Luận văn Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân qua trường hợp viện năng lượng nguyên tử Việt Nam

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ AN

TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN . 5

1.1. Những khái niệm cơ bản về hiệu lực quản lý nhà nước về

ATBXHN . 5

1.2. Những khái niệm cơ bản của an toàn bức xạ và hạt nhân . 9

1.3. Tác động của bức xạ đối với con người và môi trường. 15

1.4. Các quy định về an toàn bức xạ và hạt nhân trong QLNN . 20

Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

AN TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN . 35

2.1. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam – Một cơ sở bức xạ đa chức

năng . 35

2.2. Đánh giá các chính sách, pháp luật điều chỉnh về ATBXHN . 43

2.3. Thành quả và những khó khăn. 49

Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ VỀ

AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN. 54

3.1. Đối với các cơ sở bức xạ và hạt nhân. 55

3.2. Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 56

3.3. Đối với công tác hỗ trợ kỹ thuật . 57

3.4. Đối với đội ngũ quản lý . 58

KẾT LUẬN . 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 63

pdf98 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân qua trường hợp viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thường Kiệt, Hà Nội bao gồm 3 bộ phận: Văn phòng Viện, Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học và Ban Hợp tác quốc tế. Mười khối nghiên cứu phát triển gồm có 5 đơn vị được đặt ở Hà Nội, đó là: Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Công nghệ xạ hiếm, Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và Trung tâm Đánh giá không phá hủy; 2 đơn vị được đặt ở Đà Lạt là Viện Nghiên cứu hạt nhân và Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp; 2 đơn vị được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Hạt nhân, Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ bức xạ; và tại Đà Nẵng Viện Ứng dụng bức xạ Đà nẵng được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2019. 37 Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam 2.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về An toàn bức xạ và hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Viện NLNTVN hiện tại có 10 đơn vị trực thuộc, trong đó có 9 đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ. Hàng năm, Viện NLNTVN thực hiện rà soát công tác quản lý an toàn bức xạ (ATBX) tại các đơn vị trực thuộc Viện. Để qua đó, nếu có những điểm còn thiếu sót, Viện sẽ kịp thời có những biện pháp chỉnh đốn, tăng cường an ninh và an toàn bức xạ, đồng thời nhắc nhở đôn đốc các đơn vị hoạt động nghiêm chỉnh theo các điều của bộ luật Năng lượng nguyên tử. Công tác quản lý ATBXHN ở các đơn vị được báo cáo thường xuyên hàng năm cho bộ phận quản lý ATBXHN của Viện NLNTVN đồng thời cho cơ quan quản lý nhà nước là Cục ATBXHN. Nội dung của các báo cáo này bao gồm: i. Nội dung các công việc bức xạ của cơ sở kèm theo các giấy phép của chúng; ii. Tình trạng tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ; LÃNH ĐẠO VIỆN KHỐI CƠ QUAN KHỐI NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT KHỐI NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG BỨC XẠ VÀ ĐỒNG VỊ  Văn phòng Viện  Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học  Ban Hợp tác quốc tế  Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân  Viện Công nghệ xạ hiếm  Viện Nghiên cứu hạt nhân  Trung tâm Đào tạo hạt nhân  Viện Ứng dụng bức xạ Đà nẵng  Trung tâm Hạt nhân  Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp  Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ bức xạ  Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội  Trung tâm Đánh giá không phá hủy 38 iii. Tổng số nhân viên bức xạ kèm theo các chứng chỉ làm việc với nguồn phóng xạ, giấy khám sức khỏe, đánh giá liều cá nhân; iv. Thống kê nguồn phóng xạ do cơ sở quản lý. Nguồn này bao gồm nguồn đang sử dụng, nguồn đã qua sử dụng và đang lưu trữ, các loại chất thải phóng xạ, vật liệu phóng xạ; v. Tình trạng an toàn của kho nguồn và các thiết bị ATBX; vi. Các trang thiết bị dùng cho ứng phó sự cố bức xạ. Ngoài những báo cáo định kỳ như vậy, các đơn vị còn có trách nhiệm thông báo khẩn đối với những trường hợp như các sự cố trong khi vận hành lò, sự cố thất lạc nguồn phóng xạ, sự cố vỡ hỏng thiết bị gây rò rỉ chất phóng xạ ra môi trường Các đơn vị trực thuộc Viện NLNTVN đều là những cơ sở bức xạ với những loại hình hoạt động khác nhau (xem Mục 1.1. trong phần Các loại công việc bức xạ). Do vậy công tác quản lý ATBXHN của mỗi đơn vị cũng mang các đặc tính riêng biệt. Sau đây là các công việc bức xạ đang hoạt động tại các đơn vị. Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân [35] Tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng, vận chuyển và lưu giữ các nguồn, các thiết bị bức xạ;  Vận hành máy gia tốc Cyclotron để sản xuất đồng vị phóng xạ;  Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT;  Các hoạt động dịch vụ Đào tạo. Viện Nghiên cứu hạt nhân [32]  Vận hành và khai thác lò phản ứng hạt nhân;  Lưu giữ nguồn bức xạ;  Sản xuất đồng vị phóng xạ;  Phân tích kích hoạt;  Nghiên cứu về vật lý và kỹ thuật lò phản ứng; 39  Nghiên cứu cơ bản về vật lý hạt nhân và vật lý newtron;  Các nghiên cứu ứng dụng sử dụng lò phản ứng;  Sử dụng nguồn bức xạ trong nghiên cứu, đào tạo và chuẩn hóa. Viện Công nghệ xạ hiếm [34]  Nghiên cứu và triển khai sản xuất thử các hợp chất của uran từ quặng phóng xạ và vận chuyển chất phóng xạ do nghiên cứu của Viện tạo ra;  Nghiên cứu, đánh giá và triển khai công nghệ xử lý môi trường bị ô nhiễm chất phóng xạ;  Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị dùng trong công nghệ hoá học để xử lý tài nguyên và môi trường có liên quan đến chất phóng xạ;  Xử lý và lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ;  Sử dụng và lưu giữ các chất phóng xạ, thiết bị bức xạ;  Sử dụng nguồn phóng xạ ThO2 tinh khiết phục vụ cho nghiên cứu sản xuất chế phẩm mới;  Sản xuất lưới nhôm phủ màng Oxit Thori tinh khiết để xuất khẩu. Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp[31]  Sử dụng và vận chuyển các nguồn phóng xạ, các chất đánh dấu đồng vị phóng xạ;  Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân bao gồm: đánh dấu đồng vị phóng xạ và nguồn phóng xạ kín trong khảo sát các quá trình công nghiệp (khai thác và chế biến dầu khí, hóa chất, vật liệu, xử lý thải);  Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân bao gồm kích hoạt nơtron gamma tức thời, bức xạ truyền qua, các phương pháp phân tích hạt nhân trong lĩnh vực địa vật lý hạt nhân;  Lưu giữ các nguồn phóng xạ hiện có phục vụ các hướng nghiên cứu và triển khai; 40  Sử dụng và vận chuyển nguồn phóng xạ để khảo sát sự ngập nước của chân đế giàn khoan;  Sử dụng và vận chuyển nguồn phóng xạ Cs-137, Ni-63 và Se-75 dùng trong nghiên cứu, trong máy phân tích sắc ký và triển khai chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh [29]  Tư vấn thiết kế các cơ sở bức xạ như Khoa Y học hạt nhân, Trung tâm xạ trị, các khu chẩn đoán và điều trị bằng tia bức xạ, ;  Đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cung cấp dịch vụ đo liều kế cá nhân cho các cơ sở bức xạ;  Tư vấn thiết lập các quy trình, thao tác tối ưu cho việc sử dụng nguồn phóng xạ.  Tổ chức các lớp đào tạo về an toàn bức xạ;  Nghiên cứu, đánh giá hàm lượng phóng xạ trong các mẫu lương thực, thực phẩm qua việc phân tích gamma, beta, alpha, ;  Kiểm tra chất lượng các máy phát tia X. Trung tâm Đánh giá không phá hủy [33]  Lưu giữ nguồn phóng xạ;  Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp;  Đo độ ẩm, độ chặt công trình xây dựng. Các trung tâm chiếu xạ Hiện nay 3 Trung tâm chiếu xạ trực thuộc Viện (Trung tâm chiếu xạ Hà Nội [27], Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ bức xạ [30] và Viện Ứng dụng bức xạ Đà nẵng) chỉ hoạt động chuyên một công việc bức xạ là vận hành thiết bị chiếu xạ công nghiệp. 41 Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và các ứng dụng trên lò Đây là lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Việt Nam tính cho đến nay. Lò phản ứng nghiên cứu này trước đây thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt thuộc Việt Nam Cộng Hòa được Việt Nam tiếp quản năm 1975 khi Việt Nam được thống nhất. Đến tháng 4 năm 1976, Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt [23]. Kể từ khi tái khởi động lò năm 1984, Viện Hạt nhân đã đưa vào vận hành và khai thác có hiệu quả lò phản ứng nghiên cứu này. Dựa vào đây, Viện đã thực hiện các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực vật lý hạt nhân, vật lý lò phản ứng, hóa phân tích, hóa bức xạ, hóa phóng xạ, sinh học phóng xạ, môi trường, định liều lượng bức xạ, Sau đây là các hoạt động sản xuất, dịch vụ và đào tạo chính [25]:  Điều chế các chất phóng xạ và dược chất đánh dấu và cung cấp cho các khoa Y học hạt nhân, các cơ sở nghiên cứu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (Cambodia), gồm các loại: dung dịch và viên nang I-131, tấm áp và dung dịch P-32, máy phát Tc-99m và gần 20 loại kit in-vivo đánh dấu với Tc-99m, và các kit in-vitro T3, T4. Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng các cơ sở bức xạ, các khoa Y học hạt nhân cho các bệnh viện tuyến tỉnh.  Sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và các kỹ thuật kết hợp khác để phân tích định lượng các nguyên tố trong các loại mẫu khác nhau với độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu các ngành địa chất, dầu khí, nông nghiệp, sinh học, môi trường, kiểm định chất lượng lương thực, thực phẩm xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ, tư vấn về quan trắc và đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.  Sử dụng kỹ thuật đồng vị phóng xạ môi trường và nhân tạo để xác định tốc độ và nguyên nhân bồi lấp các hồ thủy lợi, thủy điện, các công trình thủy trong vùng cửa sông (cảng biển, luồng tàu, ...). Thực hiện dịch vụ đánh 42 giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư, các công trình giao thông, công trình xây dựng,  Thực hiện dịch vụ đo liều cá nhân bằng các kỹ thuật nhiệt phát quang (TLD), quang phát quang (OSL) và phân tích sai hình nhiễm sắc thể; kiểm tra và hiệu chuẩn các thiết bị đo bức xạ, đánh giá an toàn bức xạ cho các hệ thiết bị và cơ sở bức xạ.  Sản xuất, cung ứng các loại chế phẩm phục vụ nông, sinh, y bằng kỹ thuật chiếu xạ gamma kết hợp hóa, sinh như: chế phẩm phòng và trị nấm bệnh OLICIDE 9DD từ chitin, chitosan; chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật T&D 4DD từ các polysacarit tự nhiên; chế phẩm nano bạc/chitosan để phòng và trị bệnh cây trồng, nano curcumin/chitosan để làm lành vết thương, màng nano bảo quản quả cây, ... cũng như chitosan cắt mạch bức xạ bổ sung vào thức ăn gia cầm, polymer trương nước chống hạn cho cây trồng, ...  Sản xuất, cung cấp cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh cho các hộ nông dân và công ty đối tác; chuyển giao quy trình nuôi trồng các loại nấm dược phẩm và thực phẩm theo yêu cầu, ...  Sản xuất, cung cấp các bộ tiêu bản hiển vi nhiễm sắc thể các đối tượng người bình thường và bất thường phục vụ chương trình đào tạo môn sinh học theo hướng đổi mới giáo dục phổ thông trung học trong cả nước,  Thiết kế, chế tạo các hệ thiết bị điện tử hạt nhân cung cấp cho các khoa Y học hạt nhân, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong nước; cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, lắp ráp các hệ thiết bị điện tử hạt nhân và điều khiển tự động theo yêu cầu của khách hàng.  Tổ chức các lớp huấn luyện quốc gia và khu vực về an toàn bức xạ, đo đạc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực công - nông nghiệp và môi trường, kiểm tra không phá huỷ mẫu (NDT), công nghệ lò phản ứng; đào tạo nguồn nhân lực (hướng dẫn khóa luận 43 tốt nghiệp đại học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ, thực tập chuyên ngành,); bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chương trình phát triển điện hạt nhân. 2.2. Đánh giá các chính sách, pháp luật điều chỉnh về An toàn bức xạ và hạt nhân Như đã được trình bày ở chương I, Cục ATBXHN là cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về ATBXHN. Trong 12 Nhiệm vụ và quyền hạn dựa trên Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục ATBXHN [4], việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như xây dựng các chính sách về ATBXHN là việc đặt những nền móng cho việc quản lý từ cấp trên cũng như việc tuân thủ từ cấp cơ sở. 2.2.1. Tổ chức quản lý nhà nước ở các địa phương Ở các địa phương, các Sở KH&CN là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý an toàn bức xạ ở địa phương. Hiện nay, có 12 Sở KH&CN có đơn vị chuyên trách về quản lý ATBX; 51 Sở KH&CN hình thành các bộ phận hay cử cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về quản lý ATBX trong các phòng thuộc Sở [19]. 2.2.2. Các hoạt động cấp phép Để được hoạt động hợp pháp, các cơ sở bức xạ được hướng dẫn khai báo cấp phép tiến hành công việc bức xạ hoặc cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo Thông tư quy định, các loại giấy phép được quy định như sau:  Bộ KHCN cấp giấy phép: Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ (máy gia tốc, thiết bị xạ trị sử dụng nguồn phóng xạ...); Giấy phép sản xuất chất phóng xạ; Giấy phép chế biến chất phóng xạ; Giấy phép vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân; Giấy phép đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân; Giấy phép xuất khẩu, 44 nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân. Từ 2015 - 2017, Bộ KHCN đã cấp khoảng 50 giấy phép;  Sở KHCN cấp giấy phép liên quan đến việc sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán y tế. Hiện nay, có 8536 thiết bị X quang trong chẩn đoán ý tế tại 3133 cơ sở thuộc 61 tỉnh thành;  Cục ATBXHN cấp giấy phép các loại hình công việc bức xạ còn lại theo phân cấp của Bộ KH&CN và giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Trong 03 năm từ 2015 - 2017, Cục ATBXHN đã thực hiện thẩm định và ký ban hành tổng cộng 2487 giấy phép và 1895 chứng chỉ nhân viên bức xạ và chứng chỉ hành nghệ dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT [19]. Hình 2.2 - Số lượng giấy phép đã cấp năm 2017 theo lĩnh vực hoạt động [19] 45 2.2.3. Hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm Nhìn chung, hoạt động thanh tra ATBX tại các địa phương ngày càng được chú trọng và triển khai thường xuyên. Hoạt động thanh tra ATBXHN trên cả nước đã ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm các Quy định về an toàn bức xạ. Hàng năm, Cục ATBXHN tiến hành thanh tra chuyên ngành về ATBXHN tại các cơ sở bức xạ trong cả nước. Những cuộc thanh tra này hầu hết là do Cục ATBXHN chủ trì. Ngoài ra, Cục còn phối hợp với các đơn vị chủ trì khác như Sở KHCN, Cục Quản lý môi trường tế, Bộ Y tế. 2.2.4. Ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân Năm 2012, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố (UPSC) bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh. Đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 884/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch UPSC bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia. Tính đến tháng 12 năm 2017, có 45 tỉnh, thành phố đã được phê duyệt kế hoạch UPSC bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh. Cục ATBXHN cùng với các tổ chức quốc tế phối hợp với các Sở KHCN tổ chức các khóa đào tạo, các khóa tập huấn, diễn tập về UPSC bức xạ, hạt nhân. Nhằm nghiên cứu và nâng cao năng lực kỹ thuật trong công tác chuẩn bị và UPSC. 2.2.5. Quản lý chuẩn đo lường bức xạ và hoạt động đo liều bức xạ Các thiết bị ghi đo bức xạ được sử dụng tại Việt Nam đều phải được kiểm định và hiệu chuẩn hàng năm. Hiện tại, ở Việt nam có 2 đơn vị là Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân và Viện Nghiên cứu hạt nhân được phép kiểm định các thiêt́ bị ghi đo bức xạ. Việc theo dõi liều chiếu cá nhân cho nhân viên bức xạ cũng là công tác định kỳ của các cơ sở bức xạ. Tính đến cuối năm 2017, cả nước có 3035 cơ sở với tổng số nhân viên được theo dõi liều chiếu xạ cá nhân là 18047 [10]. Cả 46 nước hiện nay có 8 đơn vị được cấp Giấy đăng ký thực hiện dịch vụ đọc liều chiếu xạ cá nhân. 2.2.6. Quản lý phóng xạ môi trường Hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường đang được thực hiện ở các trạm tại các địa phương và các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ các nhà máy điện hạt nhân gần biên giới. Các văn bản quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật đã được xây dựng cho việc triển khai thực hiện Quy hoạch Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Hiện nay việc thu thập dữ liệu về phóng xạ môi trường nước ta dựa vào 2 mạng lưới quan trắc. Một là các trạm quan trắc trong mạng lưới do Viện NLNTVN quản lý và các trạm quan trắc trong mạng lưới do Bộ tư lệnh hóa học, Bộ Quốc phòng quản lý. Viện NLNTVN đang duy trì vận hành 2 trạm quan trắc phóng xạ môi trường và đã lắp đặt thêm một số thiết bị đo suất liều bức xạ gamma trực tuyến tại Quảng Ninh (Móng Cái), Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Nội nhằm nâng cao khả năng phát hiện sớm các diễn biến bất thường về phóng xạ trên lãnh thổ Việt Nam. Các dữ liệu quan trắc về suất liều bức xạ gamma từ các điểm quan trắc này được truyền trực tuyến về Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Đến năm 2017, Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường Hóa học – Phóng xạ I do Bộ tư lệnh hóa học, Bộ Quốc phòng quản lý (Trạm Quan trắc – cảnh báo môi trường độc – xạ Miền Bắc) đã thực hiện quan trắc phóng xạ môi trường ở nhiều địa phương trong cả nước bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Hải Phòng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Quốc (Kiên Giang). Số liệu quan trắc hàng năm là cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng môi trường phóng xạ tại các khu vực quan trắc. 47 2.2.7. Quản lý an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân Việc quản lý này nhằm ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép vật liệu phóng xạ. Tại các cửa khẩu lớn đã tiến hành lắp đặt các cổng phát hiện phóng xạ. Việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ (Phân theo 4 nhóm A, B, C, D) [21];  Đối với nhóm A là nhóm có mức độ nguy hiểm cao nhất. Các cơ sở bức xạ này phải được trang bị hệ thống an ninh hiện đại. Hiện nay cả nước có 25 cơ sở bức xạ có sử dụng nguồn phóng xạ mức an ninh A.  Đối với nhóm B, Cục đang có kế hoạch triển khai dự án định vị nguồn phóng xạ nhằm siết chặt an ninh nguồn phóng xạ  Cục đã phối hợp các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức nhiều khóa đào tạo về quản lý an ninh nguồn phóng xạ. An ninh trong việc sử dụng và vận chuyển chất phóng xạ. Hỗ trợ xây dựng kế hoạch an ninh của cơ sở, ứng phó sự cố an ninh nguồn phóng xạ, đào tạo thanh tra an ninh nguồn phóng xạ, 2.2.8. Quản lý công tác đào tạo an toàn bức xạ và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ Việc đào tạo về ATBX nhằm tăng cường kiến thức cũng như giữ ý thức và trách nhiệm về ATBX cho các nhân viên bức xạ. Việc này là phương cách tốt nhất để đảm bảo công tác ATBX tại các cơ sở bức xạ. Công tác đào tạo được chia làm 2 mảng: mảng đào tạo cho nhân viên bức xạ và mảng đào tạo cho các cơ sở đào tạo ATBX. Từ năm 2015, Cục ATBXHN đã tổ chức thực hiện các quy định về đào tạo và cấp giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo về ATBX. Hàng năm, các cơ sở đào tạo ATBX trong cả nước đều được kiểm tra việc tuân thủ quy định về đào tạo theo Thông tư 34/2014/TT-BKHCN của Bộ KH&CN. 48 2.2.9. Các điều kiện hỗ trợ công tác quản lý Công tác quản lý trước hết dựa trên kết quả thanh tra các cơ sở bức xạ và hạt nhân; xây dựng năng lực ứng phó sự cố; cung cấp các tài liệu về ATBXHN; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế. Cục ATBXHN phối hợp với thanh tra của các sở KHCN để việc thanh tra các cơ sở bức xạ và hạt nhân được hiệu quả hơn, đồng thời phối hợp với UBND tỉnh, thành phố để triển khai Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Hiện nay Cục ATBXHN đang tiến hành xây dựng năng lực kỹ thuật trong đó có các phương tiện hỗ trợ ứng phó sự cố cho Trung tâm điều hành ứng phó trung ương, Trung tâm điều hành ứng phó tại địa điểm Ninh Thuận (off-site Center) và hệ thống quan trắc phóng xạ tại khu vực địa điểm của Cơ quan pháp quy hạt nhân để hỗ trợ đánh giá tình hình và đưa ra kịch bản ứng phó phù hợp. Việc truyền tải thông tin trong lĩnh vực ATBXHN cũng hết sức cần thiết. Thư viện của Cục đảm bảo việc khai thác thông tin tư liệu cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về ATBXHN và NLNT. Thư viện Cục ATBXHN lưu trữ các tài liệu về ATBX, an toàn, an ninh hạt nhân, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực NLNT và các lĩnh vực liên quan; tài liệu từ các hội nghị, hội thảo do Cục tổ chức hoặc tham gia. Hợp tác quốc tế là công tác hỗ trợ hữu hiệu việc quản lý ATBXHN. Thông qua các kênh hợp tác đa phương và song phương, hàng năm, Cục đã cử khoảng 100 lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài và đón hơn 10 đoàn chuyên gia đến Việt Nam đào tạo cho trên 200 lượt cán bộ [19]. 49 2.3. Thành quả và những khó khăn 2.3.1. Thành quả Năm 2017, một cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng đã được mở ra giúp các cơ quan QLNN về ATBX tại Trung ương và địa phương nắm bắt được thực trạng hoạt động, tình hình thực hiện các quy định bảo đảm ATBX, an ninh nguồn phóng xạ của các cơ sở quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ. Qua đó, các tổ chức, cơ sở bức xạ và các cá nhân quản lý nguồn phóng xạ kịp thời chấn chỉnh và nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về ATBXHN trong 3 năm trở lại đây đã đạt nhiều thành quả. Sau đây là một số kết quả chính: Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản phục vụ công tác quản lý Nhà nước về an toàn an ninh trong lĩnh vực ứng dụng bức xạ và hạt nhân. Công tác cấp phép cho các hoạt động trong lĩnh vực NLNT đã được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không để tồn đọng hồ sơ. Công tác thanh tra, phối hợp với các sở KH&CN, thanh tra chuyên đề phối hợp với Thanh tra Bộ được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đạt mục tiêu tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ATBXHN. Công tác xây dựng năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về ATBXHN, sự phối hợp với các Bộ ngành được nâng cao thông qua các kênh hợp tác quốc tế, góp phần phục vụ hiệu quả việc triển khai các ứng dụng NLNT ở nước ta. 2.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân Quản lý nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy, trước hết là bộ máy các cơ quan hành chính. Đặc điểm này thể hiện tiềm năng to lớn của quản lý nhà nước, song cũng làm phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực do bộ máy cồng kềnh, sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không rõ, dễ nảy sinh mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước. 50 Các rào cản thực tế ở Việt Nam về hiệu lực quản lý của nhà nước Về hiệu lực quản lý nói chung ở Việt Nam, hiện nay có bốn vấn đề chính như sau: - Thứ nhất, nền quản trị công của Việt Nam còn nhiều lạc hậu. Tính chuyên nghiệp của hệ thống còn chưa cao về phương diện tổ chức bộ máy, văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức nhà nước cho tới quy trình quản lý tổng thể. Trong quá trình vận hành, việc quản trị thể hiện nhiều hạn chế và bất cập, không tương thích với sự biến đổi của thực tiễn trong nước và thế giới. Cụ thể, còn mang nặng tính quan liêu giấy tờ nên những sản phẩm của các quy trình này đáp ứng không kịp thời và kém hiệu lực đối với yêu cầu thực tiễn. Dòng thông tin về cơ bản vẫn là từ trên xuống. Do vậy, sự ăn khớp của ý tưởng quản lý với nhu cầu thực tiễn cuộc sống không khớp vì vậy chính sách không đáp ứng nhu cầu gây thiệt hại, rủi ro. Vì vậy nên lấy thực tiễn làm cơ sở hình thành những ý tưởng chính sách. Từ đó, các nhà quản trị cần phải xây dựng nội dung chính sách, quyết định và những công cụ, điều kiện cần thiết để giải quyết kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. - Thứ hai, vấn đề trách nhiệm, lương tâm và chuyên môn của công chức. Nhìn chung, chuỗi trách nhiệm trong bộ máy quản trị chưa rõ ràng và thiếu chế tài cưỡng chế. Xử lý vi phạm trách nhiệm không nghiêm minh và công bằng. Trách nhiệm cá nhân của công chức chưa thực sự cao, còn nhiều người vẫn ỷ lại và viện vào trách nhiệm tập thể mà không dám chịu trách nhiệm riêng. Trách nhiệm giao phó càng cụ thể, chế độ thù lao phù hợp và chế tài càng nghiêm khắc thì bộ máy quản lý sẽ vận hành càng hiệu quả [36]. - Thứ ba, hệ thống công cụ và điều kiện thực thi chưa đồng bộ. Hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn trong các văn bản chính thức của nhà nước không phải là ít. Quy trình hành chính nhà nước còn rườm rà, máy móc cứng nhắc. Sự thiếu đồng nhất về văn bản quản lý làm cho hiệu lực nhà nước thống nhất suy yếu. 51 - Thứ tư, vấn đề giám sát và hiệu lực xử lý, cưỡng chế sai phạm Thực tế, công tác kiểm tra và giám sát còn nhiều hạn chế về hiệu lực và không kịp thời về thời gian. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng thanh tra và kiểm toán rất lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Công tác xử lý hay cưỡng chế sai phạm, truy cứu trách nhiệm công vụ chưa thực sự kịp thời và đúng pháp luật [36]. Những khó khăn trong công tác QLNN về ATBX Trong công tác QLNN về ATBXHN hiện nay có 5 khó khăn chính. Sau đây là những khó khăn, hạn chế và những nguyên nhân của chúng. i. Nguy cơ thất lạc nguồn phóng xạ Khó khăn lớn nhất trong công tác QLNN về ATBX là việc đối mặt với nguy cơ thất lạc nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Điều này có một số nguyên nhân sau: - Hoạt động thanh tra đối với các cơ sở bức xạ mặc dù đã được các Sở KHCN đẩy mạnh nhưng số lượng cơ sở được thanh tra chưa nhiều, chất lượng và hiệu quả còn chưa được như mong muốn. Việc thanh tra của một số địa phương chưa thực sự kiên quyết trong việc xử lý đối với tổ chức có hành vi vi phạm. - Một số văn bản còn có sự chồng chéo, chưa có sự kết hợp liên Bộ một cách nhất quán. Ví dụ như Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ [26] nhằm tránh tình trạng thanh tra quá 01 lần/năm đối với 1 cơ sở. Điều này dẫn đến việc đoàn thanh tra của Cục không thể tiến hành thanh tra đối với các cơ sở đã được các cơ quan quản lý khác đã thanh tra với nội dung khác. ii. Một số thiết bị chưa được hiệu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng Nhu cầu sử dụng các nguồn phóng xạ hở trong y học hạt nhân để chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_tang_cuong_hieu_luc_quan_ly_nha_nuoc_ve_a.pdf
Tài liệu liên quan