MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
4. Kết cấu củachuyên đề
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.1.1. Sự ra đời của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là khách tất yếu khách quan
1.1.2. Quá trình phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng
1.2. Bản chất và đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh- bảo lãnh Ngân hàng
1.2.2 . Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng
1.2.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1.3 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.3.1. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp
1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng với ngân hàng
1.3.3. Vai trò của bảo lãnh đối với nền kinh tế
1.4. Nội dung nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
1.4.1. Các loại bảo lãnh ngân hàng
1.4.3. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng
1.5.1.Hoạt động bảo lãnh Ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây
2.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
2.2.1. Giới thiệu chung về NHĐT&PTHT
2.2.2. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PTHT
2.3.1. Tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT&PTHT
2.3.2. Đánh giá chung về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT& PTHT
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY
3.1. Định hướng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh đến năm 2005
3.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NHĐT&PTHT
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PTHT
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
3.3.2. Mở rộng thêm đối tượng khách hàng được bảo lãnh
3.3.3. Đổi mới cơ chế chính sách khách hàng
3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng
3.3.5. ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
3.4.2. Kiến nghị với NHNNVN
3.3.3. Kiến nghị đối với NHĐT&PTVN
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng các tổ chức được quyền bảo lãnh tuỳ theo tùng thời kỳ mà có sự tăng giảm theo điều tiết của Chính phủ. Do đó, khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh, bên nước ngoài phải biết rõ rằng người bảo lãnh của Trung Quốc có được Chính phủ cho phép thực hiện bảo lãnh hay không? Điều này sẽ được xác nhận bởi cơ quan Quản lý ngoại hối ( Administration of Exchange Control- SAEC ). Cơ quan này không chịu trách nhiệm nếu người bảo lãnh không làm tròn nghĩa vụ đã cam kết với bên nước ngoài.
Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh tại Trung Quốc còn có một số quy định sau:
- Người bảo lãnh trước khi nhận bảo lãnh phải nắm rõ tính khả thi của dự án, phải có đầy đủ thông tin về tình hình công nợ hiện thời của người xin bảo lãnh, chuẩn bị mọi giấy tờ, thủ tục cần thiết.
- Người cho vay có quyền yêu cầu người bảo lãnh báo cáo thu nhập và chi tiêu ngoại hối của mình và người bảo lãnh phải ký hợp đồng riêng với cả người vay và người cho vay trước khi bảo lãnh.
- Nếu người cho vay và người vay muốn sửa hợp đồng bảo lãnh thì phải được sự đồng ý của người bảo lãnh, nếu không bảo lãnh sẽ mất giá trị và trách nhiệm của người bảo lãnh sẽ chấm dứt ngay lập tức. Hơn nữa người bảo lãnh có quyền kiện người vay trong trường hợp không trả được nợ, bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người cho vay.
Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng tại Trung Quốc đặc biệt là bảo lãnh vay vốn rất phát triển, nó đã góp phần đáng kể trong việc thu hút vốn từ nước ngoài. Bên cạnh đó các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng khác của Trung Quốc cũng được các Ngân hàng tiến hành dựa trên quy chế của Ngân hàng Trung ương giống như ở nước ta.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Qua hoạt động bảo lãnh của các nước trên thế giới chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần nhiều vốn để phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo, hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính còn chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng hết nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trong nước thì việc phát triển loại hình bảo lãnh vay vốn nước ngoài là một biện pháp hữu hiệu để tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Trung Quốc là một quốc gia đã áp dụng thành công loại hình bảo lãnh này, đóng góp đáng kể cho sự phát triển đất nước.Chúng ta có thể áp dụng một số quy định của Trung Quốc về lĩnh vực này.
Thứ hai, bản chất của bảo lãnh Ngân hàng là một hình thức tín dụng gián tiếp, thay vì trực tiếp xuất vốn cho khách hàng vay, Ngân hàng sử dụng uy tín của mình để đảm bảo cho khách hàng thực hiện các quan hệ tài chính trong và ngoài nước.Vì hoạt động bảo lãnh Ngân hàng chủ yếu dựa trên uy tín của Ngân hàng nên vấn đề đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ này là rất quan trọng. Nếu rủi ro xảy ra không những ảnh hưởng đến một Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Chính vì thế trong hoạt động bảo lãnh cần đưa ra các quy định chặt chẽ về đối tượng khách hàng được bảo lãnh, những tổ chức được phép bảo lãnh…
Thứ ba, nền kinh tế của chúng ta đang trên đà phát triển, nhu cầu được bảo lãnh của các doanh nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và loại hình bảo lãnh nhưng trên thực tế các Ngân hàng của chúng ta mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu đó. Chúng ta đã thấy hoạt động bảo lãnh rất phát triển ở các nước ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình trong khi đó ở nước ta một số loại hình bảo lãnh vẫn chưa được áp dụng hay nếu có thì mới chỉ dừng lại ở một số Ngân hàng lớn như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh phát hành chứng khoán…
Để làm được điều này chúng ta cần hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động bảo lãnh Ngân hàng nói riêng và hoạt động Ngân hàng nói chung cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp hỗ trợ hơn nữa để thị trường chứng khoán thực sự đi vào đời sống nhân dân. Nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán Ngân hàng mới có điều kiện đưa ra các loại hình bảo lãnh phù hợp.
Tóm lại, hoạt động bảo lãnh ở từng quốc gia với các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau dẫn tới sự vận dụng nghiệp vụ này cũng khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố luật pháp, cơ chế nghiệp vụ của một số quốc gia có các điều kiện tương đồng, chúng ta sẽ học hỏi và đưa ra những định hướng thích hợp với hoạt động bảo lãnh Ngân hàng tại Việt Nam để hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả và lợi ích cho Ngân hàng, góp phần tăng thêm uy tín cho Ngân hàng trên thương trường quốc tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh về phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 2.147 km, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ.Với ba trong bảy cửa ngõ vào thủ đô qua các quốc lộ 1, 6, 32, Hà Tây có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Nền kinh tế của Hà Tây hiện nay có thể nói vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế của nhiều vùng đặc biệt trong điều kiện là một tỉnh có nhiều tiềm năng lớn về du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Chính phủ đã xác định Hà Tây là địa bàn mở rộng của thủ đô Hà Nội, tại đó sẽ xây dựng các thành phố vệ tinh là mạng lưới gia công của các xí nghiệp công nghiệp của Hà Nội trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, Hà Tây là một thị trường rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt trong những năm gần đây, Hà Tây có mức tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ. Hơn nữa, con người Hà Tây có truyền thống cần cù chịu khó trong sản xuất, năng động sáng tạo trong kinh tế và khoa học kỹ thuật nên đây sẽ là điểm tựa cho Hà Tây phát triển trong tương lai. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Hà Tây cần có rất nhiều vốn, nhiều loại hình đầu tư có hiệu quả. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng đồng thời cũng là nhiệm vụ của hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói chung cũng như Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Tây nói riêng.
2.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
2.2.1. Giới thiệu chung về NHĐT&PTHT
NHĐT&PTHT là một trong những chi nhánh của NHĐT&PTVN, tiền thân của nó là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1-6-1990. Các mốc phát triển của NHĐT&PTVN cũng là các mốc phát triển của NHĐT&PTHT.
Ngày 26/04/1957 Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam, tiền thân của NHĐT&PTVN, được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính đã đánh dấu một bước đổi mới đầu tiên trong cơ chế quản lý vốn đầu tư của nhà nước.Thời kỳ quản lý vốn theo kiểu thực thanh, thực chi đã chấm dứt và chuyển sang thực hiện đầu tư có trình tự. Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn trong phạm vi nhỏ hẹp do Chính phủ phê duyệt.
Ngày 24/06/1981, Chính Phủ ra quyết định số 259-CP chuyển Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam sang Ngân Hàng Nhà Nước và đổi tên thành Ngân Hàng Đầu Tư và xây dựnh Việt Nam với các nhiệm vụ mới:
Cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không thuộc ngân sách Nhà nước cấp hoặc vốn tự có không đủ cùng với vốn thanh toán các công trình thuộc ngân sách Nhà nước.
Cho vay vốn lưu động với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Trong thời kỳ này, tín dụng đã bắt đầu phát triển song quy mô còn nhỏ. Ngân hàng phục vụ cho mục tiêu chính trị là chủ yếu, chưa đi vào hoạt động kinh doanh thực sự.
Ngày 11/4/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với những đổi mới căn bản về hoạt động tiền tệ tín dụng, thực hiện kinh doanh theo mô hình kinh doanh đa năng tổng hợp.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã đứng vững và không ngừng gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ. NHĐT&PTVN hiện nay là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, là Ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất ở Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước tại quyết định số 90/TTG ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Với tư cách là một thành viên trực thuộc NHĐT&PTVN, sự hình thành, phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của NHĐT&PTHT không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển của hệ thống NHĐT&PTVN.
Sự chuyển biến của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây nói riêng thể hiện sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam theo xu hướng phù hợp với các hệ thống Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đó là xu hướng phá vỡ dần bức tường ngăn cách của kinh doanh theo lĩnh vực chuyên doanh, đa năng hoá hoạt động Ngân hàng và giảm bớt vai trò của một Ngân hàng chính sách trong nền kinh tế.
Từ khi thành lập đến nay, NHĐT&PTHT đã đóng góp một phần công sức không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay, các nghiệp vụ chủ yếu mà NHĐT&PTHT đang thực hiện là:
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng ngoại tệ cũng như đồng Việt Nam.
Kinh doanh tín dụng: cho vay ngắn, trung và dài hạn với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư, cho vay phục vụ đầu tư phát triển theo kế hoạch của Nhà nước.
Thanh toán quốc tế: thực hiện thanh toán trong nước và quốc tế qua NHĐT&PTVN.
Kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp và cá nhân có giao dịch thường xuyên tại chi nhánh với tỷ giá do NHNNVN ấn định.
Nghiệp vụ bảo lãnh: Thực hiện các loại bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo quy định của Thống đốc.
* Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Đến nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây là 89 người. Ngân hàng có trụ sở chính tại 197-Quang Trung- thị xã Hà Đông- tỉnh Hà Tây và một chi nhánh thuộc khu vực Sơn Tây. Ngoài ra Ngân hàng còn có các phòng giao dịch và quầy tiết kiệm.
Mô hình tổ chức của NHĐT&PTHT có thể khái quát qua sơ đồ sau:
PHÒNG NGUỒN VỐN KHO QUỸ
PHÒNG TÍN DỤNG 1
PHÒNG TÍN DỤNG 2
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
BỘ PHẬN KIỂM SOÁT
2 PHÒNG GIAO DỊCH VÀ BÀN TIẾT KIỆM
CHI NHÁNH SƠN TÂY
BAN GIÁM ĐỐC
2.2.2. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PTHT.
Thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện pháp lệnh và luật Ngân hàng với định hướng hoạt động của NHĐT&PTVN cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, NHĐT&PTHT đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách không ngừng vươn lên vì sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, đổi mới hoạt động Ngân hàng nói riêng. Trong những năm qua, NHĐT&PTHT đã gặt hái được những thành công đáng kể: hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 60% / năm, chất lượng tín dụng không ngừng cải thiện, tỉ lệ nợ quá hạn bình quân luôn nhỏ hơn 1%, mạng lưới khách hàng được mở rộng, bước đầu thực hiện các dịch vụ Ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng… NHĐT&PTHT đã góp phần tích cực vào khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân nói chung, đời sống cán bộ Ngân hàng nói riêng, tạo niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Dưới đây là các mặt hoạt động của NHĐT&PTHT trong vài năm gần đây:
2.2.2.1. Về công tác huy động vốn.
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có đặc trưng cơ bản là “ đi vay để cho vay ” do đó nguồn vốn huy động còn gọi là đầu vào của Ngân hàng và có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, NHĐT&PTHT cũng coi đây là một trong những nghiệp vụ chủ chốt.
Để thấy được tình hình thực hiện công tác nguồn vốn tại NHĐT&PTHT trong ba năm trở lại đây, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết cấu nguồn vốn tại thời điểm 31/12 hàng năm.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1. Huy động tại chỗ
382092
72,01
660888
88,17
856591
80,08
- Tiền gửi TCKT
106437
27,86
141757
21,45
210131
24,53
-Tiền gửi dân cư
275655
72,14
474131
71,74
646460
75,47
2. Vay NHTW
148502
27,99
88664
11,83
213057
19,92
Tổng nguồn đến 31/12
530594
100
749552
100
1069648
100
(Nguồn: Báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh NHĐT&PTHT)
Biểu đồ 1: Mức tăng trưởng nguồn vốn của NHĐT&PTHT
Từ bảng trên cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm, khả năng tự huy động vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao cả về chất lượng cũng như hình thức huy động. Điều này thể hiện khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng cho khách hàng ngày càng được đảm bảo cả về số và chất lượng. Cụ thể:
Năm 2000.
Tổng nguồn vốn: 530.594 triệu đồng, tăng 190.805 triệu đồng so với năm 1999, tốc độ tương ứng là 56%, trong đó:
- Nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 382.092 triệu đồng, tăng 72% so với năm 1999, trong đó chủ yếu là tiền gửi dân cư chiếm 72% trong tổng vốn tự huy động.
- Nguồn vay Trung ương là 148.502 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là 32.386 triệu về số tuyệt đối tương ứng với tốc độ tăng là 27,89%.
Có được kết quả này là do Ngân hàng đã không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng huy động vốn bằng các hình thức huy động vốn truyền thống đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến của lãi suất huy động và nhu cầu của thị trường vốn trên địa bàn, từ đó có những giải pháp điều chỉnh linh hoạt. Ngoài ra, Ngân hàng còn tiếp tục thực hiện mở rộng mạng lưới huy động vốn trong dân cư bằng cách mở thêm phòng huy động vốn, bàn thiết kiệm…với các giao dịch viên tận tình, chu đáo, lịch sự văn minh, thủ tục đơn giản. Nhờ đó ngày càng có nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
Như vậy, trong năm 2000 nhờ chú trọng công tác huy động vốn nên chi nhánh NHĐT&PTHT đã có được nguồn huy động lớn và ngày càng nâng cao tính tự chủ về vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Năm 2001
Đây là năm đầu toàn Đảng, toàn dân ta quán triệt thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng là năm đầu thực hiện dự án cơ cấu lại hệ thống NHĐT&PTVN trong kế hoạch phát triển 5 năm (2001-2005).
Thực hiện chủ trương của ngành, tiếp tục đổi mới xây dựng NHĐT&PTHT thành một Ngân hàng vững mạnh đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đầu tư và phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chi nhánh luôn xác định hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm, chi nhánh đã có những biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh công tác huy động vốn trong các tầng lớp dân cư như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, thẻ và sổ tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó, chi nhánh còn mở rộng và hợp lý hoá mạng lưới huy động nhằm tạo ra nền tảng ổn định, vững chắc, thực hiện phương châm an toàn trong tăng trưởng. Nhờ có những chính sách thiết thực như vậy nên trong năm này Ngân hàng đã huy động được 660.888 triệu đồng, tăng 278.796 triệu so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ 72, 96% trong đó chủ yếu là do nguồn tiền gửi của dân cư tăng. Đặc biệt trong năm này, nguồn vay trung ương giảm mạnh từ 148.502 triệu xuống còn 88.664 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 40,29%.
Với những cố gắng trên, chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Năm 2002
Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ là 856.591 triệu đồng tăng 240.703 triệu so với năm 2001 trong đó tăng chủ yếu vẫn là tiền gửi dân cư tăng từ 474.131 triệu đồng lên 646.460 triệu đồng. Điều này cho thấy chi nhánh ngày càng chủ động về vốn đặc biệt là vốn tự huy động, đảm bảo được khả năng thanh toán cho khách hàng.
Trong năm này Ngân hàng vẫn chú trọng vào công tác huy động vốn làm phong phú và đa dạng loại hình huy động, thái độ phục vụ ngày càng tận tình chu đáo. Chi nhánh còn đề ra một số biện pháp nhằm giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn như giao chỉ tiêu huy động cụ thể đến từng chi nhánh trực thuộc và các phòng ban, thường xuyên bám sát diễn biến lãi suất, kịp thời điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với thị trường.
Nhìn chung trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHĐT&PTHT rất có hiệu quả tạo điều kiện cho Ngân hàng luôn tự chủ về vốn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngày càng nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường.
2.2.2.2. Về tình hình sử dụng vốn.
Một hoạt động không kém phần quan trọng đối với quá trình kinh doanh của Ngân hàng chính là việc sử dụng vốn. Những sai lầm trong nghiệp vụ này có thể dẫn đến sự phá sản của Ngân hàng kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Nhận thức đúng đắn về vấn đề này, NHĐT&PTHT luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu, thực hiện đúng các chủ trương của Nhà nước và ngành Ngân hàng với phương châm “ hiệu quả kinh doanh là mục đích của NHĐT&PTHT ”.
Trong công tác tín dụng, NHĐT&PTHT luôn chú ý chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát xem xét xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng, thực hiện cho vay đúng chế độ, thực hiện thẩm định kỹ các món vay phục vụ đầu tư và phát triển đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiêụ quả. Ngoài ra, Ngân hàng còn có chính sách ưu đãi vốn đối với các khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả, đẩy nhanh vòng quay sử dụng vốn.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng vốn của NHĐT&PTHT chúng ta xem bảng sau đây:
Bảng 2: Tổng mức dư nợ qua các năm tại thời điểm 31/12
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh số cho vay
726.151
1.037.216
1.118.213
2. Doanh số thu nợ
575.615
873.517
941.769
3. Tổng dư nợ
387.260
100
550.521
100
740.200
100
- Ngắn hạn
229.827
59,35
238.114
43,25
296.779
40,09
- Trung, dài hạn
72.775
18,79
232.754
42,28
366.983
49,58
- ĐTXDCB theo KHNN
56.028
14,47
51.389
9,33
42.226
5,70
- Tài trợ UTĐT
28.630
7,39
28.264
5,13
34.212
4,62
( Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh NHĐT&PTHT ).
* Nhận xét về cơ cấu dư nợ:
Qua bảng số liệu trên ta thấy Ngân hàng có xu hướng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng thể hiện ở tỷ trọng vốn được sử dụng được sử dụng cho vay trung, dài hạn tăng dần trong tổng dư nợ vay qua các năm.
+ Năm 2000 số dư nợ cho vay trung, dài hạn là 72.775 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,79% trên tổng dư nợ.
+ Năm 2001: số dư nợ cho vay trung, dài hạn là 232.754 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42,27% trên tổng dư nợ.
+ Năm 2002: số dư nợ cho vay trung, dài hạn là 366.983 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,58% trên tổng dư nợ.
Qua đó chứng tỏ NHĐT&PTHT luôn chú trọng đến công tác phục vụ đầu tư và phát triển. Mặc dù từ năm 2000, NHĐT&PTHT hầu như không được cho vay các dự án theo kế hoạch của Nhà nước song Ngân hàng vẫn từng bước có những chính sách thích hợp để phục vụ tốt nhất khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm khách hàng mới.
* Đánh giá chung về công tác cho vay và thu nợ.
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn của NHĐT&PTHT qua các năm là rất tốt.
- Về doanh số cho vay:
+ Năm 2000 doanh số cho vay là 726.151 triệu đồng tăng 32% so với năm 1999 và đạt chỉ tiêu do NHTW giao.
+ Năm 2001 doanh số cho vay đã lên tớis 1.037.216 triệu đồng tăng 311.065 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với tốc độ tăng là 43%.
+ Năm 2002 doanh số cho vay đã đạt tới 1.118.213 triệu đồng tăng 80.997 triệu so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng là 78%.
- Về công tác thu nợ:
Ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm đến công tác thu nợ, các khoản đã cho vay luôn được cán bộ tín dụng kiểm tra, đôn đốc thu nợ kịp thời. Điều này thể hiện qua các con số:
+ Năm 2000: doanh số thu nợ là 575.615 triệu đạt 79,26% trên tổng cho vay.
+ Năm 2001: doanh số thu nợ là 873.517 triệu đạt 84,21% trên tổng cho vay tăng 297.902 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với tốc độ tăng là 51,75%.
+ Năm 2002: doanh số thu nợ là 941.769 triệu đồng đạt 84,22% trên tổng cho vay, tăng 70.252 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với tốc độ tăng là 8%.
Chính vì tình hình cho vay và thu nợ của chi nhánh tốt nên tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm luôn nhỏ hơn 1%.
Để đạt đựoc kết quả trên chi nhánh đã có những nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thêm được nhiều khách hàng mới, thực hiện tốt chính sách khách hàng, mở rộng chiến lược kinh doanh…từ đó uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
2.2.2.3. Về tình hình các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng.
Để đáp ứng yêu cầu của một Ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm Ngân hàng phải ngày càng được mở rộng và nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Các dịch vụ của NHĐT&PTHT về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bao gồm: dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh…Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tuy mới đi vào hoạt động tháng 9/2000 song đã đóng góp phần thu đáng kể trong tổng phí dịch vụ của Ngân hàng, doanh số mở L/C thanh toán hàng xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối cũng không ngừng tăng. Ngoài ra chi nhánh còn tổ chức dịch vụ thu tiết kiệm, tiền gửi lưu động theo định kỳ ở một số Tổng công ty lớn nhằm tăng nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.
2.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHĐT&PTHT.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ không thể thiếu đối với một Ngân hàng hiện đại. Nền kinh tế ngày càng phát triển vì vậy Ngân hàng ngày càng phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của nền kinh tế trong đó không thể thiếu nghiệp vụ bảo lãnh. NHĐT&PTHT hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng là chủ yếu nên nhu cầu bảo lãnh rất lớn và phát sinh liên tục.
Mặc dù chưa thật hoàn thiện nhưng sau một số năm đi vào hoạt động, nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng đã đạt một số kết quả đáng khích lệ và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành nói chung. Sau đây là thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NHĐT&PTHT.
2.3.1. Tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT&PTHT.
2.3.1.1. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PTHT.
Quy trình bảo lãnh được áp dụng cho mọi hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT&PTHT. Về cơ bản chi nhánh tuân thủ theo đúng quy trình hướng dẫn chung của NHĐT&PTVN đồng thời cụ thể hoá một số bước cho phù hợp với tình hình thực tế. Quy trình này gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng.
Khi khách hàng đề nghị NHĐT&PTHT cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của Ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định bao gồm hồ sơ chung cho tất cả các loại bảo lãnh và hồ sơ riêng với từng loại bảo lãnh.
* Hồ sơ chung bao gồm
Giấy đề nghị bảo lãnh.
Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính.
Hồ sơ đảm bảo bảo lãnh.
Nếu khách hàng đã có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với NHĐT&PTHT thì không phải nộp hồ sơ pháp lý ( trừ trường hợp có bổ sung ).
* Hồ sơ riêng với mỗi loại bảo lãnh gồm có:
Với bảo lãnh vay vốn:
Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng bổ xung thêm tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của tổ chức tín dụng mà khách hàng có dư nợ.
Hồ sơ về dự án đầu tư bổ xung thêm:
Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu ( nếu có ).
Dự thảo lần cuối hợp đồng vay vốn nước ngoài ( nếu có ).
Văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng ( trong trường hợp vay vốn nước ngoài ).
Tài liệu về biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh và các văn bản có liên quan.
Với bảo lãnh thanh toán.
Hợp đồng mua bán hoặc bản cam kết thanh toán của các bên liên quan.
Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh.
Hạn mức vay vốn ( trường hợp thanh toán bằng vốn vay ).
Với bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng:
+ Bảo lãnh dự thầu: gồm có tài liệu mời thầu, quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: gồm có hợp đồng thi công, hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền.
Với bảo lãnh hoàn thanh toán:
- Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ ràng các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước.
Với bảo lãnh đảm bảo chất lượng sảm phẩm.
- Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có hợp đồng bổ xung quy định rõ trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.
Với bảo lãnh 100% vốn tự có của khách hàng.
Hồ sơ bao gồm: Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 25.doc