DANH MỤC HÌNH .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA THANH
NIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .5
1.1 Khái niệm, nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới .5
1.1.1. Khái niệm Chương trình xây dựng nông thôn mới .5
1.1.2. Nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới .5
1.2. Sự tham gia của thanh niên trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.11
1.2.1 Thanh niên và sự tham gia của thanh niên nông thôn trong phát triển kinh tế, xã
hội .11
1.2.2 Nội dung tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới.14
1.2.3 Các hình thức tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dưng
nông thôn mới.18
1.3. Tổng quan về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam và trên thế giới.21
1.3.2. Thực trạng về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây
dựng nông thôn mới phát triển nông thôn ở các nước trên thế giới .25
1.3.3. Bài học kinh nghiệm.29
Kết luận chương 1 .31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN TRONG THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LỘC BÌNH32
2.1. Một số đặc điểm của huyện Lộc Bình.32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.32
2.2. Khái quát tình hình chung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lộc Bình .36
2.2.1. Các hoạt động triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lộc Bình .36
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới
Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực từ trung ương và các tổ chức chính trị, thực hiện tốt việc
lồng ghép các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn, huy động tối đa nguồn
lực của tỉnh, huyện, xã để tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Tiếp tục huy động
46
đóng góp của các doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân và các nguồn tài chính hợp
pháp khác để đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn có hiệu quả.
2.2.2.7. Kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Qua rà soát tại 27/27 xã, kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Lộc Bình như sau:
- Đạt 19 tiêu chí: 02/27 xã (Xuân Mãn, Yên Khoái).
- Đạt 12 tiêu chí: 01/27 xã (Hữu Khánh).
- Đạt 10 tiêu chí: 01/27 xã (Đồng Bục).
- Đạt từ 5 – 9 tiêu chí: 13/27 xã.
- Đạt dưới 5 tiêu chí: 10/27 xã.
Cụ thể các tiêu chí như sau:
Tiêu chí 01: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch có 27/27 xã đạt, tăng 26 xã đạt tiêu chí
so với năm 2015.
Tiêu chí 02: Giao thông có 05/27 xã đạt, tăng 04 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 03: Thủy lợi có 04/27 xã đạt, bằng so với năm 2015.
Tiêu chí 04: Điện có 06/27 xã đạt, giảm 03 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 05: Trường học có 02/27 xã đạt, bằng so với năm 2015.
Tiêu chí 06: Cơ sở vật chất văn hóa có 02/27 xã đạt, tăng 01 xã đạt tiêu chí so với năm
2015.
Tiêu chí 07: Chợ nông thôn có 22/27 xã đạt, tăng 01 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 08: Bưu điện có 08/27 xã đạt, bằng so với năm 2015.
Tiêu chí 09: Nhà ở dân cư có 06/27 xã đạt, tăng 03 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 10: Thu nhập có 04/27 xã đạt, bằng so với năm 2015.
47
Tiêu chí 11: Hộ nghèo có 07/27 xã đạt, giảm 05 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 12: Lao động có việc làm thường xuyên trong độ tuổi lao động có 27/27 xã
đạt, bằng so với năm 2015.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất có 04/27 xã đạt, bằng so với năm 2015.
Tiêu chí 14: Giáo dục có 14/27 xã đạt, tăng 09 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 15: Y tế có 03/27 xã đạt, tăng 02 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 16: Văn hóa có 06/27 xã đạt, tăng 01 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 17: Môi trường có 02/27 xã đạt, giảm 01 xã đạt tiêu chí so với năm 2015.
Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị vững mạnh có 02/27 xã đạt, tăng 01 xã đạt tiêu chí so
với năm 2015.
Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội có 23/27 xã, tăng 01 xã đạt tiêu chí so với năm
2015.
Như vậy qua số liệu khảo sát thì tổng số tiêu chí đạt chuẩn NTM của huyện là 174 tiêu
chí, bằng 129,85% so với năm 2015 (tăng 40 tiêu chí so với năm 2015); số tiêu chí
bình quân năm 2016 đạt được của huyện là 6,44 tiêu chí/ 1 xã, bằng 129,84% so với
năm 2015 (năm 2015 số tiêu chí bình quân là 4,96 tiêu chí/ 1 xã).
2.3. Thực trạng về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây
dựng nông thôn mới ở giai đoạn 2014-2016
2.3.1 Sự tham gia của thanh niên trong công tác tuyên truyền, giáo dục về Chương
trình xây dựng nông thôn mới
Đối với các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới thông qua tổ chức đoàn, đề tài tiến hành thu thập thông
tin về đánh giá của thanh niên địa phương về chất lượng các hoạt động tuyên truyền
đối với các nội dung sau: Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước;
Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của địa
phương; Các hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức Đoàn và các hoạt động
48
tuyên dương các tổ chức, cá nhân thanh niên tiêu biểu trong hoạt động xây dựng nông
thôn mới. Nghiên cứu đã sử dụng câu hỏi: “Anh/chị đánh giá thực trạng tuyên truyền
về những nội dung sau đây như thế nào?”, kết quả thu được thể hiện tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thực trạng chất lượng nội dung tuyên truyền
Đơn vị: %
TT
Các nội dung
tuyên truyền
Mức độ triển khai
Thực trạng
trung bình
Đánh giá
chung Kém Trung bình Khá Tốt
Rất
tốt
1
Chủ trương xây dựng nông
thôn mới của Đảng và Nhà
nước
13 4 21 39 23 3.55 Tốt
2 Bộ Tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới
17.0 10.0 19.5 32.5 21.0 3.31 Khá
3 Kế hoạch xây dựng nông
thôn mới
11.0 8.5 12.5 37.0 31.0 3.69 Tốt
4 Các hoạt động xây dựng
nông thôn mới
7.0 7.0 9.0 45.5 31.5 3.88 Tốt
5
Tuyên dương trong hoạt
động xây dựng nông thôn
mới
23.0 12.5 22.0 24.0 18.5 3.03 Khá
6 Đánh giá chung 14.2 8.3 16.9 35.7 24.9 3.49 Tốt
Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài
Các thống kê mô tả thực trạng công tác tuyên truyền về các nội dung xây dựng nông
thôn mới tại địa phương (tính theo thang Likert 5 mức độ) cho thấy chất lượng tuyên
truyền đối với các nội dung được nghiên cứu: Tuyên truyền về các hoạt động xây dựng
nông thôn mới (3.88 điểm); tuyên truyền về Kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa
phương (3.69 điểm); nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới của Đảng và
Nhà nước (3.55 điểm); nội dung tuyên truyền về bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
(3.31 điểm); các nội dung tuyên dương các tổ chức, cá nhân thanh niên tiêu biểu trong
hoạt động xây dựng nông thôn mới (3.03 điểm).
Căn cứ vào số liệu thống kê, đánh giá chung của thanh niên nông thôn về thực trạng
tuyên truyền các nội dung nêu trên với số điểm đánh giá trung bình là 3.49 điểm cho
thấy thanh niên đánh giá chất lượng hoạt động tuyên truyền của tổ chức đoàn ở mức
“tốt”. Trong đó, thanh niên trên địa bàn lại đánh giá cao hơn mức trung bình đối với
49
công tác tuyên truyền về các hoạt động xây dựng nông thôn mới và các kế hoạch xây
dựng nông thôn mới của địa phương hơn là tuyên truyền về các nội dung khác. Điều
này phù hợp với các chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền định hướng tư tưởng
thanh niên nông thôn trên địa bàn tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới
do tổ chức đoàn phát động. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về các nội dung văn bản
chỉ thị của các cấp về xây dựng nông thôn mới cũng được triển khai đạt được đánh giá
tốt với nội dung tuyên truyền cô đọng, mang tính khách quan, phù hợp với nhận thức
của thanh niên. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng tuyên dương cá nhân, tổ chức có
hoạt động tiêu biểu về xây dựng nông thôn mới tại địa phương cũng chỉ đạt ở mức
“khá”, điều này phù hợp với đánh giá tại báo cáo 3 năm thực hiện phong trào “Tuổi trẻ
chung tay xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2013 - 2015 của Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh về những hạn chế trong triển khai phong trào, hoạt động tuyên
dương khen thưởng vẫn là hạn chế đã và đang được khắc phục khi triển khai phong
trào ở cấp cơ sở.
Như vậy có thể thấy hiện tại các nội dung tuyên truyền về các hoạt động của tổ chức
đoàn trong xây dựng nông thôn đang được các cơ sở đoàn đẩy mạnh tuyên truyền đạt
hiệu quả cao. Bên cạnh đó với nhiều hình ảnh minh họa về hoạt động được đăng tải
thường xuyên qua các phương tiện truyền thông, việc tuyên truyền về các hoạt động
xây dựng nông thôn của tổ chức đoàn đã tạo tiền đề cho công tác tập hợp, đoàn kết
thanh niên nhằm tham gia hiệu quả phong trào tại địa phương. Để tăng tính khách
quan cho nhận định trên tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu, cụ thể
50
Hộp 2.1: Ý kiến về các hoạt động tuyên truyền giáo dục về Chương trình xây dựng
nông thôn mới
Đối với công tác tuyên dương các tổ chức, cá nhân thanh niên tiêu biểu trong hoạt
động xây dựng nông thôn mới, thanh niên trên địa bàn lại đánh giá thực trạng triển
khai hiệu quả ở mức thấp hơn các nội dung khác (3.03 điểm – Khá) do tổ chức đoàn
tại địa phương vẫn chưa có cơ chế tuyên dương, khen thưởng dành riêng cho thanh
niên trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới mà phải lồng ghép vào các hình thức
tuyên dương, khen thưởng khác, số lượng thanh niên được tuyên dương, khen thưởng
hạn chế. Nhận định này được thể hiện rõ qua phỏng vấn sâu sau đây:
Hộp 2.2: Ý kiến về cơ chế khen thưởng tham gia các hoạt động xây dựng nông
thôn mới
Để kiểm định đánh giá của thanh niên nông thôn đối với việc vận dụng các
phương tiện truyền thông của tổ chức đoàn trong công tác tuyên truyền về phong trào
“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” tại địa phương, tác giả tiến hành xử lý
số liệu và thu được kết quả tại biểu đồ 2.1.
“Nếu được khen thưởng thì tôi sẽ tham gia tích cực hơn, tuy nhiên chắc là khó vì
chẳng biết tham gia phong trào này có được giấy khen hay giấy chứng nhận gì không?”
“Nhưng khó đó vì thấy mấy anh cán bộ đoàn bảo chưa có cơ chế khen thưởng đối
với cơ sở trong lĩnh vực này, nếu có thì khen chung chung về tham gia tích cực các hoạt
động do đoàn xã tổ chức thôi”
(Trích phỏng vấn sâu số 2- Triệu Sình Lẩy, Đoàn viên xã Mẫu Sơn)
“Hiện tại, các hoạt động tuyên truyền đa số là tuyên truyền về các hình ảnh của
thanh niên tham gia các phong trào như bảo vệ môi trường hay xây dựng
đường giao thông nông thôn. Thỉnh thoảng tôi cũng thấy mấy đứa em tôi cũng
tham gia rồi chụp ảnh đưa lên mạng”.
(Trích phỏng vấn sâu số 1 - Triệu A Nhất, thanh niên xã Mẫu Sơn)
51
Biểu đồ 2.1: Thực trạng vận dụng các công cụ tuyên truyền
15.5
63
27 21
8
25
35.5
86.5
35.2
16.5
9.5
6 12.5
4.5
13.5
16
1
9.9
65
13
19 15
20
17
19
2
21.3
3
8
32.5
29
29.5
22
15
9
18.5
0 6.5
15.5
22.5
38
22.5
14.5
1.5
15.1
2.21
1.86
3.04
3.2
3.85
3.04
2.57
1.38
2.64
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Truyền
hình
Báo điện
tử
Phát
thanh,
truyền
thanh
Mạng xã
hội
Sinh hoạt
chi đoàn
Hội thi,
hội diễn
Tọa đàm,
diễn đàn
Qua băng
rôn, khẩu
hiệu
Đánh giá
chung
Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt Điểm trung bình thực trạng
Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài
Biểu đồ 2.1 cho thấy đánh giá của thanh niên nông thôn thực trạng về việc sử dụng các
phương tiện, hình thức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn ở mức
khá (giá trị trung bình 2.64 điểm). Để làm rõ hơn các số liệu trên, đề tài sẽ phân tích cụ
thể đối với từng nhóm căn cứ theo đánh giá trung bình về thực trạng triển khai.
Phương thức được đánh giá triển khai ở mức “tốt” có mức điểm trung bình từ 3.41
điểm đến 4.20 điểm là hình thức sinh hoạt chi đoàn (3.85 điểm). Như vậy, theo đánh
giá của thanh niên nông thôn, thông qua hoạt động sinh hoạt chi đoàn, tổ chức đoàn đã
cung cấp thông tin về các hoạt động xây dựng nông thôn mới tương đối đầy đủ và hiệu
quả hơn do khả năng tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn tương đối thuận lợi
(theo Điều lệ Đoàn đoàn cấp cơ sở sinh hoạt tối thiểu 1 tháng 1 lần, đoàn viên không
sinh hoạt trong 3 tháng liên tiếp sẽ bị khai trừ, xóa tên khỏi tổ chức). Bên cạnh đó phối
hợp với các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, những buổi sinh hoạt đoàn sẽ
giúp cho thanh niên nông thôn nắm được nhiều thông tin hơn về các hoạt động tại địa
52
bàn, đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” – phong trào
trọng tâm của nhóm đối tượng thanh niên tại khu vực nông thôn.
Đối với các phương thức được đánh giá triển khai ở mức “Khá” gồm: mạng xã hội
(3.20 điểm); hội thi, hội diễn tuyên truyền (3.04 điểm); tuyên truyền qua kênh phát
thanh, truyền thanh địa phương (3.04 điểm) và thông qua các buổi hội thi, hội diễn với
chủ đề thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới (3.04 điểm). Có thể thấy việc
tuyên truyền qua các trang mạng xã hội được đánh giá cao hơn cả. Điều này phù hợp
với xu thế chung của giới trẻ hiện nay về tiếp cận các thông tin trên góc độ internet.
Các kênh truyền thông còn lại thường tập trung đối với các thanh niên trên một địa bàn
nhất định, khả năng truyền tải thông tin cục bộ cao nhưng không tập trung được nhiều
vào thanh niên do thời gian phát thanh hoặc các hội thi, hội diễn về các nội dung xây
dựng nông thôn mới không trùng với thời gian các đáp viên có thể theo dõi và tham
gia do yếu tố về học tập và công việc.
Hộp 2.3: Ý kiến về các hoạt động tuyên truyền giáo dục về Chương trình xây
dựng nông thôn mới
“Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy thanh niên hiện nay đa số biết đến các
hoạt động thông qua mạng xã hội (facebook) và đài phát thanh địa phương là
chính.”....
“Thanh niên hiện nay không chủ động tiếp cận qua kênh này mà là tổ chức
đoàn, các đoàn cơ sở địa phương xây dựng nội dung tuyên truyền và chủ động
cung cấp thông tin cho thanh niên trong các buổi sinh hoạt.”...
“Nếu về việc đầy đủ, có trọng tâm, mang tính thường xuyên thì đầu tiên phải kể
đến các buổi sinh hoạt chi đoàn, nhất là các buổi sinh hoạt chuyên đề về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn. Sau đó với kể đến các hình thức tuyên truyền
qua các phương tiện truyền thông.”
(Trích phỏng vấn sâu số 3 - Hoàng Văn Thanh, xã Mẫu Sơn)
53
Đối với nhóm các loại hình truyền thông chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” với
mức điểm từ 1.81 đến 2.60 các phương thức truyền thông các tọa đàm, diễn đàn của tổ
chức đoàn (2.57 điểm), kênh truyền hình (2.21 điểm) và báo điện tử (1.86 điểm). Cụ
thể, trong các đáp viên được điều tra có tới hơn 63% đánh giá thấp hơn công tác tuyên
truyền của tổ chức đoàn thông qua các trang báo mạng, đồng thời cũng có 15.5% đáp
viên đánh giá ở mức “kém” đối với việc sử dụng các kênh truyền hình để tuyên truyền
về các hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức đoàn. Các số liệu trên đã cho
thấy nhóm các phương tiện truyền thông trên không phải là các kênh tuyên truyền hiệu
quả tại địa bàn nghiên cứu. Trên thực tế, để có thể truyền thông trên các trang báo
mạng và các kênh truyền hình, cần có sự biên tập kỹ lưỡng về nội dung tuyên truyền
cũng như tính chính thống của các thông tin truyền thông và kinh phí truyền thông.
Điều này đã gây khó khăn trong công tác triển khai ở nhiều địa phương do tổ chức
đoàn ở cơ sở thường hạn chế đối với công tác biên tập thông tin tuyên truyền, kinh phí
chi cho truyền thông và trong khâu kết nối với các đơn vị truyền thông trong và ngoài
địa bàn.
Riêng đối với hoạt động tuyên truyền qua hình thức băng rôn, khẩu hiệu, thanh niên
địa phương đánh giá thực trạng triển khai ở mức kém (1.38 điểm). Điều này cho thấy
công tác tuyên truyền thông qua các băng rôn, khẩu hiệu không đạt hiệu quả như mong
đợi, nhiều thanh niên cho rằng tuyên truyền bằng hình thức này gây lãng phí kinh tế và
không tác động nhiều đến nhận thức của họ.
Với những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy công tác tuyên truyền về các hoạt động
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu đang được triển khai tích cực, đạt
được một số kết quả nhất định. Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình thức tuyên truyền
và phương tiện truyền thông được tổ chức đoàn sử dụng hiện nay cũng tương đối hiệu
quả, phù hợp, đáp ứng được một phần nhu cầu nắm bắt thông tin về xây dựng nông
thôn mới của thanh niên trên địa bàn cũng như phù hợp với khả năng của tổ chức đoàn
hiện nay.
2.3.2. Thực trạng tình hình tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của thanh niên
nông thôn huyện Lộc Bình
54
2.3.2.1 Sự tham gia của thanh niên trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý
thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Huyện Đoàn tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống Phát thanh thanh
niên, tuyên truyền trên Bản tin thanh niên, thông qua sinh hoạt chi đoàn, chi hội, lồng
ghép trong các hoạt động của thanh niên và các sự kiện của địa phương, các hội thi,
hội diễn văn nghệc kết hợp tuyên truyền Chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà
nước (Nghị quyết 26 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Kết luận
32 KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20- NQ/TU của Tỉnh ủy Lạng Sơn và các
văn bản của cấp ủy địa phương); Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM và Chương trình Mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM, trong đó quan tâm, trú trọng đến tiêu chí môi trường.
Qua qua trình triển khai, thực hiện, các cơ sở Đoàn đã tổ chức 412 buổi tọa đàm, nói
chuyện về nông thôn mới kết hợp với bảo vệ môi trường nông thôn cho 3.520 thanh
niên và nhân dân; cấp phát trên 3.200 tờ rơi tuyên truyền, phát hành 1.150 cuốn Bản
tin thanh niên; tham gia đảm nhận treo 2.800 băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền; bên
cạnh đó, các cấp bộ Đoàn còn triển khai 112 bài viết nêu cách làm mới, sáng tạo, hiệu
quả, phản ánh những mô hình, điển hình trong phong trào xây dựng NTM trên các
chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí, bản tin thanh niên như Mô hình Làng xã
xanh sạch đẹp Mẫu Sơn, tổ vệ sinh môi trường xã Yên Khoái được thanh niên và bà
con nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng, qua đó từng bước nâng cao ý thức của
nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Bảng 2.2: Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường
TT Nội dung tuyên truyền 2014 2015 2016
1 Sử dụng nước hợp vệ sinh x x x
2 Xử lý nước thải sinh hoạt x x
3 Tự xử lý rác thải mềm x x x
4 Phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt rắn x x x
5 Tu sửa các công trình vệ sinh đảm bảo vệ sinh x x x
6 Không vứt rác bừa bãi ở đường, bờ sông, Mương x x x
7 Cải tạo rãnh thoát nước x x x
8 Tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh x x x
9 Chăn nuôi xa nhà ở x x
10 Vệ sinh chuồng chăn nuôi x x x
11 Xử lý chất thải chăn nuôi bằng bình Bioga x x x
(Báo cáo tổng kết Huyện đoàn năm 2016)
55
Qua bảng 2.2 cho thấy: Các nội dung cơ bản đã được tuyên truyền, vận động đến
người dân, tuy nhiên một số nội dung thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả như
mong muốn như: việc sử dụng nước hợp vệ sinh, xử lý nước thải sinh hoạt do nước
thải lẫn nhiều đá vôi, nhiều tạp chất, khó xử lý; nước thải đôi khi xả trực tiếp ra môi
trường không qua bể lắng, bể chứa bên cạnh đó việc phân loại thu gom rác thải sinh
hoạt rắn đã được tuyên truyền nhưng nhiều nơi vẫn chưa thực hiện theo quy trình, vẫn
còn một bộ phận người dân xả rác trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Việc tuyên
truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi bằng bình
Bioga đã được tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng từ trước năm 2014.
Nhưng, việc khuyến khích người dân chăn nuôi xa nhà ở, chăn nuôi tập trung mới
được tuyên truyền từ năm 2015; tuy nhiên nội dung này trong quá trình thực hiện còn
gặp nhiều khó khăn do người dân đã quen với tập quán chăn nuôi của miền núi, chăn
nuôi nhỏ lẻ, mặt khác việc xây dựng chuồng trại còn tùy thuộc vào diện tích đất nhà ở,
vị trí để chăn nuôi được tiện dụng, thuận lợi trong quản lý, chông coi.
2.3.2.2 Sự tham gia của thanh niên trong xử lý nước thải
Xét theo quy luật tự nhiên, trên thực tế, môi trường tự nhiên luôn cân bằng và phát
triển bền vững. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển con người là tác nhân
tác động tới môi trường làm ô nhiễm môi trương đất, nước, không khí. Nước thải là
nguồn gây ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt, trồng trọt và chăn
nuôi, nếu xử lý nước thải không tốt trước khi xả ra môi trường thì đây là nguồn ô
nhiễm rất nhanh và có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh. Trong thời gian
qua, thanh niên luôn là lực lượng xung kích đi đầu, tích cực tham gia trong công tác xử
lý nước thải tại gia đình và vận động người dân trên địa bàn cùng tham gia thực hiện.
2.3.2.3 Sự tham gia của thanh niên trong thu gom và xử lý rác thải
* Trong thu gom rác thải
Rác thải có nguồn gốc phát sinh trong sinh hoạt, trong sản xuất trồng trọt và trong
chăn nuôi. Rác thải được phân loại thành rác thải rắn và rác thải mềm, dựa vào nguồn
gốc vô cơ, hữu cơ thời gian phân hủy ngắn hay dài; căn cứ vào số liệu điều tra ta có
bảng sau:
56
Bảng 2.3: Tình hình thu gom rác thải của thanh niên
Chỉ tiêu ĐVT CC (%) Mẫu Sơn Yên Khóai Hữu Khánh
Tổng hộ điều tra 75 hộ 25 25 25
I. Thu gom rác thải sinh hoạt
- Hộ có thu gom rác
+ Hộ có phân loại rác thải cứng và mềm % 61,33 21,33 26,67 13,33
+ Hộ không phân loại rác thải cứng, mềm % 38,67 12 6,67 20
- Hộ không thu gom rác thải cứng tập trung % 22,67 8 4 10,67
- Hộ có thu gom rác thải cứng tập trung % 77,33 25,33 29,33 22,67
II. Thu gom rác thải trồng trọt
- Rác thải rắn
+ Hộ thu gom vỏ bao, vỏ thuốc % 78,67 26,67 32 20
+ Hộ không thu gom vỏ bao, vỏ thuốc % 21,33 6,67 1,33 13,33
- Rác thải mềm
+ Hộ thu gom rơm rạ % 81,33 20 30,67 30,67
+ Hộ không thu gom rơm rạ % 18,67 13,33 2,67 2,67
III. Thu gom rác thải chăn nuôi
Hộ có ủ phân % 56 13,33 20 22,67
Hộ có ủ Biogas % 26,67 10,67 12 4
Hình thức khác % 17,33 9,33 1,33 6,67
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán, năm 2017
Hộp 2.4: Ý kiến của thanh niên về công tác thu gom rác thải
Trước đây, đa số các hộ thanh niên và bà con nhân dân trên địa bàn
xã, cho rác vào túi nilon rồi đợi tới khi trời tối, ít người qua lại thì mang ra
bỏ ven đương, ngoài đồng, nhà nào gần mương thì vứt xuống mương,
nhiều khi rác thải dồn lại gây ách tắc cả dòng chảy. Từ khi có tổ thu gom
rác thải do thanh niên đảm nhiệm, tình trạng trên đã không còn, nhà nào
cũng ý thức thu gom rác, phân loại rồi đợi xe rác đến bỏ lên xe. Đến nay
trên địa bàn không còn hiện tượng xả rác như trước đây nữa.
Đặng Thị Múi, Bí thư đoàn xã Mẫu Sơn
( Tổng hợp từ phỏng vấn điều tra năm 2017)
57
* Trong xử lý rác thải
Rác thải mềm hay còn gọi là rác hữu cơ, dễ phân hủy ngoài môi trường. Rác thải mềm
có nguồn gốc từ sinh hoạt hàng ngày, trong trồng trọt và trong chăn nuôi. Rác thải
mềm không được thu gom, nên từng hộ gia đình sẽ phải tự xử lý rác thải mềm của hộ
mình theo phương pháp tiện ích mà không ảnh hưởng tới người xung quanh, bảo vệ
môi trường.
Bảng 2.4: Tình hình xử lý rác thải mềm của thanh niên
Chỉ tiêu
ĐVT CC (%) Mẫu
Sơn
Yên
Khoái
Hữu
Khánh
Tổng hộ điều tra 75 25 25 25
I. Rác thải sinh hoạt
Thu đốt % 40,00 7 11 12
Thu gom tập chung % 26,67 16,0 6,67 4,0
Ðổ trực tiếp ra môi trường % 13,33 2,67 4,0 6,67
Hình thức khác % 20,00 5,33 8,0 6,67
II. Rác thải trồng trọt
Ðun nấu % 46,67 9,33 17,33 20,0
Thu đốt % 26,67 14,67 8,0 4,0
Ủ làm phân % 22,67 6,67 6,67 9,33
Hình thức khác % 4,00 2,67 1,33 0
III. Rác thải chăn nuôi
Qua bình ủ khí Biogas % 26,67 13,33 9,33 4,0
Ủ làm phân % 60,00 16,0 21,33 22,67
Ðổ trực tiếp ra mương % 13,33 4,0 2,67 6,67
( Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán, 2017)
Bên cạnh đó, có 20% số hộ được điều tra có ý thức xử lý rác theo các hình thức khác
nhau như: đào hố trong vườn chôn lấp và một số ủ nóng rác thải mềm sinh hoạt cùng
phân chuồng làm phân bón; tập trung chủ yếu ở những xã thuần nông, điều kiện kinh
tế còn khó khăn nhưng có diện tích đất rộng như: xã Yên Khoái, xã Mẫu Sơn.
Tuy nhiên, với những hộ thanh niên có kinh tế khá, sống gần đường, sông, mương, tỷ
58
lệ hộ xả rác thải mềm trực tiếp ra nơi công cộng chiếm 13,33%. Điều này xảy ra do hộ
có diện tích hạn hẹp, không có chỗ chôn lấp, ủ nóng làm phân, hành động trên làm mất
mỹ quan dân cư, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới đời sống dân cư; tập trung chủ
yếu ở xã Hữu Khánh, là xã có dòng sông chẩy qua.
- Rác thải trồng trọt
Qua số liệu điều tra cho thấy, các hộ chủ yếu sử dụng rác nông nghiệp để đun nấu
chiếm 46,67%, tập trung cao ở nhóm hộ thanh niên thuộc các xã thuần nông như: xã
Yên Khoái và xã Hữu Khánh. Một mặt do các hộ có kinh tế khá, gần khu vực trung
tâm, có điều kiện sử dụng bếp ga hay bếp điện nên hộ ít đun nấu bằng rơm rạ. Tỷ lệ
thu đốt chiếm 26,67%; tỷ lệ hộ ủ làm phân chiếm tỷ lệ khá cao 22,67%, tập trung đồng
đều ở cả 03 xã được điều tra.
- Rác thải chăn nuôi
Qua bảng 2.4 cho thấy, 60% hộ thanh niên được điều tra, có hình thức xử lý rác mền
trong chăn nuôi bằng cách ủ làm phân bón, tập trung cao ở nhóm hộ thuộc các xã
thuần nông như: xã Yên Khoái, xã Hữu Khánh và chiếm tỷ lệ ít hơn là xã Mẫu Sơn do
gần khu vực trung tâm, đồng thời diện tích chăn nuôi cũng không rộng như các xã
trên.
Tuy nhiên, vẫn còn 13,33% hộ thanh niên thải trực tiếp rác thải chăn nuôi chưa qua xử
lý ra sông, suối và môi trường. Đó là hộ gần sông, không có nhu cầu lấy phân, không
có công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Khi sinh vật ở sông ăn, đồng hóa không hết
chất thải này, làm sông mương bị ô nhiễm hữu cơ, mùi hôi thối bốc lên; nước và đất bị
ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống, làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và
người dân xung quanh.
Ý kiến đánh giá của các cấp lãnh đạo: Trong quá trình thực hiện công tác thu gom,
xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn; các cấp, các ngành hết sức quan tâm đến hoạt
động của Đoàn thanh niên, luôn luôn dõi theo và tạo điều kiện cho thanh niên hoạt
động.
59
Bảng 2.5: Đánh giá của lãnh đạo, Ban chỉ đạo về tình hình thu gom, xử lý rác thải,
nước thải của thanh niên:
Chỉ tiêu
ĐVT CC (%)
Mẫu
Sơn
Yên
Khoái
Hữu
Khánh
Tổng số người 30 10 10 10
Rất tích cực % 30,0 10,0 13,33 6,67
Tích cực % 43,33 16,67 13,33 13,33
Chưa tích cực % 26,67 6,67 6,67 13,33
Hạn chế 0 0 0 0 0
( Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán, 2017)
Qua bảng 2.5 cho thấy, mức độ đánh giá của các cấp lãnh đạo về sự tham gia tích cực
của thanh niên trong công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_tang_cuong_su_tham_gia_cua_thanh_nien_tro.pdf