Luận văn Giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2020

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH. VI

DANH MỤC BẢNG BIỂU. VII

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . VIII

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

HỘI .3

1.1 Khái niệm về phát triển kinh tế - xã hội . 3

1.1.1 Khái niệm phát triển .3

1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế .3

1.1.3 Khái niệm phát triển xã hội .4

1.2 Nội dung phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện. 6

1.2.1 Lĩnh vực kinh tế.6

1.2.2 Lĩnh vực văn hóa xã hội .9

1.2.3 Lĩnh vực quốc phòng an ninh, đối ngoại .9

1.2.4 Cơ cấu kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. 12

1.3.1 Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên .12

1.3.2 Khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực vào phát triển kinh tế.13

1.3.3 Chính sách phát triển kinh tế .18

1.3.4 Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội .18

1.3.5 Hệ thống chính trị các cấp .19

1.3.6 Sự tham gia của cộng đồng.20

1.3.7 An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội .21

1.3.8 Các nhân tố khác.22

1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội . 23

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam .23

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương trong nước.25

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Văn Lãng.30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.32

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
96 89,2 416 103 313 1280 4 1276 4 Trình độ ngoại ngữ (A trở lên) 559 29,4 60 8 52 499 62 437 Chưa qua đào tạo 1342 70,6 398 106 292 944 6 938 5 Trình độ tin học (A trở lên) 768 40,4 153 16 137 615 60 555 Chưa qua đào tạo 1133 59,6 305 98 207 828 8 820 (Nguồn Ban Tổ chức Huyện ủy năm 2016) 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế huyện Văn Lãng 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm nội huyện (GRDP) bình quân giai đoạn 2013-2016 tăng 9,66% (mục tiêu là 9,0% - 10,5%), trong đó: ngành nông – lâm nghiệp tăng 6,85% (mục tiêu là 6 - 7%); công nghiệp - xây dựng 14,95% (mục tiêu 17 - 18%); dịch vụ 11,83% (mục tiêu 21-22%). 43 Hình 2.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế Văn Lãng, 2010 – 2016 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, 2016) Năm 2016 tổng sản phẩm nội huyện (GRDP) tăng 10,5% (mục tiêu là 10,5% - 11%), trong đó: ngành nông – lâm nghiệp tăng 6,85% (mục tiêu là 6 - 7%); công nghiệp - xây dựng 14,95% (mục tiêu 17 - 18%); dịch vụ 11,83% (mục tiêu 21-22%). GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế đạt 19,7 triệu đồng (mục tiêu 18 - 19 triệu đồng). Tỷ lệ hộ đói nghèo còn 25,64% năm 2016. Thu ngân sách năm 2013 đạt 222,1 tỷ đồng, năm 2016 đạt 309,9 tỷ đồng (vượt 23% chỉ tiêu tỉnh giao). 2.2.2 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác được tiềm năng kinh tế cửa khẩu. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GRDP giảm từ 52,6% năm 2013 xuống 37,4% năm 2016 (mục tiêu 36 - 39%); ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,0% năm 2013 lên 26,5% năm 2016 (mục tiêu 24 - 27%); ngành dịch vụ từ 23,4% năm 2013 lên 36,01% năm 2016 (mục tiêu 34 - 38%). Do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, nên cơ cấu kinh tế năm 2016 tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, song tỷ trọng giữa các nhóm ngành còn chênh lệch cao: Ngành nông - Lâm nghiệp 37,4%; Ngành công nghiệp - xây dựng 26,5%; Ngành thương mại - dịch vụ 36,01%. Như vậy tỷ trọng trong ngành nông - lâm nghiệp còn 8,78 9,02 9,35 9,8 9,78 9,62 10,05 10,5 7,5 8 8,5 9 9,5 10 10,5 11 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 44 rất cao; trong khi đó tỷ trọng của 2 nhóm ngành còn lại đạt được còn thấp. Nếu như đánh giá khách quan thì nền kinh tế phát triển với tốc độ chậm, chưa bền vững. Bảng 2.4 Cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lãng giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị sản xuất theo giá trị hiện hành ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị sản xuất theo giá trị hiện hành ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị sản xuất theo giá trị hiện hành ( tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 420,2 37,89 413,2 35,87 444,5 37,4 Công nghiệp 327 27,64 289,5 25,9 313,5 26,5 Thương mại, DV 405,3 34,47 440,2 38,23 427,3 36,01 Tổng cộng 1152.,5 100 1142,70 1.185,40 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, 2016) 2.2.3 Phát triển các ngành kinh tế 2.2.3.1 Ngành thương mại Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển, diễn ra tập trung ở khu vực cửa khẩu; các chợ khu vực cụm xã, chợ cửa khẩu và các loại hình dịch vụ phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu lưu thông hàng hoá, phục vụ thiết thực sản xuất và đời sống nhân dân địa phương. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ bình quân hàng năm tăng 26% (mục tiêu 15%). Xuất, nhập khẩu hàng hoá qua địa bàn tăng mạnh và sôi động, ước bình quân xuất khẩu 1.200 triệu USD, tăng 25%/năm, tăng 2 lần so với năm 2013; nhập khẩu 336 triệu USD, tăng 12,5%/năm, tăng 3 lần so với năm 2013; góp phần quan trọng tăng thu ngân sách cho huyện và tỉnh. Những năm gần đây lượng khách du lịch đến Cửa khẩu Tân Thanh giảm, hoạt động kinh doanh còn mang tính mùa vụ đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và số thu nộp cho NSNN. 2.2.3.2 Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp - thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản lượng khai thác đá vôi của Doanh nghiệp nhà nước, khai thác quặng sắt, khai thác nước ngọt chiếm tỷ trọng lớn; các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn giá trị sản lượng chiếm tỷ trọng thấp hơn như: gạch bê tông, cát sỏi, sản xuất hạt mài, lâm sản chế 45 biến, thuộc da, Cùng với việc tăng cường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, khuyến khích và thu hút đầu tư, vài năm trở lại đây đã có thêm một số Doanh nghiệp đầu tư vào khai thác đá VLXD, Nhà máy sản xuất đá mài từ quặng bô xít Tà Lài (Tân Mỹ). Trên địa bàn đến năm 2016 có 56 doanh nghiệp; giá trị sản lượng công nghiệp - thủ công nghiệp địa phương theo giá hiện hành 180 tỷ đồng (mục tiêu 170 tỷ đồng) tăng 2,8 lần so với năm 2013. Các sản phẩm tăng khá và tiêu thụ tốt như gạch các loại 3 triệu viên 2013 lên 4,2 triệu viên năm 2016, đá các loại tăng từ 218 nghìn m3 lên 340 nghìn m3 năm 2016, nước máy từ 215 nghìn m3 lên 300 nghìn m3,... 2.2.3.3 Ngành du lịch, dịch vụ Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh các dịch vụ mới phát triển nhanh như dịch vụ bốc xếp hàng hoá, trông giữ phương tiện bến bãi, dịch vụ điều vận xe vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu,... Các hoạt động dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, dịch vụ bưu chính viễn thông cũng phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Cơ cấu GRDP ngành dịch vụ hàng năm bình quân trong 5 năm là 27,27% thấp 5,3% so với mục tiêu đề ra (33%). Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP chiếm 34,11%, tăng 12,53% mức thực hiện năm 2013. Hoạt động tài chính, tín dụng có nhiều tích cực, 2 ngân hàng với loại hình hoạt động thương mại và chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng đổi mới phương thức hoạt động trong huy động vốn. Tổng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2013 đến 2016 khoảng 230 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18%, dư nợ cho vay bình quân tăng 6,0%/năm; tổng huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội từ năm 2013 đến 2016 khoảng 178 tỷ đồng , tăng bình quân hằng năm là 12%; dư nợ cho vay tăng bình quân 12%/năm. Thông qua cho vay các đối tượng đã góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên hiệu quả của việc vay vốn còn đạt thấp, dư nợ quá hạn còn nhiều, luân chuyển vốn vay trong các hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. 46 Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, cá thể ngày càng mở rộng và phát triển, năng động trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến gỗ, vận tải hành khách và hàng hoá, thu gom rác thải, xử lý vệ sinh môi trường,... góp phần vào tăng trưởng kinh tế, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, giải quyết việc làm và từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Đến năm 2016 trên địa bàn huyện có 56 doanh nghiệp, HTX, số vốn đăng ký hơn 80 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động. Tuy nhiên trình độ tổ chức, quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động phần còn thấp; quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh doanh chưa cao, sức cạnh tranh yếu. 2.2.3.4 Ngành nông nghiệp Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tụcphát triển, góp phần vào tăng trưởng chung, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP ngành nông lâm nghiệp hàng năm 9,69% (bình quân 4 năm 2013 - 2016 là 6,2%). Cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng thâm canh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị cây trồng nông nghiệp có năng suất cao và chăn nuôi. Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 22.500 tấn (mục tiêu 24.500 tấn), giảm 2.000 tấn so với kế hoạch đề ra; lương thực bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 430 kg (mục tiêu 480 kg). Mặc dù chưa đạt mục tiêu nhưng cơ bản đảm bảo lương thực tại chỗ ở vùng nông thôn. Vùng sản xuất lúa, ngô tập trung đã hình thành trên địa bàn các xã, thị trấn, trong đó có một số vùng cánh đồng lớn như Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan, Tân Thanh, Tân Việt, Trùng Quán; vùng sản xuất thạch đen ở Gia Miễn, Hội Hoan, Tân Tác, Bắc La; vùng trồng Hồi ở Nam La, Hoàng Văn Thụ, Gia Miễn, Hội Hoan; vùng trồng Hồng Vành Khuyên ở Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt; vùng trồng Quýt ở Tân Mỹ, Hội Hoan, Tân Tác; vùng trồng rau sạch ở thị trấn Na Sầm, xã Tân Mỹ; vùng nuôi trồng thủy sản ở Hoàng Văn Thụ, Bắc La, Tân Việt. - Sản xuất lương thực: thực hiện bước đột phá về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng năng suất, nâng cao chất lượng, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước như trợ 47 giá, trợ cước giống lúa, ngô, phân bón, hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư thâm canh, sản xuất nông nghiệp tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Bình quân lương thực trên người đạt 850 kg. Diện tích gieo trồng hàng năm được mở rộng không ngừng hiện có 10.328 ha, tăng 1,11 lần so với năm 2010 và 1,26 lần so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng cây lương thực với diện tích 9.050 ha chiếm 87,6 % diện tích gieo trồng hàngnăm. - Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2016 là 2868 ha, năng suất bình quân đạt 51,5 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt 14.770 tấn, trong đó chủ yếu là lúa thâm canh (chiếm 81% diện tích). Vùng trồng lúa chủ yếu là các xã vùng thấp Hoàng Văn Thụ, Hội Hoan, Trùng Quán, Tân Việt, Tân Lang, Hồng Thái, Thanh Long, Hoàng Việt,... - Cây ngô: diện tích gieo trồng 1680 ha (2016) trong đó diện tích ngô thâm canh đạt trên 71%, năng suất bình quân đạt 32,6 tạ/ha, sản lượng 5476 tấn. Các vùng trồng ngô chủ yếu Nhạc Kỳ, Hồng Thái, Thanh Long, Hội Hoan, Gia Miễn, Trùng Quán. - Cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu các loại: tiếp tục phát triển ổn định, đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Trong nhóm cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất là Hồi; thuộc nhóm cây ăn quả là Quýt, Hồng, Mận, Mơ. Đâylà những loại cây trồng chủ yếu đem lại nguồn thu lớn cho người dân (Bảng 2.5). Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu huyện Văn Lãng năm 2013, 2016 Loại cây Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2013 2016 2013 2016 2013 2016 Hồi 3693 4144 25,5 26,3 9417,2 10898,7 Hồng Vành Khuyên 500 650 23,3 24,8 1165,0 1612,0 Quýt 95,5 199 35,1 36,6 335,2 728,3 Thạch đen 50 80 2,4 3,5 12,0 28,0 Khoai Tây 70 135 13,1 15,53 91,7 209,7 Đậu tương 44 67 7,77 7,97 34,2 53,4 Rau đậu các loại 350 400 58,9 59,3 2061,5 2372,0 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, 2016) 48 Bên cạnh những cây trồng chủ yếu, huyện đã đưa một số cây trồng vào sản xuất như rau trái vụ, hoa tươi, măng bát độ, cây mây nếp, đã mở ra một triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, một số mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa mang lại hiệu quả cao, chất lượng giống, kĩ thuật chăm sóc chưa phát triển. Tỷ trọng giá trị nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu tăng nhanh nhưng vẫn thấp trong ngành trồng trọt. - Chăn nuôi: chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của huyện (chưa đầy 30% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp). Chăn nuôi gia súc có vai trò chủ đạo mang lại giá trị sản xuất cao (Bảng 2.6). Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Lãng thời kỳ 2013 – 2016 Đơn vị tính: con Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đàn trâu 12.730 12.800 11.854 12.097 Đàn bò 1.120 1.210 1.135 1.312 Đàn lợn 22.156 23.670 24.546 25.650 Đàn dê 8.798 8.764 7.654 8.863 Gia cầm 326.980 325.807 330.765 356.543 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, 2016) Trong chăn nuôi đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ vay vốn chăn nuôi. Mô hình nuôi trâu xóa đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả ở Hoàng Văn Thụ, Tân Thanh, Trùng Quán, Tân Lang, thị trấn Na Sầm. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của huyện, chưa tạo được bước phát triển đột phá. Nuôi trồng thủy sản bước đầu được đầu tư phát triển, đã xây dựng mô hình nuôi cá lồng ở Lòng hồ thủy điện Thắc Xăng (Bắc La), lòng hồ Đập Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ), Đập Nà Pia (Tân Việt); toàn huyện có trên 308 ha diện tích ao hồ nuôi thả cá, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 369 tấn. Do là một huyện miền núi nên các điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản trong tương lai là rất hạn chế. 49 Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 44486,9 ha, chiếm 85,24% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng tập trung là 24.754,5 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Bắc La, Thanh Long, Nam La, Thụy Hùng, Hội Hoan, Gia Miễn. Năm 2016 trồng mới được 650 ha, độ che phủ rừng đạt 65%, cao hơn mức trung bình của tỉnh Lạng Sơn và của cả nước tương ứng 55,2% và 41,25%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi quản lý, bảo vệ. Kinh tế nông thôn từng bước phát triển, người dân đã đưa cơ giới hóa, điện khí hóa vào hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giải phóng sức lao động cho người nông dân. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên đầu tư như hệ thống đường giao thông nông thôn, lưới điện, các công trình đập, mương máng thủy lợi tưới tiêu, hệ thống trường lớp học, nhà văn hóa thôn bản, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, công trình nước sạch,... bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống dần được cải thiện. 2.2.4 Phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội 2.2.4.1 Cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu người Hàng năm huyện Văn Lãng có khoảng 850 người bước vào tuổi lao động. Năm 2016 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 30.650 người chiếm 59,4% dân số. Trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 27.677 người chiếm 90,3% dân số trong độ tuổi lao động và 53,9% dân số toàn huyện. Ngành nông - lâm nghiệp vẫn có lực lượng lao động đông nhất chiếm 79,8%, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 20,2% lao động trong các ngành kinh tế (Bảng 2.7). Bảng 2.7 Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế 2016 Ngành Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Nông - lâm nghiệp 22.086 người 79,8 Công nghiệp - xây dựng 1.633 người 5,9 Thương mại - dịch vụ 3.958 người 14,3 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Văn Lãng, 2016) 50 Chương trình giải quyết việc làm của huyện đã được triển khai rộng khắp và mang lại hiệu quả cao, số người có việc làm hàng năm tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi đáng kể, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn ngày một nâng cao, cơ cấu lao động và chất lượng lao động bước đầu chuyển đổi theo hướng tích cực. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt 14,8 triệu đồng, năm 2016 đạt 22 triệu đồng. 2.2.4.2 Các vấn đề về giáo dục và y tế Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã từng bước phát triển. Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, cơ bản đáp ứng phục vụ cho công tác dạy và học. Số trường hiện nay có 55 trường (tăng 04 trường so với năm 2013), trong đó có 36 trường học được xây dựng kiên cố. Công tác phổ cập GDTHĐĐT, phổ cập GDTHCS và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được duy trì và củng cố, duy trì 100% xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GD THCS; năm 2016 có 20/20 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% kế hoạch. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng nhiều, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đẩy mạnh thực hiện; hiện nay có 13 trường học đạt chuẩn quốc gia. Các chính sách về hỗ trợ giáo dục cho đối tượng con em hộ nghèo như miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, hỗ trợ vở viết và sách giáo khoa được thực hiện sâu rộng trên địa bàn huyện. Năm 2013 hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho 3.200 lượt học sinh, kinh phí thực hiện là 3.150 triệu đồng; năm 2016 ước hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho 3.150 lượt học sinh, kinh phí thực hiện là 2.018 triệu đồng. Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, dân số kế hoạch hoá gia đình từng bước được nâng cao về chất lượng. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được trang bị củng cố. Số bác sĩ/1 vạn dân đạt 5,4 bác sĩ (mục tiêu 6 bác sĩ), 15/20 Trạm y tế xã có bác sĩ, tỷ lệ 75% ; 215/215 thôn bản có cán bộ y tế thôn hoạt động. Đến năm 2016 có 2/20 Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 10% (mục tiêu 20%). Cơ sở hạ tầng tại Trung tâm y tế huyện và các phòng khám khu vực được đầu tư sửa chữa, số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường tại Trạm y tế xã) năm 2016 51 đạt 17/1 vạn dân. Môi trường sống của nhân dân được đảm bảo, số người mắc bệnh xã hội giảm hẳn. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 7 loại vắc xin đạt 98% (mục tiêu 95%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 16,5% đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì ở mức 0,37%. Tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt 0,2‰ (mục tiêu 0,4%). Hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục thể thao được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc được gìn giữ và phát huy như các lễ hội đầu xuân (lễ hội xuống đồng), hát then, sli lượn. Diện phủ sóng truyền thanh truyền hình được mở rộng; đầu tư mới và nâng cấp cơ sở kỹ thuật của Đài truyền thanh truyền hình, các trạm phát lại truyền hình, truyền thanh trên địa bàn. Duy trì 100% dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam và 95% được xem truyền hình; Các nhà văn hoá thôn, nhà văn hoá xã và các trang thiết bị được đầu tư thêm tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá có hiệu quả, năm 2016 có 190/215 thôn bản, khu phố có nhà văn hóa tỷ lệ 88,4% (mục tiêu 75%); 15/20 xã, thị trấn có sân chơi thể thao, tỷ lệ 75% (mục tiêu 75%); tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 65%; tỷ lệ thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 48%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 93%. 2.2.4.3 Đảm bảo an sinh xã hội Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả thông qua các chương trình, dự án đầu tư, vốn vay giải quyết việc làm, vốn vay tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất cùng với các chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác tạo điều kiện để người nghèo vươn lên thoát nghèo, nhờ vậy đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 28,74% năm 2013 xuống còn 12,5% năm 2015 theo chuẩn cũ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 theo chuẩn mới là 3.433 hộ nghèo (tỷ lệ 25,59%), 1.745 hộ cận nghèo (tỷ lệ 13,0%);Công tác giải quyết việc làm trong những năm qua đạt được kết quả nhất định, trong 4 năm đã tổ chức mở lớp đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn được 38 lớp với 1.049 học viên tham gia; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 20% năm 2013 lên 32,5% năm 2016 (mục tiêu 38%). Các chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo được quan tâm dưới nhiều hình thức như: trợ cấp, tặng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn 52 kết, chế độ chăm sóc sức khỏe, cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, thăm hỏi, tặng quà, các hoạt động từ thiện. Thực hiện tốt phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai lũ lụt. Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số, nhân dân các xã 135 khi đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế nhà nước được miễn giảm viện phí. Năm 2013 khám chữa bệnh cho 31.000 lượt người, kinh phí 2.000 triệu đồng; năm 2016 khám chữa bệnh cho 44.150 lượt người, kinh phí sử dụng mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và dân tộc thiểu số là 22.960 triệu đồng. Về hỗ trợ về nhà ở: Năm 2013 hỗ trợ 274 hộ, kinh phí là 1.477 triệu đồng; năm 2016 hỗ trợ cho 333 hộ, kinh phí hỗ trợ là 2.500 triệu đồng. Về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Năm 2013 có 10.800 lượt hộ được vay vốn; doanh số cho vay 98.000 triệu đồng; năm 2016 ước khoảng 11.500 lượt hộ được vay vốn, doanh số cho vay 113.640 triệu đồng. Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được các cấp các ngành quan tâm, tỷ lệ người mắc các tệ nạn xã hội đã giảm theo từng năm song kết quả chưa thực sự vững chắc, công tác triển khai cai nghiện tại cộng đồng gặp nhiều khó khăn do không quản lý được các đối tượng và tỷ lệ cai nghiện tại cộng đồng đạt rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình cai nghiện theo hướng dẫn phải được cai nghiện tại cộng đồng rồi mới được cai nghiện tập trung trong khi việc cai nghiện tại cộng đồng không có hiệu quả. Hiện nay huyện có Chương trình hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện với 335 đối tượng với kinh phí hoạt động là 880 triệu đồng/2016; tuy nhiên quy mô nhỏ, chỉ tiêu ít, kinh phí hạn chế nên không tiếp nhận được số đối tượng lớn trên địa bàn, tổng số đối tượng nghiện trên địa bàn là 606 người. 2.2.5 Giải quyết các vấn đề về môi trường Phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững... Huyện đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Văn Lãng và 20 xã, thị trấn; việc thẩm định 53 các dự án kinh kế đã trú trọng đến các giải pháp bảo vệ môi trường; thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với tổng diện tích đã lập bản đồ địa chính 48.648,86 ha chiếm 86,36% tổng diện tích tự nhiên của huyện; tổ chức cấp theo dự án đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp được 32.048,06 ha với 17.953 thửa đất được cấp, chiếm 99,9% tổng số thửa được cấp giấy chứng nhân cho 8.062 hộ; đối với dự án đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 33 xã của tỉnh Lạng Sơn (huyện Văn Lãng thực hiện 10 xã) đến nay đã cấp được 22.358 giấy với diện tích 2.330,40 ha; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện có hiệu quả, mỗi năm huyện trồng mới trên 1500 ha rừng; các cơ sở y tế, nhà máy, nơi sản xuất điều có hệ thống xử lý. Huyện có bãi xử lý rác thải, hằng ngày lượng rác trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực; công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường được tăng cường, những vi phạm trong lĩnh vực môi trường được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, luôn xanh – sạch – đẹp. 2.2.6 Công tác quốc phòng, an ninh Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tình hình an ninh trật tự tại khu vực biên giới, an ninh nội địa cơ bản ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được củng cố vững chắc. Thường xuyên giáo dục kiến thức quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và tăng cường; củng cố lực lượng dự bị động viên, công an xã và thị trấn, các tổ an ninh nhân dân và phong trào tự quản ở cơ sở. Chỉ đạo tốt việc giữ vững an ninh chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân các xã biên giới với lực lượng biên phòng làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài. Công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, kiểm soát kiềm chế tai nạn giao thông, quản lý nhân hộ khẩu được tăng cường. Các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực thực hiện công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, thường xuyên kết hợp lồng ghép với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", xây gia đình làng bản, khối phố văn hoá. Các tệ nạn xã hội tuy còn diễn biến 54 phức tạp nhưng đã giảm nhiều so với những năm trước đây. Các vấn đề tôn giáo, dân tộc được quan tâm giải quyết, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động đối ngoại nhân dân và đối ngoại nhà nước tiếp tục được duy trì và củng cố sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, phát huy tình hữu nghị giữa 2 địa phương huyện Văn Lãng và thị Bằng Tường (Quảng Tây - Trung Quốc); phối hợp thực hiện các hoạt động thương mại, giao lưu văn hóa, phòng chống tội phạm giữ vững an ninh biên giới sau phân giới, cắm mốc trên đất liền theo mục tiêu chung. 2.2.7 Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành Các cấp, các ngành luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, các Nghị quyết của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện để cụ thể bằng các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện nhằm phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc còn tồn tại trong xã hội. Trong 5 năm qua huyện đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất như: chính sách trợ giá giống, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách, hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất... các chính sách về giáo dục, y tế, xã hội,... các chính sách này đã thực sự đi vào cuộc sống, đang tích cực phát huy tác dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống xã hội. Xác định rõ những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo điều hành với những hình thức và giải pháp thích hợp. Tập trung và tháo gỡ khó khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_huyen_van_lang.pdf
Tài liệu liên quan