MỤC LỤC.1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .5
DANH MỤC CÁC BẢNG.6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.7
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I .3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN.3
VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .3
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .3
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử .3
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử.4
1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử .5
1.1.4 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.11
1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .12
1.2.1 Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.14
1.2.2 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử 17
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ.19
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài.19
1.3.2 Các nhân tố nội tại của ngân hàng .21
1.4 SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.23
1.4.1 Khài quát về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một
số nước trên thế giới.23
1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .26
CHƯƠNG 2 .27
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ.27
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH VIỆT TRÌ .27
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.27
2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Quân đội. .27
97 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển các sản phẩm ‘ngân hàng điện tử’ tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược nhận giải
thưởng dịch vụ thanh toán toàn cầu và quản lý vốn xuất sắc do SHB – Mỹ trao tặng.
Năm 2006, MB được được tập đoàn Standard Chartered Bank trao tặng giải thưởng
“ Ngân hàng đạt chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006”. Đồng thời, MB
cũng nhận được nhiều giải thưởng khác do các tổ chức cá nhân trong nước bình
chọn: Sao vàng đất Việt, Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2005, Thương hiệu Việt
uy tín chất lượng năm 2007, giải thưởng “ Quả cầu vàng”, danh hiệu : “ Doanh
nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”, đặc biệt trong năm 2012 MB được
đánh giá nằm trong top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt NamVới
những kết quả tốt đẹp đã đạt được, có thể khẳng định rằng MB là một trong những
ngân hàng có sức phát triển nhanh, tăng trưởng tốt và hiệu quả.
MB cũng đặc biệt chú trọng công tác phát triển mạng lưới, khẳng định
thương hiệu ở khắp các vùng miền đất nước. Hiện tại, MB đã có hơn 180 điểm giao
dịch tại hầu khắp các tỉnh thành trong nước và 02 chi nhánh nước ngoài (tại Lào và
Campuchia). Số lượng cán bộ nhân viên đạt trên 5.200 cán bộ.
b. Kế hoạch phát triển trong tương lai
Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, MB chú ý nâng cao chất lượng hoạt động,
đảm bảo an toàn và hiệu quả; kiên trì với định hướng “tăng trưởng hợp lý, tái cơ
cấu, hiệu quả”, “phát triển bền vững” và “quản trị rủi ro chặt chẽ”; chú trọng công
tác quản trị, hoàn thiện cơ cấu tổ chức; lấy sự bền vững làm nền tảng phát triển.
¾ Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2012 – 2015:
- Đứng trong Top 3 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
- Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng
bình quân của ngành Ngân hàng.
30
¾ Tầm nhìn giai đoạn 2010 – 2015:
Trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, hướng tới vị trí
trong top 3, với định vị là một ngân hàng cộng đồng, có đội ngũ nhân viên thân
thiện và điểm giao dịch thuận lợi.
¾ Phương châm chiến lược giai đoạn 2010 – 2015
Tăng trưởng mạnh, tạo sự khác biệt và bền vững bằng văn hóa kỷ luật, đội
ngũ nhân sự tinh thông về nghiệp vụ, cam kết cao và được tổ chức khoa học.
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của MB Việt Trì
a. Sự hình thành
Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Việt Trì (MB Việt Trì) được thành
lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 0100283873-017 do Sở Kế hoạch & Đầu
tư tỉnh Phú Thọ cấp lần thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2013.
MB Việt Trì là chi nhánh cấp I, trực thuộc Hội sở, hoạt động theo luật các
tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của MB. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ
thuộc có con dấu riêng và bảng cân đối tài khoản, đại diện theo uỷ quyền của MB,
có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của MB, chịu sự ràng buộc về quyền và
nghĩa vụ đối với MB.
Ban đầu, Chi nhánh có trụ sở đặt tại địa chỉ 2175 Đại lộ Hùng Vương –
phường Gia Cẩm – Việt Trì – Phú Thọ với 18 cán bộ. Hiện tại, trụ sở chi nhánh đã
được di dời sang địa chỉ 1596 Đại lộ Hùng Vương – phường Gia Cẩm – Việt Trì –
Phú Thọ, số cán bộ nhân viên chính thức là 73.
b. Quá trình phát triển
Sự ra đời của MB Việt Trì là bước mở đầu cho sự phát triển của MB trên
địa bàn các tỉnh Tây Bắc – một trong những vùng định hướng phát triển kinh tế của
cả nước, thể hiện hướng đi đúng trong hướng phát triển tất yếu phù hợp với quy luật
phát triển của hệ thống MB.
Năm 2006, Chi nhánh đi vào hoạt động tại trụ sở với 2 phòng – phòng quan
hệ khách hàng, phòng kế toán & dịch vụ khách hàng – cùng với 2 bộ phận –bộ phận
Quản lý tín dụng và bộ phận Hành chính tổng hợp.
31
Năm 2007 Chi nhánh đã tăng cường mở thêm 02 phòng giao dịch (PGD):
PGD Phú Hộ (tại Thị xã Phú Thọ) và PGD Nam Việt Trì (gần đầu cầu Việt Trì).
Năm 2008, Chi nhánh tiếp tục mở mới thêm 02 PGD mới: PGD Đền Hùng và PGD
Vĩnh Phúc, nâng tổng số điểm giao dịch đã đi vào hoạt động của chi nhánh tính đến
31/12/2009 là 1 chi nhánh trung tâm và 04 PGD.
Năm 2011 do yêu cầu của NHNN, Ngân hàng TMCP Quân đội đã tách và
nâng cấp PGD Vĩnh Phúc Thành chi nhánh online (Chi nhánh cấp I). Cùng với thời
gian này MB Việt trì đã mở thêm 01 Quỹ tiết kiệm tại huyện Lâm Thao nơi có một
trong những doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Phú Thọ hoạt động là Công ty Cổ phần
Supe và Hóa chất Lâm Thao.
Các điểm giao dịch của Chi nhánh mở ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng
nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, phù hợp với chiến lược phát triển của MB
Việt Trì. Do đó, ngay sau khi đi vào ổn định tổ chức, các điểm giao dịch hoạt động
hiệu quả, an toàn thu hút được số lượng lớn khách hàng đến giao dịch.
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi
nhận:
- Số lượng vốn huy động từ 117 tỷ đồng năm 2006, 1.080 tỷ đồng năm
2011, lên đến 1.245 tỷ đồng năm 2012 và đạt 1.434 tỷ đồng năm 2013.
- Dư nợ tăng trưởng từ 59 tỷ đồng năm 2006, 895 tỷ đồng năm 2011, 783 tỷ
đồng năm 2012 và đạt 851 tỷ đồng năm 2013 (đưa chi nhánh trở lại chi nhánh nhóm
3 của MB – nhóm các Chi nhánh có quy mô từ 800 đến 1.800 tỷ đồng).
- Số lượng CBCNV của chi nhánh từ 18 CBCNV năm 2006 tăng lên 83
CBCNV năm 2013 (trong đó gần 95% CBCNV có trình độ đại học và trên đại học).
Đến nay qua hơn 7 năm hoạt động với những thành tựu đã đạt được, MB
Việt Trì đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ và các địa phương lân cận với nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và kinh
nghiệm kinh doanh lâu đời hơn.
Kế hoạch đặt ra cho MB Việt Trì là trở thành một trong 3 ngân hàng đứng
đầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với thị phần khoảng 10% vào cuối năm 2015, từ đó
32
nâng cấp trở thành ngân hàng cấp vùng, quản lý các tỉnh khu vực Tây Bắc. Trước
mắt trong năm 2014 đạt quy mô 1.500 tỷ đồng huy động vốn, 925 tỷ đồng dư nợ và
đạt lợi nhận trước thuế trên 22 tỷ đồng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của MB Việt Trì
Tại MB, bộ máy tổ chức quản lý của các Chi nhánh trực thuộc được áp
dụng theo 2 mô hình đó là:
Mô hình Chi nhánh ngân hàng đa năng: mô hình này được áp dụng đối với
các Chi nhánh có nhóm khách hàng mục tiêu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV), khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp lớn
(DNL) đủ lớn và đúng chiến lược của ngành.
Mô hình Chi nhánh ngân hàng cộng đồng: mô hình này được áp dụng đối
với các Chi nhánh có nhóm khách hàng mục tiêu là khách hàng DNVVN, KHCN và
có thể có DNL với số lượng không nhiều.
Đối với MB Việt Trì, bộ máy tổ chức quản lý được áp dụng theo mô hình
Ngân hàng cộng đồng với 01 Giám đốc; 02 Phó giám đốc; 05 phòng chuyên môn;
01 bộ phận kiểm soát tuân thủ, 03 PGD và 01 QTK.
33
(Nguồn: MB Việt Trì)
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của MB Việt Trì
2.1.4. Hoạt động kinh doanh của MB Việt Trì
a. Tình hình kinh tế xã hội và hệ thống ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đô Hà Nội 85 km
về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà
Nội, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất đai 3.519, 6
km2 với dân số 1,3 triệu dân.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi
Giám đốc
Chi
nhánh
Khối kiểm
tra, kiểm
soát nội bộ
Khối
thẩm
định
Phó GĐ phụ
trách kinh
doanh bán lẻ
Phó GĐ
phụ trách
vận hành
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
hỗ trợ
Bộ phận
kiểm
soát
tuân thủ
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
khách
hàng cá
nhân
(KHCN)
Phòng
thẩm
định
PGD
Phú Hộ
PGD Nam
Việt Trì
PGD Đền
Hùng
Quỹ tiết
kiệm Lâm
Thao
34
khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc, tạo nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư
đến với tỉnh Phú Thọ, từ đó các ngân hàng cũng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong
phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mình.
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,
huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông,
Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị -
kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn
và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành
tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp
một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát
triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò,
đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng,
hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát
triển cây lương thực và chăn nuôi.
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản.
Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may
vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được
một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.
Nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua cũng không nằm ngoài sự
biến động và khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, tuy nhiên vẫn duy trì ổn
định: Tăng trưởng kinh tế đạt 6,43%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
5,63%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,73%.
Năm 2013, GDP bình quân đầu người của tỉnh vượt ngưỡng 1.000 USD.
Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ tính đến nay có 13 NHTM: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
(BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng
TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu
35
Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng
TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng
TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank); Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienviet Post Bank), Ngân
hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-op Bank); ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển
(VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP).
Một số chỉ tiêu năm 2013 của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn
tỉnh:
- Tổng huy động vốn khoảng 21.274 tỷ đồng – tăng 21,42% so với đầu năm.
Trong đó: tiền gửi dân cư 16.942 tỷ đồng – tăng 20,94%; tiền gửi TCKT 4.332 tỷ
đồng tăng 23,32%. Các ngân hàng TMCP (không tính NHTM được cổ phần từ Nhà
nước) đạt 3.976 tỷ đồng – chiếm 18,6% thị phần.
- Tổng dư nợ đạt khoảng 23.126 tỷ đồng tăng 12,12% so với năm 2012. Các
ngân hàng TMCP (không tính NHTM được cổ phần từ Nhà nước) đạt 1.319 tỷ đồng
giảm 16,34% so với đầu năm và chiếm 5,7% thị phần.
- Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng
hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đầu tư mạnh vào
công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua
thu nhập từ các mảng hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh vừa qua phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và quy mô hoạt động; ngoài ra, các Ngân hàng TMCP của Nhà nước như
Vietcombank, Vietinbank, BIDV luôn áp dụng các chính sách giá và phán quyết
cho vay ưu đãi từ các gói hỗ trợ của Nhà nước để thu hút khách hàng tạo nên sự
cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong tất cả các sản phẩm dịch vụ, nhất là trong
lĩnh vực cho vay. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tài chính ngân hàng
trong giai đoạn 2011 – 2013 đã ảnh hưởng đến hoạt động phát triển, mở rộng cho
vay của các NHTM nói chung và của MB Việt Trì nói riêng.
36
b. Hoạt động kinh doanh của MB Việt Trì giai đoạn 2011 – 2013
Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của MB Việt Trì luôn bám
sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương hướng, mục tiêu của MB, triển
khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát
triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng
giai đoạn cụ thể. Vì thế, MB Việt Trì đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh
doanh hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Việt Trì trong những năm
gần đây qua các mặt hoạt động như sau:
- Huy động vốn
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chương trình hiện đại hoá
ngân hàng, công tác huy động vốn của MB Việt Trì đã phát triển, đa dạng hoá với
nhiều loại sản phẩm. Nếu như những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu
thông qua các sản phẩm tiền gửi thông thường với một số kỳ hạn thì đến nay MB
Việt Trì đã mở rộng, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi
tích luỹ, bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi, phương thức trả lãi linh
hoạt... Bên cạnh đó, MB Việt Trì còn thực hiện các chương trình khuyến mại đối
với khách hàng gửi tiền như tặng thẻ bảo hiểm, quà tặng, tiền mặt tương ứng với tỷ
lệ số tiền gửi. Thực hiện các chương trình truyền thông để giới thiệu các chương
trình, sản phẩm huy động vốn tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Vì vậy, nguồn vốn
huy động của MB Việt Trì không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể như sau:
37
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của MB Việt Trì (Giai đoạn 2011 – 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Việt Trì 2011, 2012, 2013.
Nguồn vốn huy động của MB Việt Trì đến 31/12/2013 là 1.434 tỷ đồng; tăng
189 tỷ đồng, tương đương khoảng 15% so với đầu năm; đạt 169% kế hoạch đề ra;
chiếm 7% thị phần trong toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn, chiếm 36% thị phần
các Ngân hàng TMCP (không tính NHTM được cổ phần từ Nhà nước).
Biều đồ 2.2: Thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2013
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ 2013
38
Nguồn vốn huy động từ các TCKT và dân cư luôn chiếm trên 90% tổng
nguồn vốn của MB Việt Trì. Cơ cấu nguồn vốn huy động như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MB Việt Trì (Giai đoạn 2011 - 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Bảng cân đối tài sản MB Việt Trì 2011 -2013
+ Theo nguồn huy động
Tính đến thời điểm 31/12/2013 tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 18,5% nguồn
huy động, đây là một tỷ lệ tương đối tốt. Trong đó:
Nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn giữ ổn định ở 3 khách hàng truyền
thống là Công ty Supe hóa chất Lâm Thao, Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty
Cổ phần Giấy Việt Trì; nguồn huy động là dư tiền gửi 60,68 tỷ đồng; đạt 120% kế
hoạch đề ra. Nguồn vốn huy động đang có sự dịch chuyển từ Không kỳ hạn sang
tiền gửi Có kỳ hạn. Tuy xu hướng này sẽ làm giảm lợi ích thu được từ khách hàng
nhưng lại đem lại cơ cấu vốn bền vững hơn.
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nguồn vốn huy động 1.080 1.245 1.434
Theo nguồn huy động
Từ tổ chức 204 231 280
Từ dân cư 876 1.014 1.154
Theo kỳ hạn
Dưới 12 tháng 985 1.125 1.030
Trên 12 tháng 95 188 404
Theo loại tiền
Việt Nam đồng 939 1.170 1.346
Ngoại tệ (quy đổi) 141 75 88
Tổng nguồn vốn 1.254 1.337 1.488
39
- Nhóm khách hàng DNNVV: bên cạnh các khách hàng cũ, chi nhánh đã
phát triển được số lượng khách hàng mới đông đảo, thường xuyên có số dư tiền gửi
trên tài khoản thanh toán. Ngoài ra Chi nhánh cũng khai thác tốt các đơn vị quân
đội, đơn vị sự nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi như Quân khu 2, Z121, Trường Cao
đẳng Dược Phú Thọ.Huy động vốn thời điểm của nhóm khách hàng này đạt
219,24 tỷ đồng – chiếm 15% nguồn vốn huy động, tăng 25,7% so với đầu năm và
đạt 133% kế hoạch đề ra.
- Nhóm KHCN: Nhờ có thương hiệu tốt trên địa bàn trong tình hình thị
trường huy động không còn nóng bỏng như các năm trước nên công tác huy động từ
KHCN gặp nhiều thuận lợi. Dư tiền gửi chiếm 80,5% nguồn vốn huy động; tăng
14% so với đầu năm và đạt 110% kế hoạch.
+ Theo kỳ hạn
Vốn ngắn hạn vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động
(chiếm trên 90%). Tuy nhiên, tỷ trọng đang có xu hướng giảm nhẹ.
Tỷ trọng vốn dài hạn đang có xu hướng tăng dần do thời kỳ vừa qua nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn, dân cư giảm bớt tiêu dùng và tăng tích lũy. Lãi suất tiền
gửi ngắn hạn bị khống chế và giảm tương đối thấp, trong khi mức lãi suất tiền gửi
dài hạn vẫn tương đối cao so với mức sinh lời của các kênh đầu tư khác trên thị
trường nên dòng tiền gửi chuyển dịch dần sang các kỳ hạn dài với mức lãi suất cao
hơn.
+ Theo loại tiền
Nguồn vốn bằng VNĐ qua các năm vẫn luốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn huy động (trên 80%). Nguồn vốn bằng ngoại tệ đang có xu hướng tăng
dần qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối, do số lượng các đơn vị
xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng, ngoài ra trên địa bàn số lượng
dân cư xuất khẩu lao động ngày một nhiều nên nguồn kiều hối tương đối dồi dào.
- Tín dụng (Cho vay)
Đối với các NHTM ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng vẫn là một nghiệp vụ
mang lại nguồn thu chủ yếu. Đối với MB nói chung và MB Việt Trì nói riêng cũng
40
không nằm ngoài điểm chung đó. MB Việt Trì xác định tăng trưởng tín dụng an
toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Do vậy, MB Việt Trì luôn bám sát các chủ
trương, định hướng của MB trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành
nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành.
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng tín dụng của MB Việt Trì
(Giai đoạn 2011 – 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Việt Trì 2011, 2012, 2013)
Trong năm 2011 lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay ở mức cao từ 18%/năm
đến 23%/năm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay không
tăng trưởng được. Bên cạnh đó, trong năm 2011, Chi nhánh tách PGD Vĩnh Phúc
nên dư nợ giảm mạnh. Sang năm 2012 thị trường kinh tế chung trong cả nước ngày
càng khó khăn, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều chắc trở, nhiều biện
pháp tài chính, tiền tệ thắt chặt được thực hiện trong thời gian này nên dư nợ tại chi
nhánh tiếp tục sụt giảm. Đây cũng là tình trạng chung của các TCTD trên địa bàn
trong thời gian đó. Sang năm 2013, nền kinh tế bắt đầu bước sang giai đoạn phục
hồi với nhiều tín hiệu khả quan; cùng với đó là sự cải tổ của chi nhánh cả về con
người và tổ chức tạo động lực mạnh mẽ để MB Việt Trì phát triển. Dư nợ bắt đầu
41
tăng dần: tính đến hết năm 2013 dư nợ tăng 8,68% so với năm 2012, đạt 115% kế
hoạch đề ra. Trong đó, dư nợ của khối DNNVV và KHCN có sự tăng trưởng vượt
bậc (lần lượt là 30,70% và 50,89%). Tuy nhiên, xét theo cơ cấu dư nợ theo loại tiền
thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn còn khá chậm mặc dù MB Việt Trì đã có
định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối với thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ sản
xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần dư nợ cho
vay trung dài hạn (do việc huy động các nguồn vốn mang tính chất dài hạn là tương
đối khó khăn, chi phí lớn).
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay của MB Việt Trì
(Giai đoạn 2011 – 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng
Tổng dư nợ 895 783 851
Phân theo khách hàng
Doanh nghiệp lớn 250 27,93% 342 43,68% 252 29,61%
DNNVV 484 54,08% 329 42,02% 430 50,53%
KHCN 161 17,99% 112 14,30% 169 19,86%
Nguồn: Cân đối tài sản MB Việt Trì năm 2011,2012,2013
Cơ cấu dư nợ cho vay của MB Việt Trì trong những năm vừa qua không thay
đổi nhiều.
- Khách hàng doanh nghiệp lớn: Thời gian vừa qua, MB Việt Trì chỉ khai
thác được các khách hàng hiện hữu (Công ty Cổ phần Supe hóa chất Lâm Thao,
Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Công ty cổ phần Giấy Việt Trì), việc phát triển
thêm khách hàng mới gặp rất nhiều khó khăn do số lượng DNL ít, các chính sách
của MB chưa thực sự cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn. Trong năm 2012,
dư nợ nhóm khách hàng này tăng cao đột biến do MB Việt Trì được bàn giao nhận
42
lại dư nợ của khách hàng Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì từ Chi nhánh Long Biên.
Đến năm 2013, mức dư nợ của nhóm khách hàng này đã sụt giảm do tình hình kinh
doanh tốt hơn các năm trước, cùng với áp lực khi cổ phần hóa nên các đơn vị này
hạn chế tối đa sử dụng vốn vay.
- Khách hàng DNNVV và KHCN: năm 2013 đã có sự tăng trưởng tốt; tỷ
trọng trong nguồn vốn huy động tăng cao.
Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng của MB Việt Trì có
bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng chất
lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ; từng bước lành mạnh hoá công tác tín
dụng nhằm phát triển an toàn, hiệu quả. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng
được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ tuân thủ luật pháp, đảm bảo theo đúng quy chế,
quy trình của ngành. Từ đó, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ
xấu các năm của MB Việt Trì luôn đảm bảo dưới mức tối đa theo kế hoạch giao của
MB và thấp hơn so với mức bình quân chung của địa bàn và toàn hệ thống MB.
Bảng 2.4: Chất lượng tín dụng MB Việt Trì
(Giai đoạn 2011 – 2013)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ quá hạn Tỷ đồng 48 41 45
Nợ xấu Tỷ đồng 34 22 21
Tỷ lệ nợ xấu % 3,79 2,81 2,47
(Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Việt Trì 2011, 2012, 2013)
- Dịch vụ ngân hàng
Phát triển dịch vụ ngân hàng luôn được MB Việt Trì quan tâm và huy động
nguồn lực để triển khai thực hiện. Với mục tiêu thu hút, đáp ứng kịp thời yêu cầu
đòi hỏi của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh và từng bước hội nhập kinh tế
quốc tế. MB Việt Trì đã thực hiện phát triển các sản phẩm dịch vụ gắn với khả năng
tư vấn và giới thiệu với khách hàng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, mang lại hiệu
quả thiết thực. Do vậy, sản phẩm dịch vụ của MB Việt Trì trong thời gian qua
43
không ngừng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá, khuếch trương các sản phẩm cũng
như tiện ích dịch vụ ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan
trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh của MB Việt Trì.
Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như: Dịch vụ thanh toán
chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, MB
đã cung cấp tới khách hàng thêm những dịch vụ khác trên nền công nghệ ngân hàng
hiện đại như: dịch vụ thẻ, thanh toán cước viễn thông, ngân hàng di động, ngân
hàng điện tử... Từ đó đã mang lại cho MB Việt Trì nguồn thu phí dịch vụ hàng năm
đều đạt vượt kế hoạch được giao (đặc biệt trong mảng dịch vụ bảo lãnh: Tính đến
31/12/2013 dư bảo lãnh của chi nhánh là 161 tỷ đồng, doanh số bảo lãnh trong năm
2013 là 207 tỷ đồng; thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 3.155 tr.đ, đạt 135% kế hoạch).
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng thu phí dịch vụ của MB Việt Trì
(Giai đoạn 2011 – 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Việt Trì 2011, 2012, 2013)
44
Bảng 2.5: Cơ cấu thu phí dịch vụ MB Việt Trì
(Giai đoạn 2011 – 2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng
Thu phí dịch vụ ròng 4.141 4.549 5.696
Trong đó, thu từ:
Dịch vụ thanh toán,
chuyển tiền
1.110 26,81%
1.227 26,97% 1.669 29,30%
Bảo lãnh 2.057 49,67% 2.600 57,16% 3.155 55,39%
Kinh doanh ngoại tệ 749 18,09% 363 7,98% 263 4,62%
Dịch vụ thẻ, NHĐT 225 5,43% 359 7,89% 609 10,69%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Việt Trì 2011, 2012, 2013)
-Kết quả kinh doanh
Những kết quả khả quan đã đạt được qua các năm từ các mảng nghiệp vụ đã
đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của MB Việt Trì.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh MB Việt Trì
(Giai đoạn 2011 – 2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thu nhập 311.229 277.291 199.320
Chi phí 291.259 272.730 182.923
Lợi nhuận trước thuế 19.970 14.560 16.396
Trích dự phòng rủi ro 5.718 8.912 6.456
(Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Việt Trì 2011, 2012, 2013)
Doanh thu có dấu hiệu sụt giảm một phần do dư nợ bị giảm, một phần trong
thời gian gần đây lãi suất cho vay hạ nhanh chóng (mức lãi suất năm 2013 chỉ còn
bằng một nửa mức lãi suất phổ biến năm 2011) ảnh hưởng tới lợi nhuận. Tuy nhiên
tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu vẫn giữ ở mức ổn định và có xu hướng tăng trở lại. Dự
45
phòng rủi ro được trích lập đúng, đủ theo các quy định và đảm bảo an toàn cho hoạt
động tín dụng.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của MB Việt Trì vẫn còn những điểm yếu như
chỉ tiêu ROA đạt thấp (năm 2013 đạt 1,08%) và kết quả kinh doanh bình quân trên
mỗi cán bộ mới chỉ đạt ở nhóm thấp nhất trong hệ thống (năm 2013, lợi nhuận trước
thuế bình quân theo lao động chỉ đạt mức 225 triệu đồng/1 cán bộ, nhân viên).
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI
MB VIỆT TRÌ
2.2.1. Tình hình chung
a. Quy mô hoạt động và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273510_7328_1951515.pdf