kinh doanh tăng 2.614 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 22,1%, lớn hơn nhiều tỷ lệ tăng của doanh thu. Do đó, tỷ suất chi phí của công ty Vihajico năm 2009 tăng 750% khiến công ty lãng phí 2.040 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự như vậy, sang năm 2012, tỷ suất chi phí của Vihajico giảm 4.265% giúp công ty tiết kiệm được 7.807 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, mặc dù có sự tăng giá của các yếu tố đầu vào cộng thêm sự đầu tư về quy mô kinh doanh nhưng công ty Vihajico đã thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng chi phí So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Tổng DT (trđ) 256 272 780.726 16 5,88 780.454 99,97 2. Tổng CP (trđ) 9.212 11.826 651.737 2.614 22,1 639.911 5.511 3. Tỷ suất CP (%) 3.598 4.348 83,86 4. Mức tăng, giảm tỷ suất CP (%) 750 - 4265 5. Mức tiết kiệm, lãng phí (trđ) -2.040 -7.807 46 kinh doanh. Đây cũng là một nhân tố giúp nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2.2.1.5. Lợi nhuận Bảng 2.4. Tình hình lợi nhuận của Vihajico các năm 2010 - 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Tổng DT (trđ) 256 272 780.726 16 5,88 780.454 99,97 2. Tổng CP (trđ) 9.212 11.826 651.737 2.614 22,1 639.911 5.511 3. LNTT (trđ) -5.439 -7.999 158.780 -2.560 32 150.781 8,98 4. Tỷ suất LN/DT (%) -2125 -2940 20,33 -815 20,33 5. Tỷ suất LN/CP (%) -59 -67,64 24,36 -8,64 24,36 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010 - 2012) Nhìn chung các chỉ số về tổng doanh thu, tổng chi phí cũng như lợi nhuận trước thuế của Vihajico đều tăng dần qua các năm. Nhưng để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh của Vihajico trong những năm này, ta phải tính toán và so sánh các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Theo tính toán ở bảng trên, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của năm 2012 so với 2011 (lần lượt là 20,33% và -8,64%) tăng lên rất nhiều với năm 2009 so với 2008 (lần lượt là -815% và -8,64%). Đây là dấu hiệu đáng mừng về khả năng cạnh tranh của công ty và là cơ sở thuận lợi cho công ty thực hiện tốt những mục tiêu kinh doanh sắp tới. Các chỉ số này tăng chứng tỏ, các biện pháp của Vihajico đưa ra nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng hiệu quả của các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đang có những thành tựu đáng kể rõ rệt. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Vihajico 47 2.2.2.1. Các nhân tố bên trong Năng lực tổ chức, quản lý của công ty Đội ngũ lãnh đạo của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng không những có trình độ chuyên môn cao 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty đều đạt trình độ chuyên môn là kĩ sư hoặc cử nhân theo đúng chuyên môn hoạt động của mình và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ mà đội ngũ lãnh đạo còn có trình độ quản lý cao, có cán bộ đạt trình độ MBA và những kinh nghiệm trong quản lý, nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho mỗi cá nhân trong toàn công ty, luôn duy trì môi trường bình đẳng, không phân biệt đối xử với mọi người tạo điều kiện phát huy sở trường của từng người. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty còn có mối quan hệ tốt với đối tượng hữu quan bên ngoài như:các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, cộng đồng địa phương, nhà cung ứng, các ngân hàng Là công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông thường họp thường niên mỗi năm một lần nhằm thông qua các chính sách quan trọng nhất của công ty: thông qua các báo cáo hàng năm, thông qua mức cổ tức thanh toán hàng năm, quyết định chia, tách, sát nhập hay chuyển đổi công ty Dưới đại hội đồng cổ đông là hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trong việc đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm cùng với đó đứng ra tổ chức chỉ đạo và triển khai các kế hoạch. Bộ máy công ty các phòng ban được bố trí theo chức năng, sản phẩm. Cơ cấu đó có ý nghĩa quan trọng đảm bảo hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, đồng thời vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo được quyền chỉ huy trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời là cổ đông của công ty gắn quyền lợi và trách nhiệm của toàn thể nhân viên nên đã đoàn kết, năng động sáng tạo, hăng hái thi đua trên mọi lĩnh vực vì lợi ích của công ty và cũng là lợi ích của bản thân họ. Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả hơn nhờ vậy mà năng lực cạnh tranh được nâng lên. 48 Lãnh đạo công ty có chiến lược phát triển phấn đấu trở thành doanh nghiệp lớn trong ngành BĐS, phát triển mạnh và bền vững. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực ban lãnh đạo công ty đã vạch ra đường lối, chiến lược, kế hoạch hoạt động cho từng thời kỳ cùng với đó tổ chức, lãnh đạo, giám sát và kiểm tra các hoạt động của các phòng, ban, đơn vị, đội, tổ để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Mặc dù có nhiều cố gắng trong giai đoạn mới thành lập nhưng công ty cũng gặp không ít những khó khăn đó là do mới hoạt động lại gặp đúng lúc nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng suy thái cùng với đo là một số các quyết định đưa ra của hội đồng quản trị còn dè dặt, e ngại thiếu quyết đoán. Phần nhỏ các chỉ huy trưởng, đội trưởng còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên dẫn đến tình trạng thất thoát gây nên tình trạng lãng phí làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của mình duy trì và khẳng định bằng những công trình đạt an toàn, chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ. Năng lực tài chính của công ty Vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là cơ sở, nền tảng để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm hướng tới lợi nhuận cao nhất có thể. Trong nền kinh tế hội nhập, vốn càng trở nên quan trọng, nó trở thành cơ sở quan trọng để công ty mở rộng và phát triển thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. 49 Bảng 2.5. Các nguồn vốn và tài sản của công ty Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty) Tài sản lưu động của công ty năm 2010 là 1.015 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng thêm 19,6% là 1.262 tỷ đồng. Đến năm 2012 tăng thêm 9,9% so với năm 2011 là 138 tỷ đồng. Tài sản cố định của công ty năm 2010 là 2.179 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng 12,7% so với 2010 và năm 2012 tăng thêm 13,6% so với 2011 đạt mức 2.889 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn của công ty tăng trung bình 15% một năm và vốn chủ sở hữu tăng trung bình khoảng 31% một năm. Các số liệu trên cho thấy mức tăng trưởng của công ty hàng năm là khá vững chắc và đều đặn. Chứng tỏ công ty vẫn đang ngày càng làm việc hiệu quả, dần dần nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Sản phẩm Bất động sản có giá trị lớn, để xây dựng nên chúng cần một lượng vốn dồi dào, thời gian thu hồi vốn phụ thuộc theo tiến độ. Vì vậy, nguồn vốn kinh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Tổng TS 3194 100 3758 100 4289 100 564 15 531 12,4 1015 31,8 1262 33,58 1400 32,64 247 19,6 138 9,9 - TSLĐ - TSCĐ 2179 68,2 2496 66,42 2889 67,36 317 12,7 393 13,6 2. Tổng NV 3147 100 3758 100 4289 100 611 16,3 531 12,4 Nợ phải trả 2967 94,28 3498 93,08 3900 90,93 531 15,2 402 10,3 Vốn chủ sở hữu 180 5,72 260 6,92 389 9,07 80 30,8 129 33,2 50 doanh của các công ty thường phải tương đối lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu vốn cho thi công. Do vậy, năng lực tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh cạnh của công ty. Ta có thể theo dõi vốn của công ty theo nội dung và nguồn vốn qua một số năm như sau: Sự tăng lên nhanh chóng về quy mô vốn là do doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng để bàn giao cho khách hàng vào năm 2012 do đó cần huy động nguồn vốn bổ sung cho các hoạt động. Bảng 2.6: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 1 Hệ số nợ/tài sản(%) 93,07 90,92 2 Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu 13,44 10,01 3 Tỉ trọng TS cố định so với tổng TS(%) 66,41 64,28 4 Tỉ trọng TS lưu động so với tổng TS (%) 33,59 32,63 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Khả năng cân đối vốn thể hiện thông qua tỉ số nợ trên tổng tài sản. Qua 2 năm qua tỷ số này đã giảm xuống năm 2011 chiếm khoảng 93,07% đến năm 2012 đã giảm xuống còn hơn 90% nhưng vẫn ở mức cao so với mức an toàn mà chuyên gia kinh tế nhận định là 40%. Tỷ số nợ của công ty giảm qua các năm cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp qua các năm đã tăng lên song vẫn ở mức cao tạo cho công ty gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nhưng nó có phần hạn chế là chưa đảm bảo khả năng thanh toán công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gặp rủi ro. Có thể nói mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã tích cực trả các khoản nợ. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết mối quan hệ giữa các nguồn vốn của công ty trong việc hình thành các tài sản. Qua 2 năm từ 2011-2012 hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu của công ty đã giảm xuống từ 13,44% năm 2011 xuống còn 10,01% năm 2012 nhưng còn cao hơn mức trung bình ngành(2,5). Sự bị động đó khiến công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nguồn vốn vay hình thành nên tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về nguồn vốn qua bảng 51 trên ta thấy tỉ trọng vốn lưu động của công ty năm 2011 là 66,41% trên tổng vốn; năm 2012 là 64,28% so với tổng vốn. Tỉ trọng vốn lưu động trên tổng vốn năm 2012 giảm so với năm 2011 cho thấy năm 2012 công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn so với năm 2011. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc ứ đọng vốn là không thể tránh khỏi vì tiền chỉ có thể thu về khi hoàn thành công trình và bàn giao. Mặt khác những công trình mà công ty đang thực hiện là những công trình đòi hỏi mức đầu tư lớn thời gian thi công dài thường là vài năm nên việc thu hồi được tiền vốn của công ty sẽ gặp khó khăn. Năng lực tài chính của bất kì doanh nghiệp nào được gắn với vốn – yếu tố cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: mua sắmvật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, marketing, hiện đại hóa tổ chức quản lý Như vậy để nâng cao năng lực tài chính, công ty cần củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, vay dài hạn, huy động phát hành cổ phiếu, chiếm dụng doanh nghiệp khác Đồng thời, một điều quan trọng là công ty phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và với những người cho vay vốn. Nhìn một cách tổng thể thì trong những năm gần đây tình hình tài chính của công ty có sự biến động qua mỗi năm nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tài chính. Một số chỉ tiêu có chiều hướng tốt trong những năm gần đây, không tồn đọng nợ xấu. Vì thế, tuy việc sản xuất kinh doanh có phụ thuộc nhiều vào vốn vay nhưng với uy tín và năng lực sản xuất của mình công ty luôn tin tưởng và đảm bảo được độ ổn định về vốn từ nguồn tín dụng như: chiếm dụng của khách hàng, nhà cung cấp, hợp đồng vốn vay tín dụng của ngân hàng. Năng lực marketing của công ty Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đối với doanh nghiệp công tác quảng bá hình ảnh, danh tiếng của mình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng vào năng lực nhân lực, tài chính, kinh nghiệm của 52 công ty Công ty đã thiết kế các banner quảng cáo được treo từ đầu cầu Vĩnh Tuy cho đến khu đô thị, nhằm quảng bá hình ảnh và những tiện nghi, tiện ích của khu đô thị, đồng thời có các bài phóng sự, tin tức được phát sóng trên Đài truyền hình và truyền hình cáp Việt Nam giới thiệu về khu đô thị sinh thái, tiến độ công trình... Để giữ vững và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, Công ty tổ chức các sự kiện như Chợ Quê, EcoSunday vào cuối tuần hay các sự kiện vào dịp lễ nhằm tri ân khách hàng đã mua sản phẩm đồng thời thu hút lượng khách tham quan. Ban Quản lý dịch vụ đô thị được lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ là đầu mối giữa công ty với khách hàng. Công ty đã xây dựng trang website để khách hàng, đối tác có thể tiếp cận, nắm bắt nhanh thông tin, dễ dàng truy nhập. Để tăng khả năng cạnh tranh, Vihajico đã ký thỏa thuận hợp tác với Savills để trở thành Đại diện bán độc quyền khu nhà ở thuộc Khu đô thị Ecopark. Savills là một trong những nhà cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu trên thế giới, được thành lập tại Anh từ năm 1855 và cũng là công ty tư vấn bất động sản quốc tế đầu tiên đặt chân vào thị trường Việt Nam với 15 năm kinh nghiệm quản lý dịch vụ cho hàng trăm dự án, tiêu biểu như Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Saigon Pearl, Sentinel Place, Suncity, BIDV Tower, vv.. Savills Vietnam đã được Vihajico tin tưởng lựa chọn bởi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm, đồng thời Vihajico cũng là một trong những đối tác lớn nhất của Savills tại thị trường Việt Nam. Với sự khắt khe và tiêu chuẩn quản lý dịch vụ cho khu đô thị Ecopark của Chủ đầu tư, theo hợp đồng đã được ký kết, Savills Vietnam sẽ đưa vào Ecopark các chuyên gia nước ngoài và đội ngũ chuyên viên ưu tú và có kinh nghiệm nhất nhằm xây dựng bộ máy quản lý dịch vụ đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo môi trường sống nhân văn, thân thiện và hài hoà với thiên nhiên, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cho từng cư dân trong đô thị. Với quy mô đầu tư cảnh quan cây xanh và môi trường sống lý tưởng như hiện tại, có thể nói việc chỉ định Savills Vietnam quản lý dịch vụ đô thị Ecopark đã 53 tiếp tục khẳng định chiến lược và sự quyết tâm của chủ đầu tư trong việc xây dựng và phát triển Ecopark thành một đô thị kiểu mẫu hiện đại, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Đặc biệt, khung giá dịch vụ cho các căn hộ chung cư, biệt thự và nhà phố đã được Vihajico cam kết áp dụng ở mức hợp lý nhất, nằm trong khung giá do nhà nước quy định. Đây chính là một trong những lợi thế cạnh tranh của Ecopark so với các khu đô thị khác trong tương quan về chất lượng cuộc sống và chi phí đầu tư, mang lại giá trị gia tăng cho cư dân Ecopark đúng như những cam kết của chủ đầu tư. Savills Việt Nam là công ty duy nhất có dữ liệu nghiên cứu thị trường trong nước từ năm 1995, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn bất động sản chuyên nghiệp cho nhà đầu tư, nhà phát triển dự án, chủ sở hữu và khách thuê. Savills đồng thời cũng là nhà quản lý bất động sản quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với tổng diện tích quản lý trên 1,1 triệu m2. Năng lực lao động Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong các năm 2010 – 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 CL Tỷ lệ % CL Tỷ lệ % 1. Tổng DT (triệu đồng) 256 272 780.726 16 5,88 780.454 99,97 2. Số nhân viên (người) 29 30 450 1 3,33 420 93,33 3. Tổng lương (triệu đồng) 206 274 5.760 68 24,8 5486 95,24 4. NSLĐ bình quân (triệu đồng) 8,8 9,1 1735 0,3 3,3 1725,9 99,48 5. Thu nhập bình quân (triệu đồng) 7,1 9,13 12,8 2,03 22,23 3,67 28.67 (Nguồn: Phòng nhân sự công ty) 54 Theo bảng trên ta thấy tổng số nhân viên của Vihajico năm 2011 tăng lên 1 người so với 2010 (3,33%) và sang năm 2012 tăng thêm 420 người (93,33%) so với 2011. Năng suất lao động bình quân năm 2011 so với năm 2010 tăng 3,3%, sang năm 2012 năng suất lao động bình quân tăng lên 99,48%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên chứng tỏ Vihajico ngày càng sử dụng lao động hiệu quả hơn. Và đến năm 2012, Vihajico tăng lao động cùng quá trình mở rộng quy mô, lao động tăng trên cơ sở năng suất lao động bình quân cũng tăng chính là một yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Vihajico trên thị trường so với các công ty khác. 2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài ¾ Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Nhân tố kinh tế: Trong hai năm 2011 và 2012 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế trong nước cũng đạt mức tăng trưởng nhất định, tuy nhiên có nhiều biến động. Với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thi công xây lắp, lý do tài chính đã khiến số lượng công trình khởi công ít, bên cạnh đó với các công trình công ty đang thi công, biến động về giá cả thị trường của một số mặt hàng nguyên vật liệu chính đã ảnh hưởng đến hoạt động xây lắp của công ty. Do công ty mới thành lập và ngay từ giai đoạn mới thành lập tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động mà hoạt động dự án và giao dịch bất động sản chu kì kinh doanh kéo dài( từ 3 năm đến 5 năm), nên kết quả hoạt động của những năm qua hầu như chưa được ghi nhận. Gói kích cầu khổng lồ của chính phủ được bắt đầu từ 1/1/2009 với số vốn 143.000 tỷ đồng (xấp xỉ 8 tỷ USD) và 17.000 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD) vốn vay có bảo lãnh. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để vay tiền bất chấp nhu cầu thực tế khiến tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên mức 37.4%, vượt xa mục tiêu 25% của ngân hàng Nhà Nước. Năm 2010, áp lực trả nợ đè nặng lên nhiều doanh nghiệp bởi việc chi tiêu "quá đà" trong năm trước. Ngoài ra, ngân hàng Nhà Nước đặt mục tiêu kiểm soát tín dụng ở mức 25% để phòng ngừa nguy cơ lạm phát khiến cho nguồn vốn ngân hàng càng trở nên khan hiếm. Do vậy lãi suất cho vay của các ngân hàng 55 chạm đỉnh, lãi suất cao đã ảnh hưởng chi phí cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhân tố thuộc pháp luật và chính trị: Thị trường có tác dụng như một “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Song nếu chỉ cần phó mặc cho thị trường thì rất dễ đi đến khủng hoảng thừa hoặc thiếu. Vì vậy cần một “bàn tay hữu hình” can thiệp đúng hướng dẫn nền kinh tế đi đúng mục tiêu chiến lược đã chọn, đó chính là sự điều tiết của Nhà nước. Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật hoàn thiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty. Hệ thống chính sách của nước ta đã và đang được sửa đổi, bổ sung, dần hoàn thiện với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các quy định của quản lý vĩ mô của chính phủ như: - Quy định về chống độc quyền, thuế - Luật đấu thầu, luật xây dựng, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp, luật sáng chế - Các chế độ đãi ngộ đặc biệt - Quy định về thuê mướn và khuyến mãi - Quy định về bảo hộ và an toàn trong lao động Là yếu tố quan trọng để xác lập môi trường kinh doanh cho công ty hoạt động, nó có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho công ty. Những chính sách, cơ chế của Nhà Nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo điều kiện phát triển các ngành trong nền kinh tế, ngành xây dựng, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272751_6681_1951762.pdf
Tài liệu liên quan