Luận văn Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa

Tĩnh Gia là huyện được đánh giá có ngành, nghề nông thôn tương đối đa dạng so

với các huyện, thị xã khác trong toàn tỉnh. Các nghề như: Nghề dệt mây tren đan, chế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ44

biến thủy sản, phát triển rất có hiệu quả, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người

dân. Một số nghề có khả năng khôi phục và phát triển như: nghề chổi đót, nghề làm

hương Tuy nhiên, việc du nhập nghề mới vẫn còn nhiều bất cập. Nghề thêu ren được

đánh giá là khá phù hợp nhưng tỷ lệ bỏ nghề sau đào tạo còn rất cao, nguyên nhân chính

là do mô hình tổ chức sản xuất thông qua hợp tác xã là không hiệu quả.

Các cơ sở TTCN đã thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động nông

thôn, nhưng quy mô lao động bình quân một cơ sở còn nhỏ bé, trình độ sản xuất lạc

hậu, chưa có sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành trong huyện. Các nhóm ngành

nghề đã tạo ra giá trị sản xuất đáng kể cho kinh tế của huyện, tốc độ phát triển bình

quân tăng tuỳ theo nhóm ngành tuy nhiên tốc độ tăng chưa đáng kể.

TTCN huyện Tĩnh Gia thời kỳ 2008-2012 với sự tăng trưởng và phát triển cả

về quy mô lẫn cơ cấu đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện, đã

cung cấp cho xã hội một khối lượng lớn hàng hoá phục vụ nhu cầu cho huyện và

góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền công nghiệp tỉnh. Đồng thời đã

giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư trong huyện, tập trung

giải quyết một số nhu cầu xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường về

công cụ, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng

pdf117 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu dùng, mỹ nghệ năm 2008 có 4.157 cơ sở đến năm 2012 tăng lên 5.341 cơ sở, tăng 1.184 cơ sở tương đương 28%. Cơ cấu 2 nhóm ngành này lớn là do tập trung một số ngành truyền thống, một số ngành phục vụ sản xuất cho nhu cầu thiết yếu của người dân như: chế biến hải sản, sản xuất nước mắm, mắm tôm, mộc dân dụng, may, mây tre đan và sản xuất bánh, bún, ... Nhìn chung, sự phân bố của các ngành nghề TTCN và các loại hình sở hữu đã phần nào nói lên tốc độ phát triển còn chậm giữa các ngành nghề TTCN huyện Tĩnh Gia. Các cơ sở chủ yếu là hộ gia đình với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chủ yếu. Bảng 2.9. Cơ sở sản xuất TTCN phân theo ngành kinh tế Năm Tổng số cơ sở Theo ngành kinh tế Chế biến nông, lâm, thủy sản (cơ sở) Cơ cấu (%) Khai thác & SX vật liệu XD (cơ sở) Cơ cấu (%) Cơ khí chế tạo, sữa chữa công cụ (cơ sở) SX hàng tiêu dùng, TC mỹ nghệ (cơ sở) Cơ cấu (%) 2008 4.820 545 11,3 68 1,4 50 4.157 86,2 2009 5.680 730 12,8 78 1,4 58 4.814 84,7 2010 6.305 820 13 87 1,4 62 5.336 84,6 2011 6.550 945 14,4 98 1,5 72 5.435 82,9 2012 6.830 1.293 18,9 118 1,7 78 5.341 78,2 (Nguồn: Phòng Công Thương huyện Tĩnh Gia) 2.2.2.1 Lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp huyện Tĩnh Gia Số lượng lao động là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất và hiệu quả của TTCN huyện Tĩnh Gia trong điều kiện sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống. Lao động TTCN huyện Tĩnh Gia trong 4 năm tăng tương đối lớn, bình quân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 13,44% năm. Lao động trong loại hình kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động công nghiệp, năm 2008 là 14.950 lao động chiếm 90,6% đến năm 2012 là 21.550 lao động và chiếm 81,3%; lao động doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Bảng 2.10. Lao động sản xuất TTCN phân theo thành phần kinh tế Năm Tổngsố LĐ Phân theo thành phần kinh tế Nhà nước (người) Cơ cấu % Tư nhân (người) Cơ cấu % Cá thể (người) Cơ cấu % 2008 16.500 0 0 1.550 9,4 14.950 90,6 2009 18.015 0 0 1.700 9,4 16.315 90,6 2010 21.255 0 0 3.050 14,3 18.205 86,7 2011 23.715 0 0 3.650 15,4 20.065 84,6 2012 26.500 0 0 4.950 18,7 21.550 81,3 (Nguồn: Phòng Công thương huyện Tĩnh Gia) Số lượng lao động trong ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản và ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng lao động trong ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Bảng 2.11. Lao động sản xuất TTCN phân theo ngành kinh tế Năm Tổngsố LĐ Phân theo ngành kinh tế Chế biến nông, lâm, thủy sản Cơ cấu Khai thác và SX VLXD Cơ cấu Chế tạo và sữa chữa công cụ Cơ cấu SX hàng tiêu dùng và mỹ nghệ Cơ cấu (người) % (người) % (người) % (người) % 2008 16.500 3.355 20,33 495 3,00 1.555 9,42 11.095 67,24 2009 18.015 3.680 20,43 525 2,91 1.656 9,19 12.154 67,47 2010 21.255 4.840 22,77 575 2,71 2.045 9,62 13.795 64,90 2011 23.715 5.432 22,91 635 2,68 2.155 9,09 15.493 65,33 2012 26.500 5.950 22,45 670 2,53 2.250 8,49 17.630 66,53 (Nguồn: Phòng công thương huyện Tĩnh Gia) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Tốc độ tăng bình quân hàng năm về lao động của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng và mỹ nghệ trong năm 2012 so với năm 2008 là 15,9%, tăng lớn nhất trong các nhóm ngành. Nhóm ngành chế tạo và sửa chữa công cụ chỉ tăng 14,5%. Nhóm ngành khai thác vật liệu xây dựng tăng 13,5%. Điều này cũng thể hiện sự phù hợp với sự biến động về số lượng của các các cơ sở sản xuất công nghiệp. 2.2.2.2 Cơ cấu và tốc độ phát triển Tiểu thủ công nghiệp Tĩnh Gia * Về thành phần kinh tế: Cơ cấu giá trị sản xuất của kinh tế tư nhân qua các năm đều tăng cụ thể từ 4,7% năm 2008 lên 23,4% năm 2012. Trong khi đó cơ cấu giá trị sản xuất của kinh tế cá thể có xu hướng giảm từ 39,4% năm 2008 xuống 28% năm 2012. Mặt khác, tốc độ tăng bình quân hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp là tương đối cao (18,05%), trong đó loại hình kinh tế tư nhân có tốc độ tăng mạnh nhất (81,9%). Điều này nói lên, người sản xuất đã biết tận dụng khai thác các chính sách pháp luật nhà nước đã ban hành để kinh doanh có hiệu quả, đồng thời biết phát huy ưu thế của kinh tế tư nhân để mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2008 là 4,7%, năm 2012 là 23,4%), điều này cho thấy quy mô sản xuất của loại hình này còn nhỏ bé, chưa chiếm được ưu thế và chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Bảng 2.12. Giá trị sản xuất TTCN phân theo thành phần kinh tế (Giá so sánh năm 1994) Năm Tổng số(tỷđ) Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Giá trị (tỷđ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđ) Cơ cấu (%) 2008 175,3 98,0 55,9 8,2 4,7 69,1 39,4 2009 218,4 116,6 53,4 12,4 5,7 89,3 40,9 2010 232,9 133,2 57,2 12,1 5,2 87,6 37,6 2011 285,4 154,7 54,2 45,9 16,1 84,8 29,7 2012 357,7 173,7 48,6 83,6 23,4 100,4 28,0 Tốc độ tăng bq (%) 18,05 12,3 - 81,9 - 8,5 - (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tĩnh Gia năm 2012) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 * Về nhóm ngành kinh tế Bảng 2.13: Giá trị sản xuất TTCN phân theo ngành kinh tế (Giá so sánh năm 1994) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2012 Tốc độ tăng bình quân (%) Giá trị (tỷđ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđ) Cơ cấu (%) Tổng số 175,3 100 357,7 100 19,3 1. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 115,5 65,9 144,9 40,5 5,8 2. Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 1,9 1,1 9,3 2,6 48,7 3. Cơ khí chế tạo, sửa chữa công cụ 2,3 1,3 5,0 1,4 21,4 4. Sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ 55,6 31,7 198,5 55,5 37,5 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tĩnh Gia năm 2012) Từ bảng 2.13 cho thấy, nhóm ngành Chế biến nông, lâm, thuỷ sản và nhóm ngành Sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn; trong lúc đó nhóm ngành Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng và nhóm ngành Cơ khí chế tạo, sửa chữa công cụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như vậy 2 nhóm ngành này chưa phát triển ở địa bàn huyện Tĩnh Gia. Tuy nhiên, nhóm ngành Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây với tốc độ tăng bình quân là 48,7%. Điều này, nói lên Huyện đã biết khai thác lợi thế của huyện đó là sẵn có nguồn nguyên liệu đất sét, đá xây dựng để phát triển trên địa bàn huyện. Qua nghiên cứu qui mô, cơ cấu và tốc độ phát triển TTCN huyện Tĩnh Gia thời kỳ 2008-2012, có thể rút ra những đánh giá chung sau đây: Huyện Tĩnh Gia có các cơ sở sản xuất TTCN với hình thức sản xuất kinh doanh vẫn còn chủ yếu là kinh tế hộ, qui mô nhỏ bé, các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào ngành nghề còn quá ít, chủ yếu là các hộ gia đình. Do vậy chưa thể tạo ra sự chuyển dịch tích cực, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TTCN. Tĩnh Gia là huyện được đánh giá có ngành, nghề nông thôn tương đối đa dạng so với các huyện, thị xã khác trong toàn tỉnh. Các nghề như: Nghề dệt mây tren đan, chế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 biến thủy sản, phát triển rất có hiệu quả, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Một số nghề có khả năng khôi phục và phát triển như: nghề chổi đót, nghề làm hương Tuy nhiên, việc du nhập nghề mới vẫn còn nhiều bất cập. Nghề thêu ren được đánh giá là khá phù hợp nhưng tỷ lệ bỏ nghề sau đào tạo còn rất cao, nguyên nhân chính là do mô hình tổ chức sản xuất thông qua hợp tác xã là không hiệu quả. Các cơ sở TTCN đã thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, nhưng quy mô lao động bình quân một cơ sở còn nhỏ bé, trình độ sản xuất lạc hậu, chưa có sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành trong huyện. Các nhóm ngành nghề đã tạo ra giá trị sản xuất đáng kể cho kinh tế của huyện, tốc độ phát triển bình quân tăng tuỳ theo nhóm ngành tuy nhiên tốc độ tăng chưa đáng kể. TTCN huyện Tĩnh Gia thời kỳ 2008-2012 với sự tăng trưởng và phát triển cả về quy mô lẫn cơ cấu đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện, đã cung cấp cho xã hội một khối lượng lớn hàng hoá phục vụ nhu cầu cho huyện và góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền công nghiệp tỉnh. Đồng thời đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư trong huyện, tập trung giải quyết một số nhu cầu xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường về công cụ, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chỉ đáp ứng chủ yếu ở thị trường địa phương. Tầm nhìn của nhà sản xuất còn mang tính nhỏ lẽ, chưa vươn ra các thị trường lớn, do vậy hộ cá thể chiếm tỷ trọng lớn, loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá nhỏ. 2.2.3 Thực trạng các cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp huyện Tĩnh Gia 2.2.3.1 Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất Các chủ cơ sở sản xuất TTCN có vai trò rất quan trọng, họ vừa là người tổ chức, quản lý sản xuất, vừa là người trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu đặc điểm của các chủ cơ sở trong từng nhóm ngành sản xuất có ý nghĩa thực tiễn quan trọng giúp cho chúng ta đánh giá đúng về trình độ, năng lực và khả năng quản lý kinh doanh của các cơ sở sản xuất TTCN. Đặc điểm chung của các chủ cơ sở sản xuất được điều tra được thể hiện qua bảng 2.14. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Bảng 2.14. Đặc điểm chung của các chủ cơ sở sản xuất TTCN Chỉ tiêu ĐVT Nhóm ngành SX hàng tiêu dùng, mỹ nghệ Nhóm ngành chế biến Nhóm ngành VLXD Nhóm ngành cơ khí Bình quân chung 1. Giới tính: - Nam % 70 58 100 100 69 - Nữ % 30 42 0 0 31 2. Tuổi trung bình Năm 36 42 50 38 37,4 3. Trình độ VH TB Lớp 10 8,5 12 12 9,81 4. Chưa qua đào tạo quản lý doanh nghiệp % 92 86 100 0 89,24 5. Kinh nghiệm sản xuất Năm 14 16 29 17 14,72 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Số liệu điều tra cho thấy tuổi trung bình của các chủ cơ sở là 37,4 tuổi, đây là tuổi lý tưởng để hoạt động sản xuất kinh doanh. Độ tuổi này cho phép các chủ cơ sở sản xuất có thể tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh cũng như đủ năng động, táo bạo để làm nên những thành công lớn trên thương trường. Ở những nhóm ngành chế biến tuổi bình quân của chủ cơ sở cao hơn do ảnh hưởng đặc điểm của nhóm ngành. Trình độ văn hoá của các chủ cơ sở thấp, bình quân chung của các nhóm ngành là lớp 9,81. Kinh nghiệm sản xuất của các chủ cơ sở ở cả 3 nhóm ngành nghề là khá cao (14,72 năm). Kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ là quan trọng, cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi lẽ muốn có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, sức cạnh tranh cao thì cần thiết phải có sự đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó ngoài kinh nghiệm sản xuất, các cơ sở phải có trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ nhất định để tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất một cách có hiệu quả. Số liệu điều tra cho thấy 89,24% các chủ cơ sở chưa qua đào tạo về quản lý doanh nghiệp. Chính vì trình độ bị hạn chế, nên thường những người đã học được ít nhiều kinh nghiệm từ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây mới có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng cho mình. Đây là một thách thức lớn cản trở trực tiếp đến sự phát triển của các nhóm ngành sản xuất, đặc biệt đối với những ngành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 có quy mô vốn lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, cần được quan tâm giải quyết nhằm kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong sản xuất. Về giới tính, chủ cơ sở là nam vẫn chiếm đa số, bình quân 69%, nữ chỉ chiếm 31%. Nếu xét theo nhóm ngành sản xuất thì nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng và nhóm ngành cơ khí không có chủ cơ sở là nữ. Riêng nhóm ngành chế biến thì tỷ lệ nữ khá cao chiếm 42%, đặc điểm này phản ánh tính đặc thù của từng ngành. 2.2.3.2 Tình hình lao động và thu hút lao động của các cơ sở sản xuất. Lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ nét năng lực sản xuất của các cơ sở. Số liệu điều tra cho thấy, bình quân một cơ sở sản xuất có 2,6 lao động. Trong đó, lao động gia đình 1,9 người chiếm 73,1% và lao động thuê ngoài là 0,7 người chiếm 26,9%. Như vậy, các cơ sở sản xuất TTCN chủ yếu dựa vào lực lượng lao động gia đình là chính, do phần lớn các cơ sở sản xuất thuộc kinh tế hộ gia đình, do đó sử dụng lao động gia đình là để vừa giải quyết việc làm, vừa tạo thu nhập, đồng thời giảm được chi phí lao động. Tỷ lệ lao động nữ có sự khác nhau giữa các nhóm ngành, với nhóm ngành chế biến, lao động nữ chiếm 45%. Sở dĩ lao động nữ chiếm tỷ lệ cao như vậy là vì ở nhóm ngành này đòi hỏi có sự khéo léo, tỷ mỷ và cần cù của người phụ nữ. Nhóm ngành cơ khí có tỷ lệ lao động nữ thấp nhất (8%) do đặc thù của nhóm ngành. Tính thời vụ trong lao động cũng có xảy ra nhưng tỷ lệ không cao, có 92,3% lao động làm việc thường xuyên và 7,7% lao động làm việc theo thời vụ, trong đó, nhóm sản xuất vật liệu xây dựng là cao nhất 22,%, điều này phù hợp với ngành nghề do sản xuất ngoài trời phụ thuộc nhiều vào thời tiết.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.15. Lao động của các cơ sở sản xuất TTCN huyện Tĩnh Gia năm 2012 (Bình quân cho một cơ sở) Chỉ tiêu ĐVT Bìnhquân Trong đó Nhóm ngành SX hàng tiêu dùng, mỹ nghệ Nhóm ngành chế biến Nhóm ngành VLXD Nhóm ngành cơ khí 1. Tổng số lao động Người 2,7 2,5 2,8 4,1 6,2 % lao động nữ % 48,8 60 45 25 8 Chia ra: - Lao động gia đình Người 1,9 2,1 1,3 1,5 2 % so với tổng số lao động % 73,1 81 46 37 32 - Lao động làm thuê Người 0,7 0,5 1,5 2,6 4,2 % so với tổng số lao động % 26,9 19 54 63 68 Chia ra: - Lao động thường xuyên Người 2,4 2,1 2,5 3,2 5,6 % so với tổng số lao động % 92,3 81 89 78 90 - Lao động thời vụ Người 0,2 0,5 0,3 0,9 0,6 % so với tổng số lao động % 7,7 19 11 22 10 2. Thời gian làm việc lao động thường xuyên Ngày 275 280 265 240 272 3. Tiền công của lao động làm thuê 1000đ/th 1.748 1650 1850 2950 2150 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Thời gian làm việc trong năm của một lao động thường xuyên bình quân là 275 ngày/năm. Các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ ít phụ thuộc vào thời tiết, chủ yếu sản xuất ở trong nhà nên số thời gian làm việc trong năm tương ứng là 280 ngày. Ngược lại, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu nên số ngày làm việc trong năm của một lao động thấp hơn các nhóm ngành khác (240 và 265 ngày/lao động/năm). Tiền lương bình quân của một lao động thuê ngoài là 1,748 triệu đồng/tháng. Trong đó, nhóm ngành sản xuất VLXD và nhóm ngành cơ khí có mức tiền lương cao nhất 2,85 triệu đồng/tháng và 2,15 triệu đồng/tháng, nguyên nhân là do nhóm ngành cơ khí phải làm việc nặng nhọc, thời gian làm việc trong ngày nhiều hơn, còn nhóm ngành mộc mỹ nghệ đòi hỏi cần phải có tay nghề tương đối cao thì mới đáp ứng được nhu cầu tạo ra sản phẩm đạt chất lượng. Nếu so sánh với thu nhập từ lao động thuần nông chắc chắn sẽ cao hơn nhiều, từ đó thấy rõ tính ưu việt của phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp. 2.2.3.3 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất. Vốn sản xuất kinh doanh là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở. Kết quả điều tra ở bảng 2.16 cho thấy sự ra đời của các cơ sở TTCN huyện Tĩnh Gia chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất (chiếm 65,7%). Như vậy, sự ra đời của các cơ sở TTCN chủ yếu dựa vào khả năng tích luỹ của chủ cơ sở, trong khi đó Ngân hàng là người có khả năng cung cấp nguồn tài chính lớn cho việc phát triển ngành nghề nhưng lại không giúp được gì đáng kể cho sự ra đời các cơ sở. Chính vì vậy, sự trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ thường phải chắp vá, tận dụng máy móc thiết bị cũ là chủ yếu, sau đó hoàn thiện dần trong quá trình hoạt động sản xuất. Mức vốn bình quân một cơ sở là tương đối thấp và có sự khác nhau giữa các nhóm ngành. Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ có số vốn bình quân một cơ sở thấp nhất (65 triệu đồng), nhóm ngành VLXD có số vốn bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 quân một cơ sở cao nhất (178 triệu đồng).. Theo nguồn vốn hình thành, mỗi cơ sở sản xuất vốn tự có chiếm 65,7% tổng số vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn hoạt động chiếm 34,3%, nguồn vay chủ yếu là vay Ngân hàng. Nguyên nhân các chủ cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện chưa mạnh dạn vay vốn Ngân hàng là do sản phẩm của họ chưa có chỗ đứng vững trên thị trường; bên cạnh đó do lãi suất vay vốn Ngân hàng tương đối cao và tâm lý ngại vay vốn sợ không trả được luôn đè nặng lên mỗi cơ sở sản xuất. Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đang còn khó khăn do phải thực hiện nhiều thủ tục phức tạp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.16. Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất CN-TTCN huyện Tĩnh Gia năm 2012 (tính bình quân cho 1 cơ sở) Chỉ tiêu Nhóm ngành SX hàng tiêu dùng, mỹ nghệ Nhóm ngành chế biến Nhóm ngành VLXD Nhóm ngành cơ khí Bình quân chung Giá trị (trđ) Cơ cấu Giá trị (trđ) Cơ cấu Giá trị (trđ) Cơ cấu Giá trị (trđ) Cơ cấu Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) (%) (%) (%) (%) Tổng số vốn 65 100 92 100 178 100 130 100 73,4 100 1. Phân theo tính chất 1.1. Vốn cố định 45,3 69,7 80 86,96 115,5 64,89 90 69,23 53,8 54,07 1.2. Vốn lưu động 19,7 30,3 12 13,04 62,5 35,11 40 30,77 39,5 45,93 2. Phân theo nguồn hình thành 2.1. Vốn tự có 53,5 82,3 75,1 81,63 155 87,08 94 72,31 56,5 65,70 2.2. Vốn đi vay 11,5 17,7 16,9 18,4 23 12,92 36 27,69 29,5 34,30 - Vay ngân hàng 11,5 17,7 16,9 18,4 23 12,92 36 27,69 27,3 34,3 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.2.3.4 Tình hình thị trường của các cơ sở sản xuất Việc cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm được xem xét ở đây bao gồm cả thị trường yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. a. Thị trường nguyên vật liệu và hình thức thu mua: Hiện tại, việc cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở TTCN được thực hiện chủ yếu qua các mối quan hệ cá nhân. Bảng 2.17. Cơ cấu thị trường nguyên liệu và hình thức thu mua của các cơ sở TTCN huyện Tĩnh Gia năm 2012 (ĐVT:%) Chỉ tiêu Nhóm ngành SX hàng tiêu dùng, mỹ nghệ Nhóm ngành chế biến Nhóm ngành VLXD Nhóm ngành cơ khí 1. Thị trường nguyên liệu 1.1. Trong tỉnh 93,9 91,6 97,5 88,1 - Trong xã 22,2 44,2 31,5 0 - Trong huyện 56,5 38,1 56,5 53,5 - Tại huyện khác 15,2 9,3 9,5 34,6 1.2. Ngoài tỉnh 6,1 8,4 2,5 11,9 2. Hình thức thu mua 2.1. Thu gom 89,2 45,6 12,1 13,5 2.2. Theo hợp đồng 10,8 54,4 87,9 86,5 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Số liệu điều tra bảng 2.17 cho thấy, thị trường nguyên liệu của nhóm ngành chế biến chủ yếu là ở trong xã, chiếm tỷ trọng 44,2%; đối với nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng và nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ thì nguồn nguyên liệu chủ yếu là ở trong huyện, chiếm tỷ trọng lần lượt 56,5% và 56,5%. Đáng chú ý hơn là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất chủ yếu là ở trong tỉnh. Điều này nói lên nguồn nguyên liệu ở địa phương khá dồi dào, thuận lợi cho việc sản xuất, mặt khác cũng có thể nói lên quy mô sản xuất của các cơ sở ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 TTCN còn nhỏ, nhu cầu chưa đủ lớn để vươn ra thị trường ngoài tỉnh. Hình thức thu mua nguyên liệu của các nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ và chế biến chủ yếu là thu gom dựa vào sự quen thân. Đối với nhóm ngành sản xuất thủ công, mỹ nghệ có nghề mộc thì nguyên liệu cung cấp chủ yếu từ vùng núi. Một mặt nguồn gỗ hiện nay khan hiếm, mặt khác do cơ chế chính sách về khai thác quản lý lâm sản còn bất cập ảnh hưởng lớn đến cung cấp nguyên liệu. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng thì chủ yếu là theo hợp đồng. Bởi vì, nguyên liệu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là những nguyên liệu có giá trị lớn, việc mua bán phải đảm bảo uy tín và thường phải thông qua đơn đặt hàng. b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định mọi quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua thị trường người sản xuất có thể điều chỉnh quy mô, cơ cấu, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm v.v... nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nhóm ngành sản xuất thể hiện ở bảng 2.18 Bảng 2.18. Cơ cấu thị trường và hình thức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở TTCN huyện Tĩnh Gia năm 2010 (ĐTV:%). Chỉ tiêu Nhóm ngành SX hàng tiêu dùng, mỹ nghệ Nhóm ngành chế biến Nhóm ngành VLXD Nhóm ngành cơ khí 1. Thị trường tiêu thụ SP 1.1. Trong huyện 31,5 27,5 62,1 72,5 1.1. Huyện khác trong tỉnh 28,5 41,3 32,4 19,2 1.1. Tỉnh khác 40 31,2 5,5 8,3 2. Hình thức tiêu thụ SP 2.1. Tiêu thụ trực tiếp 38,5 71,5 69,5 79,7 2.2. Tiêu thụ gián tiếp 61,5 28,5 30,5 20,3 - Bán cho đại lý 61,5 28,5 22,8 18,4 - Bán lẻ - - 7,7 1,9 (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Trong 4 nhóm ngành chủ yếu thì các sản phẩm của nhóm ngành VLXD và nhóm ngành cơ khí sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ tại chỗ và một số nơi khác trong huyện (chiếm trên 50%) và một số huyện trong tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư địa phương. Riêng 2 nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng mỹ nghệ và nhóm ngành chế biến thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Điều này nói lên rằng quy mô sản phẩm của 2 nhóm ngành này chủ yếu tiêu thụ cho các đầu mối ở tỉnh ngoài thu gom và xuất khẩu. Sản phẩm sản xuất được bán trực tiếp cho người tiêu dùng là chủ yếu ở nhóm ngành cơ khí chiếm 79,7%, thấp nhất là nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng mỹ nghệ với 38,5% và chủ yếu tiêu thụ qua các đại lý thu mua. Nhìn chung thị trường tiêu thụ sản phẩm TTCN của huyện chưa thực sự được mở rộng phần lớn vẫn thông qua các nhà thu mua thương mại dẫn đến việc ép giá nên lợi nhuận các cơ sở chưa cao. Điều đáng chú ý là ở đây Nhà nước chưa có sự hỗ trợ mạnh trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào, đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho các cơ sở TTCN huyện Tĩnh Gia trong thời gian qua chưa phát triển. 2.2.3.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở Tiểu thủ công nghiệp. a.. Kết quả sản xuất kinh doanh Cũng như các ngành sản xuất khác khi tiến hành sản xuất các cơ sở kinh doanh rất quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình, mục đích cuối cùng hiệu quả ngày càng cao, chi phí càng giảm mang lại thu nhập cao nhất. Kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở TTCN huyện Tĩnh Gia được thể hiện qua bảng 2.19. Doanh thu của các cơ sở được phân theo 4 tổ, tổ 1 có mức doanh thu dưới 50 triệu đồng, tổ 2 có mức doanh thu từ 50 đến dưới 100 triệu đồng, tổ 3 có mức doanh thu từ 100 đến dưới 150 triệu đồng và tổ 4 có mức doanh thu từ 150 triệu đồng trở lên. Ta thấy ở nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ phần lớn các cơ sở có mức doanh thu dưới 50 triệu đồng chiếm 37,18%. Đối với nhóm ngành chế biến mức doanh thu chủ yếu thuộc tổ 2 (50 ÷ 100 triệu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 đồng) chiếm 44,44%; mức doanh thu từ 100-150 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,67% . Đối với nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có 30 cơ sở được khảo sát thì 14 cơ sở nằm ở mức doanh thu 100 ÷ 150 triệu đồng và 16 cơ sở nằm ở mức >150 triệu đồng. Nếu so sánh doanh thu giữa các ngành sản xuất thì nhóm ngành cơ khí có doanh thu bình quân là cao nhất 203,2 triệu đồng. Bình quân chung của các cơ sở, số cơ sở có mức doanh thu từ 50 ÷ 100 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 32,81% với doanh thu bình quân là 74,68 triệu đồng. Mức doanh thu trên 150 triệu đồng chiếm 22,92% số cơ sở, với doanh thu bình quân là 337,02 triệu đồng. Điều đó cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về doanh thu giữa các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về doanh thu chủ yếu là do quy mô và điều kiện sản xuất của các cơ sở. Thu nhập hỗn hợp của các cơ sở phân thành 4 tổ, tổ 1 có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng; tổ 2 có mức thu nhập từ 20 đến dưới 40 triệu đồng; tổ 3 có mức thu nhập từ 40 đến dưới 60 triệu đồng và tổ 4 có mức thu nhập trên 60 triệu đồng; Nhóm ngành sản xuất hàng hàng tiêu dùng, mỹ nghệ có thu nhập phổ biến ở mức <20 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,87% Nhóm ngành chế biến có thu nhập phổ biến ở mức 20 ÷ 40 triệu đồng (tổ 2) chiếm tỷ trọng 33,33% số cơ sở. Mức thu nhập trên 60 triệu đồng (tổ 4) chiếm 17,71% số cơ sở. Trong khi đó, nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thu nhập tập trung phổ biến từ tổ 1 và tổ 2 chiếm 50%; đối với 2 nhóm ngành này không có cơ sở nào có mức thu nhập ở mức dưới 20 triệu đồng (tổ 1), nhóm ngành cơ khí không có cơ sở nào có mức thu nhập ở tổ 1. So sánh giữa các nhóm ngành sản xuất thì nhóm ngành cơ khí có thu nhập cao nhất 78,22 triệu đồng và thấp nhất là nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ 31,85 triệu đồng. Nhìn chung, thu nhập của các cơ sở sản xuất phân bố không đều giữa các nhóm ngành sản xuất. Xét bình quân chung của các cơ sở, ta thấy số cơ sở có mức thu nhập tổ 3 tập trung cao nhất chiếm 33,85% với thu nhập bình quân 50,6 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 triệu đồng và mức thu nhập thuộc tổ 1 chiếm tỷ lệ thấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_xuat_khau_khoang_san_da_voi_tai_tinh_thanh_hoa_37_1912181.pdf
Tài liệu liên quan