DANH MỤC HÌNH ẢNH.v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP
KHẨU.3
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế nhập khẩu .3
1.1.1 Thuế nhập khẩu .3
1.1.2 Nội dung quản lý thuế nhập khẩu.9
1.1.3 Các nguyên tắc quản lý thuế nhập khẩu.14
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý thuế nhập khẩu.15
1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế nhập khẩu.15
1.2 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý thuế nhập khẩu . 19
1.3 Những kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế nhập khẩu . 20
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước .20
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra.23
1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 24
1.4.1 Các công trình nghiên cứu.24
1.4.2 Các luận văn, luận án .24
Kết luận chương 1 .26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI
QUAN TỈNH LẠNG SƠN.27
2.1 Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn . 27
2.1.1 Quá trình hình thành.27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ.28
2.1.3 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao .31
2.1.4 Các nguồn lực.32
2.2 Thực trạng quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. 33
2.2.1 Quản lý người nộp thuế.33
2.2.3 Tình hình quản lý thu thuế nhập khẩu.43
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý giá tính thuế
Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATTS/WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống
xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng
về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Có 6 phương pháp để xác định hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Nghị định số
40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về việc quy định xác định trị giá hải
quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong đó phương pháp trị giá giao dịch được coi là
phương pháp chủ đạo, vì nó là cơ sở cho việc xác định giá tính thuế cho phần lớn các
trường hợp hàng hóa nhập khẩu. Theo Phương pháp trị giá giao dịch, giá nhập khẩu
căn cứ vào hóa đơn thương mại và chi phí hợp lý thực tế phát sinh. Cách xác định trị
giá giao dịch đã phản ánh một cách khách quan giá tính thuế của hàng nhập khẩu và
loại bỏ những áp đặt về giá mà cơ quan Hải quan vẫn thực hiện trước đây qua bảng giá
tối thiểu. Từ đó tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xác định trị giá, xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngành hải quan đẩy mạnh quá trình cải cách thủ
tục hành chính
Tham vấn là một hoạt động nghịêp vụ trong khâu xác định trị giá tính thuế trong quy
trình nghiệp vụ hải quan. Tham vấn là việc cơ quan hải quan và người nộp thuế trao
đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai theo yêu
cầu của người nộp thuế. Mục đích của tham vấn để xác định tính trung thực của trị giá
khai báo của người khai hải quan trước những nghi vấn của cơ quan hải quan và tạo
điều kiện cho người khai hải quan cung cấp các tài liệu liên quan chứng minh tính
37
trung thực của trị giá khai báo hoặc buộc họ phải thừa nhận những sai phạm của họ
trong khai báo hải quan.
Đối tượng tham vấn: Các lô hàng thuộc Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá do
Tổng cục Hải quan quy định hoặc thuộc Danh mục mặt hàng trọng điểm do Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định có nghi vấn về mức giá khai báo và
người khai hải quan đã được cơ quan Hải quan thông báo về cơ sở, căn cứ nghi vấn
mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan Hải quan xác định nhưng người
khai hải quan không thống nhất với mức giá phương pháp xác định trị giá do cơ quan
Hải quan xác định.
Trong những năm qua, tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn công tác trị giá tính thuế được
đặc biệt chú trọng, cơ bản hàng nhập khẩu được xác định giá tính thuế theo phương
pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, do vậy đã rút ngắn được thời gian
thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuât khẩu, nhập khẩu, nâng cao trách nhiệm
khai báo của doanh nghiệp. Cục Hải quan đã triển khai hàng loạt các biện pháp như:
- Tăng cường công tác tuyên truyền để người nộp thuế hiểu và thực hiện các luật thuế
mới.
- Lựa chọn cán bộ, công chức có năng lực về công tác trị giá tính thuế để bố trí phù
hợp, đã hạn chế tình trạng gian lận thương mại qua giá.
- Đề nghị cấp trên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức các kỹ năng về
nghiệp vụ.
- Tổ chức thực hịên tham vấn nhanh trước khi thông quan đối với các lô hàng nhập
khẩu có thuế suất cao nhưng doanh nghiệp khai trị giá thấp.
Bảng 2.1: Số liệu truy thu thuế nhập khẩu qua tham vấn giá
STT Năm Số tờ khai qua
tham vấn (tờ khai)
Số thuế truy thu sau
tham vấn (tỷ đồng)
1 2011 347 8,7
2 2012 350 5,5
3 2013 464 9,7
4 2014 387 7,48
5 2015 1183 0,31
6 2016 839 0,41
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các năm
Số liệu trên cho thấy năm 2011, 2013 và 2014 kết quả công tác tham vấn khá cao, số
thuế truy thu qua giá tương đối lớn. Năm 2016 số thuế truy thu thấp hơn mặc dù số tờ
38
khai tham vấn nhiều hơn do sau quá trình tham vấn đã chấp nhận: 792 ; và chỉ bác bỏ:
14 bộ, doanh nghiệp không đến tham vấn: 48, chuyển kiểm tra sau thông quan: 62.
Bên cạnh những kết quả cao đã đạt được từ khi áp dụng việc xác định trị giá tính thuế
hàng nhập khẩu thì ngành hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đang
phải đối mặt với rất nhiều thủ đoạn gian lận thuế qua trị giá tính thuế. Các hành vi gian
lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới các hình thức sau:
- Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan Hải quan (GTT02) để khai báo trị giá của
các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó
khai thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu
trước đó.
- Khai thấp trị giá đối với lô hàng nhập “thử”, tức nhập để thăm dò thái độ của cơ quan
hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá
thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, tiến hành
thủ tục giải thể doanh nghiệp hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Thông đồng với nước ngoài giảm giá: Nhiều doanh nghiệp đã thông đồng với đối tác
bán hàng để lập hoá đơn, hợp đồng hạ thấp giá trị hàng hoá so với giá trị thực; Khai
báo thấp về chất lượng hàng hóa hoặc đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm
cấp thương mại cao hơn; Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hoá phi mậu dịch,
với đặc thù loại hình này là hàng hoá không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về
giá diễn ra rất phức tạp, dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa hải quan làm thủ tục và doanh
nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để mua gom hàng hoá tại nước
ngoài, sau đó tạo công ty giả để làm hợp đồng, hoá đơn hạ thấp trị giá hàng hoá.
- Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá: Lợi dụng
chính sách thuế hiện hành thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp
hơn hàng nguyên chiếc nhập khẩu do vậy thủ đoạn này được thực hiện bằng cách lập
nhiều công ty khác nhau hoặc móc nối giữa các công ty với nhau và mỗi công ty nhập
khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong
các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
39
Việc áp dụng trị giá tính thế theo GATT đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động
hơn trong kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, cùng với thuận lợi ấy, nhiều doanh nghiệp
lại đang lợi dụng chính sách này để khai báo mức giá giao dịch thấp nhằm giảm số
thuế phải nộp
Hơn nữa, việc gian lận qua giá là một hình thức gian lận phổ biến trong giai đoạn
hiện nay. Nhưng việc quản lý của hải quan lại rất khó khăn vì việc tổ chức tham vấn
chỉ có thể tập trung ở một số mặt hàng trọng tâm, trọng điểm là hàng hoá có thuế suất
cao, kim ngạch lớn, là hàng hoá thuộc luồng vàng và luồng đỏ. Thực tế trên 80%
hàng hoá thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có hồ sơ khai thuế thuộc diện
luồng xanh là miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Đối tượng này sẽ do lực lượng kiểm tra
sau thông quan thực hiện việc kiểm soát. Tuy nhiên với biên chế như hiện nay, việc
kiểm tra sau thông quan rất khó khăn và hiệu quả đạt được thấp.
2. Quản lý việc áp mã số hàng hóa
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các
nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo hướng dẫn về phân loại hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác.
Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã kiểm tra, phát hiện một số thủ
đoạn trốn thuế qua việc khai báo sai mã số hàng hóa như sau:
+ Lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, nhiều doanh
nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai hàng hoá trên tờ khai hải quan, đưa hàng hoá từ
mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận trốn thuế.
+ Trong thực tế, để trốn thuế các doanh nghiệp cố tình khai báo sai mã số của hàng hoá
nhập khẩu; lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những
sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm
quan để kê khai vào mã số có thuế suất thấp.
+ Đối với trường hợp hàng hoá là nguyên chiếc có thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn
thuế suất thuế nhập khẩu của các chi tiết tháo rời thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tháo
rời các chi tiết rời của một sản phẩm, chia nhỏ lô hàng để nhập khẩu làm nhiều chuyến
40
(nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ trong từng lô hàng nhập khẩu
nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng nhập khẩu) để được phân loại theo từng chi tiết
linh kiện nhằm trốn thuế nhập khẩu qua thuế suất...
+ Tình trạng doanh nghiệp gian lận trốn thuế bằng thủ đoạn nhập nhằng trong khai báo
hải quan, như: khai báo sai mặt hàng hoặc tính chất mặt hàng để được áp mã số thuế
thấp; nhập nhiều, khai ít cũng diễn ra phổ biến. Có những lô hàng, do khai báo sai
mặt hàng dẫn đến chênh lệch thuế vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng.
Điển hình có lô hàng là thanh nhôm hợp kim đã xẻ rãnh dùng để sản xuất cửa mới của
Công ty TNHH Nhật Minh, năm 2015 nhập khẩu lô hàng khai báo sai thuế suất thuế
nhập khẩu, sau khi kiểm tra, Chi cục đã truy thu thuế số tiền là 100.202.787 VNĐ.
3. Quản lý xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa là một căn cứ quan trọng để cơ quan Hải quan áp dụng mức thuế
suất ưu đãi đặc biệt.ưu đãi đặc biệt thường thấp hơn rất nhiều so với thuế suất ưu đãi
và thuế suất thông thường. Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa nhập
khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về
thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế
quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp ưu đãi
đặc biệt khác.
Một trong những điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt là doanh nghiệp
phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa (C/O) phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu được
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các nước có thoả
thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam cấp. Danh sách các cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các nước có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với
Việt Nam được quy định tại các Quyết định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt cho từng hiệp định thương mại của Bộ trưởng Bộ Tàichính.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa từ các nước
ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc. Do chênh lệch lớn về mức thuế suất nên thời gian
qua đã xuất hiện nhiều trường hợp làm giả chứng,nhận xuất xứ hoặc khai báo sai xuất
xứ hàng hóa.
41
Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian qua, các lô hàng nhập khẩu có xuất
xứ từ Trung Quốc chiếm trên 90%, còn lại là hàng hóa của các nước khác. Trong đó
số lượng hồ sơ có C/O mẫu E đề nghị hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định
ACFTA chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 20% nhưng thường là những mặt hàng có trị giá và
thuế suất lớn như: xe ô tô trộn bê tông, xe tải tự đổ dưới 24 tấn, linh kiện ô tô, linh
kiện xe máy, sắt thép.... Vì vậy việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu luôn được
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các đơn vị hải quan cửa khẩu chú trọng, tăng
cường.
Thực tế việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Cục được thực hiện trong quá trình xử lý hồ
sơ thông quan hàng hóa như sau:
- Đối với lô hàng thuộc luồng xanh(kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan)
+ Đối với trường hợp không phải nộp C/O: cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra việc khai
xuất xứ trên tờ khai hải quan.
+ Đối với trường hợp phải nộp C/O: yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O khi
đăng ký tờ khai hải quan và kiểm tra sơ bộ các tiêu chí trên C/O. Nếu có sai lệch, nghi
vấn thì đề xuất chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan. Trường hợp doanh nghiệp
có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O thì giải quyết theo quy định.
-Đối với lô hàng thuộc luồng vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan) và luồng đỏ (kiểm tra
chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa):
+ Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan:
- Đối với trường hợp không phải nộp C/O: Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khai
hải quan và đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan
như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ
(nếu có),
- Đối với trường hợp phải nộp C/O: kiểm tra kỹ cả về hình thức và nội dung của C/O,
những vấn đề cần lưu ý của từng loại C/O; Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khai
hải quan và đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan
như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ
(nếu có),
42
+ Khi kiểm tra thực tế hàng hóa: kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa,
bao bì, nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ
khai hải quan, với kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan. Xác nhận kết quả kiểm tra
xuất xứ hàng hóa vào phần kiểm tra hàng hóa trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và
trên tờ khai hải quan theo quy định.
Đối với những lô hàng được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, ngoài việc thực hiện
quy trình thủ tục nghiệp vụ như đối với hồ sơ thông thường, Chi cục còn tiến hành
cập nhật các thông tin về C/O của lô hàng vào Hệ thống thông quan điện tử và cơ chế
một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) để theo dõi, quản lý chung trong toàn ngành.
Do chênh lệch lớn về mức thuế suất nên thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp làm
giả chứng nhận xuất xứ hoặc khai báo sai xuất xứ hàng hóa để trốn thuế. Qua kiểm tra
hồ sơ và thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan, Cục Hải quan tỉnh
Lạng Sơn đã phát hiện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khai báo sai xuất xứ hàng hoá
để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định ACFTA. Ngoài ra, Cục cũng đã bác
bỏ C/O mẫu E đối với nhiều trường hợp do C/O không đáp ứng các yêu cầu về hình
thức và nội dung theo quy định. Phát hiện và xử lý một số vụ vi phạm nhập khẩu hàng
hóa khai báo sai về xuất xứ nhằm trốn thuế qua giá. Một số vụ việc điển hình như:
Trường hợp Công ty TNHH Thái Thịnh (Địa chỉ: Lạng Sơn) nhập khẩu lô hàng bình
đựng thực phẩm đồ uống bằng nhựa, loại có nắp, dung tích 500ml, khai báo xuất xứ
Trung Quốc nhưng kiểm tra thực tế hàng hóa ghi xuất xứ: Made in Japan. Trị giá lô
hàng vi phạm 148 triệu đồng. Hành vi vi phạm này đã bị xử phạt 30 triệu đồng và
buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam theo quy định.
4. Quản lý số lượng hàng hóa
Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, việc quản lý số lượng hàng hóa được thực hiện
thông qua kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu. Kiểm tra thực tế hàng hóa do cán bộ
Hải quan thực hiện với nội dung kiểm tra: kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa nhập
khẩu với nội dung khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về
tên hàng, mã số thuế, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa...
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng các máy móc, thiết bị như cân
điện tử, máy soi hàng hóa... hoặc bằng phương pháp thủ công. Sau khi có kết quả
43
kiểm tra thực tế hàng hóa, cán bộ Hải quan phải ghi kết luận kiểm tra và xử lý kết
quả kiểm tra theo quyđịnh.
Từ năm 2011 – 2016, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi
phạm về số lượng, hành vi vi phạm gồm: cố ý không khai báo hoặc nhập khẩu thừa số
lượng hàng hóa so với khai báo. Ví dụ: Năm 2015 Công ty TNHH TM Nhung Dũng
đã có hành vi Nhập khẩu không khai báo hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế phải nộp của
mặt hàng đèn pin cầm tay dùng bóng đèn Led. Trị giá 535.037.252 đồng, số tiền thuế
truy thu là : 11.422.929 đồng.
Tuy nhiên do chưa được trang bị đồng bộ và đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại,
chuyên dụng, nên việc kiểm tra thực tế hàng hoá chủ yếu thực hiện bằng cân điện tử
và bằng phương pháp thủ công. Bên cạnh đó, tỷ lệ tờ khai phải kiểm tra thực tế hàng
hóa hiện nay chỉ chiếm dưới 10% tổng số tờ khai. Vì vậy đòi hỏi Cục Hải quan tỉnh
Lạng Sơn cần tăng cường hơn nữa công tác thu thập thông tin, quản lý rủi ro để đảm
bảo quản lý chặt chẽ số lượng hàng nhập khẩu, ngăn chặn tình trạng gian lận, trốn
thuế.
2.2.3 Tình hình quản lý thu thuế nhập khẩu
2.2.3.1 Quản lý thu nộp thuế nhập khẩu
a. Quản lý nộp thuế
Số thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã đạt được kết quả quan trọng
đóng góp vào sự phát triển chung của ngành và vào sự phát triển của địa phương.
Trong những năm vừa qua, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tích cực tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thu nộp thuế bằng nhiều giải pháp cụ thể: lập kế hoạch thu, giao chỉ tiêu thu
cho từng đơn vị, đánh giá tiến độ thu từng tháng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu tiên
trong giải quyết thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải
quan, thu hút được nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn trên
cả nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc địa bàntỉnh.
Vì vậy, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã đạt kết quả thu thuế nhập khẩu rất đáng khích
lệ, nhất là các năm 2013-2015.
44
Bảng 2.2: Số thu thuế nhập khẩu các năm 2011 -2016
Năm
Dự toán thu thuế
nhập khẩu được
giao (tỷ đồng)
Số thu thuế nhập
khẩu (tỷ đồng)
So sánh %
(thực hiện/chỉ
tiêu dự toán)
2011 530 566,5 106,9 %
2012 560 573,1 102,3 %
2013 590 750,7 127,2 %
2014 620 1.516,6 244,6 %
2015 1400 1.748,7 124,9%
2016 1700 1258 74,0%
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các năm
Hình 2.4. Số thu thuế nhập khẩu từ năm 2011-2016
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các năm
Tại Lạng Sơn, hàng hóa nhập khẩu theo đường bộ chủ yếu là: ôtô (xe tải, rơmooc,
semi rơmooc), máy móc, thiết bị, hóa chất, nông sản, hoa quả tươi... Số thu thuế nhập
khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tăng đều, có đột biến ở các năm 2014, 2015. Số
thu tăng đột biến là do lượng mặt hàng xe ôtô, rơmooc và semi rơmooc tải tự đổ nhập
khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị tăng mạnh. Nguyên nhân do Thông tư số 32/2012/TT-
BGTVT ngày 09/8/2012 của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực từ tháng 4/2014, theo
đó quy định giới hạn về kích thước thùng chở hàng, kiểm soát chặt chẽ tải trọng xe lưu
45
thông trên đường bộ nên phát sinh nhu cầu cao trong nước về xe tải nhỏ chở hàng, phù
hợp với quy định và trọng tải.
Năm 2016 số thu thuế nhập khẩu giảm, không đạt chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt 74 % so với
kế hoạch, do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Số thu từ nhóm mặt hàng phương tiện vận tải (gồm xe ô tô tải tự đổ, xe ô
tô đầu kéo, xe trộn bê tông, sơ mi sơ mooc tải các loại...) đã liên tục giảm qua các
tháng so với năm 2015, do các doanh nghiệp đã nhập khẩu một lượng lớn nhóm mặt
hàng này trong năm 2015 dẫn đến năm 2016 thị trường đã bão hòa và chủ yếu tiêu thụ
hàng tồn. Nhóm mặt hàng này chiếm số thu chủ lực qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (
khoảng 60%), chiếm khoảng 40% tổng thu ngân sách của Cục Hải quan tỉnh Lạng
Sơn. Năm 2016, kim ngạch mặt hàng ô tô nhập khẩu qua địa bàn đạt khoảng 400 triệu
USD (giảm 58 % so với cùng kỳ 2015); số thu từ mặt hàng này đạt khoảng 1.570 tỷ
đồng (giảm 43,6% so với cùng kỳ 2015)
- Thứ hai: Nhóm hàng hóa khác (như hàng nông sản, hoa quả, hành, tỏi khô...). Mặc
dù kim ngạch nhập khẩu tăng 28% nhưng số thu giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân do tăng kim ngạch nhóm hàng có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt 0% và không chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu do đó không phát sinh tiền thuế.
Các mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu thì hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-
2018 được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% dẫn đến số thu thuế giảm.
- Thứ ba: Thực hiện Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày
31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ có hiệu lực từ ngày
21/3/2016 quản lý chặt chẽ chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu,
bên cạnh đó việc áp dụng thuế tự vệ chống bán phá giá đối với mặt hàng thép nhập
khẩu theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 07/3/2016; Quyết định số 2968/QĐ –
BCT ngày 18/7/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu dẫn đến kim ngạch số thu từ nhập khẩu của
mặt hàng này giảm từ thời điểm Quyết định có hiệu lực thi hành (cuối tháng 3/2016).
46
Cụ thể kim ngạch mặt hàng thép giảm 67,8% so với cùng kỳ 2015, số thu giảm 53,1%
so với cùng kỳ (ước giảm khoảng 100 tỷ đồng từ số thu của mặt hàng thép)
- Thứ tư: Từ ngày 25/3/2016, việc thực hiện biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng thuế
nhập khẩu bổ sung đối với mặt hàng mỳ chính theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày
10/3/2016 của Bộ Công Thương đã kéo theo kim ngạch, số thu thuế 9 tháng đầu năm
2016 giảm do các doanh nghiệp không phát sinh nhập khẩu từ cuối tháng 3 đến nay.
Theo thống kê kim ngạch của mặt hàng mỳ chính năm 2016 đạt 1,8 triệu USD (giảm
62,5% so với 2015); số thu đạt 4,1 tỷ đồng (giảm 58,8% so với 2015)
- Thứ năm: Số thu thuế VAT của nhóm hàng Quặng các loại nhập khẩu qua các cửa
khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong năm 2016 giảm 90% so
với cùng kỳ 2015. Do từ cuối năm 2015 đến nay các doanh nghiệp chuyển đổi từ loại
hình nhập kinh doanh phải nộp thuế sang loại hình tạm nhập – tái xuất làm thủ tục tại
lối mở Co Sa – Chi Ma theo cơ chế thí điểm của Thủ tướng Chính phủ và khó khăn
trong việc giao nhận hàng qua các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể kim ngạch
mặt hàng quặng nhập khẩu năm 2016 chỉ đạt 7,2 triệu USD ( giảm 85,8% so với 2015)
dẫn đến số thu thuế chỉ đạt 15,7 tỷ đồng (giảm 90% so với cùng kỳ 2015)
- Thứ sáu: : Mặt hàng nitrat amon ( thuốc nổ và chế phẩm sản xuất thuốc nổ) phía
Trung Quốc không cho vận chuyển bằng phương tiện tàu hỏa do không đảm bảo yêu
cầu về điều kiện an toàn cháy nổ nên ảnh hưởng đến số thu của Chi cục Hải quan Ga
ĐSQT Đồng Đăng. Ước giảm thu từ mặt hàng này khoảng 40 tỷ đồng trong năm 2016
- Thứ bảy: Chính sách thay đổi về cấu hình, tiêu chí kỹ thuật phương tiện vận tải nhập
khẩu của Cục Đăng Kiểm; quy định về áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 cũng sẽ ảnh
hưởng đến việc nhập khẩu phương tiện vận tải của các doanh nghiệp trong năm 2016.
- Thứ tám: Phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách quản lý biên mậu như:
cấm nhập khẩu gạo, cấm hàng tạm nhập tái xuất, thắt chặt hàng nông sản nhập
khẩuđã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đều lập danh sách đề nghị Tổng Cục Hải
quan, Bộ Tài chính khen thưởng các Doanh nghiệp có thành tích trong việc nộp thuế.
47
Ngay từ đầu năm Cục Hải quan Lạng Sơn đã phân bổ chỉ tiêu thu cho các chi cục trực
thuộc Cục để thi đua phấn đấu thu vượt chỉ tiêu. Đồng thời, Cục thường xuyên tổ chức
triển khai đến tận cán bộ công chức để thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về
thuế, các qui trình thủ tục thực hiện công tác thu nộp ngân sách hiện hành.
b. Quản lý nợ thuế
Việc quản lý (theo dõi và cưỡng chế) nợ thuế hiện nay tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn
được giao cho Phòng Thuế xuất nhập khẩu chủ trì, tham mưu thực hiện. Các công việc
xử lý nợ, báo cáo nợ hiện nay được thực hiện trên Hệ thống kế toán thuế KTT559 của
ngành Hải quan và được kết nối, cập nhật trên toàn quốc. Thông qua hệ thống này, các
Chi cục Hải quan trực tiếp làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu sẽ có đầy đủ
thông tin về số nợ thuế, tình trạng nợ... của doanh nghiệp, làm cơ sở để quyết định việc
phân luồng, cho ân hạn thuế hoặc yêu cầu nộp thuế ngay đối với doanh nghiệp.
Để việc quản lý nợ thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài, đảm
bảo thu hồi nợ đọng, tránh để nợ xấu phát sinh nhằm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu thu
ngân sách hàng năm, Cục đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý như:
- Thường xuyên rà soát, phân loại các khoản nợ để có biện pháp quản lý, theo dõi, đôn
đốc phù hợp, giảm tối đa nợ xấu phát sinh.
- Thường xuyên gửi thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế đến từng doanh nghiệp
có tờ khai phát sinh nợ thuế, gọi điện thoại đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn.
- Hàng tháng, cử Tổ đôn đốc thu hồi nợ thuế đến trụ sở doanh nghiệp làm việc về
khoản nợ thuế. Thực hiện phối hợp thường xuyên với cơ quan Thuế quản lý doanh
nghiệp và Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trong việc thu hồi các khoản nợ
đọng thuế.
- Xác minh qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để xác định tình trạng hoạt động của doanh
nghiệp...
- Phối hợp tốt với Công an, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước...để thu hồi nợ.
48
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài để đăng tải các thông tin
các doanh nghiệp nợ chây ỳ để đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.
Tuy nhiên, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vẫn gặp nhiều khó khăn phát sinh trong
công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế như: Nhiều trường hợp số dư tiền gửi của các
doanh nghiệp tại các ngân hàng quá ít, không đủ để thực hiện quyết định cưỡng
chế; Một số công văn đôn đốc thu hồi nợ thuế gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu
điện bị trả lại do doanh nghiệp thayđổi địa chỉ không thông báo cho cơ quan hải
quan; Khi gửi công văn xá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_thue_nhap_kha.pdf