LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CÁC HÌNH. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . viii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CHĂN NUÔI . 4
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động chăn nuôi .4
1.1.1 Một số khái niệm về chăn nuôi .4
1.1.2 Vai trò của chăn nuôi .5
1.1.3 Đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi.7
1.2 Công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi.9
1.2.1 Khái niệm về công tác QLNN trong lĩnh vực chăn nuôi .9
1.2.2 Vai trò, trách nhiệm của công tác QLNN trong lĩnh vực chăn nuôi .10
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi .15
1.3.1 Xây dựng kế hoạch.15
1.3.2 Tổ chức, thực hiện.15
1.3.2.1. Quản lý giống vật nuôi.15
1.3.2.2.Quản lý thức ăn chăn nuôi.16
1.3.2.3.Quản lý môi trường chăn nuôi .16
1.3.2.4.Quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chăn nuôi
.18
1.3.2.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ.20
1.3.2.6. Hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế về chăn nuôi.20
1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát.20
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác QLNN về chăn nuôi .20
1.3.3 Chỉ tiêu chất lượng đàn vật nuôi .21
1.3.4 Chỉ tiêu quy mô sản xuất.21
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính đến 2018)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên
Mặc dù số lượng vật nuôi tăng, giảm tùy từng năm, nhưng tốc độ tăng trưởng bình
quân vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương đã tăng cường
công tác hỗ trợ, khuyến khích, có nhiều chính sách ưu đãi cho người chăn nuôi để
áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ
tầng chuồng trại, lựa chọn con giống cho hiệu quả cao mà có thời gian nuôi ngắn, nên
ở gia súc (trâu, bò) dù số lượng giảm nhưng chất lượng lại tăng. Ở đàn gia cầm và lợn
tăng dần qua các năm là do người dân mở rộng quy mô đàn và lựa chọn giống cho
năng suất cao đưa vào sản xuất.
Đối với tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi các giai đoạn, tỉnh Thái
Nguyên xây dựng kế hoạch giai đoạn 2015 - 2020 sẽ đạt 12%. Nhưng trên thực tế hiện
nay, giai đoạn 2014 - 2018, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được 12,56%, vượt mức kế hoạch
đề ra.
*Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất
Năm 2015, kết quả chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên so với mục tiêu Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên
45
giai đoạn 2013 - 2020 đạt như sau: Chăn nuôi trâu, bò khu vực trang trại không đạt,
chỉ chiếm 5,0% (kế hoạch là 10,0%); chăn nuôi lợn khu vực trang trại vượt kế hoạch,
đạt 25% (kế hoạch là 23,5%); chăn nuôi gia cầm khu vực trang trại đạt kế hoạch,
chiếm 40% (kế hoạch là 40%).
Năm 2020, Đề án đặt ra mục tiêu chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản
xuất: Chăn nuôi trâu, bò khu vực nông hộ chiếm 80%; khu vực trang trại 20%. Chăn
nuôi lợn khu vực nông hộ chiếm 50%; khu vực trang trại 30%. Chăn nuôi gia cầm khu
vực nông hộ chiếm 35%; khu vực trang trại 65%.
Hiện nay, chăn nuôi trâu bò khu vực trang trại trên địa bàn tỉnh đạt 10%, chăn nuôi lợn
khu vực trang trại đạt 30%, chăn nuôi gia cầm khu vực trang trại đạt 55%. Dự báo đến
năm 2020, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất cơ bản
đạt, chỉ có chỉ tiêu về chăn nuôi trâu bò khu vực trang trại đạt 20% là khó có thể đạt.
* Phát triển trang trại
Kế hoạch đề ra, năm 2015, toàn tỉnh có 550 trang trại (gia súc: 270 trang trại; gia cầm:
280 trang trại).
Kết quả thực hiện, cuối năm 2015, toàn tỉnh có 658 trang trại, gồm 300 trang trại gia
súc và 358 trang trại gia cầm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Năm 2020, Đề án đặt ra mục tiêu chăn nuôi trang trại toàn tỉnh có 920 trang trại (chăn
nuôi gia súc: 430 trang trại; gia cầm: 490 trang trại).
Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã có 752 trang trại tập trung, gồm 409 trang trại
gia súc và 343 trang trại gia cầm. Chăn nuôi trang trại bình quân tăng hơn 10%/năm.
Dự báo đến năm 2020, chỉ tiêu về phát triển trang trại sẽ đạt và có thể vượt kế hoạch
của Đề án.
* Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Đề án, đến năm 2015, giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại
TP. Thái Nguyên, thị xã Sông Công chiếm khoảng 80% sản lượng thịt gia súc, gia cầm
46
tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tại các huyện còn
lại tỷ lệ này chiếm 60%.
Đến năm 2020 có 100% gia súc, gia cầm chăn nuôi tập trung được giết mổ tại các cơ
sở giết mổ tập trung; 100% thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát
giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Tuy nhiên, trên thực tế, đến năm 2018, tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ
sở giết mổ tập trung, cũng như sản lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn
được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y chiếm rất ít (chưa đến 50%), không đạt
kế hoạch. Dự báo đến năm 2020, chỉ tiêu này cũng sẽ không đạt kế hoạch đề ra.
* Môi trường
Năm 2015, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% tỷ lệ trang trại chăn nuôi
có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas; 30% tỷ lệ chăn nuôi nông hộ có hệ thống xử
lý chất thải bằng Biogas.
Đến năm 2020, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% trang trại và nông hộ
chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.
Về chỉ tiêu này, tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản đạt kế hoạch. Đến năm 2018, 100% các
trang trại tập trung đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Còn
tỷ lệ nông hộáp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm 60%.
Như vậy, chỉ tiêu đến năm 2020, 100% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải
bằng Biogas trên địa bàn tỉnh đã đạt. Còn chỉ tiêu 100% nông hộ chăn nuôi có hệ
thống xử lý chất thải bằng Biogas khó có thể đạt kế hoạch, vì các nông hộ chủ yếu
chăn nuôi tự phát, chất thải xả thẳng ra ao, hồ, sông, suối, các ngành chức năng quản
lý khó kiểm soát được.
* Khống chế dịch bệnh
Tỉnh đặt ra chỉ tiêu các năm đều sẽ kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh lợn, dịch tả lợn, lở mồm long móng gia súc và cúm
gia cầm, v.v Tuy nhiên, chỉ tiêu về khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thái
47
Nguyên vẫn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yêu tố khác tác động. Khi có dịch xuất hiện,
các địa phương đã chủ động thực hiện các biện pháp khống chế và đã dập được dịch
nhưng lượng vật nuôi chết vì sau mỗi lần dịch bệnh còn nhiều.
Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở 8/9 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, các
cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 5000 con lợn, trọng lượng trên 300 tấn và vẫn đang
trong giai đoạn khống chế dịch (có địa phương thông báo hết dịch nhưng lại có địa
phương thông báo xuất hiện dịch).
Chỉ tiêu này trên thực tế rất khó xây dựng kế hoạch cụ thể.
* Đánh giá chung
Tính đến thời điểm hiện nay (cuối năm 2018) chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng sản xuất
bình quân lĩnh vưc chăn nuôi đã vượt kế hoạch. Một số chỉ tiêu chính của Đề án dự
báo sẽ đạt và vượt kế hoạch như: Phát triển trang trại, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, quy
mô đàn vật nuôi
Chỉ còn một số chỉ tiêu về xử lý chất thải, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có khả
năng không đạt theo kế hoạch. Riêng chỉ tiêu về khống chế dịch bệnh vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào yếu tố khác.
Như vậy, dự báo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020 sẽ cơ bản đạt kế hoạch so với Đề án phát triển chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2013 -2020 đã đề ra.
2.2.2.3 Thực trạng về giống vật nuôi
Trong những năm qua, nhiều tiến bộ khoa học về giống vật nuôi đã được Ngành
NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên áp dụng vào sản xuất. Những giống vật nuôi có năng
suất và chất lượng được sử dụng là một số dòng lợn ngoại cao sản Pe-Đu, Pic,
Maxter...; gà, vịt siêu thịt, siêu trứng; bò lai Sind, Bradman...
Tuy nhiên, tỷ lệ gia súc, gia cầm giống mới còn chiếm tỷ lệ thấp, đàn lợn nái
ngoại chiếm 10%. Gà siêu thịt, siêu trứng nuôi công nghiệp chiếm 20-30%.Bò lai
Sind chiếm 34% trong tổng đàn. Chăn nuôi bằng giống địa phương chiếm từ 70-
90%, do người chăn nuôi tự sản xuất do đó giống bị thoái hoá dần, năng suất và
chất lượng kém.
48
Trên địa bàn tỉnh có 113 cơ sở sản xuất giống gia cầm, gồm66 cơ sởchăn nuôi gà
giống bố, mẹ; 02 cơ sởchăn nuôi gà giống ông, bà; 45 cơ sở ấp nở gia cầm.
Có 54 cơ sở sản xuất giống lợn gồm: 52 trại chăn nuôi lợn nái giống bố, mẹ; 02 trại
chăn nuôi lợn nái giống ông, bà với 1.083 lợn đực giống, trong đó 169 con khai thác
tinh để thụ tinh nhân tạo, còn lại chủ yếu (85%) là để phối giống trực tiếp.
Ngoài ra, Trung tâm Giống vật nuôi nuôi lưu giữ 230 lợn nái giống ông bà sản xuất
1.115 lợn giống hậu bị phục vụ con giống; đàn lợn đực giống ông bà với 78 con, sản
xuất trên 150 nghìn liều tinh cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh; đàn bò
giống Zebu ông bà quy mô 15 con hàng năm sinh sản 10 bê giống. Công tác lai tạo
giống trâu, bò, lợn triển khai thực hiện hiệu quả tại 9 huyện, thành thị.
Bảng 2.7Cơ sở sản xuất giống vật nuôi tại tỉnh Thái Nguyên
STT Cơ sở giống Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Chăn nuôi gà giống bố, mẹ 60 66 66
2 Chăn nuôi gà giống ông, bà 01 02 02
3 Ấp nở gia cầm 30 44 45
4 Chăn nuôi lợn nái giống bố, mẹ 42 50 52
5 Chăn nuôi lợn nái giống ông, bà 02 02 02
Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT
2.2.2.4 Thực trạng về thức ăn chăn nuôi
Toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô từ 50.000 -100.000
tấn/năm và khoảng trên 100 hộ chế biến thức ăn gia súc chủ yếu là xay xát kiêm
nghiền ngô, khoai, sắn ở nông thôn phục vụ nội địa, công suất máy nghiền nhỏ 150-
300kg/h, hầu như chưa có máy trộn.
Chỉ tính riêng nhu cầu thức ăn cho đàn lợn, 1 năm cần khoảng 250-270 nghìn tấn thức
ăn tinh và 700-750 nghìn tấn thức ăn rau xanh các loại. Như vậy chế biến thức ăn tinh
tại chỗ mới chỉ đáp ứng 20-25% nhu cầu cho đàn lợn, số còn lại phải đi mua thức ăn
chế biến sẵn từ các tỉnh khác.
49
Sản lượng thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi đại gia súc còn rất thấp, diện tích trồng
cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp, diện tích trồng cỏ khoảng trên 300 ha, đáp ứng khoảng
40% nhu cầu. Thực tế người chăn nuôi vẫn còn chăn thả tự do, phụ thuộc quá nhiều
vào tự nhiên.
Hàng năm với tổng sản lượng phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng được khoảng
1.755.300 tấn (gồm rơm, lá mía, sắn, khoai lang, lạc...) nếu chế biết tốt có thể nuôi
được 195.033 con trâu, bò, tuy nhiên mới chỉ sử dụng 25% sản lượng phụ phẩm cho
chăn nuôi dưới dạng ăn trực tiếp không qua chế biến, số còn lại phơi khô đốt, ủ lấy
phân và loại bỏ vì không có biện pháp chế biến, bảo quản.
2.2.2.5 Thực trạng về môi trường chăn nuôi
Hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên, hầu hết các trại chăn nuôi tập trung đều đầu tư xây
dựng chuồng trại theo công nghệ hiện đại, khép kín, có hệ thống xử lý chất thải. Còn ở
các hộ chăn nuôi có chuồng trại, chỉ có một số vùng sâu, vùng xa chăn nuôi nhỏ còn
chăn nuôi theo phương thức thả rông.
Về công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch chăn nuôi, thực hiện đánh
giá tác động môi trường của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn: Sở NN&PTNT đã tham
mưu ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi; Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, quy hoạch
chăn nuôi gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, đồng thời
thực hiện một số các đề án, dự án trọng điểm như Đề án phát triển Chăn nuôi tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013-2020; Đề án tái cơ cấu Nông theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020 và Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao giai đoạn 2016-2020; Đề án quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia
cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Tỉnh thái Nguyên.
a. Chăn nuôi trang trại tập trung
Toàn tỉnh có 752 trang trại chăn nuôi tập trung ở TX. Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, huyện
Phú Bình, huyện Phú Lương và TP. Thái Nguyên.
- Số trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án chi tiết bảo vệ
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường khoảng 100 trang trại chiếm khoảng 13%.
50
Trong đó 26/80 trang trại có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án chi tiết bảo
vệ môi trường chiếm 33%; 74/672 trang trại có cam kết bảo vệ môi trường chiếm 11%.
- Số trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh: 56 trại
- Số trang trại được chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y: 386 trại
- Số trang trại được cấp chứng nhận Viet GAHP: 26 trang trại
- Các công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi: Hầu hết các trang trại chăn nuôi tập
trung đều áp dụng các biện pháp xử lý môi trường. Trong đó chủ yếu sử dụng công
nghệ hầm Biogas (16.000 hầm), Composite, bể lắng sinh học, ủ phân nhiệt sinh học,
sử dụng chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng; một số mô hình công nghệ phủ bạt,
SAIBON, đệm lót sinh học...
Bảng 2.8 Thực trạng về môi trường trong chăn nuôi trang trại tập trung
STT Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ %
Tổng số trang trại chăn nuôi tập trung 450 100 679 100 752 100
1
Trang trại thực hiện báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đề án chi
tiết bảo vệ môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường
74 16,4 99 15 100 13
2
Trang trại được chứng nhận an
toàn dịch bệnh
45 10 50 7,4 56 7,4
3
Trang trại được chứng nhận điều
kiện vệ sinh thú y
308 68 505 74,4 570 75,79
4
Trang trại được cấp chứng nhận
Viet GAHP
23 5,1 25 3,7 26 3,5
Nguồn: Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về xử lý, bảo vệ môi trường chăn
nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên
b. Chăn nuôi nông hộ
Tổng số hộ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 210.000 hộ (chiếm
70%). Hiện nay, số hộ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi (ủ phân,
biogas, đệm lót sinh học) chiếm 60%; số hộ chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải
khoảng 40%. Tỷ lệ số hộ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tăng lên qua các năm
là do công tác quản lý, kiểm tra của các ngành chức năng được đẩy mạnh, cùng với
nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường nâng cao, nên ngày càng có
nhiều hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Chỉ có một số vùng sâu, vùng xa, người dân chăn nuôi nhỏ còn chăn nuôi theo phương
thức thả rông.
51
Bảng 2.9 Chăn nuôi nông hộ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải
STT Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
(hộ)
Chiếm
tỷ lệ %
Số lượng
(hộ)
Chiếm tỷ
lệ %
Số lượng
(hộ)
Chiếm
tỷ lệ %
Tổng số hộ chăn nuôi nông hộ 185.000 100 200.000 100 210.000 100
1
Hộ áp dụng các biện pháp xử
lý chất thải chăn nuôi (ủ phân,
biogas, đệm lót sinh học)
101.750 55 110.000 55 126.000 60
2
Hộ chưa áp dụng các biện
pháp xử lý chất thải khoảng
83.250 45 90.000 45 84.000 40
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra công tác Giống vật nuôi và Môi trường chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 và 2018
Theo số liệu cho thấy, tỷ lệ áp dụng các biện pháp xử lý nước thải ở cả chăn nuôi tập
trung và chăn nuôi nông hộ ngày càng tăng. Nguyên nhân là do người chăn nuôi đã dần ý
thức thức được tầm quan trọng của việc xử lý chất thải bảo vệ môi trường, cùng với đó
công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của các ngành chức năng được tăng cường.
c. Ước tính lượng phân trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra môi trường
Năm 2018, lượng phân trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra môi trường trên địa
bàn tỉnhkhoảng 550.000 tấn phân tươi, trong đó:Chăn nuôi lợnkhoảng 650.000 tấn;
chăn nuôi gia cầmkhoảng 200.000 tấn; chăn nuôi trâu, bòkhoảng 700.000 tấn.
Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 16.500 công trình Bioga chủ yếu tập trung ở hình thức
chăn nuôi trang trại và gia trại (nguồn Dự án HaLan (6.571 chiếc), QSEAP (1.850
chiếc), Khoa học công nghệ và dân tự làm); công nghệ áp dụng: KT1, KT2;
Composite và phủ bạt, còn hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ hầu như chưa có biện
pháp xử lý môi trường.
d. Thực trạng về quản lý môi trường trong chăn nuôi
* Thuận lợi
Hiện nay các trang trại chăn nuôi được kiểm tra cơ bản đã chấp hành tốt các quy định
của pháp luật trong việc sản xuất chăn nuôi như:Đảm bảo quy định về các thủ tục hành
chính, quy trình phòng, chống dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi như định kỳ tiêm
phòng, thực hiện phun khử trùng tiêu độc định kỳ chuồng trại để phòng chống các
52
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hệ thống thông gió, thông khí, ánh sáng tại các chuồng
chăn nuôi đảm bảo cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh
Các yêu cầu về chuồng trại, con giống, thức ăn, nước uống và quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng đã được các hộ chăn nuôi áp dụng các kỹ thuật tiến tiến như:Hệ thống máng ăn,
máng uống tự động, công nghệ camera giám sát
*Hạn chế
- Ngành chức năng
Thực trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang còn nhiều bất cập về quản lý
(nhiều ngành quản lý về môi trường chăn nuôi mà không phân rõ trách nhiệm nên rất
khó thực thi). Thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về quản lý và sự
đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử
lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người
dân áp dụng các biện pháp BVMT.
Nhiều chủ cơ sở chưa chủ động trong việc tìm hiểu các thủ tục hành chính phải thực
hiện khi xây dựng trại và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, tỉnh chưa xây
dựng và bố trí đủ kinh phí để tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể
người chăn nuôi.
Nhiệm vụ thẩm định về môi trường chưa được giao cho các cơ quan độc lập có khả
năng cung cấp dịch vụ với các ràng buộc về trách nhiệm pháp lý rõ ràng.
Công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT
hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường
hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra, do chưa
có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định về xả thải
môi trường.
- Chủ cơ sở chăn nuôi
Đại đa số chủ cơ sở chăn nuôi đều nhận thức chưa đầy đủ được tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường sinh thái qua việc thực hiện các cam kết hoặc lập đề án bảo vệ
53
môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường,nên đã không hoặc chưa thường
xuyên thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định.
Đối với chăn nuôi quy mô trang trại, xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học
(KSH) chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm KSH tốn diện tích đất, tốn chi phí
đầu tư lớn nhưng không đem lại nguồn thu bổ sung cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực
về môi trường (khí ga sinh ra hầu như không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường, hầm
KSH không được quan tâm vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại không
có động lực để bỏ chi phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi
trường) và hậu quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường chỉ mang tính
hình thức, đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp quản lý).
Đối với các công trình KSH quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô
chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố định) và
lượng chất thải không đủ thời gian phân hủy trong hầm Biogas nên chảy tràn trực tiếp
ra môi trường là nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường.
Các cơ sở chăn nuôi không có sổ sách ghi chép quá trình sản xuất chăn nuôi, không
kiểm soát được xả thải ra môi trường.
Các trang trại, gia trại chăn nuôi mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường,
nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân như: Quy mô công trình xử lý
chất thải chưa đáp ứng đủ cho lượng chất thải dẫn đến quá tải công suất xử lý; do áp
dụng công nghệ chưa phù hợp. Đặc biệt, tại các trại chăn nuôi lợn không thực hiện thu
phân khô, không lọc tách phân rắn và lỏng kiểm tra nước thải qua cảm quan cho
thấy còn khá nặng mùi.
2.2.2.6 Thực trạng quản lý giết mổ và an toàn vệ sinh trong chăn nuôi
a. An toàn vệ sinh
Tính đến đầu năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có 752 trang trại chăn nuôi tập trung ở
huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương và TP. Thái Nguyên, bao gồm 343
trang trại chăn nuôi gà và 409 trang trại chăn nuôi lợn.
Trong đó, có khoảng 225/752 trang trại ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công
nghệ: Trong chăn nuôi gà, đã có 200/343 trang trại chăn nuôi (2 triệu con) gà ứng
dụng công nghệ cao (giống cao sản, chuồng lạnh, tự động hóa chăm sóc, nuôi dưỡng)
54
chiếm 20% tổng đàn gà toàn tỉnh. Trong chăn nuôi lợn, có 40/409 trang trại (65.000
con) áp dụng công nghệ cao (giống năng xuất cao, chuồng lạnh, tự động hóa vận hành
thức ăn, nước uống, sát trùng và xử lý môi trường) theo quy trình chăn nuôi tiên tiến
chiếm 9,5% tổng đàn lợn toàn tỉnh.
Từ 2016- 2018, đoàn kiểm tra liên ngành (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Nguyên
và Môi trường, Công an tỉnh) đã kiểm tra đánh giá thực trạng, xử lý ô nhiễm môi
trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được 250 trang trại và lấy 16 mẫu nước thải để phân
tích kiểm tra mức độ ô nhiễm; thành lập 9 đoàn kiểm tra chuyên ngành thuộc 9 huyện,
thành, thị kiểm tra trên 500 trang trại chăn nuôi. Kết quả cho thấy hầu hết các trang trại
chăn nuôi đã có các biện pháp xử lý môi trường như Biogas, bể lắng sinh học, dùng
các chế phẩm sinh học xử lý môi trường.Tuy vậy số trang trại chăn nuôi tập trung đáp
ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT ngày
15/1/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về điều kiện trang trại chăn nuôi lợn, gà an
toàn và Quy chuẩn về môi trường theo Thông tư số 04/2016/TT- BNNPTNT ngày
29/4/2016 về Quy chuẩn nước thải trong chăn nuôi còn thấp.
Riêng đối với chăn nuôi nhỏ lẻ việc thực hiện các điều kiện về vệ sinh thú y, vệ sinh
môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều chưa có
hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước thải chăn nuôi của các hộ
chăn nuôi sau khi xử lý sơ bộ chủ yếu thải ra môi trường các ao, hồ và các khe tự
nhiên không qua xử lý, không đạt chất lượng xả thải.
Bảng 2.10 Xử lý chất thải chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên năm 2016 - 2018
STT
Cơ cở
chăn
nuôi
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1
Tập
trung
Áp dụng các biện pháp
xử lý chất thải
450 100 679 100 752 100
Không áp dụng các biện
pháp xử lý chất thải
0 0 0 0 0 0
2
Nông
hộ
Áp dụng các biện pháp
xử lý chất thải
101.750 55 110.000 55 126.000 60
Không áp dụng các biện
pháp xử lý chất thải
83.250 45 90.000 45 84.000 40
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra công tác Giống vật nuôi và Môi trường chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 - 2018
55
Đến hết năm 2018, Sở NN&PTNT đã cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho
1.010 lượt trang trại chăn nuôi tập trung; 1.100 cơ sở chăn nuôi thực hiện ký cam kết
“Phong trào ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”;
07 cơ sở được chứng nhận VietGAHP; 120 lượt trang trại được công nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh.
Thực hiện kiểm tra, phân loại 1.736 lượt cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở kinh doanh
thuốc thú y, trong đó: Loại A 327 lượt cơ sở; loại B 1.409 lượt cơ sở; không có loại C.
Thực hiện quy định về kiểm dịch vận chuyển, tiêm phòng vacxin bắt buộc, kiểm tra
các chất cấm, vi sinh vật, kháng sinh để đảm bảo sản phẩm chăn nuôi an toàn thực
phẩm, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra chất cấm tại 350 cơ sở chăn nuôi, lấy 215
mẫu nước tiểu và thức ăn chăn nuôi, phát hiện 16 mẫu dương tính với Salbutamol, xử
phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng.
b. Quản lý giết mổ
Đối với hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh chủ yếu được thực hiện tại các
điểm, hộ giết mổ động vật nhỏ lẻ, phân tán (1.157 điểm, hộ giết mổ) nên cơ bản không
đạt điều kiện vệ sinh thú y theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Giết mổ động vật tập trung:
Tại huyện Phú Bình: Công ty thực phẩm Cầu Mây đã đầu tư xây dựng cơ sở giết
mổ động vật tập trung tại xã Xuân Phương với công suất 260 con lợn/ngày đã đi
vào hoạt động;
Tại thị xã Phố Yên: Cơ sở giết mổ tại phường Ba Hàng đã đi vào hoạt động từ tháng 8
năm 2017, hiện cơ sở đang giết mổ trên 50 con lợn/ngày đêm;
Tại TP.Thái Nguyên: Công ty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh đã và đang xây cơ sở
giết mổ động vật tập trung tại xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. Dự kiến năm
2018 cơ sở giết mổ động vật này đi vào hoạt động với công suất 400 con lợn/ngày và
1.000 con gia cầm/ngày.
56
- Giết mổ nhỏ lẻ: Trên địa bàn tỉnh có 43 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; 04 cơ
sở giết mổ nhỏ lẻ đi vào hoạt động có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Cụ thể: tại
thị trấn Hùng Sơn, Đại Từ 01 cơ sở; phường Quang Vinh Thành phố Thái Nguyên 01
cơ sở; phường Tân Lập Thành phố Thái Nguyên 01 cơ sở; phường Thịnh Đán Thành
phố Thái Nguyên 01 cơ sở;
- Giết mổ gia súc, gia cầm tại hộ: Giết mổ động vật tại hộ kinh doanh: Trên địa bàn
tỉnh có 640 hộ giết mổ động vật tại hộ kinh doanh. Trong đó, có 31 hộ giết mổ trâu,
514 hộ giết mổ lợn và 95 hộ giết mổ gia cầm. Số lượng gia súc, gia cầm giết mổ ước
tính bình quân một ngày đêm tại các hộ kinh doanh khoảng 37 con trâu bò, 733 con
lợn và 1.210 con gia cầm. Trung bình một hộ giết mổ hơn 1 con trâu bò/ngày đêm;
dưới 1 con lợn/ngày đêm (do nhiều hộ giết mổ theo phiên chợ) và khoảng trên trên 10
con gia cầm/ngày đêm. Số lượng các hộ giết mổ động vật tại các địa phương được
trình bày tại bảng 7.
- Giết mổ động vật tại hộ chăn nuôi: Theo số liệu điều tra, toàn tỉnh có 527 hộ kinh
doanh giết mổ lợn tại hộ chăn nuôi, mỗi hộ kinh doanh giết mổ từ 1 con/ngày, thậm
chí có hộ bình quân 2 ngày giết mổ 1 con hoặc giết mổ theo phiên chợ.
Tỉnh đã ban hành các văn bản về QLNN đối với hoạt động giết mổ động vật: Quyết
định số 11/2014/QĐ-UBND, ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc
Ban hành Quy định về điều kiện giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật trên địa bàn tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_c.pdf