Luận văn Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam

Từ viết tắt tiếng Việt iv

Từ viết tắt tiếng Anh v

Danh mục bảng biểu vii

Danh mục hình vẽ viii

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

4.1. Phương pháp nghiên cứu 4

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 5

4.2.1. Nguồn tài liệu, thông tin 5

4.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp 5

4.2.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp 6

4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 6

4.3.1. Phương pháp định lượng 6

4.3.2. Phương pháp định tính 6

5. Những đóng góp mới của đề tài 7

5.1. Đóng góp về lý luận 7

5.2. Đóng góp về thực tiễn 7

6. Kết cấu của đề tài 7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 14

1.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài 24

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM 25

1.1. Khái niệm và các nội hàm về phát triển thị trường xuất khẩu giày da 25

1.1.1 Khái niệm phát triển thị trường xuất khẩu giày da 25

1.1.2. Vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu giày da 29

1.1.3. Phân loại thị trường xuất khẩu giày da 31

1.1.4. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu giày da 33

1.2. Các tác nhân ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu giày da 45

1.2.1. Các tác nhân vĩ mô (PESTEL) 45

1.2.1.1. Tác nhân Chính trị, Thể chế và Pháp lý (Political, Institutional and Legal) 46

1.2.1.2. Tác nhân tố Kinh tế (Economy) 47

1.2.1.3. Tác nhân kĩ thuật và công nghệ (Technology) 50

1.2.1.4. Tác nhân Văn hóa, Xã hội và Môi trường (Social, Culture, Environment) 51

1.2.1.5. Trình độ phát triển và KHCN đặc thù của quốc gia (Country Specific) 52

 

docx170 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đối tác thương mại quan trọng và tiềm năng để mở rộng thị trường XK Cùng với xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thị trường nước ngoài, công tác nghiên cứu tiềm năng các thị trường nước ngoài và tiến hành đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) là bước đi tiếp theo Nhà nước thực hiện để phát triển thị trường xuất khẩu. Việc ký kết các FTA có tác dụng hạ thấp hàng rào thuế quan, tạo thuận lợi hóa trong thương mại quốc tế, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong phát triển thị trường ra nước ngoài. Công tác đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực kinh tế, các quốc gia trên thế giới được Chính phủ, các Bộ, ngành và Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) tích cực thực hiện và đã thu được những thành tựu quan trọng. Hiện nay Việt Nam đã ký kết và thực hiện 13 FTA bao gồm: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA, AIFTA, AANZFTA, VCFTA, VKFTA, VN – EAEU FTA, CPTPP, AHK FTA với các đối tác quốc gia và khu vực, đang đàm phán thêm 3 FTA là RCEP, EFTA FTA, Việt Nam – Israel FTA. Các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương mà Việt Nam tham gia, đã cắt giảm đáng kể thuế quan đối với với mặt hàng giày da, tạo điều kiện cho mặt hàng này thâm nhập vào nhiều thị trường xuất khẩu. Sau đây là một số FTA đã đi vào thực thi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường ra nước ngoài: - Với thị trường EU, Việt Nam hiện đang được hưởng quy chế GSP đổi với giày dép với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thuế cơ sở (12,5%). Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU (còn 27 nước sau sự kiện Brexit khi Anh rời EU). Khi EVFTA đi vào thực hiện, hiệp định thương mại sẽ có hiệu lực ngay và một số sản phẩm như giày dép, dệt may, nông hải sản được hưởng lợi nhiều nhất vì hiện nay thuế nhập khẩu khá cao sẽ đưa về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Hiệp định này đã được ký kết và bắt đầu hiệu lực kể từ năm 2020 hứa hẹn tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu mạnh sang các nước EU. - FTA ASEAN-Nhật Bản: Biểu thuế cam kết của Nhật Bản theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu từ 7 đến 10 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. - FTA ASEAN-Ấn Độ, từ 1/1/2018 thuế nhập khẩu của Ấn Độ đối với sản phẩm da giày Việt Nam (chương 41 thuộc nhóm N-1) là 0%; giày dép (chương 64) thuộc nhóm hàng nhạy cảm (ST) là 10%. Đế ngoài Cao su/nhựa thuế 22% các phụ liệu khác 3-5%. - Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) được ký ngày 27/2/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thỏa thuận thương mại toàn diện, bao gồm cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế.Mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giày da vào khu vực này đã về 0%. - Hiệp định FTA VN-EAEU (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Các mức thuế giảm từ mức thuế cơ sở và duy trì 10% đối với giày dép da, giày vải. - FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn. - Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn. - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư - Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP được ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam (không bao gồm Hoa Kỳ). Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. - Hiện thuế nhập khẩu đối với sản phẩm da giày của Việt Nam tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã về 0%. Để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định cấp khu vực và song phương: - RCEP (ASEAN+6) giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và 6 đối tác đã có hiệp định FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán. - FTA Việt Nam – EFTA: Hiệp định giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. [25] - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ 2/12/2015 đến nay đang triển khai trên vòng thứ 6 và dự kiến sẽ sớm được ký kết. Như vậy, tính đến hết năm 2019, tổng số các FTA mà Việt Nam tham gia đã bao phủ thị trường 4,76 tỷ dân, chiếm 61,3% dân số toàn cầu. Hiện chỉ còn các khu vực Trung Đông, khu vực Trung và Nam Mỹ, khu vực châu Phi, và một số ít nước Đông Âu là Việt Nam chưa có FTA. Các hiệp định thương mại tự do được ký kết và thực hiện đã tạo ra khung pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vào các thị trường có FTA, bao gồm mặt hàng giày da, đã và sẽ mở ra thị trường quốc tế rộng lớn cho doanh nghiệp sản xuất mặt hàng giày da Việt Nam thâm nhập, phát triển. Các hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán hứa hẹn sẽ tiếp tục mở đường cho sản phẩm giày da Việt thâm nhập, phát triển tại các thị trường mới, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị phần. 2.2.1.3. Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại thông qua thương vụ Việt Nam tại nước ngoài Để phục vụ công tác phát triển thị trường xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hệ thống các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, song song với hệ thống các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại các nước. Hiện trên toàn thế giới, Việt Nam đang có 57 Thương vụ và 7 Chi nhánh thương vụ. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 15 Thương vụ và 4 Chi nhánh; khu vực châu Phi - Tây Nam Á có 13 Thương vụ; khu vực châu Âu có 20 Thương vụ và 1 Chi nhánh; khu vực châu Mỹ có 9 Thương vụ và 2 Chi nhánh. Hệ thống thương vụ Việt Nam đã cơ bản bao phủ các thị trường quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư lớn nhất với Việt Nam. Nhân sự công tác thương vụ Việt Nam tại nước ngoài phần lớn được lấy từ nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn cao của ngành công thương. Hệ thống thương vụ Việt Nam tại các thị trường trọng điểm hoạt động tương đối hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xác minh, tìm hiểu thông tin về đối tác tại địa bàn; tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp; tư vấn các vấn đề pháp lý giúp doanh nghiệp trước khi tiến hành ký kết hợp tác, cung cấp thông tin có giá trị giúp kết nối thương mại trong nước với thị trường các nước. Thương vụ Việt Nam là bộ phận thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm việc cho các hiệp hội, doanh nghiệp như giúp họ tham gia hội chợ, triển lãm, gặp gỡ đối tác, chiếm 60% thời gian của Thương vụ. Thương vụ đã giúp doanh nghiệp trong nước sàng lọc, xử lý thông tin khi đứng trước khối lượng thông tin lớn và phức tạp như hiện nay. Việc chắt lọc, tìm ra những thông tin cần thiết là việc làm không dễ dàng. Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia đã tham gia tìm hiểu thông tin đối tác, nghiên cứu cơ chế chính sách thị trường hoặc tham gia các vụ việc tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài và tiến hành các trợ giúp pháp lý cần thiết. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thương vụ Việt nam tại nước ngoài là đại diện cho doanh nghiệp, pháp nhân trong nước trong các phiên tòa xử các vụ tranh chấp liên quan đến thương mại. [1] Xuất khẩu các sản phẩm giày dép trong đó có mặt hàng giày da là một trong những trọng tâm hoạt động xúc tiến thương mại của các thương vụ Việt Nam, đặc biệt là tại châu Âu và Hoa Kỳ. Công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng giày dép cũng được nhiều Thương vụ chú trọng thực hiện, trong nhiều trường hợp đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, đồng thời giúp Bộ Công Thương đưa ra được định hướng phát triển thị trường cho mặt hàng giày dép nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu giày da nói riêng. Tại Nga, Thương vụ Việt Nam đã phối hợp tuyên truyền, giới thiệu về Hiệp định FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA), hỗ trợ các doanh nghiệp da giày giải quyết vướng mắc trong việc khai chứng nhận xuất xứ, hỗ trợ đàm phán về phòng vệ ngưỡng đối với hàng hoá xuất khẩu sang Liên minh. Hoạt động của hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã góp phần bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin thị trường quan trọng cho công tác phát triển thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam và chính sách phát triển thị trường nước ngoài của Nhà nước Việt Nam. 2.2.1.4. Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng hệ thống pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp để đáp ứng thị trường xuất khẩu Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là công cụ để các quốc gia xây dựng và áp dụng để kiểm soát chất lượng hàng hóa, bao gồm hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa lưu thông trên thị trường mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia đều áp dụng hệ thống tiêu chuẩn riêng để đánh giá và đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu hành ở nước mình. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho việc là cơ sở để đánh giá chất lượng, phẩm cấp, phân loại hàng hóa, áp dụng các chính sách quản lý đối với hàng hóa như: khuyến khích, hạn chế, cấm, là cơ sở cho việc áp thuế. Việc chính phủ các nước công nhận tiêu chuẩn kỹ thuật của nhau, cấp phép kiểm định cho các tổ chức kiểm định quốc tế, công nhận kết quả đánh giá, kiểm định của nhau là cơ sở để doanh nghiệp nhận được chứng nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Đây là một bước hỗ trợ kỹ thuật quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. Tại Việt Nam, để hỗ trợ và tiêu chuẩn hóa hoạt động sản xuất giày dép, trong đó có giày da, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất giày dép. Hệ thống các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (QUATEST) trực thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là các đơn vị kỹ thuật cung cấp dịch vụ kiểm định, đo lường, cấp đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ yêu cầu, nhu cầu kiểm định, đăng kiểm chất lượng các loại hàng hóa, trong đó có phục vụ đo lường, kiểm định, đánh giá chất lượng đối với mặt hànggiày da xuất khẩu. Bên cạnh việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho ngành Da-Giày (120 TCVN), trong đó có các quy định đối với mặt hàng giày da, Bộ Công Thương đã chú trọng thu hút đầu tư đối với hoạt động kiểm định. Kết quả là tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng toàn diện cho doanh nghiệp, từ kiểm định đánh giá về quản trị doanh nghiệp đến đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật như Vinacontrol, Công ty TNHH SGS, công ty TNHH Standards and Testing Centre (STC) Mạng lưới các cơ quan thông báo, hỏi đáp và Ban liên ngành về TBT Nhằm thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2018/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg) về quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp (Mạng lưới TBT Việt Nam) và Ban liên ngành về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Ban liên ngành TBT Việt Nam). Theo đó, Mạng lưới TBT Việt Nam sẽ bao gồm cơ quan thông báo và hỏi đáp về TBT của quốc gia (gọi tắt là Điểm TBT quốc gia), cơ quan thông báo và hỏi đáp về TBT của các bộ (gọi tắt là Điểm TBT của bộ) và cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở các địa phương. Hoạt động TBT cấp quốc gia thực hiện thông qua Điểm TBT quốc gia do Văn phòng TBT Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEG), Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối điều phối công việc. Ngoài chức năng thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ hỏi đáp về TBT của Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế liên quan đến TBT và vận hành Cổng Thông tin TBT Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ hỏi đáp về TBT của Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế liên quan đến TBT, Mạng lưới và Ban liên ngành TBT Việt Nam còn có nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao nhận thức của cộng đồng, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu về TBT nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của hàng hóa Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt và triển khai một loạt đề án liên quan đến TBT như: Đề án triển khai thực hiện Hiệp định TBT (444/QĐ-TTg, 2005), Đề án TBT giai đoạn 2005-2010, Đề án TBT giai đoạn 2011-2015 (682/QĐ-TTg, 2011) và dự thảo “Mạng lưới TBT Việt Nam và cơ sở dữ liệu TBT thời kì 2015-2025”. [28] Quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ PTTTXK Nhằm nâng cao năng lực quản lý thị trường, trong đó có ngành da giày và mặt hàng giày da trong nước, năm 2018, Bộ Công Thương đã nâng cấp Cục Quản lý thị trường thành Tổng cục Quản lý thị trường (Quyết định 34/2018/QĐ-TTg). Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống hàng giả hàng lậu, gian lận thương mại (Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2015). Các hoạt động tại thị trường nội địa có tác dụng gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp giày da nội địa phát triển, tích lũy năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe tại các thị trường xuất khẩu khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Đây là cơ sở nền tảng cho doanh nghiệp xuất khẩu vươn ra thị trường thế giới 2.2.1.5. Hỗ trợ xử lý các tranh chấp trong thương mại quốc tế Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tăng cường phối hợp với các Hiệp hội để nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bộ cũng là đầu mối cung cấp thông tin về phòng vệ thương mại, tập hợp nguồn lực để các doanh nghiệp phối hợp tốt hơn với các cơ quan Nhà nước, tham gia hiệu quả hơn vào việc khởi kiện cũng như xử lý các tranh chấp trong thương mại quốc tế.Nhìn lại vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam tại EU (2006-2011), có thể nói những nỗ lực vận động của Hiệp hội Da - Giầy – Túi xách và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường tiếng nói ủng hộ Việt Nam tại các diễn đàn và thiết chế có liên quan của EU đã mang lại kết quả tích cực trong những giai đoạn khác nhau của vụ kiện cũng như việc chấm dứt lệnh áp thuế. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thường xuyên chủ động thu thập thông tin liên quan và cùng với Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp làm việc trực tiếp với các tổ chức, các bên liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương đang triển khai Luật Quản lý Ngoại Thương 2017 và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại theo hướng minh bạch, công khai, phù hợp với cam kết quốc tế. Từ đó tạo điều kiện cho quá trình thực hiện, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp đối với hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cụ thể hóa yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã thành lập Cục Phòng vệ thương mại (tách ra từ Cục Quản lý Cạnh tranh) có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu và phòng vệ thương mại cho hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ[6]: - Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: + Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam + Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan trong việc xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; + Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại tại WTO, các Hiệp định thương mại và các tổ chức quốc tế khác; + Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành xử lý vấn đề nền kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan; + Chủ trì và/hoặc tham gia thảo luận, đàm phán vấn đề phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại, các Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam với các đối tác và các diễn đàn quốc tế khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ Công Thương. - Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Công Thương đã thành lập đơn vị chuyên trách nhằm theo dõi các vấn đề liên quan đến phòng vệ thương mại, trong đó có phòng vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường nước ngoài. Hoạt động bảo trợ của Cục đối với toàn bộ các hàng hóa xuất khẩu, trong đó có mặt hàng giày da, đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam. 2.2.1.6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi hóa thương mại Chính phủ đã ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 31/3/2018 Hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó xác định các giải pháp hỗ trợ dành cho doanh nghiệp vừa vào nhỏ trong các lĩnh vực: cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuế, chế độ kế toán, sở hữu trí tuệ, thông tin về xúc tiến thương mại như xây dựng, phát triển sản phẩm, thương mại hóa sản phẩm, gọi vốn đầu tư, phát triển thị trường, kết nối doanh nghiệp, kiến thức về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sản xuất thử, kiểm định, đo lường chất lượng 2.2.1.7. Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu ngành da giày và mặt hàng giày da xuất khẩu + Về hỗ trợ vốn, tài chính: Bộ Kế hoạch Đầu tư đã thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thành và phát triển. Các doanh nghiệp đủ điều kiện được hỗ trợ của Quỹ sẽ được vay vốn với mức lãi suất không quá 80% lãi suất cho vay thấp nhất của ngân hàng thương mại, được vay vốn không quá 70% tổng vốn của dự án kinh doanh, với tổng vốn vay từ quỹ không vượt quá 30 tỷ đồng. + Về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Chính phủ thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội luôn tích cực hỗ trợ các cơ sở đào tạo nhân lực ngành da giày cả công lập và ngoài công lập tại Việt Nam. Những cơ sở đào tạo lớn, đào tạo chuyên sâu nhân lực ngành da giày thuộc hệ thống công lập có thể kể đến như: Viện Nghiên cứu Da giày (Bộ Công Thương), Viện Dệt May-Da giày và Thời trang thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang thuộc Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Sao Đỏ và Cao đẳng Công Thương TP Hồ Chí Minh. Đây là những cơ sở lớn đào tạo về ngành dệt may-da giày, trong đó chủ yếu đào tạo nhân lực trình độ cao. Các cơ sở này hàng năm cung cấp cho thị trường lao động trình độ cao cho ngành da giày khoảng 3.500 lao động có trình độ đại học ngành da giày cho cả nước và khoảng 100-180 nhân lực trình độ trên đại học ngành da giày. Tuy đã có những cơ sở đạo tạo lớn, chuyên sâu về da giày nhưng nhìn chung với tốc độ phát triển nhanh của ngành da giày Việt Nam trong khoảng 10 năm nay, ngành Da-Giày vẫn thiếu hụt lao động, cả lao động có trình độ cao và thiếu ngay cả lao động phổ thông. Bên cạnh hoạt động đào tạo, các cơ sở này còn tổ chức các cuộc thi thiết kế, phối hợp đào tạo và liên kết trong nghiên cứu tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. Các cơ sở đào tạo công lập chuyên ngành da giày đã tạo nên một hệ sinh thái cung cấp nhân lực và dịch vụ, đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành da giày. Tuy nhiên, với nhu cầu lao động ngành da giày rất lớn như hiện nay, trong khi đó lao động ngành da giày cần được đào tạo ít nhất từ 3-6 tháng để thực hiện được một hoặc một số công đoạn gia công. Do không thể tuyển 100% đầu vào là lao động lành nghề, nên hầu hết doanh nghiệp sản xuất da giày đều tự tìm cách đào tạo cho lao động của mình. + Về phát triển công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), các chính sách hỗ trợ CNHT bao quát trên các lĩnh vực: lĩnh vực nghiên cứu và phát triển; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế về CNHT; phát triển thị trường; xây dựng các Trung tâm phát triển CNHT. Chương trình phát triển CNHT gồm: hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu & phát triển; phổ biến nhận thức, thông tin; hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài phát triển CNHT; xây dựng tiêu chuẩn; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về CNHT. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển CNHT lấy từ: nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ theo phân cấp ngân sách hiện hành; kinh phí của các tổ chức, cá nhân thực hiện CNHT; nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.[14] 2.2.2. Thực trạng công tác PTTTXK mặt hàng giày da của Hiệp hội Đối với hiệp hội ngành hàng, nội dung phát triển thị trường XK hàng hoá sẽ bao gồm: thực hiện chức năng làm cầu nối hữu hiệu giữa Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp và hàng hoá trong tranh chấp thương mại và hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp... 2.2.2.1. Cầu nối tích cực và hữu hiệu giữa Nhà nước và Doanh nghiệp Hiệp hội Da - Giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO) đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối tích cực và hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nước ngành da giày với cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. LEFASO luôn cử người phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác trong các hoạt động lập pháp của Nhà nước, hoạt động điều hành kinh tế của Chính phủ liên quan đến ngành da giày và mặt hàng giày da xuất khẩu, đặc biệt trong quá trình xây dựng dự thảo luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến ngành da giày, và các văn bản pháp luật của các Bộ, ngành khác có khả năng tác động đến PTTTXK giày da. Với vai trò là tổ chức đại diện cho doanh nghiệp sản xuất da, giày và túi xách của Việt Nam, Hiệp hội đã tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản của Chính phủ liên quan đến xây dựng văn bản đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Bộ Công Thương với các đối tác quốc tế. Hiệp hội đã tham dự các hội nghị tham vấn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) tổ chức và đã đề xuất các kiến nghị về vấn đề cam kết lao động trong các cuộc đàm phán FTA. Lefaso tham gia cùng VCCI, Liên đoàn Lao động Việt Nam để xác đính tính mức lương của người lao động tại các doanh nghiệp sao cho phù hợp, đảm bảo thu nhập và đời sống của công nhân, tránh làm tăng quá lớn chi phí sản xuất gây ảnh hưởng tới chi phí sản phẩm xuất khẩu. Song song với việc tham gia góp ý kiến cho dự thảo văn bản pháp luật, cơ chế chính sách của Chính phủ trong ngành da giày, LEFASO đã tích cực thực hiện công tác phổ biến cơ chế, chính sách pháp luật, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành da giày đến cộng đồng doanh nghiệp cả nước thông qua cổng thông tin điện tử www.lefaso.org.vnvà các hội nghị, hội thảo do Hội tổ chức. Hiệp hội đã chủ động nắm bắt tình hình và xây dựng các giải pháp, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, như: thực hiện một số khảo sát tại doanh nghiệp trong ngành về mặt hàng, năng lực sản xuất, xuất khẩu, tình hình đầu tư, nhu cầu nguồn nhân lựcđể nắm tình hình và xây dựng các biện pháp kiến nghị Chính phủ hỗ trợ phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước; khảo sát tình hình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp da giày và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo vệ các quyền sở hữu tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_giai_phap_phat_trien_thi_truong_xuat_khau_mat_hang.docx
Tài liệu liên quan