DANH MỤC HÌNH .vi
DANH MỤC BẢNG .vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI .5
1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài .5
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .5
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài .7
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế xã hội.10
1.1.4 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài .17
1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.23
1.2.1 Khái niệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .23
1.2.2 Nội dung công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .25
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .34
1.3.1 Môi trường chính trị.35
1.3.2 Môi trường luật pháp .36
1.3.3 Môi trường kinh tế .37
1.3.4 Môi trường văn hoá - xã hội .37
1.3.5 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực .37
1.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và
bài học cho tỉnh Quảng Ninh .38
1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài .38
1.4.2 Kinh nghiệm trong nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.48
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh .55
Kết luận chương 1 .58
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2016.60
121 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung Quốc xấp xỉ 255 tỷ USD, đạt tỷ lệ 45% so với tổng số vốn FDI đăng ký. Không
những thế, tháng 3/1999, Trung Quốc mở thêm một số lĩnh vực mà trước đây người
nước ngoài không đầu tư như: viễn thông, bảo hiểm,...
Thứ tư, Trung Quốc thực hiện cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản
hóa. Trước đây, để xin cấp phép một dự án đầu tư thì cần phải có tới 70 con dấu; tuy
nhiên, đến năm 2000 chỉ cần một con dấu của cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Đồng
thời, Trung Quốc còn mở rộng quyền hạn cho từng địa phương, giao cho các nhà chức
trách tỉnh, thành phố quyền phê chuẩn những dự án đầu tư dưới 30 triệu USD.
Ngoài ra, Trung Quốc còn khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào các lĩnh
vực khác nhau, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, khuyến khích các công ty này mở rộng
các dây chuyền sử dụng và nâng cấp kỹ thuật theo chiều dọc. Chính vì vậy, trong giai
đoạn 2000 lượng vốn FDI đổ vào Trung Quốc phục hồi trở lại và đạt mức trên 42 tỷ
USD. Giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã chuyển hướng thu hút FDI từ lượng sang
chất nhằm đem lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế.
Có thể nói rằng, chính sách thu hút vốn FDI của Trung Quốc trong giai đoạn qua đã
được thực hiện một cách triệt để, tạo sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế
của Trung Quốc, góp phần đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới
hiện nay.
43
1.4.1.2 Hàn Quốc
Theo báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD năm 2017, dòng vốn FDI vào Hàn Quốc
ít nhiều không đổi trong những năm gần đây, trung bình khoảng 10 tỷ USD, nhưng
chúng đang giảm do những cú sốc từ bên ngoài, bao gồm bối cảnh kinh tế quốc tế bất
lợi. Sau khi đạt mức kỷ lục vào năm 2013 (12,7 tỷ USD) và mức thấp nhất kể từ năm
1998 vào năm 2015 (4,1 tỷ USD do Tesco rút khỏi), năm 2016, dòng chảy này đã đạt
mức 10,8 tỷ USD. Sự hấp dẫn của Hàn Quốc về đầu tư FDI là kết quả của sự phát triển
kinh tế nhanh chóng của đất nước và sự chuyên môn trong các công nghệ thông tin và
truyền thông mới. Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch chung trong các quy định là mối
quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 1.2 Thu hút FDI của Hàn Quốc, 2014-2016
FDI 2014 2015 2016
Dòng vốn FDI đầu tư vào (triệu USD) 9.274 4.104 10.827
Lượng vốn FDI (triệu USD) 640 721 814
Số đầu tư mới (Greenfield Investments)*** 144 110 153
FDI Inwards ( % GFCF****) 2,3 1,0 2,6
FDI Stock (% GDP) 12,7 13,0 13,1
(Nguồn: UNCTAD25)
Note: * Chỉ số hiệu suất đầu tư UNCTAD dựa trên tỷ lệ phần trăm của quốc gia giữa FDI và
GDP toàn cầu; ** Chỉ số FDI tiềm năng UNCTAD dựa trên 12 biến số kinh tế và cơ cấu như:
GDP, ngoại thương, FDI, cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng, hoạt động R&D, giáo dục, rui ro
quốc gia.*** Đầu tư mới là hình thức đầu tư FDI khi một công ty mẹ bắt đầu một liên doanh
mới ở nước ngoài. **** GFCF đo lường giá trị bổ sung cho tài sản cố định mua bởi doanh
nghiệp, Chính phủ và Hộ gia đình.
Có thể nói rằng, để trở thành con rồng Châu Á như hiện nay, Hàn Quốc cũng có những
sự đột phá vượt bậc trong việc phát triển kinh tế. Từ một nước chịu ảnh hưởng nặng lề
25 South Korea: Foreign Invesment. URL: https://en.portal.santandertrade.com/establish-overseas/south-
korea/foreign-investment
44
trong chiến tranh, với những cơ chế, chính sách thoáng đã giúp Hàn Quốc thực sự thay
đổi. Những bước đi của Hàn Quốc được cụ thể hóa như sau26:
Thứ nhất, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương
trước hết tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện, nước, dịch vụ công
cộng, ngân hàng,... thông qua việc vay tín dụng quốc tế. Điều này đã giúp cho sản
xuất rất phát triển: năm 1994 Hàn Quốc có khả năng xuất khẩu 92,3 tỷ USD, dự trữ
ngoại tệ đạt 22,3 tỷ USD.
Thứ hai, Hàn Quốc cũng thực hiện sửa đổi lại Luật Đầu tư theo hướng mở rộng hơn
đối với NĐT nước ngoài. Cụ thể: Cho phép NĐT nước ngoài được tham gia vào nhiều
lĩnh vực, được góp vốn vào liên doanh với tỷ lệ cao hơn hay các doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài hoạt động ở nhiều lĩnh vực trước đây bị cấm. Kết quả là, trong giai
đoạn 1997 -1986, tổng vốn FDI đầu tư vào Hàn Quốc đạt 4.323 triệu USD, từ 1987
đến 1991 đạt 7.967,1 triệu USD.
Bảng 1.3 Tốp 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc
TT Tốp các quốc gia đầu tư vào Hàn Quốc 2015 (%)
1 Nhật Bản 26.0
2 Mỹ 19.0
3 Hà Lan 9.0
4 Anh Quốc 8.0
5 Singapore 5.0
6 Đức 4.0
7 Malta 4.0
8 Trung Quốc 3.0
9 Hồng Kông 3.0
10 Pháp 3.0
(Nguồn: Thống kê của OECD)
Không những thế, tháng 11/1998, Hàn Quốc đã ban hành Luật xúc tiến đầu tư nước
ngoài mới, thực hiện chuyển từ việc Nhà nước điều tiết và kiểm soát sang thúc đẩy và
26 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Tiến Cơi (2008). Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước Châu Á, Tạp chí
ngân hàng, số 13/ 2008.
45
hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật này bao gồm 1.148 ngành nghề của nền kinh
tế, Hàn Quốc chỉ đóng cửa 13 ngành và hạn chế 18 ngành đối với NĐT nước ngoài, ưu
đãi cấp quốc gia trong việc thành lập và kinh doanh tại Hàn Quốc, đồng thời đơn giản
hoá thủ tục đầu tư. Từ năm 1999, Hàn Quốc từng bước thực hiện mở cửa đối với thị
trường đất đai và bất động sản thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, thực hiện đơn
giản hoá hoá thủ tục xây dựng nhà máy; giảm thể chế đối với các đề án xây dựng trong
khu vực đất trống,... Kết quả là tổng vốn FDI đầu tư vào Hàn Quốc tính đến hết năm
2002 là 43,7 tỷ USD và đến hết năm 2004 là 56,7 tỷ USD.
Ngày nay, Hàn Quốc không chỉ là quốc gia xuất khẩu FDI, mà trong nước hoạt động
thu hút FDI cũng diễn ra khá sôi động, các quốc gia hàng đầu nằm trong tốp 10 nước
có đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc, như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Anh,... (Bảng 1.3).
1.4.1.3 Singapore
Là một trong những đất nước giành được tự chủ muộn trên thế giới nói chung, khu vực
Đông Nam Á nói riêng (1959) nhưng Singapore lại là nước có sự phát triển thần kỳ về
mọi mặt. Singapore đã dựa vào phát triển kinh tế của mình trên một chiến lược chủ
động để thu hút FDI sử dụng sự mở cửa thương mại. Kể từ năm 2003, khi Ngân hàng
Thế giới (WB) đưa ra hệ thống xếp hạng, Singapore đã được xếp hạng đầu tiên cho chỉ
số thuận lợi kinh doanh (EBDI - Ease of Doing Business Index). Các chính sách như:
Cho vay có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, một hệ thống quy định đơn giản, ưu đãi
về thuế, một khu công nghiệp công nghiệp chất lượng cao, ổn định chính trị và sự
thiếu vắng tham nhũng khiến Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư.
Bảng 1.4 Thu hút FDI của Singapore, 2014-2016
FDI 2014 2015 2016
Dòng vốn FDI đầu tư vào (triệu USD) 73.987 70.580 61.597
Lượng vốn FDI (triệu USD) 1.019.462 1.082.014 1.096.320
Số đầu tư mới (Greenfield Investments)*** 467 386 391
FDI Inwards ( % GFCF****) 89,8 91,2 83,4
FDI Stock (% GDP) 330,8 364,5 369,2
(Nguồn: UNCTAD27)
27 South Korea: Foreign Invesment. URL: https://en.portal.santandertrade.com/establish-overseas/south-
korea/foreign-investment
46
Note: * Chỉ số hiệu suất đầu tư UNCTAD dựa trên tỷ lệ phần trăm của quốc gia giữa FDI và
GDP toàn cầu; ** Chỉ số FDI tiềm năng UNCTAD dựa trên 12 biến số kinh tế và cơ cấu như:
GDP, ngoại thương, FDI, cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng, hoạt động R&D, giáo dục, rui ro
quốc gia.*** Đầu tư mới là hình thức đầu tư FDI khi một công ty mẹ bắt đầu một liên doanh
mới ở nước ngoài. **** GFCF đo lường giá trị bổ sung cho tài sản cố định mua bởi doanh
nghiệp, Chính phủ và Hộ gia đình.
Theo báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD 2016, Singapore là nước nhận FDI lớn
thứ 7 trên thế giới và đứng thứ 3 trong số các nước Đông Á và Đông Nam Á. Năm
2009 đạt 24 tỷ USD; năm 2011 là 64 tỷ USD; năm 2012 có sụt nhẹ do biến động kinh
tế nhưng cũng đạt 56,7 tỷ USD, đứng đầu trong khối ASEAN. Vốn đầu tư vào FDI của
Singapore tăng lên28. Thời gian qua, dòng vốn FDI chảy vào Singapore đã giảm từ 65
tỷ USD năm 2015 xuống còn 50 tỷ USD vào năm 2016, mức thấp nhất trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, Singapore vẫn được xem là điểm đến hấp dẫn trên thế giới.
Các nhà đầu tư chính ở Singapore là: Mỹ, Nhật Bản, Anh Quốc, Hà Lan (Bang 1.6)
Bảng 1.5 Tốp 5 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Hàn Quốc
TT Tốp các quốc gia đầu tư lớn nhất ở Singapore 2015 (%)
1 Mỹ 19,4
2 Nhật Bản 9,0
3 Quốc đảo Vigrin (Anh) 8,5
4 Đảo Cayman (Anh) 7,8
5 Hà Lan 7,4
(Nguồn: Thống kê của OECD)
Để có được những thành tựu to lớn trong thu hút FDI, Singapore đã chú ý thực hiện
các chính sách như sau:
28 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Tiến Cơi (2008). Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước Châu Á, Tạp chí
ngân hàng, số 13/ 2008.
47
Thứ nhất, trong giai đoạn qua, Singapore đã rất thành công trong việc xây dựng môi
trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn các NĐT. Để thu hút vốn FDI, Chính phủ
Singapore rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có công nghiệp hỗ trợ phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh,
công bằng và hiệu quả. Các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước đều được
đối xử bình đẳng; tất cả đều phải tuân thủ theo hiến pháp, pháp luật. Để tránh tham
nhũng, Nhà nước Singapore cũng trả lương rất cao cho viên chức; đồng thời hàng
tháng, họ phải trích lại một phần lương coi như là một khoản tiền tiết kiệm khi về hưu.
Nếu trong quá trình công tác viên chức phạm tội tham ô sẽ bị cách chức và cắt khoản
tích lũy. Đồng thời còn phải chịu phạt tù. Điều này khiến cho tệ nạn tham nhũng ở
nước này không thể tồn tại.
Thứ ba, Chính phủ Singapore cũng thực hiện đổi mới các thủ tục hành chính theo
hướng hiện đại, tinh giản, thuận tiện, các dự án từ khi xin cấp giấy phép đến khi đi vào
sản xuất chỉ vài tháng, thậm chí có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi
vào hoạt động, đây còn gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.
Thứ tư, Singapore cũng thực hiện triệt để các chính sách khuyến khích các NĐT nước
ngoài bằng cách: NĐT nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; được hưởng
các quyền lợi như công dân Singapore đối với các NĐT có số vốn ký thác tại
Singapore từ 250.000 đô la Singapore trở lên; miễn thuế khi vay vốn, miễn thuế bản
quyền, bằng phát minh, sáng chế từ bên ngoài vào; miễn thuế đầu tư vào đào tạo nghề,
nghiên cứu khoa học, nâng cấp công nghệ,...
Thứ năm, Singapore cũng thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho các NĐT. Cụ thể:
miễn giảm toàn bộ thuế thu nhập công ty (22%) trong 5 đến 10 năm đối với các dự án
đầu tư chế tạo và dịch vụ áp dụng công nghệ cao. Ngoài ra, nếu trong quá trình kinh
doanh, chẳng may NĐT nước ngoài kinh doanh bị thua lỗ sẽ không phải nộp thuế,
cước phí trong 3 năm; nếu doanh nghiệp mở rộng sản xuất sẽ được miễn giảm thuế.
Thứ sáu, Singapore cũng xây dựng các ngành, lĩnh vực trọng điểm, cần ưu tiên để phát
triển đất nước. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương
48
sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết
bị điện và phương tiện giao thông, Tiếp theo, Singapore đã đầu tư vào ngành công
nghiệp điện tử; sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu
và kỹ thuật khai thác mỏ, Đặc biệt ưu tiên các lĩnh vực sử dụng công nghệ nguồn
từ Tây Âu và Nhật Bản. Khi đã trở thành con rồng Châu Á, Singapore lại thực hiện
đầu tư phát triển công nghiệp nặng như: đóng tàu, lọc dầu, diện dân dụng, điện tử, cơ
khí chế tạo, vật liệu xây dựng, đồ chơi, là những mặt hàng chủ lực, có sức cạnh
tranh với những nước tư bản phát triển. Đồng thời, tận dụng ưu thế sẵn có, Singapore
đã tự biến mình thành một cảng biển quan trọng của khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Đây là nơi trung chuyển hàng hóa lý tưởng từ Tây sang Đông. Do đó, Singapore đã trở
thành một khu thương mại tổng hợp hấp dẫn được nhiều NĐT nước ngoài.
1.4.2 Kinh nghiệm trong nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để có cái nhìn tổng quan hơn về kinh nghiệm thu hút FDI, nghiên cứu lựa chọn thêm
phân tích ba địa phương trong nước là Hà Nội, Bắc Ninh và Đà Nẵng, là ba trong tổng
số các tỉnh thành tiêu biểu trong thực hiện chính sách hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
thời gian qua.
Bảng 1.6 Thu hút FDI vào Hà Nội, Bắc Ninh và Đà Nẵng, 2010-2016
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Bắc Ninh 285,3 628,95 1161,02 1606,97 1585,49 3363 899,99
Hà Nội 557,4 1106,44 1345,92 1074,59 1043,25 1126,9 2794,44
Đà Nẵng 98,9 477,76 239,03 149,67 60,49 44,3 97,27
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT)
1.4.2.1 Thành phố Hà Nội
Là thủ đô của cả nước với nhiều thuận lợi và thế mạnh, Hà Nội được đánh giá là khá
thành công trong thu hút FDI trong những năm qua. Tính đến ngày 27/10/2016, Hà
Nội đã thu hút được 2.644,2 triệu USD, tăng 310% so với cùng kỳ năm 2015 (840,8
triệu USD), vượt kế hoạch năm 2016 đề ra từ 1,5 - 2 tỷ USD. Ước tính trong cả năm
49
thành phố thu hút 2,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng
798 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trên địa bàn thành phố, doanh
thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 9.100 triệu USD. Khối
doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong 3 thành phần kinh tế với
kim ngạch ước đạt 3.950 triệu USD, chiếm tỷ trọng 48,7% tổng kim ngạch xuất khẩu
trên địa bàn (tương đương cùng kỳ năm 2015). Kết quả này xuất phát từ việc TP. Hà
Nội áp dụng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể. Quy hoạch đầu tư nước ngoài là
một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của TP. Hà Nội. Định hướng và
giải pháp thu hút FDI phải gắn chặt với quy hoạch tổng thể các ngành, các vùng lãnh
thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi
thế so sánh của Hà Nội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ hai, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hà Nội nâng cao
vai trò của NSNN trong xây dựng cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng KCN. Áp dụng
quy chế ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình
trọng điểm. Ngoài ra TP. Hà Nội còn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn phát triển hạ
tầng KCN. Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO,
BT vào các dự án địa bàn cụ thể.
Thứ ba, mở rộng tự do hóa tư nhân và tăng cường xúc tiến, vận động đầu tư. TP. Hà
Nội đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư với nước
ngoài thành lập công ty cổ phần có vốn FDI. Hình thức này đã phổ biến trên thế giới
và Đông Nam Á. Đây là công ty có lợi về huy động vốn và có mức độ rủi ro thấp hơn
công ty TNHH. Cấp phép thuê nhà đất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư để xây dựng
nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam. FDI được mở rộng
kinh doanh trên các lĩnh vực tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số lĩnh
vực cụ thể khác. Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối
tác, địa điểm cụ thể. Bộ, ngành, UBND có trách nhiệm hướng dẫn NĐT trong khâu
tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Nhanh chóng xây
dựng danh mục kêu gọi FDI với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát
về nội dung, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai
50
dự án, đối tác trong nước để NĐTNN nghiên cứu các thông tin và đưa ra quyết định
đầu tư. Đặc biệt, một thành công trong công tác thu hút FDI vào Hà Nội có thể nói
đến là Hà Nội đã phát huy được lợi thế so sánh của mình và có hướng thu hút FDI
vào những ngành, lĩnh vực mà có thể khai thác tốt những lợi thế đó. Kết quả thu hút
FDI vào đất đai của Hà Nội là một ví dụ điển hình. Đất đai được UBND TP. Hà Nội
xem là trọng tâm thu hút FDI vào thành phố. Các dự án với quy mô lớn, có thể kể
đến như: Khách sạn năm sao của tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) tại khu đô thị Đông
Nam (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), diện tích 1,98ha, vốn đầu tư nước ngoài
cho dự án là 80 triệu USD với quy mô 564 phòng; siêu thị Big C,
1.4.2.2 Tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, với lợi thế về vị trí địa lý
cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng
động của lãnh đạo Tỉnh, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng
vốn FDI. Thời điểm tái lập Tỉnh năm 1997, Bắc Ninh chỉ có 4 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư đăng ký 177,58 triệu USD đến tháng 8/2016, đã tăng lên 882 dự án FDI với
tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12,1 tỷ USD. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2016, toàn
Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 111 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký
là 429,58 triệu USD. Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ về mức độ hấp dẫn các dự án FDI. Đến nay, Bắc Ninh đã có 15
khu công nghiệp (KCN) tập trung được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681
ha, trong đó có 9 KCN đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên
Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN Đô thị và dịch vụ
VSIP, HANAKA. Các KCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các ngành sản
xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, làm tăng sức
cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Không chỉ thu hút được lượng FDI lớn, Bắc Ninh còn được biết đến như là “Thánh địa
sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới”. Các dự án FDI ở Bắc Ninh còn
được đánh giá cao về chất lượng bởi sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn và thương hiệu
toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico
51
(Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia),... Đây là điểm đặc biệt đáng chú ý khi
trên cả nước, số lượng các tập đoàn lớn đầu tư còn khiêm tốn, không như kỳ vọng.
Nhìn chung, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh
tế tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, khu vực FDI đã chiếm trên 85% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp toàn Tỉnh, đóng góp tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Bắc Ninh trở
thành Tỉnh có giá trị xuất siêu lớn trên cả nước. Thu nhập bình quân của lao động
trong các KCN đạt 5,578 triệu đồng/người/tháng. Để đạt kết quả này, trong thời gian
qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt động về công tác xúc tiến thu hút
đầu tư nước ngoài, như: cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông
thoáng, minh bạch và hấp dẫn các NĐT, thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63. Các giải pháp thu hút đầu tư nước
ngoài được tỉnh Bắc Ninh thực hiện như sau:
Thứ nhất, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Định hướng lĩnh vực đầu tư: Tập trung thu hút các tập đoàn đa quốc gia (TNCs),
các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ,
tạo giá trị gia tăng lớn trên đơn vị sản phẩm; phấn đấu phát triển thành các cụm
ngành công nghiệp điện tử, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm đầu tư công nghệ cao
của cả nước.
- Định hướng địa bàn đầu tư: Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung
chủ yếu vào những địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý như các huyện Tiên
Du, Từ Sơn, Quế Võ, Yên Phong và TP. Bắc Ninh; hướng thu hút FDI đến những địa
bàn có điều kiện KTXH khó khăn hơn như: Gia Bình, Lương Tài và Thuận Thành.
- Định hướng đối tác. Khuyến khích thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia trên cả
hai hướng: (i) Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao, đảm bảo môi trường và
đóng góp lớn cho phát triển KTXH như: giải quyết việc làm, đóng góp nguồn thu lớn
cho ngân sách,; (ii) Tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các
trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Các đối tác chính hướng đến là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
52
(Trung Quốc), Châu Âu và Hoa Kỳ.
Thứ hai, tiếp tục quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng KCN, cụm công nghiệp.
Đến năm 2015 quy hoạch 15 KCN với diện tích quy hoạch là 6.847 ha. Tiếp tục thực
hiện quy hoạch và triển khai 28 khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa với tổng diện tích
863,9 ha. Đến năm 2020, cơ bản lấp đầy diện tích các KCN tập trung đã đầu tư hạ
tầng, lấp đầy 80% các cụm công nghiệp quy hoạch mới.
Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án nguồn nhân
lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo chuyên môn, tay nghề kết hợp với đào tạo
phẩm chất, con người (đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật,). Khuyến
khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Khuyến khích sự
liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp,
dạy nghề để tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu.
Thứ tư, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư là công tác của
mọi ngành, mọi cấp, cần thực hiện một cách thực sự có hiệu quả, hợp lý. Triển khai
xúc tiến đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tế của tỉnh. Chú trọng việc chuẩn bị
mặt bằng và các cơ sở hạ tầng khác cho các dự án đang xúc tiến cũng như việc giải
quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động của các dự án đã đầu tư
vào tỉnh.. Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có
tiềm năng về thương mại; Kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh lân cận
như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, các đơn vị tư vấn
chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư,
quảng bá hình ảnh của tỉnh; Lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh với
chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
Thứ năm, về quản lý Nhà nước tại địa phương đối với hoạt động FDI. Tiếp tục cải
cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm
giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp FDI, tạo môi trường đầu tư thông thoáng,
minh bạch. Hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích đầu tư đặc thù theo Nghị quyết số
24/2011/NQ-HĐND ban hành ngày 29/9/2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh; Xây dựng
cơ chế phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa cơ quan cấp tỉnh, NĐT và chính quyền
53
địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư
khi đi vào hoạt động ổn định. Thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của doanh
nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đồng thời ngăn ngừa doanh
nghiệp hoạt động trái pháp luật, thực hiện kiên quyết rút giấy phép đầu tư, giấy
chứng nhận đầu tư đối với các dự án, doanh nghiệp FDI không triển khai, chậm triển
khai dự án, hoạt động không hiệu quả, vi phạm giấy chứng nhận đầu tư và quy định
của Nhà nước.
Thứ sáu, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tiếp tục quy hoạch và tổ chức
thực hiện các KCN, cụm công nghiệp hỗ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi đối với việc thu
hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng để thu hút các tập đoàn lớn đến tìm hiểu, thực hiện đầu tư
trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ đối với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, cụm công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
1.4.2.3 Thành phố Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và cũng là
một trong những điểm sáng trong thu hút vốn FDI của khu vực miền Trung-Tây
Nguyên của nước ta. Theo báo cáo PCI 201629, TP. Đà Nẵng đứng thứ 2 trong 10 địa
điểm hấp dẫn đầu tư ở Việt Nam. Từ chính sách thông thoáng, rộng mở, TP. Đà Nẵng
đã không ngừng thu hút các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là thu hút vốn FDI phục vụ
đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã thu
hút hơn 200 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 50%
vốn đăng ký. Trong 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại thành phố Đà
Nẵng thì British Virgin Island (vùng lãnh thổ thuộc Anh) dẫn đầu với tổng số vốn
đăng ký chiếm tỷ lệ 37,4%; tiếp đó là Hàn Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản, phần
lớn các dự án tập trung vào một số lĩnh vực như: du lịch - dịch vụ, bất động sản và
công nghiệp. Trong đó, vốn FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 76%,
công nghiệp chiếm hơn 22%, còn lại là các lĩnh vực khác.
29 PCI 2016. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, tr.46.
54
Hàng năm, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đã thực hiện được gần 3.000
tỷ đồng giá trị sản lượng hàng hóa, xuất khẩu đạt gần 400 triệu USD, góp phần đáng
kể vào đổi mới công nghệ, phát triển nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, mở rộng thị
trường và tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp
phần thúc đẩy các thành phần kinh tế khác của địa phương cùng phát triển. Thành
công trong thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng xuất phát từ những nguyên nhân
sau:
Thứ nhất, TP. Đà Nẵng không ngừng nâng cao chỉ số PCI, luôn đứng trong tốp đầu,
đây được xem là một trong những nhân tố quan trọng xây dựng thương hiệu thành phố
Đà Nẵng trong cả nước và quốc tế với việc thu hút vốn FDI.
Thứ hai, lãnh đạo thành phố luôn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_nham_tang_cuong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep.pdf