Luận văn Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội tại huyện Võ Nhai

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN

TỔ QUỐC TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ .5

1.1 Cơ sở lý luận về vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện quy chế dân

chủ .5

1.1.1 Khái niệm về Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị .5

1.1.2 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị và trong thực hiện

quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.9

1.1.3 Nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội .11

1.1.4 Quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện quy chế dân

chủ cấp cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.18

1.1.5 Những chỉ tiêu đánh giá vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực

hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội .20

1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc

thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở.20

1.2 Cơ sở thực tiễn về vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện quy chế

dân chủ .22

1.2.1 Kinh nghiệm công tác phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc trong việc

thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở một số địa phương.22

1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .26

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đề tài.30

Kết luận chương 1 .35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TRONG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI HUYỆN VÕ NHAI .37

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội tại huyện Võ Nhai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện dân chủ ở địa phương, trong đó có quyền được chính quyền địa phương thông tin nhiều vấn đề quan trọng liên quan mật thiết tới đời sống của mình như: chính sách pháp luật, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề thu chi ngân sách cấp xã,... nhiều xóm, bản đã thu hút tới 99% số hộ tham gia [[13]]. Thứ hai, bên cạnh việc thường xuyên phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp, nhất là cấp cơ sở đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và nhà nước về quy chế dân chủ tới nhân dân. Mặt trận huyện đã ban hành kế hoạch tuyên truyền riêng trong hệ thống Mặt trận, trong đó xác định rõ những nội dung tuyên truyền, phương thức tiến hành công tác tuyên truyền quy chế dân chủ sao 45 cho đạt hiệu quả tốt nhất; đặc biệt trong quá trình thực hiện Mặt trận Tổ quốc huyện xác định phương châm: không cầu toàn, nóng vội, không làm ào, làm lướt mà kiên trì, thường xuyên, kết hợp với việc tổ chức thực hiện những việc làm cụ thể các nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, qua đó bổ sung, củng cố thêm nhận thức chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về vấn đề này. Do có sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao, thường xuyên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, nên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn đã chủ trì vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đến từng hộ gia đình về các nội dung thực hiện quy chế dân chủ; kết quả đến nay đã có 90% cán bộ, đảng viên và 80% đại diện hộ gia đình trong huyện đã được quán triệt những nội dung của quy chế. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và cấp xã đã chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo để tuyên truyền, phổ biến các nội dung của quy chế dân chủ, dưới nhiều hình thức như: qua hệ thống đài truyền thanh, trên bảng tin, khẩu hiệu, trong các hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể, các cuộc họp ở khu dân cư. Trong 3 năm, từ 2016- 2018 Ủy ban Mặt trận tổ quốc các xã, thị trấn trong huyện đã tổ chức được 1.044 cuộc họp với dân, thu hút 88.740 lượt người tham dự; đồng thời phối hợp với chính quyền làm được 189 bảng tin, 380 panô, áp phích và sao chụp, in ấn 15.000 bộ tài liệu các loại để chuyển tải từng nội dung của quy chế dân chủ cho nhân dân [[13]]. Công tác tuyên truyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở các xã, thị trấn được đẩy mạnh và thực hiện khá nổi bật; với nội dung tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về quy chế dân chủ, những việc dân được biết, được bàn, được quyết định cũng như thông báo cho dân biết những nhiệm vụ của Mặt trận xã, thị trấn trong việc thực hiện quy chế dân chủ, nhằm vận động các tầng lớp nhân dân tích cực phát huy quyền làm chủ của mình, hăng hái tham gia thực hiện quy chế dân chủ. Hơn thế nữa, trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, bằng hành động cụ thể, ý nghĩa; Mặt trận xã chủ trì kết hợp với chính quyền và các Ban công tác Mặt trận đã vận động nhân dân tham gia xây dựng nhiều công trình đường giao thông, nhà văn hóa xóm, kênh mương... Trong những năm qua, công tác tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ của Mặt trận trong huyện cũng có những đổi mới tích cực. Đó là ngoài việc tiếp tục thực hiện những 46 hình thức tuyên truyền thông thường, phổ biến; thì ở một số địa phương, công tác này đã có nhiều hình thức đổi mới, phong phú và đa dạng hơn; chú trọng tới chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền; ở các xã có nhiều đồng bào dân tộc, cán bộ Mặt trận đã thông qua những người có uy tín trong cộng đồng vận động đồng bào dân tộc thực hiện quy chế; tổ chức các hội nghị để biểu dương những người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, để qua đó giúp công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước theo quy định của quy chế dân chủ. Các xã đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy chế dân chủ lồng ghép với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm tuyên truyền sâu rộng các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời tiếp tục phổ biến rộng rãi các nội dung của quy chế trong dân. Thứ ba, là một số địa phương, Mặt trận đã rất chú trọng tới việc tổ chức học tập, tuyên truyền cho những đối tượng là người cao tuổi, chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng thôn, người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; nhằm tạo sự hiểu biết và ủng hộ rộng rãi mọi thành viên trong xã hội cho công tác triển khai, thực hiện quy chế dân chủ, bởi họ sẽ là những người gương mẫu thực hiện quy chế, đồng thời sẽ giúp Mặt trận tuyên truyền, vận động, giải thích trong giới mình, tổ chức mình và nhân dân thực hiện quy chế có hiệu quả hơn. Thứ tư, là thời gian qua, việc phối hợp giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ cũng được đẩy mạnh. Mặt trận các xã, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể để xây dựng nhiều hình thức tổ chức tốt cho dân học tập và cả trong quá trình thực hiện như: tổ chức theo cụm, theo giới, theo ngành nghề gắn với mô hình khu dân cư. Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã tổ chức hoặc phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền, thu hút hàng chục nghìn lượt người tham dự. Nhiều nơi có tới 80% đến 90% đại diện hộ tham dự; có khu dân cư thu hút tới 100% đại diện hộ tham gia các buổi họp dân để học tập quy chế dân chủ [[13]]. Hình thức tuyên truyền qua hệ thống thông tin công cộng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã phối hợp với chính quyền và các thành viên 47 của Mặt trận cùng cấp xuống tận xóm, bản, khu dân cư phổ biến cho nhân dân là có hiệu quả nhất. Nhờ có những hình thức tuyên truyền thích hợp và sinh động đó đã làm cho các buổi sinh hoạt của dân thêm hấp dẫn; nhân dân phấn khởi và tin tưởng hơn vào chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước. Mặt khác, do được tuyên truyền nên nhân dân đã nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó nhân dân đã tích cực, chủ động trong việc tham gia xây dựng và thực hiện những chủ trương, chính sách của nhà nước và của chính quyền địa phương, nhất là những vấn đề liên quan mật thiết tới đời sống của nhân dân như: chính sách thuế; chủ trương xóa đói giảm nghèo; việc đóng góp các loại phí, lệ phí, quỹ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vấn đề thu chi tài chính của chính quyền cơ sở; xây dựng hạ tầng cơ sở... Bảng 2.2 Kết quả phối hợp tuyên truyền Năm Số hội nghị Số lượt người tham dự Nội dung tuyên truyền 2016 41 2.250 - Tuyên truyền về công tác phòng chống TNXH, tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. - Tuyên truyền Luật phòng chống ma túy; Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật MTTQ Việt Nam. 2017 34 2.035 - Tuyên truyền Bộ Luật dân sự; Luật An toàn giao thông - Tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng 2018 42 2.290 - Tuyên truyền Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật hòa giải ở cơ sở - Tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Tổng: 117 6.575 Nhìn chung, việc tham gia tổ chức và thực hiện các phương thức tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ của Mặt trận các xã, thị trấn trong huyện là tích cực, có hiệu quả, nhiều địa phương được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận. Việc phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ do được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chú trọng, nên đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật tới đông đảo các tầng lớp nhân dân. Một số địa phương chính quyền, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã xây dựng được kế hoạch phối hợp tuyên truyền quy chế dân chủ. Bám sát vào nội dung của quy chế dân chủ và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã chủ động tổ chức hoặc phối hợp với chính quyền và các đoàn thể tổ 48 chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực, phù hợp để đưa các nội dung của quy chế dân chủ tới từng hộ gia đình, từng người dân. Qua đó làm cho quy chế dân chủ được thực hiện có hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc được tăng cường, tạo điều kiện cho chính quyền cũng như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện vẫn còn hạn chế. Có nơi hoạt động còn mang tính hình thức, tính phong trào, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc một số địa phương còn chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền; hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, nội dung chưa sâu; nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn; hơn nữa trình độ một bộ phận cán bộ Mặt trận cấp xã còn hạn chế nên việc tổ chức thực hiện và giải thích các nội dung của quy chế còn lúng túng, chưa thật sự thuyết phục được nhân dân. Một số nơi hoạt động phối hợp với các tổ chức thành viên trong tuyên truyền còn yếu, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. 2.3.2 Hoạt động phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện quy chế Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nắm vững nội dung của quy chế dân chủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên còn tích cực chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền để từng bước đưa quy chế đến với mọi người dân và đi vào cuộc sống. Những năm qua công tác Mặt trận tham gia thực hiện quy chế dân chủ đã tập trung vào các hoạt động sau đây: a) Trên cơ sở các quy định của pháp luật, công tác phối hợp thực hiện quy chế giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với chính quyền trong những năm qua đã có những chuyển biến rất tích cực. Chất lượng xây dựng các quy chế phối hợp đã được nâng lên, nhất là ở cấp xã. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc Mặt trận tham gia thực hiện quy chế. Cho đến nay hầu hết Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã ban hành quy chế phối hợp công tác với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc triển khai thực hiện các khâu dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân giám sát, dân kiểm tra. Trong quy chế phối hợp có phân công trách nhiệm cụ thể của từng bên trong việc phối hợp thực hiện, quy định rõ việc nào của chính quyền, việc nào 49 do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện; qua đó nhằm tạo cơ sở pháp lý để các bên nêu cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện, làm cho công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền ở một số nơi nơi chặt chẽ và thu được những kết quả rất tích cực. Thực tế những năm qua, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở các địa phương cho thấy, Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp đã giữ vai trò là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân trong việc thực hiện quy chế. Mặt khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên đều tham gia Ban chỉ đạo ở từng cấp, nên đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy chế ở địa phương. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo nên một sự thay đổi đáng kể, làm cho bộ mặt ở cả nông thôn và thành thị đều có bước chuyển biến rất tích cực, khang trang, sạch đẹp hơn; có nhiều công trình mới về xây dựng hạ tầng cơ sở, các công trình phúc lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, trị giá hàng tỉ đồng đã được xây dựng ở các địa phương; trong đó phần lớn do nhân dân đóng góp. Những việc dân bàn và quyết định, nhân dân đã trực tiếp bàn bạc, thống nhất và quyết định các mức đóng góp để xây dựng các công trình; đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát thực hiện các công trình đó, nên chất lượng các công trình được đảm bảo, tiết kiệm tiền bạc và hạn chế nhiều tiêu cực. Điều đáng quan tâm là ở một số địa phương như xã Phú Thượng, La Hiên, Lâu Thượng,... Mặt trận là nòng cốt hướng dẫn, vận động nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những công việc liên quan đến sự đóng góp tài chính của dân để xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương như: đường điện, nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, kênh nương Ví dụ như ở xã Dân Tiến, một xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người dân còn thấp, nhưng do thực hiện quy chế dân chủ, mọi vấn đề thu chi tài chính đều được công khai; Mặt trận đã tích cực phối hợp cùng với chính quyền vận động nhân đóng góp để nâng cấp, sửa chữa được 20 km đường giao thông nông thôn,... trị giá tới 2 tỷ đồng, trong đó phần lớn nhân dân tự đóng góp bằng tiền, hiện vật và hàng ngàn ngày công lao động [21]. Hay ở xã Bình Long, trong năm 2017 các Ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng xóm lấy ý kiến của nhân dân đóng góp được 980 triệu đồng và 500 ngày công để xây dựng được gần 10 km đường giao thông nông thôn [[12]];... Kinh nghiệm 50 ở nhiều địa phương khác chính là cấp ủy Đảng đặc biệt quan tâm, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương đi sâu sát quần chúng, huy động nhân tài, vật lực trong nhân dân để xây dựng xã, xóm ngày càng văn minh, giàu đẹp. Ở một số xã, sau các hội nghị của nhân dân kết thúc, mặc dù đã có sự nhất trí của đa số chủ hộ dự họp; nhưng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, Ban công tác Mặt trận vẫn phối hợp cùng với chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở xã, ở xóm tiếp tục vận động, giải thích để các hộ dân còn lại hiểu thêm và tự nguyện đóng góp theo ý kiến đa số. Song song với việc vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở; Mặt trận các cấp còn tích cực vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện quy chế về tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng cơ sở. Phần lớn Ban giám sát công trình do nhân dân trực tiếp thành lập để giám sát quá trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân đều có đại diện của Mặt trận và Ban Thanh tra nhân dân xã tham gia. Với trách nhiệm được giao là giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả. Trong những năm qua Ban giám sát công trình ở các địa phương đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình; tạo được sự tin tưởng trong nhân dân. Một số nơi, qua thực hiện nhiệm vụ, Ban giám sát đã phát hiện kịp thời nhiều biểu hiện tiêu cực trong việc thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; đồng thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Kinh nghiệm cho thấy, để đạt được những kết quả như trên, có một nguyên nhân quan trọng là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình. Thông qua các cuộc họp dân ở xóm, làng do chính quyền và Mặt trận cơ sở tổ chức, mọi người dân đều được dân chủ bàn bạc công khai các công việc liên quan đến đời sống của mình và trực tiếp quyết định những công việc đó; qua đó đã huy động được nguồn lực to lớn cả về vật chất và tinh thần trong dân vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của địa phương. Quyền làm chủ của nhân dân khi đã được tôn trọng và thực sự bảo đảm sẽ là 51 một động lực vô cùng quan trọng để các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước được thực thi có hiệu quả trong thực tế. b) Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp để lồng ghép nội dung các phong trào, các cuộc vận động vào các nội dung của quy chế để vận động nhân dân tham gia thực hiện quy chế ở nông thôn. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, nhất là ở khu dân cư; trong quá trình thực hiện quy chế đã được Mặt trận Tổ quốc các cấp lồng ghép, phối hợp thực hiện, nên đã thu được nhiều kết quả, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp thực hiện rất có hiệu quả quy chế dân chủ với các nội dung của cuộc vận động trên; vì vậy cuộc vận động đã mang lại kết quả thiết thực, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; làm cho việc thực hiện nhiều chủ trương như xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa ... ở địa phương thu được nhiều kết quả. Bảng 2.3 Kết quả vận động xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa Năm Số hộ đạt /Số hộ toàn huyện Tỷ lệ Số khu đạt /Tổng số khu dân cư Tỷ lệ 2016 13.738/17.040 80,2% 117/174 67,2% 2017 14.342/17.104 83,9% 123/174 70,7% 2018 14.604/17.243 84,7% 129/174 74,1% Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với việc vận động nhân dân tích cực ủng hộ các quỹ tình nghĩa, quỹ xóa đói giảm nghèo; kết quả trong 3 năm qua xây dựng được 68 ngôi nhà đại đoàn kết cho các đối tượng hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá gần 1.895 triệu đồng; tặng 6 ngôi nhà tình nghĩa, trị giá 95 triệu đồng; nhân dân cũng đóng góp được gần 900 triệu đồng vào quỹ ngày vì người nghèo [[13]]. Mặt khác, do phát huy tốt quy chế trong việc chọn đối tượng để ủng hộ; nhân dân được bàn bạc công khai, dân chủ từ thôn, 52 xóm lên xã nên không có đối tượng được tặng tiền, tặng nhà lại gây thắc mắc trong nhân dân. Kết quả vận động ủng hộ, xây dựng quỹ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4 Kết quả vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và công tác vận động ủng hộ Năm Quỹ “Vì người nghèo” Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Công tác vận động ủng hộ Cấp huyện Cấp xã Cấp huyện Cấp xã 2016 170.450.000 95.125.000 200.400.000 102.537.000 - Ủng hộ đồng bào Miền Trung bị bão lụt số tiền là 172.623.000đ - Ủng hộ xây dựng bia di tích lịch sử “Nơi thành lập chính quyền huyện Võ Nhai” được trên 150 triệu đồng 2017 157.818.000 122.161.000 179.000.000 135.606.000 - Ủng hộ đồng bào các tỉnh Duyên hải Miền Trung khắc phục xâm nhập mặn, hạn hán số tiền 119.898.000đ - Vận động ủng hộ “Vì Trường Sa thân yêu”, số tiền 222.559.000đ. 2018 200.000.000 135.301.000 168.500.000 137.328.000 - Ủng hộ Quỹ ‘Vì biển đảo quê hương, vì biên cương Tổ quốc” được 255.857.000đ Tổng: 528.268.000 352.587.000 547.900.000 375.471.000 920.937.000 c) Thực hiện quy chế dân chủ còn góp phần tích cực vào sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền đã phối hợp chặt chẽ hơn trong việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú, nhân dân đã đóng góp những ý kiến thẳng thắn, chân tình với các ứng cử viên; qua đó giúp cho Mặt trận Tổ quốc các cấp lựa chọn, giới thiệu được những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, xứng 53 đáng để bầu vào Quốc hội và các cơ quan dân cử ở địa phương. Điều đó thể hiện ý thức chính trị và tinh thần trách nhiệm cao của đại đa số cử tri trong việc phát huy quyền làm chủ của mình để xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, hoạt động có hiệu quả, thực sự là của dân. d) Theo quy định của quy chế dân chủ thì Ban công tác Mặt trận có nhiệm vụ tham gia phối hợp với Trưởng xóm, bản trong việc xây dựng cộng đồng dân cư. Đây là một hoạt động khá nổi bật của Mặt trận cơ sở trong thời gian qua, nhất là việc bầu trưởng xóm đã đi vào nề nếp hơn. Quy trình bầu trưởng xóm được thực hiện như sau: căn cứ vào tiêu chuẩn của Trưởng xóm, Ban công tác Mặt trận hiệp thương giới thiệu nhân sự để đưa ra hội nghị nhân dân ở xóm, làng để nhân dân trực tiếp quyết định; nhân dân bầu bằng cách bỏ phiếu kín, hoặc giơ tay do hội nghị nhân dân quyết định. Qua kiểm tra, khảo sát và báo cáo của các địa phương; thì nhìn chung các Ban công tác Mặt trận ở xóm, làng của các xã, thị trấn đã tham gia tích cực, có hiệu quả công tác hiệp thương giới thiệu nhân sự, vận động nhân dân đi bầu, giám sát việc kiểm phiếu, cũng như phối hợp tổ chức các hội nghị nhân dân ở xóm, làng để nhân dân bầu trưởng xóm. Mặt trận Tổ quốc ở xã, thị trấn còn tham gia phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên trong việc xây dựng tổ an ninh nhân dân, tổ bảo vệ sản xuất, tổ hòa giải nhân dân, tổ nhân dân tự quản ... ở xóm, làng; như: lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu vào tổ hòa giải, tham gia tuyên truyền pháp luật về hòa giải cho nhân dân. Đây là những tổ chức ở cơ sở góp phần thiết thực vào việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương và giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; hạn chế được các vụ khiếu kiện vượt cấp; vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; bảo đảm cho quy chế dân chủ thực hiện có hiệu quả. Toàn huyện có 174 tổ hòa giải ở các khu dân cư, mỗi tổ có từ 5 đến 7 thành viên, gồm cán bộ Mặt trận, đại diện các đoàn thể và những người có uy tín tại khu dân cư, trong 3 năm qua đã hòa giải thành 585/612 vụ việc, đạt tỉ lệ 95,6%. Mặt trận Tổ quốc huyện đã phối hợp với Phòng Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho các thành viên tổ hòa giải cơ sở; Phối hợp tổ chức tập luyện tham gia cuộc thi hòa giải viên giỏi trong toàn tỉnh [[13]]. 54 e) Thực hiện các quy định của quy chế dân chủ về vai trò của Mặt trận trong việc xây dựng hương ước, quy ước; thời gian qua Mặt trận các xã, thị trấn và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đã tích cực, chủ động và đóng vai trò là nòng cốt trong việc phối hợp xây dựng và vận động, tổ chức để nhân dân thông qua. Nhiều nơi, Ban công tác Mặt trận cùng với Trưởng xóm và Bí thư chi bộ ở xóm, bản, khu dân cư đã chủ động phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bàn bạc, xây dựng, góp ý vào các bản Dự thảo hương ước, quy ước ở từng khu dân cư trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các hương ước, quy ước được ban hành nhằm điều chỉnh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ở cộng đồng dân cư, như: quy ước xây dựng gia đình văn hóa, quy ước về việc cưới, việc tang, lễ hội, quy ước bảo vệ an ninh. Đến hết tháng 12 năm 2018, có 100% các xóm, làng, bản xây dựng được hương ước, quy ước được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt [[13]]. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở xóm, làng, bản đã góp phần làm lành mạnh một bước môi trường xã hội, môi trường văn hóa giáo dục, quan hệ ứng xử trong gia đình và cộng đồng ngày càng tốt đẹp; làm ổn định tình hình an ninh trật tự, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân, của cộng đồng dân cư ở các làng, xóm, xây đắp thêm tình làng nghĩa xóm, làm giảm được nhiều mâu thuẫn ở cộng đồng dân cư; bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ được nhiều các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan trong nhân dân, như: trong việc cưới đã bỏ được những thủ tục ăn hỏi rườm rà, không hút thuốc, không uống rượu say, cô dâu mặc áo dài dân tộc; trong việc tang không tổ chức cầu hồn, không lăn đất, không để thi hài quá 24 tiếng, không thổi kèn quá khuya....; đặc biệt Mặt trận Tổ quốc các xã đã vận động nhân dân trong xã không tổ chức ăn, uống rượu trong ngày lễ tang, làm tiết kiệm được từ mỗi đám từ 3 đến 5 triệu đồng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, nhìn chung Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã tham gia rất tích cực, có hiệu quả từ việc vận động nhân dân đến dự các các hội nghị góp ý kiến, thảo luận và thông qua hương ước, quy ước; góp phần tích cực vào công tác xây dựng hương ước, quy ước ở địa phương. Song một số xã, Mặt trận Tổ quốc còn chưa chủ động đi sâu nghiên cứu để góp phần cùng với cấp ủy Đảng và chính quyền xây dựng quy chế, quy ước, hương ước theo sự hướng dẫn của cấp trên; nội dung các hương ước, quy ước còn quy định chung chung, thiếu cụ thể, chưa bao quát hết các vấn đề trong địa bàn 55 dân cư, chưa căn cứ vào truyền thống tốt đẹp và đặc điểm của từng địa phương; việc phê duyệt hương ước, quy ước của Ủy ban nhân dân huyện còn chậm, dẫn đến tiến độ xây dựng hương ước, quy ước ở xóm, bản một số địa phương còn chậm. f) Để thực hiện tốt các chức năng thực hiện quy chế dân chủ, những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tập trung kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban công tác Mặt trận. Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các Ban công tác Mặt trận; trong đó có việc phối hợp với trưởng xóm xây dựng cộng đồng dân cư, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra việc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_phat_huy_vai_tro_cua_mat_tran_to_quoc_tro.pdf
Tài liệu liên quan