Luận văn Giải pháp tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CÁM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE.6

1.1 Khái quát chung về Karaoke .6

1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Karaoke.6

1.1.2 Vai trò của Karaoke .7

1.2 QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.7

1.2.1 Khái niệm về QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.7

1.2.2 Vai trò của QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.10

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động karaoke trên địa bàn tỉnh

.11

1.3.1 Các nhân tố khách quan .11

1.3.2 Các nhân tố chủ quan.12

1.4 Nội dung quản lý nhà nước thuộc cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ

karaoke .12

1.4.1 Triển khai thực hiện các văn bản quản lý .13

1.4.2 Xây dựng nguồn lực cho Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

.15

1.4.3 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.16

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

dịch vụ karaoke .17

1.5.1 Công tác xây dựng và triển khai văn bản quy phạm pháp luật; ban hành

văn bản quản lý về hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng năm.17

1.5.2 Công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke .18

1.5.3 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .18

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở xử lý. Lực lượng thanh tra về văn hóa mỏng, chịu ảnh hưởng của chủ trương tinh giảm biên chế, thanh tra Sở VHTT&DL hiện có 04 biên chế, quản lý lĩnh vực rộng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke chỉ là công việc nhỏ trong lĩnh vực văn hóa. Hơn nữa, phương tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý. Một số cấp, ngành, trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị; chưa quan tâm đến công tác quản lý hoạt động văn hóa, thiếu cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động kinh doanh hoạt động karaoke. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra còn thiếu sự phối hợp dẫn đến chồng chéo, có cơ sở kiểm tra nhiều lần, nhưng cũng tồn tại cơ sở nhiều năm không kiểm tra đến. Cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, hầu hết cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở đều được luân chuyển từ bộ phận 45 chuyên môn xã hội khác sang, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa. Hơn nữa, khối lượng công việc cấp cơ sở lớn, lực lượng cán bộ ít (01 cán bộ văn hóa xã hội 01 xã, phụ trách toàn bộ lĩnh vực văn hóa – xã hội) do vậy hầu như bỏ ngỏ công tác quản lý loại hình phức tạp và nhạy cảm này. 2.4 Thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.4.1 Công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.4.1.1 Công tác xây dựng và triển khai văn bản quy phạm pháp luật; ban hành văn bản quản lý về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại tỉnh Lạng Sơn a) Công tác xây dựng và triển khai văn bản quy phạm pháp luật * Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 04 2018 QĐ-UBND, ngày 21 01 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Trước thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tiềm ẩn những di n biến phức tạp, d gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội như: - Đối với cơ sở kinh doanh: Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke còn có các hành vi vi phạm như: không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh vượt quá số phòng trong giấy phép, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; hoạt động quá giờ, âm thanh vượt quá quy định, kinh doanh không lành mạnh, sử dụng nhân viên phục vụ vượt quá số lượng cho phép, để khách sử dụng rượu bia quá mức, có hành vi quá khích, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư; một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho khách. Do vậy, dẫn đến xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ gây thiệt hại đến tính mạng người và tài sản tại một số cơ sở trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Còn tồn tại một số cơ sở kinh doanh karaoke không đảm bảo khoảng cách quy định cách 200m trở lên đối với trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. 46 - Đối với công tác quản lý nhà nước: Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh là 0 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gồm các quy trình: thẩm định trực tiếp, dự thảo và ban hành Giấy phép. Tổ thẩm định cơ sở kinh doanh karaoke của Sở VHTT&DL hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, nhân lực ít, đường xá đi lại khó khăn do vậy vẫn còn tồn tại một số hồ sơ giải quyết quá thời gian quy định đối với các cơ sở kinh doanh karaoke tại các thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đội ngũ thanh tra chuyên ngành mỏng, nhiều lĩnh vực quản lý, địa bàn rộng nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, thiếu sự đồng bộ với chính quyền địa phương. - Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương: Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 103 2009 NĐ-CP ngày 0 11 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke ngoài cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp có đủ điều kiện quy định tại Điều 30 và các khoản 1 và 2 Điều 32 Quy chế này phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp cấp giấy phép kinh doanh”. Điểm 1.3 mục VI Điều 2 Thông tư 0 2011 TT-BVHTTDL ngày 0 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định “ xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện theo phân cấp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình... Việc phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương 47 hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan nhà nước phân cấp và cơ quan nhà nước được phân cấp.” - Văn bản được xây dựng đảm bảo quan điểm và nguyên tắc sau đây: Phù hợp với các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tỉnh về kinh doanh karaoke; Chỉ phân cấp cụ thể những nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, phù hợp với Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 2015; Không lặp lại những nội dung Nghị định và Thông tư đã quy định rõ; Nội dung phân cấp xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý. Mang tính đặc thù riêng của tỉnh, nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình thực ti n của tỉnh; Quyết định khi thực thi phải đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực ti n của địa phương. - Mục đích của việc xây dựng văn bản: nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động karaoke, tạo sự thống nhất quản lý giữa các cấp, nâng cao vai trò trách nhiệm các cấp chính quyền cơ sở; Ban hành quy định rõ ràng, cụ thể đảm bảo tính khả thi và giải quyết được những tồn tại trong thực ti n, đảm bảo thời gian giải quyết TTHC và tiết kiệm chi phí hành chính; Chủ động trong công tác quản lý nhà nước hoạt động karaoke, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Sở VHTT&DL đã triển khai xây dựng văn bản, nghiêm túc chấp hành theo các quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: Ngày 1 201 , Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành công văn số 992 SVHTTDL-QLVH gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phối hợp đăng tải nội dung dự thảo Quyết định trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; Công văn số: 994 SVHTTDL-QLVH gửi 09 sở, ngành, đoàn thể tỉnh và 11 huyện, thành phố để xin ý kiến góp ý theo quy định tại Điều 120, 129 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Sau khi hết thời hạn xin ý kiến góp ý (30 ngày theo quy định), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được 1 văn bản đóng góp ý kiến sở, ngành, đoàn thể tỉnh và 11 huyện, thành phố (trong đó, 08 văn bản có ý kiến nhất trí, 08 văn bản có ý kiến cơ bản 48 nhất trí và đề nghị chỉnh sửa, bổ sung). Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp thu, nghiên cứu và chỉnh sửa, hoàn thiện theo quy định, tổng hợp cụ thể, chi tiết tại Bản tổng hợp ý kiến góp ý kèm theo Hồ sơ dự thảo văn bản. Ngày 03/8 201 , Sở VHTTDL đã có văn bản số 1311 SVHTTDL-QLVH gửi Sở Tư pháp (kèm theo hồ sơ dự thảo Quyết định và các văn bản liên quan) đề nghị thẩm định dự thảo Quyết định phân cấp cấp Giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ngày 15 8 201 , Sở Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định số 21 BC-STP thẩm định dự thảo Quyết định phân cấp cấp Giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Căn cứ báo cáo thẩm định của Sở Tư Pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định và các văn bản liên quan theo yêu cầu. Trước những thực trạng về công tác quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ karaoke, với những quy trình cụ thể, quan điểm, mục đích rõ ràng, UBND tỉnh Lạng Sơn nhận thấy việc ban hành Quyết định phân cấp cấp Giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là cần thiết, đúng thẩm quyền; Do vậy, ngày 21 01 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 04 2018 QĐ-UBND về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Quyết định bố cục gồm 4 điều: Điều 1. Nội dung phân cấp; Điều 2. Nhiệm vụ của Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Điều 3. Hiệu lực thi hành; Điều 4. Trách nhiệm thi hành. Nội dung cơ bản của Quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh karaoke cho các tổ chức cá nhân trên địa bàn quản lý: (1) Việc cấp Giấy phép kinh doanh karaoke phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về hoạt động karaoke, Quy hoạch địa điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1042 QĐ-UBND ngày 31 2013; (2) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn điều chỉnh bổ sung quy 49 hoạch và đề xuất các giải pháp thực hiện quản lý Nhà nước về kinh doanh karaoke trên địa bàn. * Công tác triển khai văn bản quy phạm pháp luật Ngay sau khi Quyết định số 04 2018 QĐ-UBND, ngày 21 01 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được ban hành, ngày 25 01 2018 Sở VHTT&DL có Văn bản số 96/SVHTTDL-QLVH gửi Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn đề nghị thẩm định TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa đối với TTHC cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc thẩm quyền giải của UBND huyện, thành phố; Ngày 0 2 2018, Sở Nội vụ - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn có Thông báo số 3 TB-SNV về Kết quả thẩm định nội dung hướng dẫn quy định thực hiện theo cơ chế một cửa đối với TTHC cấp Giấy phép kinh doanh Karaoke thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thành phố; Căn cứ Thông báo trên, ngày 13 02 2018 Sở VHTT&DL ban hành Văn bản số 175/SVHTTDL-QLVH hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa đối với các TTHC cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thành phố; trong đó: đề nghị Chủ tịch UBND các huyện thành phố (1) khẩn trương ban hành Quyết định về thực hiện theo cơ chế một cửa đối với TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thành phố theo phân cấp tại Quyết định số 04 2018 QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1494 QĐ-UBND ngày 24 8 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông và giao trách nhiệm ban hành quyết định thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; (2) Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa; công khai bổ sung và thông tin, tuyên truyền để cá nhân, tổ chức biết về việc thực hiện cơ chế một cửa đối với thủ tục hành chính cấp giấy phép kinh doanh karaoke thuộc thẩm 50 quyền giải quyết của cấp mình. Đến ngày 28 3 2018, 11 11 UBND huyện, thành phố đã ban hành Quyết định về thực hiện theo cơ chế một cửa đối với TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện thành phố và thực hiện công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, Phòng VH&TT, trang thông tin điện tử của đơn vị. Với thời gian và nội dung các văn bản nêu trên, thấy rằng công tác xây dựng và triển khai văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực hiện đồng bộ, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch. b) Công tác ban hành văn bản quản lý về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke Căn cứ Quyết định số 459 QĐ-BVHTTDL ngày 2 12 201 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 201 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 1333 QĐ-BVHTTDL ngày 13 4 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 2594 QĐ-BVHTTDL ngày 09 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực thể dục, thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngày 02 10 2018, Sở VHTT&DL đã tham mưu cho UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1919 QĐ-UBND về việc công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở VHTT&DL; Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp xã tỉnh Lạng Sơn; Trong đó, công bố 104 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở VHTT&DL, 15 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện (gồm TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke), 03 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã. Ngoài văn bản của UBND tỉnh, Sở VHTT&DL thường xuyên ban hành văn bản quản lý lĩnh vực, tính riêng năm 201 , 2018, Sở VHTT&DL ban hành trên 20 văn bản gửi các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, Phòng VH&TT công tác triển 51 khai các văn bản pháp luật liên quan, tăng cường quản lý lĩnh vực tại địa bàn (Công văn số 2 SVHTTDL-QLVH, ngày 20 4 201 của Sở VHTT&DL về thực thi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; Công văn số 1449 SVHTTDL-QLVH ngày 18 11 2018 của Sở VHTT&DL về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động karaoke, dịch vụ văn hóa trên địa bàn quản lý...) Công tác ban hành văn bản quản lý về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke hàng năm đảm bảo tính kịp thời, chất lượng, nâng cao được vai trò QLNN về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke của các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan. 2.4.1.2 Thực trạng nguồn lực phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại tỉnh Lạng Sơn a) Nguồn lực tài chính - Nguồn ngân sách nhà nước: Trên cơ sở các chỉ tiêu và ngân sách nhà nước được UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL đã phân bổ nguồn ngân sách nhà nước đúng với quy định, đúng trọng tâm trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các giai đoạn. Việc phân bổ được tiến hành theo đúng thủ tục, công khai và minh bạch, trong đó hỗ trợ hoạt động cho công tác quản lý nghiệp vụ và công tác thanh tra, kiểm tra về dịch vụ karaoke trong 5 năm trở lại đây kinh phí hơn 100 triệu đồng. Công tác phu phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh karaoke thực hiện đúng quy định theo Thông tư 212 201 TT-BTC ngày 10/11/201 của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Từ 2014 đến 2018, tổng thu đạt 1.009.000.000 đồng, trong đó thực hiện nộp ngân sách nhà nước ( 0%): 0 .300.000 đồng; giữ lại đơn vị cấp giấy phép (30%): 302. 00.000 đồng. Số phí trích để lại đơn vị được dùng để trang trải chi phí phục vụ công tác thẩm định: mua văn phòng phẩm, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định, công tác phí. Số kinh phí trích nộp ngân sách nhà nước thực hiện theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước. - Nguồn xã hội hóa: Tỉnh đã có những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư từ các 52 cá nhân, tổ chức cho hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh nói chung và hoạt động dịch vụ karaoke nói riêng. b) Nguồn nhân lực * Tổ chức bộ máy QLNN thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại tỉnh Lạng Sơn Căn cứ Thông tư liên tịch số 0 2015 TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 9 2015 của Bộ VHTT&DL - Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT&DL thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng VH&TT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Quyết định số 21 201 QĐ-UBND ngày 0 5 201 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn; Tổ chức bộ máy QLNN làm công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại tỉnh Lạng Sơn như sau: Hình 2.9 Cơ cấu tổ chức Sở VHTT&DL Lạng Sơn (Nguồn: Phòng Tổ chức – Pháp chế, Sở VHTT&DL Lạng Sơn) 53 Hình 2.10 Cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý Văn hóa (Nguồn: Phòng Quản lý văn hóa, Sở VHTT&DL Lạng Sơn) Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh được giao cho Phòng Quản lý Văn hóa chịu trách nhiệm. Hiện nay, Phòng Quản lý Văn hóa được bố trí 05 biên chế, gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 chuyên viên giúp việc, có trình độ 05 05 đại học. Trong đó, Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng quản lý hoạt động trong phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng. 03 Chuyên viên được giao các nhiệm vụ: phụ trách quản lý về nghệ thuật biểu di n, điện ảnh, văn học, dịch vụ văn hóa; Phụ trách quản lý về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; quyền tác giả, quyền liên quan; Phụ trách về về thư viện, văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ động, l hội; Các nhiệm vụ luân phiên thay đổi người phụ trách theo từng năm. Việc bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Giám đốc Sở VHTT&DL quyết định theo quy định của pháp luật. Công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác văn hóa được bố trí tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke cấp huyện được giao cho Phòng VH&TT chịu trách nhiệm. 54 Hình 2.11 Cơ cấu tổ chức Phòng VH&TT cấp huyện (Nguồn: Phòng VH&TT các huyện, thành phố Lạng Sơn) Hiện nay, Phòng VH&TT cấp huyện tại tỉnh Lạng Sơn được bố trí trung bình từ 5 - 7 biên chế gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và chuyên viên giúp việc, trong đó: Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND thành phố cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng VH&TT; Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Một chuyên viên phụ trách công tác đời sống văn hóa cơ sở, thể thao; Một chuyên viên phụ trách công tác thông tin, tuyên truyền; Một chuyên viên phụ trách bảo tàng, di tích; Một chuyên viên phụ trách thư viện, du lịch. Việc bổ nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác VH&TT trên địa bàn huyện được bố trí tương xứng với nhiệm vụ được giao. * Đầu tư nguồn nhân lực: Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực với công tác Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke nói riêng và phát triển văn hóa nói chung, tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu những chủ trương, chính sách, kế hoạch nhằm kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực từ tỉnh đến cơ sở. - Kiện toàn đội ngũ Ban Chấp hành Đảng bộ Sở VHTT&DL (trực tiếp là đồng chí Bí thư Đảng ủy) đã thường xuyên chỉ đạo cấp uỷ, bí thư chi bộ phối hợp với thủ trưởng cơ quan thực hiện 55 nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của cá nhân phụ trách công việc, lĩnh vực. Thực hiện công khai, dân chủ việc đánh giá cán bộ hằng năm, thực hiện đúng việc phân cấp quản lý cán bộ, việc tuyển dụng, luân chuyển, quy hoạch, đề bạt cán bộ, công chức thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức cán bộ và quy trình theo thẩm quyền. Việc bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ: Trong quá trình thực hiện bổ nhiệm và quy hoạch cán bộ, về tiêu chuẩn của cán bộ đưa vào quy hoạch cấp ủy, lãnh đạo Sở và lãnh đạo các đơn vị thực hiện theo tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn của từng loại cán bộ đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương III (Khóa VIII). Hằng năm Đảng ủy tiến hành rà soát xây dựng quy hoạch cán bộ, đưa cán bộ không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch, đưa những nhân tố mới đủ điều kiện vào tiêu chuẩn quy hoạch các chức danh chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền. Trên cơ sở công việc thực tế, nguồn nhân lực sẽ được đánh giá cả về số lượng cũng như chất lượng công việc. Từ đó, sở điều chỉnh như: phân bố lại số lượng cán bộ, vị trí việc làm để tránh tình trạng thừa, thiếu nhân lực, phát huy hết năng lực của người làm công tác quản lý. Tuy nhiên, do hạn chế từ nhiều nguyên nhân, cho đến nay, nguồn nhân lực trong công tác này vẫn đang được đánh giá là mỏng. Việc bố trí một cán bộ quản lý lĩnh vực còn yếu và thiếu. Trong khi đó, khối lượng công việc lại rất lớn, phát sinh Đây là vấn đề yêu cầu những nhà Quản lý cần có giải pháp cụ thể, nhanh chóng khắc phục. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đảng ủy thực hiện quy định việc rà soát, xây dựng quy hoạch cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, cán bộ diện Đảng ủy Sở quản lý và quy hoạch Ban Chấp hành Đảng ủy theo từng nhiệm kỳ Đại hội, trình cấp có thẩm quyền thông báo xác nhận; kết quả quy hoạch cán bộ có sự kế thừa, phát triển, tạo được nguồn cán bộ. Đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch cán bộ giai đoạn 2020 - 2025: Tổng số cán bộ đưa vào quy hoạch: 4 đồng chí, trong đó diện cán bộ Ban Thường vụ 56 Tỉnh ủy quản lý: 11; diện Đảng ủy Sở quản lý: 3 (Nam: 2 , chiếm 5 %, nữ: 20, chiếm 43%, dân tộc thiểu số: 08, đại học: 41, thạc sỹ: 0 ). Ban Giám đốc tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ do Trung ương và địa phương mở để nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ nhiệm vụ được giao. Từ năm 2014 đến 2018 đã cử 1 người đi nghiên cứu sinh, 8 người đi học cao học, người tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức chương trình chuyên viên chính và thanh tra viên chính, 8 người đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, 24 người đào tạo Trung cấp lý luận chính trị, ngoài ra, mỗi năm cử trên 30 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn tại thành phố Lạng Sơn và các huyện trong tỉnh về công tác QLNN đối với loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke. Tính riêng từ năm 2014 đến năm 2018 đã tổ chức được 10 lớp tập huấn với gần 1.000 người tham gia. Các lớp này được triển khai nhằm hướng dẫn các văn bản pháp quy mới, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhằm tăng mức độ đáp ứng công việc cho cán bộ, khuyến khích cán bộ tham gia các lớp học nâng cao năng lực chuyên môn nâng cao kiến thức, cập nhật các kiến thức mới áp dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả công việc. Đồng thời các cán bộ chuyên viên của Phòng VH&TT, cán bộ văn hóa xã, thị trấn được hướng dẫn về quy trình kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. Ngoài ra, trong chương trình tập huấn, Sở VHTT&DL tổ chức cho cán bộ văn hóa cấp huyện, xã đi thực tế tại một số điểm kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh. Qua nghiên cứu thực tế sẽ giúp cán bộ làm công tác QLNN tại các địa phương cũng có thêm kỹ năng quản lý và biện pháp xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn mình quản lý. Mặc dù đã có nhiều cố gắng việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke nhưng do điều kiện thời gian và những khó khăn về ngân sách, các lớp học chỉ mang tính chất tập huấn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ và được 57 di n ra trong một thời gian ngắn và chỉ liên quan tới một vài khâu trong công tác quản lý dịch vụ karaoke, chính vì vậy hiệu quả đạt được còn thấp. 2.4.1.3 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại tỉnh Lạng Sơn * Công tác xây dựng quy hoạch địa điểm karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Căn cứ Nghị định số 103 2009 NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, ngày 31/7/2013 UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 1042 QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch địa điểm kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; theo đó, giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh Lạng Sơn quy hoạch 345 điểm kinh doanh karaoke, giai đoạn 201 - 2020 quy hoạch 4 8 điểm kinh do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_tang_cuong_cong_tac_qlnn_ve_hoat_dong_kin.pdf
Tài liệu liên quan