MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từviết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục phụlục
PHẦN MỞ ĐẦU
CÁC CHƯƠNG Trang
CHƯƠNG1 : TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÀC
DỊCH VỤNGÂN HÀNG BÁN LẺCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Khái niệm vềngân hàng và hoạt đông ngân hàng . 1
1.1.1-Khái niệm vềngân hàng . 1
1.1.2-Hoạt động của ngân hàng thương mại . 1
1.2. Dịch vụngân hàng bán lẻcủa ngân hàng thương mại . 1
1.2.1- Khái niệm dịch vụngân hàng bán lẻ . 1
1.2.2- Đặc điểm của dịch vụngân hàng bán lẻ . 2
1.2.3- Vai trò của dịch vụngân hàng bán lẻtrong nền kinh tế . 2
1.2.4- Các sản phẩm và dịch vụngân hàng bán lẻ 3
1.2.4.1-Nghiệp vụhuy động vốn . 3
1.2.4.2- Nghiệp vụcho vay . 5
1.2.4.3- Dịch vụthẻ . 6
1.2.4.4- Hoạt động kiều hối 7
1.2.4.5- Dịch vụngân hàng bán lẻqua mạng . 8
1.3. Một sốkinh nghiệm vềdịch vụngân hàng bán lẻtrên thếgiới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG BÁN
LẺTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH
THUẬN . 14
2.1. Giới thiệu vềngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Chi nhánh
ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận . 18
2.1.1-Giới thiệu chung . 18
2.1.2-Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận . 24
2.1.2.1-Mạng lưới hoạt động 24
2.1.2.2-Hoạt động huy động vốn . 25
2.1.2.3-Hoạt động tín dụng . 31
2.1.2.4- Hoạt động dịch vụ . 35
2.2. Thực trạng triển khai và hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻcủa
Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận . 40
2.2.1-Quá trình triển và hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻtại Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Việt Nam . 40
2.2.2-Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻtại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận . 42
2.2.3-Phân tích tổng thểmôi trường kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận . 47
2.2.3.1-Phân tích môi trường bên ngoài . 47
o Yếu tốkinh tếthếgiới . 47
o Yếu tốchính trị . 47
o Môi trường luật pháp . 47
o Yếu tốkinh tếtrong nước. 48
o Yếu tốquốc tế . 48
o Yếu tốcông nghệ. 49
o Yếu tốcạnh tranh . 49
2.2.3.2-Phân tích môi trường bên trong . 51
o HệthốngQuản lý 51
o Hệthống Marketing 51
o Hệthống Kếtoán tài chính 52
o Hệthống thông tin . 53
o Hệthống Kiểm soát nội bộ 53
2.3-Đánh giá hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻtại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận . 54
2.3.1-Kết quả đạt được . 54
2.3.2-Những tồn tại hạn chế . 56
2.3.3-Nguyên nhân hạn chếsựphát triển hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻ
tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận . 57
2.3.3.1-Những nguyên nhân kháchquan . 57
2.3.3.1-Những nguyên nhân chủquan . 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤNGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH
THUẬN . 59
3.1-Dựbáo tình hình phát triển kinh tếxã hội tỉnh Ninh Thuận trong thời
gian tới . 61
3.2-Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam . 61
3.3-Mục tiêu và cơsởxây dựng giải pháp phát triển dịch vụngân hàng bán
lẻ . . 62
3.4-Các giải pháp phát triển dịch vụngân hàng bán lẻtại Chi nhánh ngân
hàng Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận. 63
3.4.1-Thâm nhập thịtrường và thu hút khách hàng . 63
3.4.2-Phát triển thịtrường và quản lý khách hàng 64
3.4.3-Phát triển sản phẩm dịch vụmới . 65
3.4.4-Phát triển công nghệthông tin . 73
3.4.5-Phát triển năng lực tài chính của ngân hàng 75
3.4.6-Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực 76
3.4.7-Tăng cường hoạt động Marketing 77
3.4.8-Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng . 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤLỤC
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gần đây, Việt nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục qua các
năm, chính sách luật pháp luôn luôn có những thay đổi tích cực để phù hợp với nền kinh tế
hội nhập; tình hình an ninh chính trị ổn định; đây là tiền đề cho sự phát triển thị trường ngân
hàng ở Việt nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngoài việc cung cấp các sản
phẩm huy động vốn và hoạt động tín dụng, đã có những định hướng chung trong lộ trình
phát triển là lựa chọn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là chiến lược kinh doanh lâu dài, từ đó BIDV
đã có những chiến lược hoạch định phát triển dịch vụ của mình. Tuy nhiên việc mở rộng
phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa
chuyển biến mạnh mẽ, các dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất
ít được khách hàng biết đến so với những Ngân hàng thương mại khác.
Là một tỉnh nhỏ nằm ở khu vực miền Trung, tỉnh Ninh Thuận là địa bàn phát triển
kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên phát triển các ngành thuỷ sản, thương mại dịch vụ
đã được tỉnh Ninh Thuận quan tâm phát triển trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp
vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động rất nhiều, đây là đối tượng rất cần nguồn vốn từ các
ngân hàng thương mại, bên cạnh đó người dân rất cần tiếp cận với các dịch vụ công nghệ
của ngân hàng. Tuy nhiên việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận còn rất manh mún, rời rạc, chưa có sự hoạch định
chiến lược rõ ràng, trong khi thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tỉnh rất nhiều tiềm
năng, các ngân hàng thương mại khác bắt đầu đã mở các phòng giao dịch tại Ninh Thuận để
khai thác kinh doanh. Vì vậy cần phải có những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán
lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận với mục đích giữ vững thị
phần của Chi nhánh trong địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thành chung kế hoạch kinh doanh của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Với lý do đó Tôi đã chọn đề tài “ Giải phát phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh
Ninh Thuận” làm đề tài nghiên cứu trong Luận văn với hy vọng góp một phần nhỏ trong
công tác hoạch định chiến lược tại đơn vị.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá việc hoạt động dịch vụ ngân
hàng bán lẻ của BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV tại Ninh Thuận nói riêng từ đó xây
dựng các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Ninh Thuận.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang được triển khai của Chi nhánh
BIDV tại Ninh Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Luận văn chủ yếu dựa vào phương pháp điều tra khoảng 40 mẫu, phương pháp thống kê,
phương pháp suy luận, phương pháp phân tích, phán đoán và tổng hợp để nghiên cứu luận
văn.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
- Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về ngân hàng, ngân hàng thương mại, các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
- Phân tích thực trạng triển khai và hoạt động chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh BIDV Ninh Thuận, phân tích môi
trường kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận từ đó xây
dựng các giải pháp phát triển chiến lược dịch vụ bán lẻ tại Chi nhánh Ninh Thuận.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo…nội dung của Luận
văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về ngân hàng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ .
- Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển tỉnh Ninh Thuận
- Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và
Phát triển tỉnh Ninh Thuận.
1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. 1-Khái niệm ngân hàng và hoạt động ngân hàng:
1.1.1-Khái niệm ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền
với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại đã
có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,
ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị
trường thì Ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những
định chế tài chính không thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại, theo
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khoản 2 điều 20: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan”. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân
hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.
Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương
mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc và công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Từ những định nghĩa trên về ngân hàng, có thể rút ra được ngân hàng thương mại là
loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân
thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu,
cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối
tượng trên.
1.1.2- Các hoạt động của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1- Hoạt động huy động vốn:
Ngoài nguồn vốn tự có, hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với
ngân hàng thương mại trong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Trong hoạt
động này ngân hàng thương mại được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật
2
cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho
vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
bao gồm:
- Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.
- Vay vốn
- Huy động vốn khác.
1.1.2.2- Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có và có ý nghĩa quan trọng
đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Ngân hàng thương mại được
cấp tín dụng cho tổ chức và cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu,
cầm cố giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại bao gồm:
- Cho vay
- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá.
- Bảo lãnh ngân hàng
- Cho thuê tài chính.
1.1.2.3- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán
- Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các các tổ chức và cá nhân.
- Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử
- Các sản phẩm khác như tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc...
1.1.2.4- Các hoạt động khác:
- Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác từ nguồn
vốn tự có để đa dạng hoá danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
- Tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội
tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của
ngân hàng nhà nước.
- Hoạt động uỷ thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản
lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
3
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Hoạt động dịch vụ chứng khoán
- Các hoạt động khác như bảo quản vật quý hiếm, giấy tờ có giá, cho thuê két, dịch
vụ cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật.
1.2-Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại:
1.2.1-Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có khái niệm về dịch vụ ngân hàng. Trong Luật các
Tổ chức tín dụng, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được quy định nhưng không có định nghĩa
và giải thích rõ ràng. Tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng có ghi
“hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” được bao hàm cả 3 nội dung : nhận
tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sản phẩm
dịch vụ chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.2-Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
- Phục vụ chủ yếu cho các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Giá trị từng khoản giao dịch không cao (từ vài trăm VND đến vài chục triệu VND)
- Sản phẩm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ vừa có sản phẩm thuộc tài sản nợ như tiết kiệm
dân cư, vừa có sản phẩm thuộc tài sản có như cho vay cá nhân.
- Chính sách, phương thức quản lý, cách thức tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực khác
với các ngân hàng bán buôn khi khách hàng là các công ty lớn.
1.2.3-Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế:
1.2.3.1-Đối với khách hàng và nền kinh tế:
- Thông qua hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng quá trình chu chuyển tiền tệ
trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế thêm hiệu quả,
làm tăng luân chuyển tiền tệ trong không gian và thời gian. Khối lượng tiền tệ di chuyển
từ nơi này sang nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đáp ứng các nhu cầu
cho hoạt động kinh tế xã hội. Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp
phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần tích cực trong việc mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách
hàng và ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và chuyên môn hoá của
từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền, cũng như tiết
4
kiệm nhân lực để thực hiện, giảm chi phí dịch vụ, giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa
chọn sản phẩm dịch vụ.
- Tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ: tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển
nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hoá.
- Góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế. : Thanh
toán không dùng tiền mặt được là hình thức thanh toán được Nhà nước khuyến khích
trong giao dịch sản xuất kinh doanh. Việc thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến tình trạng
tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế vì luồng tiền khi thanh toán qua tài khoản ngân hàng
được thể hiện đầy đủ trên sổ sách, chứng từ kế toán, thể hiện đầy đủ các khoản thu của
doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp bắt buộc phải hạch
toán đầy đủ doanh thu phát sinh và thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp.
- Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ
tiên tiến, hiện đại giúp người dân làm quen và không còn cảm thấy xa lạ với những khái
niệm ngân hàng tự động, ngân hàng không người, ngân hàng ảo.
1.2.3.2-Đối với ngân hàng:
- Đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập lớn về phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ đa
dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến phương thức thanh toán, đơn giản hoá thủ tục,
mở rộng mạng lưới hoạt động. Bên cạnh đó ngân hàng có thể phát triển những dịch vụ hỗ
trợ như dịch vụ chi trả lương cho những người có tài khoản tại nhiều ngân hàng khác
nhau, chuyển tiền mặt giao dịch tận tay người nhận…sẽ thu hút ngày càng nhiều khách
hàng đến với ngân hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng.
- Tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng đang lưu ký trên tài
khoản thanh toán, ký quỹ. Những tài khoản này ngân hàng không phải trả lãi hoặc trả lãi
thấp làm cho chi phí đầu vào của nguồn vốn huy động giảm xuống tạo ra sự chênh lệch
lớn giữa lãi suất bình quân cho vay và lãi suất bình quân tiền gửi.
- Xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát
triển các dịch vụ ngân hàng.
5
- Tăng khả năng hoạt động đáp ứng các nhu cầu khách hàng của các ngân hàng
thương mại, từ đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
góp phần làm vững mạnh thêm nền tài chính nước nhà.
1.2.4-Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1.2.4.1-Nghiệp vụ huy động vốn đối với khách hàng cá nhân:
Đây là một nghiệp vụ tài sản nợ, là một nguồn huy động truyền thống của ngân hàng
thương mại, góp phần hình thành nên nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng
Đặc điểm của nguồn vốn huy động từ cá nhân:
- Khả năng huy động vốn tập trung tại một số địa bàn và một số khách hàng: huy
động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá, tập
trung chủ yếu tại những đô thị phát triển về kinh tế xã hội, công nghiệp, dịch vụ và phát
triển công nghệ.
- Giá vốn không đồng nhất giữa các địa bàn, thời điểm: căn cứ vào điều kiện về
kinh tế, xã hội, mặt bằng lãi suất tại địa bàn, nhu cầu của ngân hàng mà từng ngân hàng
sẽ có những đề xuất lãi suất huy động từ cá nhân thích hợp.
- Giá vốn tương đối cao so với các nguồn huy động khác như từ các tổ chức kinh tế,
từ tổ chức tín dụng khác.
Nguyên nhân của các đặc điểm trên là do cơ cấu huy động vốn khác nhau, do mức
độ cạnh tranh giữa các địa bàn. Từ sự khác nhau giữa khả năng huy động vốn và chi phí
huy động vốn của các địa bàn khác nhau nên phải xác định: tạo nguồn vốn không chỉ tập
trung vào một số địa bàn mà phải mở rộng ra các địa bàn nơi có giá vốn thấp, cân nhắc
giữa mục tiêu tối thiểu hoá chi phí huy động vốn và mục tiêu tối đa hoá tăng trưởng, tăng
tính ổn định cho nguồn vốn vì những ngân hàng có khả năng huy động nhiều nhất nguồn
vốn có chi phí rẻ nhất cũng có điều kiện hoạt động cạnh tranh nhất trên địa bàn.
Vai trò của nguồn huy động từ khách hàng cá nhân đối với ngân hàng:
- Đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn cho các ngân hàng. Huy
động vốn cá nhân là một trong hai bộ phận chính trong huy động vốn của ngân hàng
thương mại bên cạnh huy động vốn từ các thành phần kinh tế. Tốc độ huy động vốn cá
nhân tăng nhanh góp phần đẩy nhanh sự gia tăng của nguồn vốn, đồng thời cũng là một
tín hiệu đáng mừng cho thấy nguồn lực nội tại trong dân cư được khơi thông.
- Tạo nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu cho ngân hàng. Khả năng huy động vốn
trung dài hạn chủ yếu từ khu vực dân cư, các khu vực còn lại như các tổ chức kinh tế ít
6
huy động được nguồn này, trong khi đây là khu vực có nhu cầu chủ yếu từ nguồn vốn
trung dài hạn. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống dân cư ngày càng được cải
thiện và nâng cao, tương ứng với nó là sẽ là sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm, chắc chắn nguồn
lực trong dân cư sẽ không ngừng tăng lên. Tỷ trọng vốn trung dài hạn huy động từ dân cư
trong cơ cấu vốn trung dài hạn của các ngân hàng thương mại vẫn có khả năng duy trì ổn
định trong tương lai, tuy mức độ cạnh tranh trong thị trường sẽ gay gắt hơn nhiều.
- Tăng tính ổn định, bền vững tương đối cho nguồn vốn. Tính ổn định của nguồn
vốn từ cá nhân thể hiện trên một số khía cạnh sau:
+ Luồng tiền chu chuyển thấp: nguồn tiền của các cá nhân khi được gửi vào ngân
hàng thường có tính chất nhàn rỗi, mục đích chủ yếu là để hưởng lãi, dự phòng cho
những nhu cầu chi tiêu trong tương lai. Vì thế khả năng chu chuyển của luồng tiền này
khá thấp trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ: yếu tố thời vụ thường ít xảy ra ở đại bộ phận
do tính chất của luồng tiền cũng như nhu cầu chi tiêu không đồng nhất.
+ Thói quen giao dịch: phương thức thanh toán phổ biến của người dân Việt Nam là
tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản chưa phổ biến. Số dư tài khoản tiền gửi giao dịch
vì thế cũng ổn định hơn.
Tuy nhiên tính ổn định của luồng tiền này cũng chỉ ở mức độ tương đối do các
nguyên nhân sau đây có thể ảnh hưởng :
+ Thiếu thông tin: Khả năng tiếp cận luồng thông tin về tình hình hoạt động của
các ngân hàng thường không đồng nhất giữa các khách hàng, thậm chí còn trái ngược
nhau. Vấn đề bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và khách hàng thường gây ra những
khuynh hướng bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là thông tin sai sự thật,
nhằm mục đích phá hoại.
+ Khả năng phân tích yếu: thông tin mà các khách hàng có được nhiều khi chủ là
thông tin truyền miệng, rỉ tai, không dựa trên cơ sở một sự phân tích khoa học nào cả.
Khả năng phân tích yếu cũng góp phần làm vấn đề bất cân xứng thông tin trở nên trầm
trọng hơn.
+ Việc ra quyết định chỉ phụ thuộc vào một người: quyết định của khách hàng vì thế
còn mang tính chất cảm tính, chủ quan. Công tác kế hoạch của ngân hàng cho mục đích
sử dụng nguồn vốn này do vậy trở nên khó khăn hơn.
7
+ Việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền chưa rõ ràng: nếu xuất hiện một yếu tố
có khả năng gây bất lợi cho người gửi tiền thì tâm lý lo sợ về việc quyền lợi không được
đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định rút tiền của khách hàng. Tính chu chuyển
thấp của luồng tiền vì thế chỉ mang tính tương đối.
- Giúp xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát
triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
1.2.4.2- Cho vay cá nhân:
Đây là một nghiệp vụ tài sản có, là sản phẩm truyền thống của ngân hàng thương
mại, góp phần tăng thu nhập của các ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tỷ trọng cho vay cá nhân trong dư
nợ vay của các ngân hàng thương mại ngày càng cao. Cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng
quan trọng trong danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại trên thế giới.
Đặc điểm của sản phẩm cho vay cá nhân:
- Thị trường rộng và không ngừng tăng trưởng: Sự phát triển của xã hội và quy mô
dân số ngày càng tăng, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc
đẩy sự gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm này.
- Khách hàng của loại sản phẩm cho vay cá nhân thường quan tâm đến số tiền trả nợ
hơn là lãi suất vay. Do đó ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cao.
- Khả năng trả nợ thay đổi nhanh chóng khi khách hàng thay đổi điều kiện làm việc hoặc
sức khoẻ. Khả năng bù đắp từ các nguồn khác trong trường hợp có thể xảy ra hầu như
không có. Ngân hàng cần có các giải pháp phòng ngừa cho chính ngân hàng .
- Giá trị từng món vay thường nhỏ lẻ phân tán. Do đó dẫn đến tăng chi phí quản lý
của ngân hàng cho từng món vay này.
- Kỹ thuật cho vay khá đơn giản, không đòi hỏi cán bộ được đào tạo cao.
- Luôn tồn tại nhóm khách hàng chay ì, lừa đảo vì vậy đòi hỏi thẩm định cho vay có
kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Vai trò của cho vay cá nhân đối với ngân hàng:
- Đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Cho vay
cá nhân là một trong hai bộ phận trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương
mại bên cạnh cho vay tổ chức kinh tế. Tốc độ cho vay cá ngân tăng nhanh góp
phần đẩy nhanh dư nợ, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
8
- Giúp xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát
triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
1.2.4.3- Dịch vụ thẻ:
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng đem lại nhiều tiện
ích cho khách hàng. Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hoá
đơn dịch vụ hay để chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi tài
chính như tra vấn thông tin tài khoản, thông tin các khoản chi phí sinh hoạt…
Vai trò của sản phẩm thẻ đối với ngân hàng:
- Dịch vụ thẻ là một nguồn thu của ngân hàng, bên cạnh đó thực tiễn triển khai dịch
vụ thẻ của các nước trên thế giới và khu vực đã chứng minh vai trò của dịch vụ thẻ
ngân hàng như là một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hoá, đa dạng hoá các
loại hình dịch vụ ngân hàng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Hiện nay thị
trường thẻ ngân hàng Việt Nam còn đang giai đoạn sơ khai, dung lượng thị trường
còn nhiều, đem lại cơ hội cho những ngân hàng đi đầu và có những giải pháp kinh
doanh hợp lý.
- Xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai dịch vụ
thẻ sẽ có điều kiện để hạn chế phần nào rủi ro do tác nhân bên ngoài. Đối với các
dịch vụ bán buôn, chỉ cần một khách hàng có rủi ro là có thể ảnh hưởng rất lớn
đến ngân hàng. Trong khi đó các dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ
nói chung, rủi ro được san đều ra nhiều khách hàng nhỏ, cho phép ngân hàng có
khả năng phản ứng và điều chỉnh các chính sách khi có sự thay đổi trong môi
trường kinh doanh.
- Phát triển dịch vụ thẻ cũng là một biện pháp để tăng vị thế của một ngân hàng trên
thị trường. Ngoài việc xây dựng được một hình ảnh thân thiện với từng khách
hàng cá nhân, việc triển khai thành công dịch vụ thẻ cũng khẳng định sự tiên tiến
về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ có tính chuẩn hoá,
quốc tế hoá cao là những sản phẩm dịch vụ thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã
và đang được các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam nhìn nhận như là một lợi thế
cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới khối thị trường ngân hàng
bán lẻ.
9
1.2.4.4- Hoạt động kiều hối
Hoạt động kiều hối là dịch vụ của ngân hàng (và các tổ chức được phép hoạt động
kiều hối) phục vụ chuyển tiền của các cá nhân ở nước ngoài gửi tiền về cho các cá nhân
trong nước.
Bên cạnh các nghiệp vụ chính là huy động vốn và tín dụng, hiện nay các ngân hàng
đã mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ và tiện ích mới trong đó có hoạt động kiều
hối. Với chính sách khuyến khích và thu hút kiều hối của nhà nước, lượng kiều hối
chuyển về càng nhiều, thị trường kiều hối đang được mở rộng, khách hàng ngày càng
đông, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng càng ngày càng cao.
Cùng với sự phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoạt động kiều hối đã
trở thành một nguồn thu dịch vụ không thể thiếu được trong chính sách kinh doanh của
các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, kiều hối hợp pháp chuyển về nước thực hiện qua bốn kênh:
- Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
- Các công ty dịch vụ kiều hối.
- Các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông, một số doanh nghiệp khác
được cấp phép.
- Nhập cảnh vào Việt nam mang theo người nhập cảnh.
Các nguồn kiều hối:
- Việt kiều gửi về cho thân nhân ở Việt Nam, nhà nước ta có nhiều chính sách
khuyến khích bà con Việt kiều gửi tiền. Người dân có thể nhận tiền gửi thông qua
các công ty Việt Nam và nước ngoài thay vì chỉ có các tổ chức kinh tế trong nước
như trước đây.
- Cán bộ và người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài chuyển thu nhập về
Việt Nam. Thu nhập hàng tháng của lao động xuất khẩu thường không nhiều nên
số tiền chuyển thường nhỏ. Điều mà khách hàng quan tâm là phí chuyển tiền, càng
thấp càng tốt, chứ không phải là thời gian chuyển tiền nhanh hay chậm. Ở đây
phải kể đến vai trò của công ty xuất khẩu lao động đối với việc chuyển thu nhập từ
nước ngoài về đối với các lao động xuất khẩu là khá lớn.
- Tiền hàng xuất khẩu: một số thể nhân hoặc hộ gia đình, tổ chức kinh tế xuất khẩu
hàng ra nước ngoài mở tài khoản ở ngân hàng để nhận ngoại tệ. Khách hàng này
thường là doanh nhân, chuyển tiền với số lượng lớn, yêu cầu là phải chuyển
10
nhanh. Họ thường quan tâm giao dịch tại các ngân hàng có uy tín, có hệ thống
dịch vụ đa dạng và tiện ích.
1.2.4.5- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua mạng: (phonebanking, ebanking,
internetbanking…)
- Phonebanking là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của
ngân hàng thông qua thiết bị điện thoại (cố định, di động).
- Ebanking, internetbanking là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng
dịch vụ của ngân hàng thông qua thiết bị đường truyền mạng của bưu điện và
mạng internet.
Với mục tiêu nhanh chóng mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ
ngân hàng qua điện thoại, qua mạng sẽ góp phần đáng kể vào mở rộng thị trường dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, phát huy hiệu quả kênh phân phối sản phẩm với chi phí đầu tư thấp nếu
so sánh với việc mở rộng mạng lưới bán hàng về mặt địa lý.
Vai trò của sản phẩm đối với nền kinh tế:
- Cho phép các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có thể dùng tài khoản của
mình để thanh toán các hoá đơn dịch vụ sinh hoạt hàng ngày như : tiền điện, nước,
điện thoại, mua sắm tại các siêu thị nhà hàng…
- Khách hàng có thể nhanh chóng có được các thông tin về số dư tài khoản, liệt kê
giao dịch, số dư lưu ký chứng khoán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận.pdf