LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC BẢNG. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . viii
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .7
1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương
mại .7
1.1.1. Khái niệm về tín dụng của Ngân hàng thương mại.7
1.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại .13
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .13
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng .18
1.2. Lý luận về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng .21
1.2.1. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng
thương mại.21
1.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại .25
1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một số chi
nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội.29
1.3.1. Kinh nghiệm của một số chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội.29
1.3.2. Bài học kinh nghiệm .32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN .34
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Thanh Xuân.34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .34
2.1.2. Mô hình tổ chức cơ cấu hoạt động.34
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân .35
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại nợ và trích lập DPRR theo
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN; Đánh giá xếp loại định hạng tín dụng
các doanh nghiệp theo đúng quy định.
39
Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng
dư nợ
Tỷ lệ nợ
xấu
Trích
DPRR
Tổng dư
quỹ DPRR
2013 4.867 0,51% 24 31
2014 6.212 0,73% 28 50
2015 11.217 0,17% 54 83
2016 12.855 1,12% 58 108
2017 13.592 1,01% 103 131
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)
Với mục tiêu mở rộng thị phần trên địa bàn ở mọi hoạt động, đáp ứng cao nhất
trong khả năng có thể nhu cầu về vốn cho các đối tượng, dư nợ cho vay của Chi
nhánh liên tục tăng ở mức cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Mức độ tăng trưởng
dư nợ qua các năm: năm 2013 dư nợ cho vay là 4.867 tỷ đồng cho đến năm 2017 dư
nợ đã đạt 13.592 tỷ đồng, tương đương tăng gần gấp 3 lần trong 5 năm. Tỷ lệ nợ
xấu có sự tăng giảm không ổn định tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn NHNN cho
phép.
Về cơ cấu tín dụng, dư nợ ngắn hạn ngày càng gia tăng khoảng cách với dư nợ
trung dài hạn.
Biểu đồ 2.1: Hoạt động tín dụng tại BIDV Thanh Xuân trong giai đoạn 2013-
2017
40
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)
Ngân hàng kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới
hạn cho phép, trong các năm từ năm 2013 đến 2017 luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức
thấp hơn so với mức tối đa do BIDV trung ương cho phép. Tuy vậy trong bối cảnh
khó khăn của nền kinh tế, năm 2017 nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực xây lắp, vật liệu xây dựng đã có biểu hiện gặp khó khăn trong thanh toán
khối lượng hoàn thành, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao tác
động mạnh tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng không đạt
được như các năm trước tuy nhiên vẫn có sự phát triển tốt.
2.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh khác
Bảng 2.3: Các hoạt động khác tại BIDV Thanh Xuân
Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017
Số thẻ ATM luỹ kế phát hành (chiếc) 7.880 9.190 10.717 20.743 24.190
Số dư bảo lãnh (tỷVNĐ) 635 986 1.948 4.455 4.278
Doanh số mua bán ngoại tệ(triệu
USD)
53 73 133 124 135
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
(triệu USD)
85 102 151 189 197
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)
Hoạt động phát hành thẻ: Hoạt động phát hành thẻ trong giai đoạn này có sự
khởi sắc mạnh mẽ. Nguyên nhân chính làm số lượng thẻ phát hành trong giai đoạn
này tăng mạnh là do công tác bán chéo sản phẩm khách hàng tổ chức của BIDV
Thanh Xuân có sự đột biến khi mở rộng quan hệ với rất nhiều các trường đại học,
các học viện, bệnh viện, công ty có nhu cầu chi trả lương cho cán bộ nhân viên qua
ATM hoặc phát hành thẻ liên kết giữa thẻ sinh viên và thẻ ATM
41
Hoạt động bảo lãnh: Một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng là
cấp bảo lãnh cho khách hàng nhằm các mục đích như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo
hành...Hầu hết nhu cầu bảo lãnh đều phát sinh từ các khách hàng là doanh nghiệp và
đang có quan hệ tín dụng vay nợ tại BIDV Thanh Xuân. Số dư bảo lãnh do đó cùng
có xu hướng tăng trưởng theo nhịp độ tăng trưởng của dư nợ.
Hoạt động mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ giảm nhẹ trong năm
2016 nhưng lại tăng khá mạnh trong năm 2017. Nguyên nhân của những biến động
này là do hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị
ảnh hưởng của sự biến động mạnh tỷ giá USD năm 2017. Bước sang năm 2017, nền
kinh tế bắt đầu phát triển cao trở lại, các doanh nghiệp làm ăn dần bình ổn và phát
triển, hoạt động xuất nhập khẩu lại diễn ra nhộn nhịp và sôi động hơn trước.
2.1.4.4. Kết quả kinh doanh của BIDV Thanh Xuân
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của BIDV Thanh Xuân giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017
Chênh lệch thu chi 106 152 333 380 473
Trích DPRR 24 28 54 58 103
Lợi nhuận trước thuế 81 132 279 319 371
(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV Thanh Xuân, giai đoạn 2013-2017)
Chênh lệch thu chi của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, kết quả kinh
doanh của Chi nhánh giai đoạn 2013 – 2017 tăng trưởng rất tốt. Có được kết quả đó
là do sự đóng góp không nhỏ từ nền kinh tế, đặc biệt chính sách tiền tệ ổn định của
Chính phủ đã góp phần làm giảm chi phí huy động vốn giúp cho các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn từ đó mang lại
hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra còn có sự đóng góp
42
rất cao từ toàn thể CBCNV tại BIDV Chi nhánh Thanh Xuân. Đó là một tín hiệu
đáng mừng, là bước đà cho phát triển cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo
của ngân hàng.
2.2. Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân
2.2.1. Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Xuân
Khác với nhiều chi nhánh BIDV khác trong hệ thống chấp nhận rủi ro để
đổi lấy tăng trưởng nóng, ban giám đốc BIDV Thanh Xuân luôn đặc biệt chú
trọng đến vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và coi đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa đơn vị đạt được thành công trong
hoạt động kinh doanh. Rủi ro tín dụng là cần phải được quản lý một cách toàn
diện, liên tục trong tất cả các giai đoạn của quy trình tín dụng có khả năng phát
sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của BIDV nói chung và của
BIDV Thanh Xuân nói riêng cho từng loại nghiệp vụ tín dụng.
Tại BIDV Thanh Xuân, theo cơ cấu tổ chức chung của toàn hệ thống
BIDV, nhiệm vụ tổ chức vận hành công tác quản lý rủi ro tín dụng tập trung đầu
mối tại phòng Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro thuộc khối quản lý rủi ro và
chịu sự giám sát quản lý chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc, đồng thời có liên hệ
báo cáo trực tiếp và thường xuyên với Ban quản lý rủi ro tín dụng và Ban quản lý
rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính BIDV. Phòng Quản lý rủi ro
đồng thời cũng có mối quan hệ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát với các phòng
khác trong đơn vị, đặc biệt là với các phòng thuộc khối Quản lý khách hàng và
phòng Quản trị tín dụng nhằm siết chặt công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thanh Xuân được xây dựng và
vận hành theo mô hình ngân hàng hiện đại, phù hợp chuẩn mực và thông lệ
quốc tế hiện nay. Bộ phận đầu mối về quản lý rủi ro được hình thành độc lập ở
tất cả các chi nhánh BIDV trên toàn quốc và ở Hội sở chính, các bộ phận này có
mối quan hệ làm việc trực tiếp với nhau, hỗ trợ hiệu quả cho công tác theo dõi
43
giám sát rủi ro tín dụng cũng như công tác nghiên cứu, đề xuất ban hành các
chính sách, chiến lược liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng.
Các công tác đang được BIDV Thanh Xuân thực hiện nhằm phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm:
2.2.1.1. Áp dụng chặt chẽ quy trình cấp tín dụng của BIDV
Như đã phân tích tại chương 1, rủi ro tín dụng không chỉ xuất phát từ yếu tố
khách hàng mà rất nhiều trường hợp thực tế lại xuất phát từ bản thân ngân hàng, từ
chính các cán bộ quản lý khách hàng. Do đó, BIDV Thanh Xuân chú trọng tới công
tác ngăn ngừa rủi ro thông qua việc áp dụng chặt chẽ quy trình cấp tín dụng của
BIDV với nhiều công đoạn xử lý đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng, mỗi
hoạt động trong quy trình đều qua ít nhất một bước kiểm soát lại đồng thời áp dụng
quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm nâng cao khả năng
kiểm soát rủi ro tín dụng tại đơn vị. Tuy nhiên, quy trình xét duyệt và cho vay qua
nhiều công đoạn không tránh khỏi việc kéo dài thời gian, trong khi khách hàng cần
có vốn ngay để kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, nếu ngân hàng làm việc
chậm trễ sẽ không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác cho nên trong thực
tế, nhiều trường hợp thực hiện quy trình chưa triệt để, một số khâu thực hiện sơ qua
hoặc thậm chí hoàn thiện hồ sơ sau khi đã giải ngân cho khách hàng.
2.2.1.2. Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin để nhận diện rủi ro tín dụng
Tại BIDV có hệ thống “Báo cáo giao dịch nghi ngờ” trong đó bao gồm
nhiều nội dung chi tiết và bao gồm cả các nội dung về nhận diện các dấu hiệu rủi
ro tín dụng. Hệ thống báo cáo này được thực hiện mỗi tháng 1 lần và mỗi quý rà
soát lại toàn bộ dấu hiệu trong 3 tháng của quý 1 lần. BIDV Thanh Xuân nghiêm
túc thực hiện hệ thống báo cáo này theo quy định của BIDV.
Trình tự thực hiện như sau:
+ Hằng ngày, từng cán bộ liên quan gồm cán bộ quản lý khách hàng, cán
bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro
trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ của mình;
44
+ Định kỳ hằng tháng, trưởng các phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết
quả thống kê cán bộ phòng gửi về phòng Quản lý rủi ro;
+ Phòng quản lý rủi ro tập hợp rà soát, đánh giá cho toàn Chi nhánh và
trình Ban giám đốc phê duyệt;
+ Sau khi được phê duyệt báo cáo giao dịch nghi ngờ sẽ được gửi về Ban
quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống.
Toàn bộ các dấu hiệu nghi ngờ trong mọi mảng hoạt động được tổng hợp
theo báo cáo này, sau đó bộ phận quản lý rủi ro sẽ thực hiện phân loại dấu hiệu
rủi ro theo các loại rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng và theo các mức độ nghiêm
trọng của rủi ro. Các dấu hiệu này đồng thời được thống kê theo số lượng phát
sinh và có đưa ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Sau khi đã tổng hợp
được các dấu hiệu rủi ro tín dụng, phòng Quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp
loại rủi ro qua việc đánh giá cụ thể tần xuất, mức độ rủi ro làm cơ sở đề xuất ban
giám đốc đưa ra các chính sách điều hành phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng
phát sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng
đôi khi được thực hiện chưa thực sự hiệu quả khi các cán bộ có khối lượng
nhiệm vụ tác nghiệp hằng ngày lớn, công tác theo dõi, ghi chép, nhận diện các
dấu hiệu rủi ro không được cán bộ thực hiện ngay khi phát hiện ra dấu hiệu mà
đôi khi cứ đến kỳ báo cáo định kỳ hằng tháng cán bộ mới thực hiện, khi đó
không ít dấu hiệu đã bị bỏ quên hay được phản ảnh không thực sự chính xác.
2.2.1.3. Quy chuẩn hóa công tác phân tích khách hàng
Mục tiêu của việc phân tích khách hàng nhằm giúp ngân hàng đo lường
được mức độ rủi ro tín dụng của các khách hàng đang đề nghị cấp tín dụng hoặc
đã đang được cấp tín dụng tại ngân hàng. Thông qua đó, BIDV Thanh Xuân có
cơ sở để chọn lọc khách hàng vay vốn cũng như có sự điều chỉnh chính sách cấp
tín dụng kịp thời cho các khách hàng hiện hữu nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng. Việc đo lường mức độ rủi ro cho từng khách hàng được thực hiện
45
thông qua “hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ” được áp dụng thống nhất trong
toàn hệ thống BIDV.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV là một cấu phần quan trọng
và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và
quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Kết quả xếp hạng khách hàng thông qua hệ
thống này được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng: ra
quyết định có cho vay hay không, áp dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín
dụng như trong ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi
ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín
dụng, xác định khung lãi suất chuẩn, xác định mức độ tín chấp, tỷ lệ tài sản đảm
bảo áp dụng cho khách hàng:
BIDV xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với ba bộ chỉ tiêu chấm
điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính là định chế tài chính, tổ chức
kinh tế và khách hàng cá nhân. Phổ biến nhất, công tác xếp loại khách hàng qua
hệ thống này đối với khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện qua 6 bước :
Bước 1 : Chấm điểm ngành kinh tế
Bước 2 : Xác định quy mô
Bước 3 : Xác định loại hình sở hữu khách hàng
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Bước 6 : Tổng hợp điểm và đưa ra kết quả xếp hạng.
Nguyên tắc chấm điểm : Bộ chỉ tiêu tài chính được chấm điểm tự động dựa
vào việc cán bộ quản lý nhập thông tin từ báo cáo tài chính của khách hàng vào
hệ thống, Bộ chỉ tiêu phi tài chính bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ liên quan đến
ngành, quy mô, vị trí địa lý, thương hiệu sản phẩm, khả năng ban lãnh đạo và
chất lượng nhân sự, tỷ số thanh toán, tỷ số đòn bẩy, khả năng sinh lời, mức độ
bảo hiểm tài sản, lịch sử quan hệ với ngân hàng (BIDV), Quan hệ với các tổ
chức khác. Mỗi chỉ tiêu có các khoảng giá trị khác nhau tương ứng với mức
46
điểm từ 0 – 100 điểm. Các chỉ tiêu cũng có tỷ trọng trong điểm cuối cùng khác
nhau tùy theo mức độ quan trọng của chỉ tiêu đó. Hạng của doanh nghiệp được
xác định dựa trên tổng số điểm của tất cả các chỉ tiêu dùng để đánh giá khách
hàng sau khi đã nhân với trọng số.
Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Điểm số Xếp hạng
dưới 59 C, CC, CCC
từ 59 đến 64 B
từ 65 đến 70 BB
từ 71 đến 76 BBB
từ 77 đến 82 A
từ 83 đến 90 AA
từ 91 đến 100 AAA
(Nguồn: Quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp BIDV,năm 2017)
Thông qua việc xếp hạng tín dụng khách hàng, BIDV Thanh Xuân ước lượng
về tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính của khách hàng.
Bảng 2.6: Ý nghĩa các mức xếp hạng theo mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
của BIDV
STT Hạng Ý nghĩa xếp hạng
1 AAA
Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu
quả rất cao và liên tục gia tăng; tiềm lực tài chính đặc biệt
mạnh đáp ứng được mọi nghĩa vụ trả nợ; Cho vay đối với
các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn
2 AA
Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao
và tăng trư ng vững mạnh; Tình hình tài chính tốt đảm bảo
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay
47
đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi đúng hạn
3 A
Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưng và
có hiệu quả; Tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ
đảm bảo. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng
thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
4 BB
B
Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu
quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại
cảnh; Tình hình tài chính ổn định; Cho vay đối với các khách
hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng
có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
5 BB
Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu
quả tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các
điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số ưu điểm về
tài chính, về khả năng quản lý; Cho vay đối với các khách
hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng
có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
6 B
Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như
không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ
quản lý có nhiều bất cập; dư nợ vay của các khách hàng này
có nhiều khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
7 CC
C
Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng
lực quản trị không tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động
lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của
các khách hàng này có nhiều khả năng tổn thất một phần nợ
gốc và lãi.
8 CC
Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng,
không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Dư nợ vay của
48
các khách hàng này có nhiều khả năng tổn thất một phần nợ
gốc và lãi.
9 C
Là khách hàng rất yếu, thua lỗ và rất ít có khả năng phúc hồi.
Dư nợ vay của các khách hàng thuộc loại này có khả năng
tổn thất rất cao.
10 D
Là khách hàng đặc biệt yếu kém, khách hàng thua lỗ và
không có khả năng khôi phục. Dư nợ vay thuộc loại không
còn khả năng thu hồi, mất vốn
(Nguồn: Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV, 2017)
Các khách hàng quan hệ tín dụng tại BIDV Thanh Xuân đều được xếp hạng
tại thời điểm xét duyệt cho vay hoặc định kỳ 03 tháng/lần, BIDV Thanh Xuân sẽ
thực hiện định hạng tín dụng (đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện định hạng). Tại
thời điểm 31/12/2017, có 19 doanh nghiệp được xếp hạng AAA, 38 Doanh nghiệp
được xếp hạng AA, 47 doanh nghiệp xếp hạng A; 03 doanh nghiệp xếp hạng BBB;
02 doanh nghiệp xếp hạng BB; 03 doanh nghiệp xếp hạng B và 08 doanh nghiệp
chưa được xếp hạng do chưa đủ điều kiện xếp hạng. Như vậy có thể thấy, BIDV
Thanh Xuân chỉ thực hiện cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp được xếp hạng từ
B trở lên.
Công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV Thanh Xuân nhìn chung hiện tại
đang thực hiện theo quy chuẩn chung của hệ thống BIDV và hầu hết đều được
thực hiện kịp thời. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được xây dựng
trên cơ sở làm việc kết hợp của BIDV và các chuyên gia tư vấn của PWC, kết quả
xếp hạng tín dụng đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý việc cấp tín dụng
và quản lý rủi ro tín dụng.
2.2.1.4. Sử dụng các công cụ chuyển giao, phân tán, đa dạng hóa, né tránh RRTD
Trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, việc kiểm soát rủi ro tín
dụng là khâu then chốt. Công tác này tại BIDV Thanh Xuân đang được thực hiện ở
hầu hết các khâu của quá trình cấp tín dụng với các biện pháp thực hiện đa dạng:
49
- Né tránh rủi ro: Dựa trên kết quả nhận diện rủi ro và đo lường rủi ro, BIDV
Thanh Xuân có cơ sở để đưa ra những quyết định cho vay đối với khách hàng hay
không nhằm né tránh rủi ro. Tại “Quy chế cho vay đối với khách hàng” ban hành kèm
theo Quyết định số 1722/QĐ-HĐQT ngày 02 /10/2013 của Hội đồng Quản trị BIDV
có quy định rõ các điều kiện để sàng lọc đối tượng khách hàng vay bao gồm điều
kiện về năng lực pháp luật hành vi dân sự, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng tài
chính, phương án sản xuất kinh doanh đầu tư, phương án đảm bảo tiền vay. Căn cứ
vào việc thu thập và phân tích thông tin của khách hàng và kết quả xếp hạng tín
dụng nội bộ, khách hàng sẽ được xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm
khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Tại BIDV Thanh Xuân, với
các mức xếp hạng khác nhau khách hàng sẽ được áp dụng các chính sách cho vay
và mức tài sản đảm bảo khác nhau. Các mức xếp hạng được cho là rủi ro cao, BIDV
Thanh Xuân chủ động từ chối việc cho vay đối với khách hàng nhằm né tránh rủi
ro. Tại các mức xếp hạng được cho là ít rủi ro hơn, BIDV Thanh Xuân vẫn đưa ra
điều kiện về tỷ lệ tài sản đảm bảo so với nợ vay để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Đa dạng hoá rủi ro: việc này được thực hiện thông qua định hướng công tác
tín dụng trong từng thời kỳ nhằm xác định danh mục lĩnh vực, ngành nghề và sản
phẩm tín dụng phù hợp với sự thay đổi môi trường kinh doanh. BIDV Thanh Xuân
là một điển hình trong hệ thống BIDV về việc đa dạng hóa rủi ro nhằm tăng cường
phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Như đã được trình bày tại phần tình hình hoạt động
tín dụng, tại BIDV Thanh Xuân việc cho vay khách hàng được đa dạng theo nhiều
tiêu chí: đa dạng về kỳ hạn cho vay, đa dạng về loại hình khách hàng (cá nhân,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, định chế tài chính), đa dạng về ngành
nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngay từ khi bắt đầu đi vào
hoạt động, ban giám đốc BIDV Thanh Xuân đã luôn quán triệt chiến lược đa dạng
hóa khách hàng, như vậy khi có sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, công
nghệ của một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh sẽ không làm ảnh hưởng quá lớn
đến nền dư nợ của đơn vị.
- Phân tán rủi ro: Với quy mô dư nợ hiện nay là trên 13 nghìn tỷ đồng, đồng
nghĩa với việc BIDV Thanh Xuân phải đối mặt với rủi ro tín dụng ngày càng lớn
50
hơn. Đối với các dự án, các khách hàng vay hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm rủi
ro như thủy điện, nhiệt điện, dầu khí, cảng biển, khách sạn và resort nghỉ
dưỡng...ban giám đốc BIDV Thanh Xuân đã có định hướng chiến lược phân tán rủi
ro ngay từ đầu thông qua việc cho vay hợp vốn với các chi nhánh BIDV khác: dự án
thủy điện Pắc Nà tại Lào Cai BIDV Thanh Xuân thực hiện mời BIDV Lào Cai cùng
cho vay hợp vốn, Dự án khách sạn nghỉ dưỡng Novotel tại Phú Quốc BIDV Thanh
Xuân đã cùng cho vay hợp vốn với BIDV Phú Quốc hay như dự án Belvelder
Resort tại Tam Đảo BIDV Thanh Xuân đã hợp vốn với BIDV Vĩnh Phúc. Việc cho
vay hợp vốn này khá phổ biến tại BIDV Thanh Xuân đặc biệt là với những khách
hàng có trụ sở tại Hà Nội nhưng lại đầu tư các dự án tại địa bàn tỉnh xa, vừa giúp
chi nhánh phân tán được rủi ro đồng thời các chi nhánh BIDV tại địa bàn tỉnh có
điều kiện thuận lợi hơn để bám sát tình hình hoạt động của dự án nhằm kiểm soát
rủi ro tín dụng tốt hơn.
- Chuyển giao rủi ro: Hệ thống BIDV có đơn vị thành viên là công ty Bảo
hiểm BIDV, đây cũng là một điều kiện thuận lợi lớn để thực hiện chuyển giao rủi
ro. Đối với 100% các khách hàng cá nhân thực hiện vay có tín chấp một phần hay
toàn phần tại BIDV Thanh Xuân đều được yêu cầu mua bảo hiểm tiền vay như là
một điều kiện bắt buộc trước khi giải ngân. Đối với các khách hàng doanh nghiệp,
BIDV Thanh Xuân yêu cầu khách hàng mua đa dạng các hình thức bảo hiểm nhu
bảo hiểm dành cho chủ doanh nghiệp, bảo hiểm cho kho hàng...nhằm chuyển giao
một phần rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động tín dụng của chi
nhánh.
2.2.1.5 Tăng cường yêu cầu tài sản bảo đảm
Căn cứ chính sách tín dụng đã cấp cho khách hàng, đối với các khách hàng
được cho là có rủi ro khi cho vay, BIDV Thanh Xuân đều có yêu cầu khách hàng có
tài sản bảo đảm cho khoản vay. Các tài sản bảo đảm này bao gồm cả những tài sản
đủ điều kiện theo quy định chung của BIDV và bất cứ những tài sản nào khách hàng
đồng ý đưa vào làm tài sản bảo đảm BIDV Thanh Xuân đều có thể tiến hành nhận
làm tài sản bảo đảm bổ sung với tiêu chí càng có nhiều tài sản bảo đảm, tài sản bảo
đảm càng có giá trị thì càng giảm thiểu được tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng.
51
Đồng thời, các tài sản này luôn được ngân hàng tiến hành định giá dựa trên giá trị
có thể bán được trong thời gian ngắn để phản ánh chính xác nhất phần vốn có thể
thu hồi được nhanh chóng khi xử lý tài sản, nhiều tài sản có tính phức tạp BIDV
Thanh Xuân đã thực hiện thuê công ty định giá độc lập để đảm bảo tính khách quan
và chính xác.
2.2.1.6. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ:
Tại BIDV Thanh Xuân, phòng QLRR đồng thời được Ban giám đốc giao
nhiệm vụ là phòng đầu mối về công tác đào tạo. Tất cả các cán bộ trong đơn vị, đặc
biệt là các cán bộ trong các khâu của quy trình cấp tín dụng thường xuyên được đào
tạo, tập huấn về các văn bản, quy trình nghiệp vụ do BIDV ban hành cũng như các
thông tư, văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Các cán bộ tín dụng cũng
như cán bộ phòng QTTD, phòng GDKHDN trực tiếp giải ngân tiền cho khách hàng
định kỳ phải tham gia làm các bài kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ do chi nhánh tự
tổ chức, kết quả các bài kiểm tra này được Ban giám đốc lấy làm cơ sở để đánh giá
mức độ hoàn thành công việc, liên quan trực tiếp đến thu nhập và cơ hội quy hoạch,
bổ nhiệm của cán bộ.
2.2.1.7. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro: Hiện nay các ngân hàng đều phải thực hiện trích lập
quỹ dự phòng rủi ro theo quy định chi tiết tại thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong
khi rất nhiều chi nhánh ngân hàng có biểu hiện của việc “ăn bớt” quỹ dự phòng rủi
ro, trích lập không đúng, không đủ theo quy định nhằm gia tăng lợi nhuận, che giấu
nợ xấu thì BIDV Thanh Xuân luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh theo đúng quy
định, chủ động trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Một phần do hoạt động kinh
doanh gặp nhiều thuận lợi, lợi nhuận những năm qua thường xuyên đạt vượt mức kỳ
vọng, vượt mức BIDV giao do đó chi nhánh có nguồn để trích dự phòng rủi ro đầy
đủ.
52
Ngoài ra BIDV Thanh Xuân có thực hiện những biện pháp khác rất linh hoạt
trong vấn hàng có dấu hiệu khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong khả năng
cho phép BIDV Thanh Xuân hỗ trợ giới thiệu các đối tác, các nhà cung cấp, bạn
hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng phục hồi hoạt động kinh doanh tốt,
từ đó có nguồn để trả nợ ngân hàngđề phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng như
tích cực đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn hoàn trả ngân hàng gốc lãi đầy đủ, tích
cực trong công tác thu hồi nợ xấu, trong phạm vi hiểu biết riêng của cá nhân cán bộ
tín dụng và ban lãnh đạo chi nhánh để đưa ra những tư vấn cho doanh nghiệp trong
việc đáp ứng nguồn trả nợ ngân hàng, đối với những khách...
2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Thanh Xuân
2.2.2.1 Tình h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_phong_ngua_va_han_che_rui_ro_tin_dung_tai.pdf