Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Đổi mới trong khâu đánh giá quá trình tham gia bồi

dưỡng của công chức tại các cơ quan chuyên môn

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bên cạnh việc đổi mới thực hiện

đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua kiểm tra, thi cuối

kỳ theo hướng tự luận. (Khảo sát cho thấv 81,7% chọn hình thức

đánh giá kết quả học tập hiệu quả là thi tự luận), đề mở, tổ chức viết

bài thu hoạch theo hướng xử lý tình huống; cần phải tổ chức khảo

sát đánh giá dựa trên các nội dung: Mức độ phù hợp giữa nội dung

chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch và yêu cầu vị trí việc

làm; năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp trong

công tác bồi dưỡng với nội dung chương trình đối với người học;

năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở nhà trường, trung

tâm; mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của người học và thực tế áp

dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D huyện có tính chất chấp hành và điều hành. Thứ tư, hoạt động của công chức CQCM chủ yếu là hoạt động giao tiếp. Thứ năm, hoạt động lao động của công chức CQCM là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, chuyên nghiệp. 1.1.2.2. Đặc điểm về chủ thể và mục tiêu hoạt động Thứ nhất, chủ thể của hoạt động lao động là những người có quyền lực. 8 Thứ hai, là chủ thể của hoạt động công vụ - đảm nhiệm những nhiệm vụ chuyên môn, nên công chức CQCM phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Thứ ba, hoạt động của công chức CQCM thuộc UBND huyện là hoạt động hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhà nước, nhân dân. UBND huyện là đơn vị hành chính công, phục vụ lợi ích công. 1.2. Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện 1.2.1. Khái niệm về thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện 1.2.1.1. Khái niệm bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn cấp huyện Bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là quá trình truyền thụ kiến thức, tổ chức học tập cho đội ngũ công chức nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc dựa trên các tiêu chuẩn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện giúp họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. 1.2.1.2. Khái niệm chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp thực hiện để nâng cao trình độ, năng lực,phẩm chất chính trị cho đội ngũ công chức trong thực thi công vụ, đáp ứngmục tiêu của UBND huyện và yêu cầu phát triển của đất nước. 1.2.1.3. Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện 9 Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là quá trình đưa chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách bồi dưỡng. 1.2.2. Nội dung chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện - Bồi dưỡng về lý luận chính trị. - Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. - Bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành. - Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. - Bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. - Bồi dưỡng công chức còn phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. 1.2.3. Vai trò của thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Thứ nhất, nhằm biến ý đồ chính sách thành hiện thực. Thứ hai, nhằm từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung. Thứ ba, nhằm khẳng định tính đúng đắn của chính sách bồi dưỡng công chức. Thứ tư, nhằm giúp cho chính sách bồi dưỡng công chức ngày càng hoàn chỉnh. 1.2.4. Chủ thể thực thi chính sách - Chủ thể trực tiếp thực hiện chính sách - Chủ thể gián tiếp thực hiện chính sách 10 1.3. Quy trình thực thi chính sáchbồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡng công chức nói chung và công chức tại CQCM thuộc UBND huyện được thực hiện thông qua 6 bước sau: 1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn 1.3.2. Phổ biến tuyên truyền thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn 1.3.3. Phân công phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn 1.3.4. Thường xuyên duy trì công tác thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn 1.3.5. Điều chỉnh những nội dung không phù hợp với thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn 1.3.6. Thường xuyên kiểm tra thực hiện và tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện 1.4.1. Các yếu tố kháchquan Thứ nhất, tính chất vấn đề chính sách bồi dưỡng công chức. Thứ hai, môi trường thực thi chính sách. Thứ ba, mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách có liên quan đến sự thống nhất về lợi ích giữa các đối tượng chính sách khi thực hiện mục tiêu chính sách. Thứ tư, tiềm lực của đối tượng chính sách nghĩa là năng lực của công chứctại các cơ quan chuyên môn. 11 Thứ năm, đặc tính của đối tượng chính sách. 1.4.2. Các yếu tố chủquan - Thứ nhất, thực hiện đúng và đầy đủ các bước của qui trình thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn theo kế hoạch đã đề ra. - Thứ hai, năng lực thực thi chính sách của công chứctrong bộ máy quản lý nhà nước. Thứ ba, điều kiện vật chất trong quá trình thực thi chính sách. Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của công chức tại các cơ quan chuyên môn là yếu tố quyết định sự thành bại của chính sách. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, học viên đã nêu rõ khái niệm về công chức nói chung và công chức tại các CQCM nói riêng. Đồng thời, chương này còn làm rõ những vấn đề về chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện: xác định rõ vai trò cũng như chủ thể của chính sách bồi dưỡng đối với công chức tại các cơ quan chuyên môn; quy trình thực thi chính sách bồi dưỡngvà các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bồi dưỡng công chức tại các CQCM thuộc UBND huyện. Với những nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung tại Chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng đối với công chức ở các cơ quan chuyên môn tại UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tại Chương 2 12 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCHBỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘCỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Tình hình công chức tạicáccơquanchuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy 2.1.1. Khái quát về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy Thực hiện theo nghị định số 37/2014/NĐ-CP ban hành ngày 05/05/2014 về quy định tổ chức các CQCM thuộc UBND huyện, huyện Thanh Thủy tổ chức thành các phòng chuyên môn cụ thể như sau: (1) Phòng Nội vụ, (2) Phòng Tư pháp, (3) Phòng Tài chính – Kế hoạch, (4) Phòng Tài nguyên và môi trường, (5) Phòng Lao động – Thương binh và xã hội, (6) Phòng Văn hóa và Thông tin, (7) Phòng Giáo dục và Đào tạo, (8) Phòng Y tế, (9) Thanh tra huyện, (10) Văn phòng Ủy ban nhân dân, (11) Phòng Kinh tế, (12) Phòng Quản lý đô thị 2.1.2. Thực trạng công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy 2.1.2.1. Số lượng công chức Số lượng công chức tại CQCM thuộc UBND huyện Thanh Thủybiến động nhẹ qua các năm từ 71 người xuống 69 người trong giai đoạn 2017 - 2019. Điều này chứng tỏ số công chức của CQCM thuộc UBND huyện Thanh Thủy đã tạm đủ về số lượng và đã đáp ứng được yêu cầu công việc không cần phải bổ sung. Đối với độ tuổi của công chức tại CQCM thuộcUBND huyện Thanh Thủy nằm chủ yếu trong nhóm tuổi từ 30 đến 50 chiếm tỷ lệ rất 13 cao (trên 80%) và tăng không đáng kể qua các năm. Về cơ bản công chức tại CQCM huyện đã ổn định và không có sự tuyển dụng mới nhiều, điều này đòi hỏi trong công tác xây dựng đội ngũ công chức huyện Thanh Thủy cần tiếp tục tạo ra những bước đột phá để xây dựng đội ngũ công chức tại các CQCM của huyện có chất lượng trong những năm tiếp theo. 2.1.2.2. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn của công chức cho thấy chất lượng công chức tại các CQCM của UBND huyện Thanh Thủy được nâng lên bắt đầu từ năm 2018. Nhưng công chức có trình độ sau đại học còn rất ít, hiện nay cả huyện không có công chứctại các CQCM có học vị Tiến sĩ. 2.1.2.3. Cơ cấu theo trình độ Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước Về lý luận chính trị: Trìnhđộ LLCT có tăng qua từng năm nhưng chậm. Trong khi đó, công tác quy hoạch, quản lý công tác cán bộ yêu cầu ngày càng cao về trình độ LLCT. Trên thực tế, số lượng công chức đáp ứng được trình độ về LLCT được đưa vào quy hoạch còn rất hạn chế. Do đó, sẽ rất khó khăn trong việc xác định nguồn kế cận. Trình độ Quản lý nhà nước: Tỉ lệ bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính trong giai đoạn trên có tăng nhưng rất chậm, trung bình cả giai đoạn chỉ tương đương 2,89% và 37,41%. Vì vậy, cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm tăng số lượng với đối tượng trên trong thời gian tới. Số lượng công chức đạt trình độ QLNN ngạch chuyên viên tỉ lệ trung bình đạt 75,25%, công chức chưa có trình độ QLNN còn tương đối nhiều đạt tỉ lệ trung bình 9,14% dù đã có chương trình bồi dưỡng QLNN qua các năm. 2.1.2.4. Cơ cấu theo trình độ Tin học, Ngoại ngữ Về ngoại ngữ, tin học: Số công chức tại các CQCM có trình độ cử nhânvề ngoại ngữ, tin học còn rất ít. Trong khi đó tỷ lệ công chức được bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ theo chương trình cơ sở 14 hàng năm tăng còn chậm.Trình độ ngoại ngữ, hầu hết là chứng chỉ A, B nhưng chỉ một số rất ít có trình độ thực sự, đủ khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu, phục vụ công tác. 2.2. Thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy 2.2.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy Theo đó, qua kết quả điều tra khảo sát (Phụ lục II) cho thấy UBND huyện đã có chủ động ban hành các kế hoạch định kỳ hàng năm bồi dưỡng theo chuẩn ngạch công chức, lãnh đạo, quản lý, tin học, ngoại ngữvới các nội dung cụ thể trong triển khai thực hiện. Ngoài ra, còn một số ý kiến bổ sung đã chỉ rõ việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức còn có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức trong triển khai thực hiện chính sách, xác định rõ thời điểm triển khai thực hiện và thời gian hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch đã ban hành, quy định kế hoạch kiểm tra đôn đốc và những nội quy quy chế, đồng thời quy định mức kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng khuyến khích công chứctham giabồi dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, 4% công chức đánh giá vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: vẫn còn tình trạng triển khai kế hoạch một cách chưa cụ thể, phân công phối hợp còn chồng chéo chưa cósự phân công rõ nhiệm vụ cho cá nhân, cơ quan, đơn vị dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiện chínhsách. 2.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyênmôn Nhìn chung công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền huyện thông qua công tác phân công các cơ quan, đơn vị phối hợp với nhau trong phổ biến truyên truyền chính sách đến công chức 15 trên địa bàn với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như việc triển khai tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡngcông chức còn hạn chế tại một số xã, triển khai còn qua loa, đưa tin chưa cụ thể, chưa rõ ràng làm cho công chức chưa nắm rõ tinh thần của chính sách hoặc đưa tin mang tính lồng ghép nhiều nội dung, tinh thần trong một lần đưa tin, khiến các đối tượng có nhu cầu bồi dưỡng chưa biết mình có phải đối tượng thụ hưởng từ chínhsách. 2.2.3. Phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách bồi dưỡng công chứctại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy Việc phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại CQCM thuộc UBND huyện Thanh Thủy trong giai đoạn nghiên cứu được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả, bảo đảm quá trình tổ chức điều hành chính sách này một cách chặt chẽ nhưng linh hoạt, khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn 6% công chức cho rằng sự phân công đó còn chưa rõ ràng, cụ thể. 2.2.4. Duy trì thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức UBND huyện Thanh Thủy quán triệt chủ trương, chính sách trên củaChính phủ và kế hoạch triển khai thực hiện của tỉnh, luôn tổ chức duy trì chính sách một cách có hiệu quả và phát huy được tác dụng trong môi trường thực tế của địa phương. Qua thực hiện chính sách bồi dưỡng đối với công chức tại CQCM thuộc UBND huyện, chất lượng đội ngũ công chức ngày càng đượcnâng cao qua các năm, thực thi công vụ một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2.2.5. Điều chỉnh thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡngcông chức tại CQCM thuộc UBND huyện Thanh Thủy hiện nay, việc điều chỉnh thực hiện chính sách rất ít xảy ra hoặc nếu có xảy ra việc điều chỉnh chính sách cũng xuất phát 16 từ thay đổi từ phía cơ quan Chính phủ. Huyện luôn căn cứ theo đúng chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, không vượt quá thẩm quyền được giao, nếu chưa phù hợp với tình hình đội ngũ công chức trên địa bàn huyện thì UBND huyện sẽ có văn bản kiến nghị với cấp trên kịp thời xem xét, điều chỉnh. 2.2.6. Đôn đốc, theo dõi và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bồi dưỡng công chứctại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách luôn được UBND huyện quan tâm chỉ đạo sát sao đến các phòng ban, các cơ quan, đơn vị, các cá nhân trực tiếp thực thi chính sách bồi dưỡngcông chức. Định kỳ hàng năm thông qua các buổi tổng kết, các buổi Hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng, Hội nghị cán bộ công chức viên chức hàng năm, Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính của huyện Đánh giá chung về thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, bồi dưỡng trình độ Lý luận chính trị.Theo đó, huyện Thanh Thủy đã cử đi học cử nhân chính trị các chuyên ngành cho 5 người, cao cấp LLCT cho 13 người, trung cấp LLCT cho 25người. Thứ hai, bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước. Huyện Thanh Thủy đã cử đi bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính cho 9 người; bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên cho 62 người; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng cho 16 người. Thứ ba,bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.Trong giai đoạn 2017 – 2019, UBND huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện bồi 17 dưỡng cấp chứng chỉ tin học theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về Chuẩn yêu cầu kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cho 32 công chức, ngoại ngữcho 43 công chức. Ủy ban nhân dân huyện luôn quán triệt tinh thần bồi dưỡng công chứcphải căn cứ vào quy hoạch công chứclãnh đạo, quản lý của huyện, theo từng vị trí việc làm, chức danh, nhiệm vụ nhằm phát huy tốt vai trò trách nhiệm của CBCCở những vị trí được phân công. Để có những kết quả trên nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực phối hợp trong thực thi chính sách bồi dưỡng công chứccủa CQCM thuộc UBND huyện cũng như các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức. Về cơ bản thông qua kết quả việc tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các CQCM của huyện đã xây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng được các yêu cầu so với nhiệm vụ được giao. Đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của huyện, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã đềra. Công tác phối hợp với các cơ quan cấp trên, các cơ sở đào tạo, với các cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đã được xây dựng ngày càng chặt chẽ hơn. Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động tích cực trong công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng, trong tuyển sinh, mở lớp, quản lý học viên. Đồng thời nỗ lực khắc phục dần những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Thông qua bồi dưỡng đã bổ sung được những kiến thức, kỹ năng cần thiết, có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân công chức với nhu cầu của cơ quan, đơn vị giúp công việc của huyện được thực hiện chủ động và hiệu quả. 2.3.2. Những hạn chế, tồntại Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại CQCM thuộc 18 UBND huyện Thanh Thủy ngoài những mặt đạt được, những ưu điểm đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, tồntại: Công tác xây dựng lập kế hoạch bồi dưỡng chưa được chú trọng, dẫn đến công chứctham gia các lớp bồi dưỡng còn mang tính tự phát, chưa phù hợp vớikế hoạch và chủ trương của đơn vị. Công tác phân công phối hợp, quản lý thực hiện giữa cơ quan, đơn vị dù đã được phân công, phân cấp rõ ràng nhưng trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn nhiều bất cập do phân công thực hiện chưa đúng đối tượng, chưa phù hợp với trình độ, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích công chứcđi học, nhiều công chức kiêm nhiệm nhiều đầu công việc trong cơ quan. Tuy nhiên cơ quan vẫn giao việc cho công chức trong thời gian đang tham gia bồi dưỡng gây khó khăn cho công chức khi vừa phải hoàn thành khóa học vừa phải đảm bảo khối lượng công việc tại cơ quan. Nội dung, chương trình hiện nay vẫn còn nhẹ về kỹ năng, nặng về lý thuyết chưa đáp ứng được yêu cầu nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của CBCCtrong điều kiện hội nhập hiện nay. Nội dung chương trình bồi dưỡng chưa sát so với tình hình thực tế, chưa chú trọng quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm, một sốnội dung bồi dưỡng còn trùng lặp chưa tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệuquả. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại một số cơ sở bồi dưỡng công chứccòn có những hạn chế. Công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, cách đánh giá chỉ dựa vào chứng chỉ, bằng cấp sau khi đã kết thúc khóa học, còn mang tính hình thức nhất là kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng. Hệ thống cơ sở vật chất trong một số các cơ sở bồi dưỡng vẫn còn còn khiêm tốn và hạn chế chưa đáp ứng được với nhu cầu trang bị 19 kỹ năng, kiến thức cũng như phương pháp làm việc cho công chứckhi tham gia bồi dưỡng. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng còn hạn chế, các quy định với mức hỗ trợ còn thấp chưa thật sự tạo được động lực thôi thúc người học. 2.3.3. Nguyênnhân của hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân chủquan Một là, các cơ quan chuyên môn quản lý và sử dụng công chức chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ. Hai là, một bộ phận đội ngũ công chức vẫn còn yếu về năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Ba là, trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động bồi dưỡngcông chức còn bị buông lỏng, chưa nghiêm dẫn đến việc chương trình, nội dung bồi dưỡng bị trùng lặp về kiến thức, một số công chức tham gia các lớp học còn thật sự chưa nghiêm túc, đi học theo kiểu điểm danh chiếu lệ. Đội ngũ giảng viên vẫn còn thiếu và yếu về kiến thức thực tiễn. Kỹ năng sư phạm của đội ngũ giảng viên chưa có nhiều đổi mới, vẫn đi theo lối mòn truyền thụ kiến thức từ một chiều gây nên sự chán nản, không kích thích tính tò mò, sức sáng tạo từ người học. 2.3.3.2. Nguyên nhân kháchquan Thứ nhất,một bộ phận không nhỏ công chứcchưa bắt kịp so với các yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, đó là một trong những khó khăn, trở ngại lớn trong tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng. Thứ hai, chính sách về bồi dưỡng công chứcvẫn còn chồng chéo, đan xen lẫn nhau giữa quy định cũ và mới. Thứ ba, kinh phí, cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho công tác bồi dưỡng công chức chưa phù hợp, chưa tạo động lực cho người học và cũng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi 20 dưỡng. Tiểu kết chương 2 Vận dụng những nội dung mang tính lý luận về vấn đề đã nghiên cứu ở chương 1, qua chương 2 học viên đã tập trung nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại CQCM thuộc UBND huyện Thanh Thủy. Từ việc làm rõ được thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ công chức tại CQCM huyện Thanh Thủy; thực trạng các bước trong tổ chức thực hiện chính sách từ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phân công phối hợp, phổ biến tuyên truyền đến duy trì, điều chỉnh, đôn đốc nhắc nhở, tổng kết đánh giá chính sách. Từ những kết quả thu được trong quá trình phát phiếu điều tra khảo sáthọc viên đã đưa ra những phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Học viên đã làm rõ những mặt đã đạt được, đồng thời đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chínhsách. Qua đó, những nội dung học viên đã nêu ra trong chương 2 làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức tại CQCM thuộc UBND huyện Thanh Thủy. 21 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYỆN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânhuyện Thanh Thủy Nhiệm vụ cấp thiết của các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Phú Thọ cũng như tại huyện Thanh Thủy hiện nay là: phải dựa trên nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu của xã hội, gắn kết chặt chẽ với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, đảm bảo an sinh xã hội; phải gắn liền với việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề; khuyến khích phát triển thị trường lao động, dịch vụ đào tạo, giới thiệu việc làm và hợp tác đào tạo phát triển nhân lực; bồi dưỡng công chứcphải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển cao nhân tài, lấy giáo dục phổ thông, đào tạo nghề làm nền tảng, đào tạo chất lượng cao làm khâu đột phá; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức , viên chức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 3.2. Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách bồi dưỡng công chức tại cơ quan chuyên môn tại UBND huyện Thanh Thủy 3.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách về bồi dưỡng công chứctại các cơ quan chuyên môn Để hạn chế những tồn tại, bất cập về thể chế, chính sách về bồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn cần phải tiến hành rà 22 soát, đánh giá đúng những hạn chế, vướng mắc của hệ thống thể chế, chính sách bồi dưỡng công chức, từ đó đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách bồi dưỡng công chức. 3.2.2. Nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan trongbồi dưỡng công chức tại các cơ quan chuyên môn Cần phải tập trung, nâng cao nhận thức và hành động cụ thể, thiết thực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện của các cấp về vị trí, vai trò của đội ngũ công chức ở cơ quan chuyên môn; về vị trí, vai trò của công tác bồi dưỡng công chức ; về mối quan hệ giữa công tác bồi dưỡng với công tác khác có liên quan trong công chức ; về vai trò của công tác bồi dưỡng trong việc không ngừng nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trong tình hình hiện nay. Cụ thể: Thứ nhất, lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp huyện và 14 xã phải nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò của đội ngũ công chức tại các cơ quan chuyên môn trong hệ thống chính trị ở huyện và xã do huyện quản lý Thứ hai, cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng lao động phải xem công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản lâu dài và thường xuyên nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ công chức. Thứ ba, về phía người học, cần phải được nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xác định việc học là quyền lợi, là trách nhiệm và là nghĩa vụ cao cả, lớn lao của người công ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_thi_chinh_sach_boi_duong_cong_chuc_cac.pdf
Tài liệu liên quan