Luận văn Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục các hình.v

Danh mục các biểu đồ .v

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. vii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN .4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.4

1.1.Tín dụng ngân hàng và ý nghĩa của hoạt động tín dụng ngân hàng.4

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .4

1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng [18].5

1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng [18] .6

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế.6

1.1.3.2. Đối với khách hàng .7

1.1.3.3. Đối với ngân hàng .7

1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng.8

1.1.4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng .8

1.1.4.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng.9

1.1.4.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng.9

1.1.4.4. Căn cứ vào chủ thể vay vốn .9

1.1.4.5. Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay .10

1.1.4.6. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng .10

1.1.4.7. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng .10

1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng.11

 

pdf126 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
656,653 2009 922,233 2010 991,434 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 ` Nguồn: Báo cáo Quyết toán của BIDV Thừa Thiên Huế Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 -2010 Triệu đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2007/ 2008/ 2009/ 2010/ 2006 2007 2008 2009 Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng % Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng % Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng % Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng % Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng % +/- +/- +/- +/- A Nguồn vốn 753.382 100 790.576 100 692.504 100 985.712 100 1.074.450 100 4.9 -12.4 42.3 9.0 1 Vốn huy động 727.259 96,5 729.200 92,2 656.653 94,8 922.233 93,6 991.434 92,3 0.3 -9.9 40.4 7.5 1.1 Tiền gửi ngắn hạn 361.855 49,8 397.100 54,5 541.434 82,4 735.912 79,8 772.106 77,9 9.7 36.3 35.9 4.9 1.2 Tiền gửi trung dài hạn 363.286 49,9 328.900 45,1 110.631 16,9 182.452 19,8 217.185 21,9 -9.5 -66.4 64.9 19.0 1.3 Vay thuê mua tài chính 2.118 0,3 3.200 0,4 4.588 0,7 3.869 0,4 2.143 0,2 51.1 43.4 -15.7 -44.6 2 Vốn và các quỹ 0,00 28 0,00 31 0,0 491 0,1 44 0,00 100,0 10.7 1,483.9 -91.0 3 Nguồn vốn khác 23.753 3,2 53.433 6,8 25.575 3,7 52.405 5,3 62.910 5,8 125.0 -52.1 104.9 20.0 4 Thu nhập – Chi phí 2.370 0,3 7.915 1,0 10.245 1,5 10.583 1,1 20.062 1,9 234.0 29.4 3.3 89.6 B Sử dụng vốn 753.382 100 790.576 100 692.504 100 985.712 100 1.074.450 100 4.9 -12.4 42.3 9.0 1 Đảm bảo khả năng thanh toán 24.184 3,21 30.729 3,9 13.942 2,0 16.763 1,7 15.254 1,4 27.1 -54.6 20.2 -9.0 2 Cho vay 278.893 37,0 352.070 44,5 590.058 85,2 924.656 93,8 983.456 91,5 26.2 67.6 56.7 6.4 2.1 Cho vay ngắn hạn 86.252 30,9 88.624 25,2 129.552 21,1 213.206 23,1 345.052 35,1 2.8 46.2 64.6 61.8 2.2 Cho vay trung hạn 67.021 24,0 63.532 18,0 57.893 9,8 116.590 12,6 127.450 13,0 -5.2 -8.9 101.4 9.3 2.3 Cho vay dài hạn 48.851 17,5 125.481 35,6 343.915 58,3 541.761 58,6 465.048 47,3 156.9 174.1 57.5 -14.2 2.4 Cho vay ủy thác Đ tư 78969 28,3 77433 21,1 69690 11,8 61947 6,7 54203 5,5 -1.9 -10.0 -11.1 -12.5 2.5 Dự phòng phải thu, DPRR -2.200 -0,8 -3.000 -0,9 -10.992 -1,9 -8.848 -0,1 -8.297 -0,8 36.4 266.4 -19.5 -6.2 3 Tài sản cố định 4.421 0,6 6.452 0,8 6.213 0,9 7.380 0,7 27.380 2,5 45.9 -3.7 18.8 271.0 4 Sử dụng vốn khác 445.884 59,2 401.325 50,8 82.291 11,9 36.913 3,7 48.360 4,5 -10.0 -79.5 -55.1 31.0 Nguồn: Báo cáo Quyết toán 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, của BIDV Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 + Nguồn vốn huy động tăng năm 2007 chỉ tăng 1.941 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng mức tăng 0,3%. Trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 35.245 triệu đồng tương ứng 9,7%, ngược lại nguồn vốn huy động tiền gửi trung và dài hạn giảm so với 2006 là 34.386 triệu đồng, tương ứng 9,5%. + Năm 2008, nguồn vốn huy động giảm mạnh 72.547 triệu đồng so với 2007, tương ứng mức giảm 9,9%. Mặc dù nguồn vốn huy đồng tiền gửi ngắn hạn tăng 144,334 triệu đồng tương ứng tăng 36,3% nhưng lượng tiền gửi trung dài hạn giảm mạnh 218,269 triệu tức giảm 66,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến khó lường, lãi suất huy động liên tục tăng nên ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Khách hàng có xu hướng thu hồi tiền gửi trung dài hạn chuyển qua gửi tiền kỳ hạn ngắn để dễ dàng rút vốn khi cần. Bên cạnh đó, chi nhánh còn đưa ra các kỳ hạn tiền gửi đa dạng, từ 1 tuần đến 5 năm, nên đã đáp ứng yêu cầu gửi tiền kỳ hạn ngắn của khách hàng. + Năm 2009, nguồn vốn huy động tăng mạnh 265.580 triệu đồng tương ứng với mức tăng 40,4%, chủ yếu vẫn là do nguồn vốn huy đồng tiền gửi ngắn hạn tăng 194.478 triệu đồng tương ứng tăng 35,9%, tiền gửi trung dài hạn cũng tăng tương đối 71.821 triệu đồng tương ứng tăng 64,9% so với 2008. + Năm 2010, nguồn vốn huy động tăng nhẹ so với 2009, mức tăng là 69.201 triệu đồng, tương ứng 7,5%. Qua phân tích tình hình nguồn vốn của chi nhánh ta thấy: Nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu của chi nhánh là nguồn vốn huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức bằng các sản phẩm tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu... Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động này của chi nhánh từ năm 2006 đến 2010 vẫn chưa cao. Điều này là do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như lạm phát, lãi suất tiền gửi, tình hình biến động kinh tế đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Nhưng điều quan trọng là chi nhánh vẫn chưa có những chính sách thích hợp về mở rộng phạm vi, qui mô cũng như những sản phẩm linh hoạt để giữ chân và thu hút thêm khách hàng nhằm cải thiện tích cực hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Mặt khác, nguồn huy động vốn trung dài hạn có tỷ trọng tương đối thấp trong những năm 2008-2010, điều này có thể dẫn đến rủi ro về lãi suất trong trường hợp nếu chi nhánh duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 *Về chỉ tiêu sử dụng vốn - Năm 2007, sử dụng vốn tăng 37.194 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 4,9%, trong đó: + Vốn đảm bảo khả năng thanh toán (bao gồm tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi tại NHNN và các TCTD) tăng 6.545 triệu đồng, tức tăng 27,1% so với năm 2006 do cuối năm nguồn thanh toán ngân sách chuyển về cho các doanh nghiệp nhiều, chi nhánh không kịp điều chuyển vốn về BIDV Việt Nam. + Tổng dư nợ cho vay năm 2007 tăng 73.177 triệu đồng, tức tăng 26,2% so với năm 2006, trong đó cho vay dài hạn tăng mạnh nhất (tăng 76.630 triệu đồng tương ứng 156,9%), trong khi cho vay trung hạn giảm 3.489 triệu đồng tương ứng 5,2% . + Tài sản cố định năm 2007 tăng 2.031 triệu đồng, tức tăng 45,9% so với năm 2006 do trong năm chi nhánh tiếp tục triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng, mua sắm mới và đưa vào hoạt động một loạt máy vi tính mới, máy chủ và triển khai lắp đặt thêm 3 máy ATM nên đã nâng trị giá tài sản cố định lên rất nhiều. + Sử dụng vốn khác, đây chủ yếu là khoản tiền gửi tại BIDV Việt Nam năm 2007 giảm 44.559 triệu đồng, tức giảm 10% so với năm 2006. Mặc dù chỉ tiêu sử dụng vốn khác giảm so với 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (50,8%) là do nguồn vốn dôi thừa không sử dụng hết phải gửi có kỳ hạn tại BIDV Việt Nam. - Năm 2008, sử dụng vốn giảm 98.072 triệu đồng, tức giảm 12,4% so với năm 2007, nhưng thực chất hoạt động cho vay lại tăng trưởng mạnh 237.988 triệu đồng, tương ứng tăng 67,6% trong đó cho vay dài hạn vẫn chiếm ưu thế về tăng trưởng (tăng 218.434 triệu đồng tương ứng tăng 174,1%). Vốn đảm bảo khả năng thanh toán giảm 16.787 triệu đồng, tức giảm 54,6% so với năm 2007; Sử dụng vốn khác giảm 319.034 triệu đồng tương ứng giảm 79,5% là do tập trung nguồn vốn huy động cho hoạt động cho vay làm giảm nguồn vốn dôi thừa phải gửi có kỳ hạn tại BIDV Việt Nam; Tài sản cố định năm 2008 giảm 239 triệu đồng, tức giảm 3,7% so với năm 2007 không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng sử dụng vốn. - Năm 2009, sử dụng vốn tăng 293.208 triệu đồng, tức tăng 42,3% so với 2008. trong đó: Tổng dư nợ cho vay tăng mạnh, tăng 334.598 triệu đồng, tương ứng tăng 56,7% so với 2008; Tài sản cố định tăng 1.167 triệu đồng, tức tăng 18,8% là do chi nhánh đầu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 tư lắp đặt thêm 02 máy ATM và một số tài sản cố định nhỏ khác; Vốn sử dụng khác tiếp tục giảm 45.378 triệu đồng, tương ứng giảm 55,1% do tập trung vốn cho vay. - Năm 2010, vốn sử dụng chỉ tăng 88,738 triệu đồng, tương ứng tăng 9% so với 2008, trong đó: + Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng thấp, chỉ tăng 58.800 triệu đồng, tức tăng 6,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế vĩ mô năm 2010 có nhiều biến động, đặc biệt là chính sách thắt chặt tín dụng đã làm sụt giảm quá nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng (tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn là 14,3%)[16]. Mặt khác, chi nhánh bị giới hạn bởi các giới hạn tín dụng và hệ số Q (dư nợ/huy động vốn) nên trong năm có nhiều thời điểm chi nhánh không thể giải ngân được các hợp đồng tín dụng đã ký cũng như không thể triển khai thêm khách hàng mới. + Tài sản cố định của chi nhánh tăng đột biến 20.000 triệu đồng, tương ứng tăng 271% so với 2009 là do năm 2010 chi nhánh quyết toán công trình xây dựng tòa văn phòng mới nghiệm thu đưa vào sử dụng; Sử dụng vốn khác cũng tăng 11.447 triệu đồng, tức tăng 31,0% là do nguồn vốn dôi thừa không sử dụng hết phải gửi có kỳ hạn tại BIDV Việt Nam. Qua phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn và sử dụng vốn tại BIDV Thừa Thiên Huế, chúng ta dễ dàng nhận thấy quá trình sử dụng vốn tại chi nhánh năm 2006 và 2007 chưa hiệu quả, vì dịch vụ tín dụng là họat động chủ yếu của các NHTM trong điều kiện hiện nay, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng nhưng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dao động từ 37,0 đến 44,5%. Từ năm 2008 đến 2010, tình hình dịch vụ tín dụng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng cho vay chiếm từ 85,2% đến 93,8% trên tổng sử dụng vốn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có nhiều chính sách tích cực trong hoạt động sử dụng vốn kinh doanh. Nguồn vốn dôi dư tuy đã có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều (dao động từ 3,7% đến 59,2% trên tổng sử dụng vốn), chi nhánh cần có biện pháp tìm kiếm cơ hội tăng cường sử dụng vốn kinh doanh nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm tới. 2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian 5 năm từ 2006- 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thừa Thiên Huế từ 2006 – 2010 Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) I Tổng thu 68.213 100 71.319 100 91.550 100 131.316 100 234.706 100 1 Thu lãi cho vay 21.675 31,8 26.152 36,7 66.413 72,5 73.860 56,2 111.922 47,7 2 Thu lãi Tgửi NHTW 44.878 65,8 39.079 54,8 20.012 21,9 49.928 38,0 116.112 49,5 3 Thu dịch vụ, KDNT 1.658 2,4 2.269 3,2 4.964 5,4 5.362 4,1 6.654 2,8 4 Thu khác 2 0,00 3819 5,4 161 0,2 2166 1,7 18 0,0 II Tổng chi 65.843 100 63.404 100 81.305 100 120.733 100 214.644 100 1 Chi phí HĐV 46.450 70,5 47.069 74,2 60.829 74,8 55.771 46,2 75.565 35,2 2 Chi trả lãi vay 4.615 7,0 3.396 5,4 1.421 1,7 49.013 40,6 118.356 55,1 3 Chi dịch vụ, KDNT 187 0,3 150 0,2 846 1,0 132 0,1 144 0,1 4 Chi quản lý 6.848 10,4 10.278 16,2 10.207 12,6 15.447 12,8 19.708 9,2 6 Trích DPRR 7.700 11,7 2.500 3,9 7.992 9,8 0 0,0 834 0,4 7 Chi khác 43 0,1 11 0,0 10 0,0 370 0,3 37 0,0 III LN trước thuế 2.370 7.915 10.245 10.583 20.062 IV Thuế lợi tức 663,6 2.216 2.869 2.646 5.016 V LN sau thuế 1.706 5.699 7.376 7.937 15.047 Nguồn: Báo cáo Quyết toán 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, của BIDV Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.4: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thừa Thiên Huế từ 2006 – 2010 Stt Chỉ tiêu So sánh 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) I Tổng thu 3.106 4,6 20.231 28,4 39.766 43,4 103.390 78,7 1 Thu lãi cho vay 4.477 20,7 40.261 153,9 7.447 11,2 38.062 51,5 2 Thu lãi tgửi NHTW -5.799 -12,9 -19.067 -48,8 29.916 149,5 66.184 132,6 3 Thu dịch vụ, KDNT 611 36,9 2.695 118,8 398 8,0 1.292 24,1 4 Thu khác 3.817 190.9 -3.658 -95,8 2.005 1.245,3 -2.148 -99,2 II Tổng chi -2.439 -3,7 17.901 28,23 39.428 48,5 93.911 77,8 1 Chi phí HĐV 619 1,3 13.760 29,2 -5.058 -8,3 19.794 35,5 2 Chi trả lãi vay -1.219 -26,4 -1.975 -58,2 47.592 3.349,2 69.343 141,5 3 Chi dịch vụ, KDNT -37 -19,8 696 464,0 -714 -84,4 12 9,1 4 Chi quản lý 3.430 50,1 -71 -0,7 5.240 51,3 4.261 27,6 6 Trích DPRR -5.200 -67,5 5.492 219,7 -7.992 -100,0 834 834,0 7 Chi khác -32 -74,4 -1 -9,1 360 3.600,0 -333 -90,0 III LN trước thuế 5.545 234.0 2.330 29.4 338 3.3 9.479 89.6 IV Thuế lợi tức 1.553 234.0 652 29.4 -223 -7.8 2.370 89.6 V LN sau thuế 3.993 234.0 1.678 29.4 561 7.6 7.109 89.6 Nguồn: Báo cáo Quyết toán 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, của BIDV Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm tăng trưởng khá, cụ thể: Trong năm 2007, tổng thu đạt 71.391 triệu đồng, tăng 3.106 triệu đồng, tương ứng 4,55% so với 2006. Phần tăng thu chủ yếu là thu từ lãi cho vay tăng 4.477 triệu đồng, tương ứng tăng 20,7%; Thu khác tăng 3.817 triệu đồng tương ứng 190.9%. Khoản thu này tăng là do chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ xấu đang hạch toán ngoại bảng, nguồn thu này được hạch toán vào khỏan thu nhập bất thường; Thu dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ tăng 611 triệu đồng, tương ứng 36,9% so với 2006. Bên cạnh đó, tổng chi phí hoạt động giảm 2.439 triệu đồng, tương ứng giảm 3,7% so với 2006. Trong đó phần giảm chủ yếu là chi trả lãi vay giảm 1.219 triệu đồng, tương ứng 26,4%; Chi trích dự phòng rủi ro giảm 5.200 triệu đồng, tương ứng giảm 67,5%. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2007 tăng mạnh so với 2006, tăng 3.993 triệu đồng, tương ứng tăng 234,0%. Năm 2008 tổng thu đạt 91.550 triệu đồng, tăng 28,3% so với 2007. Phần tăng thu chủ yếu là thu lãi cho vay tăng 40.261 triệu đồng, tức tăng 153,9%: thu dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ tăng 2.695 triệu đồng tức tăng 118,8%. Thu khác giảm mạnh 95,8% là do nợ xấu đã tích cực thu thu trong năm 2007. Tổng chi phí hoạt động năm 2008 tăng 17.901 triệu đồng, tương ứng tăng 28,2% so với 2007. Phần tăng chủ yếu là chi phí huy động vốn tăng 13.760 triệu đồng, tương ứng 29,2% là do trong năm, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao nên lãi suất huy động vốn liên tục tăng. Khoản trích dự phòng rủi ro cũng tăng mạnh so với 2007, tăng 5.492 triệu đồng, tương ứng 219,7% so với 2007. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 7.376 triệu đồng, tăng so với 2007 là 1.678 triệu đồng, tương ứng 29,4%. Năm 2009, với việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV Việt Nam nên phần thu lãi tiền gửi và chi trả lãi vay tăng đột biến so với năm 2008. Tổng thu đạt 131.316 triệu đồng, tăng 39.766 triệu đồng, tương ứng 43,4%, trong đó phần tăng thu chủ yếu trong năm là thu lãi tiền gửi ngân hàng trung ương tăng 29.916 triệu đồng, tương ứng 149,5% và thu khác tăng 2.005 triệu đồng, tương ứng tăng 1245,3% là do trong năm 2009, chi nhánh đã tích cực thu nợ ngoại bảng đã xử lý làm cho khoản thu này tăng đột biến. Bên cạnh đó, tổng chi phí hoạt động cũng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 tăng tương ứng với tổng thu. Tổng chi năm 2009 là 120.733 triệu đồng, tăng 39.428 triệu đồng, tức tăng 48,5%, trong đó chi trả lãi vay tăng mạnh, tăng 47.592 triệu đồng, tương ứng 3349,2%; Chi phí quản lý hoạt động kinh doanh trong năm cũng tăng mạnh 5.240 triệu đồng, tương ứng tăng 51,3%. Điều này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2009 đạt mức thấp, chỉ với 7.937 triệu đồng, tăng so với 2008 chỉ 561 triệu đồng, tương ứng tăng 7,6%. Sở dĩ có sự tăng giảm không đồng đều về tỷ trọng giữa lợi nhuận trước thuế và thuế lợi tức là do kể từ năm 2009, ngân hàng được áp dụng mức thuế lợi tức là 25% trên lợi nhuận (trước đó là 28%). Năm 2010, tổng thu đạt 234.706 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng cao, tăng 103.309 triệu đồng, tương ứng 78,7% so với 2009. Trong đó phần tăng thu chủ yếu là thu lãi tiền gửi ngân hàng trung ương tăng 66.184 triệu đồng, tương ứng tăng 132,6% do nguồn vốn huy động trong năm tăng; Thu lãi cho vay tăng 38.062 triệu đồng, tương ứng tăng 51,5%. Tổng chi năm 2010 là 214.644 triệu đồng, tăng 93.911 triệu đồng, tương ứng tăng 77,8% so với 2009. Trong đó phần tăng chi chủ yếu là chi trả lãi vay tăng 69.343 triệu đồng, tương ứng tăng 141,5%; Chi phí huy động vốn tăng 19.794 triệu đồng, tương ứng tăng 35,5%. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 15.047 triệu đồng, tăng 7.109 triệu đồng tương ứng 89,6% so với 2009. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Thừa Thiên Huế 2006-2010 2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng 2.2.1.1. Về quy mô tín dụng Qui mô họat động tín dụng của một ngân hàng phản ánh qua chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Từ bảng số liệu 2.5 và 2.6 cho thấy, qui mô họat động tín dụng của BIDV Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển. Năm 2006 tổng dư nợ tín dụng là 281.093 triệu đồng; Năm 2007 tổng dư nợ tín dụng đạt 355.070 triệu đồng, tăng thêm 73.978 triệu đồng, tương ứng tăng 26% so với năm 2006; Năm 2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 601.050 triệu đồng, tăng 245.980 triệu đồng, tương ứng tăng 69% so với năm 2007; Năm 2009 tổng dư nợ tín dụng đạt 933.504 triệu đồng, tiếp tục tăng thêm so với năm 2008 là 332.454 triệu đồng, tương ứng tăng 55 %; Năm 2010, tổng dư nợ tín dụng đạt 991.735 triệu đồng, tăng 58.249 triệu đồng, tương ứng tăng 6% so với năm 2009. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 2006 281,093 2007 355,070 2008 601,050 2009 933,504 2010 991,753 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay và thu nợ Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu diễn qui mô hoạt động tín dụng của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 Nhìn một cách tổng quát, dư nợ tín dụng trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh là do từ năm 2006, chi nhánh đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển mới các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các chính sách khách hàng, chính sách cấp tín dụng, chính sách đối với khách hàng bán lẻ đã được BIDV Việt Nam xây dựng, ngày càng hoàn thiện và triển khai trên toàn hệ thống đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc phục vụ và chăm sóc khách hàng. Mặt khác, trụ sở chi nhánh được đầu tư khang trang và đưa vào sử dụng trong năm 2009 với vị trí thuận lợi, lợi thế thương mại cao có khả năng thu hút thêm được nhiều khách hàng đến quan hệ với chi nhánh. Kể từ năm 2007, Chi nhánh đã ký kết và giải ngân được các hợp đồng tín dụng dài hạn có tổng vốn đầu tư lớn như Công ty cổ phần thủy điện Hương Điền, Công ty cổ phần thủy điện Bình Điềnđồng thời, chi nhánh đã đồng tài trợ vốn với các chi nhánh khác trong hệ thống cho các đự án đầu tư khu tổ hợp căn hộ cao cấp New Sai Gon, Dự án Slive Shoresđã làm cho dư nợ tín dụng trong các năm tiếp theo có sự tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh đó, chi nhánh đã chuyển hướng đầu tư, chủ động tìm kiếm, phát triển các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh có các dự án kinh doanh có hiệu quả, đã góp phần tăng trưởng dư nợ và đa dạng hóa danh mục đầu tư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.5 Tình hình cho vay và dư nợ (giai đoạn 2006-2010) STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 281.093 355.070 601.050 933.504 991.753 I Theo thời gian 281.093 100 355.070 100 601.050 100 933.504 100 991.753 100 1 Ngắn hạn 86.252 30,68 88.624 24,96 129.552 21,55 213.206 22,84 345.052 34,79 2 Trung hạn 67.021 23,84 63.532 17,89 57.893 9,63 116.590 12,49 127.450 12,85 3 Dài hạn 127.820 45,47 202.914 57,15 413.605 68,81 603.708 64,67 519.251 52,36 II Theo ngành nghề 281.093 100 355.070 100 601.050 100 933.504 100 991.753 100 1 Khai thác mỏ 5.428 1,93 8.672 2,44 12.923 2,15 20.984 2,25 23.824 2,40 2 Cnghiệp chế biến 9.102 3,24 21.070 5,93 30.601 5,09 38.596 4,13 139.073 14,02 3 Sxuất & Pphối điện 111.288 39,59 138.135 38,90 198.391 33,01 289.219 30,98 315.131 31,78 4 Xây dựng 64.126 22,81 94.287 26,55 126.397 21,03 239.234 25,63 274.115 27,64 5 Thương nghiệp 11.767 4,19 16.918 4,76 68.905 11,46 79.065 8,47 29.409 2,97 6 Khách sạn & Nhà hàng 4.373 1,56 4.458 1,26 87.682 14,59 165.234 17,70 12.777 1,29 7 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 19.873 7,07 16.933 4,77 19.235 3,20 29.109 3,12 92.226 9,30 8 Quản lý NN&ANQP 38.000 13,52 28.000 7,89 18.000 2,99 0 0,00 0 0,00 9 Hoạt động DV tại hộ GĐ 17.139 6,10 26.597 7,49 38.916 6,47 72.063 7,72 105.198 10,61 III Theo thành phần ktế 281.093 100 355.070 100 601.050 100 933.504 100 991.753 100 1 DNNN 159.690 56,81 151.157 42,57 171.753 28,58 217.262 23,27 223.512 22,54 2 DN Ngoài quốc doanh 104.265 37,09 177.316 49,94 390.380 64,95 644.177 69,01 645.209 65,06 3 Hộ GĐ, cá nhân 17.138 6,10 26.597 7,49 38.917 6,47 72.065 7,72 123.032 12,41 Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay và thu nợ 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 BIDV Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.6 So sánh tình hình cho vay và dư nợ (giai đoạn 2006-2010) STT Chỉ tiêu So sánh tăng, giảm qua các năm 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 73.978 245.980 332.454 58.249 I Theo thời gian 73.978 100,00 245.980 100,00 332.454 100,00 58.249 100,00 1 Ngắn hạn 2.372 3,21 40.928 16,64 83.654 25,16 131.846 226,35 2 Trung hạn -3.489 -4,72 -5.639 -2,29 58.697 17,66 10.860 18,64 3 Dài hạn 75.095 101,51 210.691 85,65 190.103 57,18 -84.457 -144,99 II Theo ngành nghề 73.977 100,00 245.980 100,00 332.454 100,00 58.249 100,00 1 Khai thác mỏ 3.244 4,39 4.251 1,73 8.061 2,42 2.840 4,88 2 Cnghiệp chế biến 11.968 16,18 9.531 3,87 7.995 2,40 100.477 172,50 3 Sxuất & Pphối điện 26.847 36,29 60.256 24,50 90.828 27,32 25.912 44,48 4 Xây dựng 30.161 40,77 32.110 13,05 112.837 33,94 34.881 59,88 5 Thương nghiệp 5.151 6,96 51.987 21,13 10.160 3,06 -49.656 -85,25 6 Khách sạn & Nhà hàng 86 0,12 83.224 33,83 77.552 23,33 -152.457 -261,73 7 Vận tải, kho bãi và TTLL -2.940 -3,97 2.302 0,94 9.874 2,97 63.117 108,36 8 Quản lý NN&ANQP -10.000 -13,52 -10.000 -4,07 -18.000 -5,41 0 0,00 9 Hoạt động DV tại Hộ GĐ 9.459 12,79 12.319 5,01 33.147 9,97 33.135 56,89 III Theo thành phần kinh tế 73.977 100,00 245.980 100,00 332.454 100,00 58.249 100,00 1 DNNN -8.533 -11,53 20.596 8,37 45.509 13,69 6.250 10,73 2 Cty CP, TNHH 73.051 98,75 213.064 86,62 253.797 76,34 1.032 1,77 3 Hộ GĐ, cá nhân 9.459 12,79 12.320 59,82 33.148 9,97 50.967 87,50 Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay và thu nợ 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 BIDV Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 2.2.1.2. Về cơ cấu dư nợ tín dụng * Cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo thời hạn cho vay: 30.7% 23.8% 45.5% 25.0% 17.9% 57.1% 21.6% 9.6% 68.8% 22.8% 12.5% 64.7% 34.8% 12.9% 52.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay và thu nợ Biểu đồ 2.3 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo thời hạn cho vay của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 Xét theo thời hạn cho vay, ta thấy dư nợ dài hạn qua các năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (dao động trong khoảng từ 45,5% đến 68,8%), tiếp đến là dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng dư nợ (dao động từ 21,6% đến 34,8%). Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ qua các năm (dao động từ 9,4% đến 23,8%). Với cơ cấu dư nợ dài hạn qua các năm chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ, mặt khác nguồn vốn huy động trung dài hạn là chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động, điều này chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, do đó có khả năng dẫn đến rủi ro lãi suất trong việc tái tài trợ đối với vốn huy động. ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 56  Cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo ngành nghề 5.2% 62.4% 32.4% 8.4% 65.5% 26.2% 7.2% 54.0% 38.7% 6.4% 56.6% 37.0% 16.4% 59.4% 24.2% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Công nghiệp, khai thác Sxuất & Phân phối điện, Xây dựng Thương nghiệp, dịch vụ Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay và thu nợ Biểu đồ 2.4 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo ngành nghề của BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 Qua biểu đồ biểu diễn cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, ta thấy dư nợ tín dụng nhóm ngành sản xuất, phân phối điện và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (từ 54,0% đến 65,5%), tiếp đến là nhóm ngành thương nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trên tổng dư nợ (từ 24,2% đến 38,7%). Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng dư nợ là nhóm ngành công nghiêp, chế biến, khai thác mỏ (từ 5,2% đến 16,4%). Đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là đã rút ngắn phạm vi rủi ro tín dụng. Vì vậy, với cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo ngành nghề như trên, mặc dù chi nhánh đã chú trọng đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ giữa các nhóm ngành chưa cân xứng nên có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đặc thù riêng biệt của các ngành nghề kinh tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57  Cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo thành phần kinh tế: 56,8% 37,1% 6,1% 42,6% 49,9% 7,5% 28,6% 64,9% 6,5% 23,3% 69,0% 7,7% 22,5% 65,1% 12,4% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_quan_ly_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_dau_tu_va_phat_trien_chi_nhanh_thua_thien_hue_8428_1.pdf
Tài liệu liên quan