Luận văn Giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đào tạo đại học

Mục lục

CHƯƠNG 1: NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ

CHI NSNN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC . 12

1.1. GDĐH và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội .12

1.1.1. Vài nét về giáo dục và giáo dục Đại học .12

1.1.2. Vai trò của giáo dục Đại học đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước . .15

1.2. Sự cần thiết của chi NSNN đối với sự phát triển của sự nghiệp đào tạo Đại học . .19

1.2.1. Khái niệm, nội dung chi NSNN cho giáo dục Đại học .19

1.2.2. Vai trò của chi NSNN đối với sự phát triển của sự nghiệp đào tạo Đại học . .22

1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý chi NSNN cho đào tạo Đại học . .26

1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi NSNN cho đào tạo Đại học . .26

1.3.2. Nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục Đại học . .30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .32

2.1. Tổng quan về tình hình phát triển đào tạo Đại học ở nước ta

trong thời gian qua: .32

2.1.1. Đánh giá về những thành tựu đạt được .32

2.1.2. Đánh giá về những mặt chưa được: 39

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp ĐTĐH .43

2.2.1. Đánh giá tổng quát tình hình đầu tư của NSNN cho sự nghiệpđào tạo đại học .43

2.2.2. Điều hành công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học .49

2.3. Đánh giá về công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học .56

2.3.1. Về tình hình đầu tư cho đào tạo đại học . 56

2.3.2. Về qui trình lập dự toán chi NSNN cho đào tạo đại học . .57

2.3.3. Về qui trình cấp phát và quyết toán chi NSNN cho đào tạo đại học .58

2.4. Kinh nghiệm quản lý chi cho đào tạo đại học của các nước .59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI

NSNN CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC .50

3.1. Những căn cứ để tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học .61

3.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước .61

3.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp đào tạoĐH giai đoạn 2001-2010. . .62

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học .65

3.2.1. Thay đổi phương thức cấp phát NSNN cho đào tạo đại học .65

3.2.2. Xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho giáo dục đại học .67

3.2.3. Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên cho đào tạo đại học .67

3.2.4. Hoàn thiện định mức chi cho đào tạo đại học 68

3.2.5. Thực hiện phân cấp quản lý hợp lý cho các trường đại học .68

3.2.6. Tăng cường thanh tra,kiểm soát quá trình sử dụng kinh phí

chi cho đào tạo đại học 68

3.3. Các giải pháp điều kiện nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho

đào tạo đại học . .68

3.3.1. Cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước đối với

sự nghiệp đào tạo đại học .68

3.3.2. Khẩn trương thực hiện cải cách hành chính .68

3.3.3. Đẩy mạnh huy động, thu hút thêm các nguồn vốn khác ngoài

ngân sách cho đào tạo đại học .68

3.3.4. Xây dựng những kỹ năng quản lý năng động để thực hiện thay đổi

trong công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học . 68

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đào tạo đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h viên tự học thêm ngoại ngữ, tin học. Một bộ phận sinh viên đạt kết quả cao cả về học lực và phẩm chất, có ý thức, ý chí vươn lên, rất năng động sáng tạo, phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên : Trong những năm vừa qua đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH-CĐ không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.Đây không chỉ là lực lượng đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nứớc mà đồng thời, đây cũng là lực lượng nghiên cứu khoa học hùng hậu. Chính từ lực lượng này đã xuất hiện nhiều nhà khoa học lớn, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Họ đã có nhiều đóng góp tích cực, to lớn trên cả 2 phương diện đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật…Cụ thể, ta có thể thấy được tình hình phát triển đội ngũ giảng viên trong những năm qua thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Số lượng giảng viên ở các trường ĐH-CĐ trong giai đoạn 2000-2004 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Tổng số 32.205 35.938 38.608 39.985 Cao đẳng 7.843 10.392 11.215 11.551 Tiến sỹ 109 158 190 182 Thạc sỹ 1468 1960 2272 2509 Chuyên khoa I & II 56 32 94 19 ĐH-CĐ 6083 7987 8346 8557 Trình độ khác 152 255 313 284 Đại học 24.362 35.546 27.393 28.434 Tiến sỹ 4454 4812 5286 5179 Thạc sỹ 6596 7583 8326 9210 Chuyên khoa I & II 569 586 540 529 ĐH-CĐ 12422 12361 12893 13288 Trình độ khác 321 204 348 228 Nguồn : Trung tâm thông tin Bộ GD&ĐT Như vậy, số lượng giảng viên ở các trường ĐH-CĐ không ngừng tăng lên trong thời gian vừa qua.Năm 2000 số lượng giảng viên là 32.205 thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên 39.985.Tốc độ tăng qua từng năm trong thời kỳ này là: 2002 so với 2001 là 11,6%; 2003 tăng so với 2002 là 7,43%; 2004 tăng so với 2003 là 3,56%. Do đó tốc độ tăng bình quân của cả thời kỳ này là 7,53%, đây là một tỷ lệ tăng tương đối cao điều này cho thấy sự phát triển mạnh của đội ngũ giáo viên trong các trường ĐH-CĐ trong những năm qua. Nhờ có sự phát triển mạnh về đội ngũ giảng viên nên số SV bình quân trên một giảng viên ĐH-CĐ đạt được là 25,8. Không chỉ tăng về mặt số lượng mà về chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng không ngừng được tăng lên trong thời gian qua. Qua bảng 4 chúng ta có thể thấy rằng số giảng viên có trình là độ thạc sỹ và tiến sỹ không ngừng tăng lên,nếu như năm 2000 giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ mới chỉ có 109 người, trình độ thạc sỹ là 1468 thì đến năm 2004 con số này là 282 người đạt đến trình độ tiến sỹ và 2059 giảng viên có trình độ thạc sỹ. ở bậc ĐH số lượng giảng viên có trình độ cao còn lớn hơn so với bậc cao đẳng, chỉ tính riêng trong năm học 2003-2004 số giảng viên có trình độ thạc sỹ là 2010 người và trình độ tiến sỹ là 5179 người. Tính chung cả ĐH-CĐ thì số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm 41,2% trong tổng số giảng viên. Như vậy số lượng giảng viên có trình độ cao ngày một tăng ở cả 2 cấp đào tạo là ĐH và CĐ đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phân nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học : Đã có sự thay đổi so với giai đoạn trước. Đa số các trường đã và đang tiến hành xây dựng mới; nâng cấp hệ thống giảng đường, ký túc xá, khu vui chơi giải trí…cả về phần về kiến trúc và trang thiết bị nội thất theo hướng hiện đại. Từ năm 1994 đến nay, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu được đầu tư nhằm trang bị một số trang thiết bị theo các mục tiêu như hệ thống máy vi tính, hệ thống phòng học ngoại ngữ, nâng cấp cải tạo ký túc xá và đặc biệt là biên soạn giáo trình đại học, một bộ chương trình mẫu cho giai đoạn một theo nhóm ngành đã được ban hành tạm thời. Các trường đã và đang dựa vào bộ chương trình này để biên soạn lại chương trình giảng dạy cho phù hợp. Về quan hệ quốc tế : Thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế kết hợp với chính sách xã hội hoá giáo dục và tăng cường phân cấp quản lý cho các trường đại học, nhờ sự cố gắng của các Bộ và sự chủ động của các trường đại học, mà chúng ta đã mở rộng được quan hệ quốc tế, tranh thủ được sự hỗ trợ của nhiều cơ sở GDĐH, nghiên cứu khoa học nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và các tổ chức, cá nhân tri thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ngành giáo dục đào tạo nước ta đã có quan hệ hợp tác chính thức với nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Các hình thức hợp tác được mở rộng đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đại học, hiện đại hoá nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực quản lý. Đánh giá về những mặt chưa được: Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như trên, nhưng sự nghiệp đào tạo đại học ở Việt Nam vẫn còn những yếu kém, bất cập cần phải khắc phục : Hiện nay, sự nghiệp GDĐH đang đứng trước những mâu thuẫn lớn, đối mặt với thách thức gay gắt nhất là giữa yêu cầu vừa phải phát triển về quy mô, vừa phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Nguy cơ tiếp tục bị tụt hậu về kinh tế và thiếu điều kiện để phát triển các lĩnh vực xã hội còn cao, GDP trên đầu người còn quá thấp, nên đầu tư cho giáo dục đào tạo cũng như GDĐH tính theo đầu người học rất thấp, không đủ để trang trải những yêu cầu tối thiểu cần thiết về các điều kiện đảm bảo chất lượng (như trường sở, thư viện, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, giáo trình, điều kiện thực hành, thực tập, ký túc xá, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…) trong khi xã hội yêu cầu vừa phải phát triển quy mô vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực trình độ cao của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc CNH – HĐH. Sự mất cân đối giữa phát triển quy mô và các điều kiện bảo đảm sự phát triển qua nhanh về số lượng sinh viên đại học nhất là ở hai khu vực lớn là Hà nội và TP.Hồ Chí Minh, dẫn đến sự quá tải về trường lớp ký túc xá, đội ngũ giáo viên, tăng thêm tình trạng dạy chay, không gắn với đào tạo và sử dụng, sau khi tốt nghiệp phần lớn sinh viên không muốn đi công tác ở các vùng khác mà cố gắng bám trụ ở thành phố. Hơn thế nữa, là sự mất cân đối về ngành nghề, cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng, miền, tình trạng kém lạc hậu về trang thiết bị, thư viện, điều kiện tiếp nhận trực tiếp thông tin qua mạng bị hạn chế, điều kiện thực hành, thực tập khó khăn do kinh phí đào tạo quá hạn hẹp. Nội dung chương trình đã đổi mới nhưng ở nhiều lĩnh vực sách giáo khoa, giáo trình còn lạc hậu. Nhiều thông tin mới chưa được cập nhật trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kinh tế xã hội. Phương pháp dạy và học ở đại học quá lạc hậu, yếu kém, chủ yếu vẫn là tiếp thu một chiều, độc thoại, thầy giảng trò ghi. Một số trường đại học đã chú trọng thúc đẩy việc cải tiến phương pháp đào tạo nhưng mới chỉ đưa ra những biện pháp chung, chưa có quy định và cơ chế rõ ràng và chưa áp dụng một cách linh hoạt. Đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện nay thiếu, tuổi bình quân cao và nói chung còn hạn chế về trình độ, trong khi số lượng sinh viên tăng lên nhanh chóng. Tốc độ tăng giữa giáo viên và quy mô sinh viên không tương xứng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên. Cường độ lao động của giảng viên vì thế cũng tăng lên do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ giảng dạy/sinh viên xấp xỉ 1/30, nhiều trường còn cao hơn lên đến 1/60 trong khi tỷ lệ hợp lý chỉ là 1/15. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ đầu ngành tăng chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm ở một số trường. Những yếu kém đã làm không chỉ những cơ quan chức năng, tổ chức và bất kỳ ai quan tâm đến sự nghiệp GDĐH cũng đều phải day dứt trong lòng và trăn trở trong trí óc bởi đó chính là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo vẫn chưa cao ở bậc đại học nước ta hiện nay. Chúng ta cần phải nói thêm về chất lượng giảng viên vì đó là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao thông qua việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, nhưng thực tế có sự không đồng đều về trình độ. Cho tới thời điểm hiện nay mới chỉ có 4,28% giảng viên đại học, cao đẳng có học hàm Giáo sư, phó giáo sư, 14,18% có trình độ Tiến sỹ. Tuy nhiên, số lượng giảng viên này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các trường đại học lớn và các trường chuyên ngành, các viện nghiên cứu. Số lượng giảng viên trẻ có học hàm học vị còn quá ít. Chính vì vậy, đây là một vấn đề cần quan tâm là số lượng giảng viên không thiếu nhưng có nguy cơ thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành. Sức ép của việc thi vào đại học quá lớn, số lượng thí sinh dự thi cứ năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 20%. Hơn nữa, tiêu chuẩn về trường học, phòng học và phòng thí nghiệm, thực hành của sinh viên chưa được sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn khu vực nên đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó, một mặt là do nội dung chương trình, phương pháp đào tạo của chúng ta quá lạc hậu. Mặt khác, là do các điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng thì còn quá nhiều thiếu thốn. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, chậm ban hành các chủ trương chính sách vĩ mô đủ sức định hướng và xử lý kịp thời các mối tương quan lớn trong GDĐH trong cơ chế kiểu mới như: số lượng – chất lượng, cung – cầu, chi phí – lợi ích, tập trung – phân quyền. Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục còn chậm được ban hành. Năng lực cán bộ quản lý GDĐH các cấp chưa theo kịp thực tế phát triển của ngành. Công tác thanh tra, kiểm tra trong GDĐH tuy có được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, về mặt khách quan, do nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người còn quá thấp cho nên nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường còn quá thiếu thốn, eo hẹp. Trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa. Các thang giá trị đích thực của nó đang bị đảo lộn. Những giá trị mới chưa được hình thành vững chắc và ổn định, đủ sức định hướng cho sự phát triển nhân cách người học. Những khó khăn trong việc cải cách hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… đang cản trở việc giải quyết triệt để những vấn đề cụ thể của GDĐH. 2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho GD ĐH công lập ở nước ta. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ cao, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học, công nghệ hiện đại. Đó là nền giáo dục thấm nhuần sâu sắc tính nhân dân, tính dân tộc và tính hiện đại. Phát triển GDĐH đang là một nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ cao. Định hướng của Đảng về phát triển GDĐH nước ta là quan điểm đúng đắn mà nhiều nước trong khu vực đã thành công trong việc khôi phục và phát triển kinh tế như Hàn quốc, Indonesia… Phát triển nguồn nhân lực của GDĐH thắng lợi là cơ sở và yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chiến lược đi tắt đón đầu trong công cuộc CNH – HĐH nước ta từ nay năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp ĐTĐH Đánh giá tổng quát tình hình đầu tư của NSNN cho sự nghiệp đào tạo đại học. Chi NSNN cho đào tạo đại học bao gồm những khoản chi cho chương trình mục tiêu,chi thường xuyên và khoản chi cho đầu tư XDCB. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, em chi xin nghiên cứu những khoản chi thường xuyên. 2.2.1.1.Tổng chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo : Bảng 5 : Chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 KH 2005 A.Chi NSNN 132.200 158.920 187.670 223.000 B.Chi NSNN cho GD-ĐT 20.623 25.765 32.130 40.140 Chi thường xuyên 17.615 22.519 26.498 33.940 Chi đầu tư 3.008 3.246 4.900 6.200 C.Chi NSNN cho đào tạo 4.605 5.898 7.432 9.068 Tỷ lệ B / A 15,6% 16,2% 17,1% 18,00% Tỷ lệ C / B 22,32% 22,89% 23,13% 22,59% Tỷ lệ C / A 3,49% 3,7% 3,9% 4,06% Nguồn: Vụ tài chính hành chính sự nghiệp_ Bộ tài chính Qua bảng số liệu chi NSNN cho giáo dục đào tạo nói chung và sự nghiệp đào tạo nói riêng chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp đào tào, chính vì thế số chi ngân sách cho đào tạo liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2002 chi ngân sách cho đào tạo là 4.605,624 tỷ đồng chiếm 22,32% tổng chi ngân sách cho Giáo dục đào tạo. Năm 2003 là 5.897, 6085 tỷ, tăng 1292,5461 tỷ (tăng 28,07%). Năm 2004 là 7.431,669 tỷ tăng 1.534,06 tỷ đồng (tăng 26,01%) so với năm 2003. Theo kế hoạch năm 2005, chi ngân sách cho đào tạo là 9.0,7,626 tăng 1.635,957 (tăng 22,01%) so với năm 2004. Như vậy ta có chi ngân sách cho đào tạo bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2002 – 2005 là 24,66%. Trong khi đó tăng bình quân mỗi năm của chi NSNN trong giai đoạn này là 18,56%. Với tốc độ tăng chi Ngân sách cho đào tạo cao hơn so với tăng chi NSNN, điều đó chứng tỏ chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước cho phát triển sự nghiệp đào tạo. 2.2.1.2.Chi NSNN cho đào tạo đại học : Bảng 6 : Chi NSNN cho đào tạo Đại học Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 KH 2005 A.Chi NSNN cho GD-ĐT 20.623 25.765 32.130 40.140 B.Chi NSNN cho đào tạo 4.605,062 5.897,608 7.431,669 9.067,626 C.Chi NSNN cho ĐT ĐH 2.002,493 2.530,123 3.206,574 4.066,182 Tỷ lệ C / B 43,49 (%) 43 (%) 43,15 (%) 44,84 (%) Tỷ lệ C/ A 9,71 (%) 9,82 (%) 9,98 (%) 10,13 (%) Nguồn: Vụ tài chính hành chính sự nghiệp_ Bộ tài chính Qua bảng số liệu trên cho thấy, hàng năm NSNN chi cho đào tạo ĐH luôn chiếm 1 tỷ lệ tương đối ổn định (9,5% – 10 %) trong tổng chi sự nghiệp đào tạo. Điều này cho thấy sự quan trọng của đào tạo ĐH trong hệ thống đào tạo của nước ta. Bên cạnh đó, số chi NSNN cho đào tạo Đại học hàng năm cũng không ngừng tăng lên. Năm 2003 tăng 527,63 tỷ (tăng 11,46%) so với năm năm 2003. Kế hoạch năm 2005 tăng 859,606 tỷ (tăng 26,8%) so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 26,67%. Cao hơn tốc độ tăng bình quân của chi NSNN cho đào tạo là 24,67% và tốc độ tăng bình quân của chi NSNN là 18,56%. Điều này cho thấy sự ưu đãi về chính sách đầu tư của Nhà nước đối với sự phát triển của đào tạo đại học. Vì trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ cao đó chính là sản phẩm, là kết quả của sự nghiệp đào tạo Đại học. Chúng tá còn có thể nghiên cứu tốc độ chi NSNN cho giáo dục đại học trong tương quan với tốc độ tăng của quy mô đào tạo : Bảng 7: Tốc độ tăng chi NSNN cho ĐTĐH và tăng quy mô đào tạo Đơn vị : % 2003/2002 2004/2003 2005/2004 Bình quân Quy mô đào tạo 107,47 107 105 106,49 Chi NSNN cho ĐTĐH 111,46 126,74 126,81 121,67 Theo số liệu bảng trên ta thấy tốc độ của chi Ngân sách cho đạị học thường gấp 3 đến 4 lần so với tốc độ tăng qui mô đào tạo,với tốc độ tăng chi này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu chi phục vụ cho sự nghiệp đào tạo Đại học. Mặc dù chi ngân sách cho đào tạo Đại học luôn giữ khoảng 10% so với tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Nhưng có thể thấy rằng con số ngân sáchày còn thấp chưa tương xứng với vai trò và vị trí quan trọng của đào tạo đại học. Thực tế, những năm gần đây tuy đời sống cho giảng dạy trong các trường Đại học – Cao đẳng có được cải thiện nhưng nhìn chung vẫnd còn nhiềukhó khẳn dẫn đến chất lượng giảng dạy. Học tập còn hạn chế, hệ thống cơ sở vật chất. trang thiết bị thiếu thốn. Những hạn chế này một phần có quyền nhân từ việc chi NSNN cho giáo dục đào tạo, nói chung và đào tạo đai học nói riêng còn thấp. Có thể lý giải vấn đề này như sau: - Trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc dân, sự nghiệp giáo dục được coi là cơ sở, nền tảng để nâng cao dân trí. Mặt khác, số lượng học sinh ở bậc giáo dục đông hơn nhiều so với bậc đào tạo và đào tạo đại học vì thế NSNN phải bao cấp, phải chi cho đại học còn thấp. Điều này lý giải vì sao mức chi NSNN cho đào tạo đại học còn thấp. - Trong giai đoạn trước đây, giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng hoàn toàn sử dụng kính phí NSNN nhưng trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đại học phải chuyển sang tự túc một phần chi phí nên mức chi giáo dục đại học giảm đi. 2.2.1.3.Cơ cấu chi thưòng xuyên cho đào tạo đại học: Chi NSNN cho đào tạo đại học bao gồm các khoản chi XDCB, chi chương trình mục tiêu và chi thường xuyên. Như đã nói trong phần giới hạn của đề tài, phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ xin đề cập đến các khoản chi thường xuyên cho đào tạo đại học. Chi thường xuyên là các khoản chi để duy trì sự hoạt động và phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo. Cũng giống như các khoản chi thường xuyên cho các đối tượng khác, chi thường xuyên cho giáo dục đại học được chia thành 4 nhón sau: Nhóm I: Chi cho con người. Nhóm II: Chi cho công tác quản lý hành chính Nhóm III: Chi cho giảng dạy – học tập – nghiên cứu. Nhóm VI: Chi cho mua sắm sửa chữa. Trong những năm gần đây, kế hoạch chi cho từng nhóm mục chi được lập như sau: Bảng 8 : Cơ cấu các nhóm mục chi thường xuyên Năm Tổng chi TX (tỷ đ ) Nhóm I ( %) Nhóm II ( %) Nhóm III ( %) Nhóm IV ( %) 2002 1.736,161 32 16,7 31 20,3 2003 2.213,857 35 16,5 25,37 23,13 2004 2.693,522 41,15 14,7 25,9 18,25 KH 2005 3.476,586 43,63 12,44 27,59 16,34 Nguồn: Vụ tài chính hành chính sự nghiệp_ Bộ tài chính Với tỷ trọng các nhóm mục chi thường xuyên trong thời gían qua ta có thể thấy rằng:Khoản chi giành cho con người luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2002 là 32%. Năm 2003 là 35% năm 2004 là 41,15% và kế hoạch năm 2005 là 43,63%. Điều này chứng tỏ sự chú trọng trong chính sách đầu tư tới nhân tố con người. Vì đây là khoản chi quyết định đến chất lượng giảng dạy và học tập ở bậc đại học. Phải có kế hoạch chi hợp lý thi đời sống cán bộ giáo viên mới đảm bảo, mới có điều kiện giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời cũng phải có chế độ học bổng phù hợp mới phát huy, khuyến khích sinh viên hàng sang học tập nghiên cứu. Không những chiếm tỷ trọng lớn nhất mà số chi cho nhóm I cùng có xu hướng ngày càng tăng và càng chiếm tỷ trọng lớn hơn nữa. Điều này có thể lý giải là do dự tăng lên về quy mô giảng viên Đại học – Cao đẳng. Mặt khác, do giá cả tiêu dùng có xu hướng ngày càng tăng nên mức lượng cho cán bộ – giáo viên cũng phải tăng lên mới đảm bảo được đời sống của họ. Tuy nhiên, trên thực tế do tổng chi thường xuyên cho giáo dục đại học còn ít nên tổng chi cho nhóm I cũng không nhiều, mặt khác tuy là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên nhưng do tốc độ tăng giá cả hàng tiêu dùng còn nhanh hơn tốc độ tăng lương vì thế với tỷ trọng như vậy cũng chưa đủ để đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ giáo viên và do đó chưa khuyến khích người thấy tham gia nghiên cứu nâng cao chất lượng giờ giảng. Đối với các khoản chi cho nhóm II, nhóm chi quản lý hành chính, tỷ trọng của nhóm này có chiều hướng giảm xuống - đây là chiều hướng tích cực bởi việc giảm chi cho nhóm II chứng tỏ hiệu quả quản lý đã được nâng cao, nên góp phần sử dụng hiệu quả và tiết kiệm trong nhóm kính phí cho 3 nhóm chi có tầm quan trọng hơn. Đối với các khoản chi cho nhóm III, nhóm chi giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, ta có thể thấy trong bảng cơ cấu trên thì số chi cho nhóm này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau nhóm I. Mục đích của các khoản chi thuộc nhóm này là đáp ứng các phương tiện cho đào tạo như: Kinh phí mua tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình, phương tiện giảng dạy…Vì thế có thể coi khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng học tập giảng dạy.Đây là kết quả của việc nhận thức được rằng ngoài nhân tố con người là quan trọng, thì yếu tố giảng dạy, học tập, yếu tố cơ sở vật chất cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm chi này trên thực tế chưa đảm bảo đủ được điều kiện giảng dạy, giáo trình, trang thiết bị học tập chậm đối mới, thiếu dụng cụ thí nghiệm ở các trường Đại học – Cảo Đẳng hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo đại học cao đẳng ở nước ta còn nhiều hạn chế, số đông sinh viên ra trường chỉ có lý thuyết suông. Do không có điều kiện thực tế nên chứa thích ứng với nghề nghiệp và công nghệ, phong cách làm việc mới. Đối với các khoản chi cho nhóm IV, mục đích là để mua sắm, trang bị thêm hoặc khôi phục lại giá trị của TSCĐ.Đây cũng là một khoản chi quan trọng vì trang thiết bị TSCĐ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Đại học. Theo bảng trên chúng ta có thể thấy các khoản chi thuộc nhóm này thường có tỷ trọng đứng thứ 3 sau nhóm I và nhóm III. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các trường tới cơ sở vật chất , trang thiết bị. TSCĐ phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập được tốt hơm. Điều hành công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học. Hệ thống các trường Đại học–Cao đẳng ở nước ta bao gồm 2 khối. Khối các trường do TW quản lý và khối các trường do địa phương quản lý. Vì thế nguồn NSNN chi cho sự nghiệp đào tạo đại học cũng bao gồm nguồn tư NSTW và nguồn từ Ngân sách địa phương.Do đó, quy trình quản lý chi NSNN cho 2 khối trường này cũng có đôi nét khác nhau. 2.2.2.1. Quy trình lập dự toán chi NSNN cho đào tạo đại học a./ Các trường hưởng NSTW: Quốc hội Chính phủ Bộ tài chính Bộ KH-ĐT Bộ chủ quản Trường ĐH-CĐ trực thuộc b./ Các trường hưởng NS địa phương Quốc hội Chính phủ Bộ tài chính Bộ KH-ĐT UBNN tỉnh Trường ĐH-CĐ trực thuộc Chú thích: Giao số kiểm tra Tổng hợp từ cơ sở Giao nhiệm vụ chính thức Phối hợp kế hoạch ngân sách Lập kế hoạch chi NSNN cho đào tạo đại học cũng phải tuân theo trình tự chung lập kế hoạch NSNN, cụ thể bao gồm 3 bước sau: Bước1: Giao sổ kiểm tra. Căn cứ vào khả năng nguồn vốn của NSNN dự kiến có thể dùng cho nhu cầu chi của đào tạo đại học trong kỳ kế hoạch, Chính phủ ban hành chỉ thị về lập kế hoạch phát triển KTXH và lập NSNN trong đó xác định phần vốn ngân sách có thể chi cho đào tạo đại học là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, bộ KHĐT – Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cho cán bộ chủ quản và UBND các địa phương. Trên cơ sở này, các bộ và UBND hướng dẫn các trường trực thuộc xây dựng dự toán chi ngân sách ch năm kế hoạch Bước 2: Xây dựng từ cơ sở. Dựa vào sổ kiểm tra do bộ chủ quản hoặc UBND giao, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng trường để xây dựng dự toán chi cho hợp lý. Các khoản chi được xây dựng theo mục lực ngân sách và dựa trên các định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành. Sau khi các trường xây dựng xong dự toán chi thì gửi lên bộ chủ quản hoặc UBND, các bộ hoặc UBND sau khi tổng hợp dự toán của các trường trực thuộc sẽ gửi lên Bộ KHĐt và Bộ tài chính. Bộ KHĐT và Bộ tài chính sau khi phối hợp với nhau xem xét lại dự toán của các bộ chủ quản và các UBND gửi lên , thì tổng hợp dự toán và trình lên Chính phủ. Chính phủ dựa trên kế hoạch chi đà được xây dựng trình quốc hội phê duyệt. Bước 3: Giao nhiệm vụ chính thức. Dự toán chi NSNN cho đào tạo đại học nằm trong dự toán chi NSNN nói chung, sau khi đã được quốc hội phê duyệt và thông qua, chính phủ mới giao nhu cầu chi chính thức xuống cho các bộ và các UBND.Các bộ chủ quản và UBND sau khi nhận được dự toán mới giao cụ thể xuống cho các trường trực thuộc. Nhận xét: Quy trình lập dự toán chi ngân sách cho đào tạo ĐH là một quy trình khép kín, có sự tham gia của nhiều đơn vị từ cơ sở đến các cơ quan chủ quản cấp trên,. Trong quá trình quản lý chúng ta có thể nhận thấy một số ưu và nhược điểm của quy trình này như sau: Ưu điểm: - Đảm bảo tính dân chủ, trong quá trình lập dự toán, kế hoạch ngân sách được đảm bảo tính công khai minh bạch. - Phát huy quyền tự chủ của các cơ sở, các trường được chủ động lập dự toán chi cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Nhược điểm: - Phân bổ ngân sách cho đào tạo thực sự phù hợp với yêu cầu đào tạo thực tế của các trường. Theo quy định của Chính phủ, chi thường xuyên của các cơ sở đào tạo đại học được tính trên cơ sở số sinh viên trong chỉ tiêu kế hoạch do Bộ giáo dục - đào tạo và bộ KH- ĐT xác định, và một số các định mức tài chính khác. Phân bổ ngân sách cho đào tạo Đại học được theo công thức : Gi: Ngân sách của trường đại học Sij: Số sinh viên được Nhà nước cấp ngân sách của trường Đại học – Cao đẳng i thuộc nhóm ngành i. Ni: Định mức chi NSNN cho 1 sinh viên của nhóm ngành i. Cách phân bổ trên bộc lộ một số nhược điểm là: - Chi phí đạo tạo được Nhà nước cấp ngân sách cho 1 sinh viên/1năm, mức chi do Bộ Tài chính quy định trên thực tế khó có thể làm căn cứ đánh giá chi phí đào tạo thực tế của từng trường và từng ngành nghề.Theo thông tư 38TC/NSNN, định mức chi NSNN cho đào tạo Đại học được quy định là: Bảng 9: Định mức chi NSNN cho đào tạo đại học Đơn vị: nghìn đồng Khối trường theo nhóm ngành đào tạo Chi bình quân cho 1 sinh viên Chi từ NSNN 1. Kỹ thuật 5900 2116 2. KHCB 6300 1165 3.Y– Dược 6000 5189 4. VH-NT-TDTT 8000 3125 5. Kinh tế-pháp lý 5200 1217 6.Nông-lâm-ngư 5900 2261 7.Sư phạm 6300 3900 Nguồn: Vụ TCHC Sự nghiệp – Bộ Tài Chính. Việc xây dựng và ban hành hệ thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA7.doc
Tài liệu liên quan