Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CÁM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.ix

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP.6

1.1 Kinh tế nông nghiệp .6

1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp .6

1.1.2 Lý luận về kinh tế nông nghiệp.8

1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.9

1.1.4 Vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp .12

1.1.5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp.14

1.2 Phát triển kinh tế nông nghiệp .17

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp .17

1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp.18

1.2.3 Chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp.18

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp.18

1.3.1 Yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .18

1.3.2 Yếu tố thị trường ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp .20

1.3.3 Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp .21

1.3.4 Yếu tố nguồn lực đầu tư sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ nông

nghiệp .22

1.3.5 Yếu tố năng lực của chủ thể sản xuất.22

1.3.6 Yếu tố khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp.23

1.3.7 Các cơ chế, chính sách Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp .24

1.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của một số địa phương và trên thế

giới.25

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Việt Nam (2007) của nhóm tác giả Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng [4]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đất đai là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp; tuy nhiên việc chia nhỏ đất đai làm cản trở hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, làm chậm quá trình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được sự cần thiết trong phát triển kinh tế nông hộ và nâng cao năng lực về sản xuất nông nghiệp cho nông dân. 36 Một số nghiên cứu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp như: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (2015), của tác giả Vũ Văn Phúc, Tạp chí cộng sản [5]; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Thực trạng, kiến nghị và giải pháp (2014), của tác giả Nguyễn Kế Tuấn, Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến, số 202 [6]; Con đường và bước đi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (2006), của tác giả Nguyễn Kế Tuấn, NXB Chính trị quốc gia [7] Các nghiên cứu này đều nhấn mạnh đến vai trò của khoa học công nghệ trong việc sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu đã tổng kết cả về lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam như: Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (2010) của tác giả Nguyễn Danh Sơn [8]; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: hôm nay và mai sau (2008) của tác giả Đặng Kim Sơn [9]. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn là cả một quá trình và là nội dung không thể tách rời trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay cũng được đề cập đến trọng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Từ (2008): Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam [10]. Tác giả cho rằng cần phải tận dụng những cơ hội từ việc hội nhập, lấy thị trường toàn cầu làm căn cứ để phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp bền vững cũng có một số công trình nổi bật như: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả Lưu Tiến Dũng, Đại học Lạc Hồng [11]; Phát triển bền vững ở Việt Nam - thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng (2007) của Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi, NXB Lao động - Xã hội [12] Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu ở phạm vi rộng hẹp khác nhau. Trong đó, có một số công trình tiêu biểu như: Nâng cao mức sống dân cư trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Thành tựu và những thách thức đặt ra (2014), của tác giả 37 Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến (2014), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 [13]; Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 10 năm qua và định hướng chính sách trong thời gian tới (2018), của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn được đăng trên Website của Ban kinh tế trung ương https://kinhtetrunguong.vn [14]; Báo cáo Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua (2014), của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương [15]. Những nghiên cứu trên đều chỉ ra sự cần thiết phải phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là theo hướng bền vững nhưng ở phạm vi vĩ mô quốc gia, chưa đi sâu vào từng địa phương cụ thể. Một số bài nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ở địa phương gồm: Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững (2016) của tác giả Nguyễn Văn Hiệp; Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc (2012) của tác giả Bùi Thị Thu Hằng... Các bài nghiên cứu này đều chỉ ra được sự cần thiết của phát triển nông nghiệp ở địa phương, nghiên cứu kinh nghiệm của các nơi khác, phân tích được những đặc thù của nông nghiệp địa phương đó và nêu ra những giải pháp thiết thực cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương mình. Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nông nghiệp, một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở các góc độ khác nhau đồng thời nêu lên các quan điểm và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Các kết quả nghiên cứu của công trình trên là nguồn tư liệu có giá trị để tác giả tham khảo kế thừa, chọn lọc phục vụ cho trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Kết luận Chương 1 Tóm lại, trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, Chương 1 đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của một số nước, của Việt Nam và một số địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với huyện Mai Sơn để từ đó rút ra những vấn đề mang tính lý luận chung nhất và một số kinh nghiệm làm cơ sở cho quá trình phân tích việc phát triển kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Mai Sơn 38 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o52'30'' đến 21o20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông. Có vị trí giáp ranh như sau [16]: - Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối. - Phía Đông giáp huyện Yên Châu, ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối; giáp huyện Bắc Yên với ranh giới là dòng Sông Đà (chảy qua hai xã Chiềng Chăn và Tà Hộc). - Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu. Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối. - Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào). Ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối, với chiều dài dường biên giới 6,4 km. Mai Sơn có trục Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 35 km nằm trong cụm tam giác kinh tế Mai Sơn- Thành phố Sơn La- Mường La và vùng kinh tế động lực dọc trục Quốc lộ 6, có sân bay Nà Sản và bến cảng Tà Hộc tạo ra những chuyến giao thông đường không, đường thuỷ, đường bộ nối liền miền xuôi với miền Tây Bắc; có 6,4 km đường biên giới giáp với bản Nà Noong, huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Nhìn chung địa hình của huyện phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên có lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Nà Sản có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu, và phát triển chăn nuôi 39 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 2.1.1.2 Tài nguyên đất Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện Mai Sơn có các loại đất chính sau [16]: - Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất với 43,50%. - Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích khoảng 26.442 ha, chiếm 18,50% tổng quỹ đất. - Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): có diện tích khoảng 30.564 ha, chiếm 21,40% tổng quỹ đất. 40 - Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): có diện tích khoảng 1.998 ha, chiếm 5,60% tổng quỹ đất. - Đất phù sa ngòi suối (P'): phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.541 ha, chiếm 1,80% tổng quỹ đất. - Đất dốc tụ (Ld): phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp Có diện tích khoảng 9.526 ha, chiếm 6,67% tổng quỹ đất. Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất, như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 142.670,60 ha [17]. Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Sơn năm 2018 STT Nhóm đất Tổng số (ha) Cơ cấu (%) I Đất nông ngiệp 101.468,83 71,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 49.383,53 34,61 1.2 Đất lâm nghiệp 51.484,45 36,09 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 518,55 0,36 1.4 Đất nông nghiệp khác 82,30 0,06 II Đất phi nông nghiệp 6.548,63 4,59 2.1 Đất ở 1.057,85 0,74 2.2 Đất chuyên dùng 3.460,55 2,43 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,46 0,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 365,74 0,26 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.604,47 1,12 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 59,56 0,04 III Đất chưa sử dụng 34.653,14 24,29 3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 34.653,14 24,29 Tổng số 142.670,60 100 2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn 41 - Khí hậu, thời tiết mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo được như sau: Nhiệt độ trung bình trong năm là 21o C; thường nóng nhiều vào các tháng 4-8; thường lạnh nhiều vào các tháng: 11-3 năm sau; thường nắng nhiều vào các tháng: 3-10 với tổng số giờ nắng 1.940 giờ/năm; thường mưa nhiều vào các tháng: 5-9; độ ẩm trung bình năm là 80,5%; tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm [16]. - Thuỷ văn: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác [16]. Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay. Hình 2.2. Hình ảnh hồ Tiền Phong- Vừa phục vụ thủy lợi vừa khai thác du lịch 2.1.1.4 Tài nguyên khoáng sản 42 Khoáng sản của huyện Mai Sơn được đánh giá là đa dạng và phong phú nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau [16]: - Vàng sa khoáng ở xã Chiềng Lương, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng ve và một số điểm khác nhưng trữ lượng không lớn. - Mỏ đồng Chiềng Chung, mỏ quặng sắt xã Phiêng Pằn. - Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tương đối rộng, điều kiện khai thác thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường như mỏ đá vôi ở xã Chiềng Mung; xã Nà Bó; xã Hát Lót; xã Cò Nòi - Đất sét ở Chiềng Chung, Mường Chanh, là loại đất có tính chất đặc biệt, rất thích hợp cho sản xuất đồ gốm. Ngoài ra trên địa bàn còn có hơn 1.000 núi đá có thể khai thác làm nguyên liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng. 2.1.1.5 Tài nguyên sinh vật Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã như: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà Ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000 m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế [16]. - Diện tích rừng nguyên sinh: 0 ha. - Diện tích rừng tái sinh: 2.515 ha. - Diện tích rừng trồng: 690 ha. - Độ che phủ của rừng: 43,7 % (số liệu năm 2014). - Có những loài thực vật quý hiếm: Nghiến, lát, đinh hương... các loại tre, trúc và các loại cây dược liệu: Đẳng sâm, sa nhân, hương nhu, cửu cẩu, hoàng tinh. 43 - Có những loài động vật quý hiếm: Hươu, nai, gấu, khỉ...; các loại chim: Công, trĩ, vẹt, hoạ mi, khướu... 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng - Giao thông: Việc xây dựng phát triển các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù địa hình miền núi và đầu tư chưa đồng bộ, khả năng khai thác sử dụng các tuyến đường còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu, trao đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn huyện có hai loại hình giao thông đặc trưng là đường bộ và đường thuỷ. + Hệ thống giao thông đường bộ: Trên địa bàn huyện có 03 tuyến quốc lộ (QL6, QL 37, QL 4G) với tổng chiều dài 85 km. Đây là các trục đường quan trọng nối các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với tỉnh, với các huyện và cả vùng Tây Bắc. Trong đó tuyến Quốc lộ 37 hiện đã được nâng cấp đóng góp phần không nhỏ cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa của nhân dân; có 04 tuyến tỉnh lộ (TL 103,TL 110,TL 113,TL 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 92 km. Trong đó Tỉnh lộ 103 dài 8 km (từ Cò Nòi đến Yên Châu), Tỉnh lộ 110 dài 30 km (từ QL 6 đến cảng Tà Hộc), Tỉnh lộ 113 dài 50 km (từ xã Cò Nòi đến xã Phiêng Cằm), tỉnh lộ 117 dài 4 km (từ xã Mường Chanh đến TP Sơn La). Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ là đường cấp V miền núi chất lượng còn xấu, bề mặt nhỏ hẹp. Sự thông suốt giao lưu trao đổi hàng hoá còn hạn chế; đường huyện, xã, đô thị tổng chiều dài gần 544 km, với 143 tuyến đường bao gồm các tuyến đường nối mạng giao thông tỉnh lộ, quốc lộ tới các trung tâm xã. Tuy chất lượng còn kém chủ yếu là đường đất, nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện thường xuyên được nâng cấp, vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành công việc, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; đường xã, bản bao gồm các hệ thống đường nối các bản, các điểm kinh tế, các điểm tái định cư, các vùng nguyên liệu mía đường, sắn... luôn được tu sửa, mở mới. Đến nay có 100% số xã thị trấn trên địa bàn có đường ô tô đến các bản, vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội. 44 + Hệ thống giao thông vận tải thuỷ: Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 25 km đường sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống đường thuỷ đã giúp cho nhân dân vùng dọc sông trao đổi các nông sản, hàng hoá với bên ngoài rất kịp thời và có hiệu quả. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình hồ chứa việc giao lưu vùng lòng hồ với các trung tâm kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt khác giao thông đường thuỷ mới hình thành và phát triển và do hệ thống kho tàng, bến bãi, thiết bị bốc xếp còn thiếu và chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác còn thấp, khối lượng vận chuyển nhỏ, phân tán. + Hệ thống giao thông đường hàng không: Mai Sơn có sân bay Nà Sản, đây là sân bay nhỏ, trước đây sử dụng vào mục đích quân sự. Năm 1994 được đầu tư cải tạo, sửa chữa để phục vụ vận chuyển hành khách tuyến Hà Nội - Nà Sản - Điện Biên, năng lực vận chuyển 20.000 lượt hành khách/năm. Tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn nâng cấp sửa chữa. - Thuỷ lợi: Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn toàn huyện có 21 hồ chứa với dung tích 6.570.000 m 3 phục vụ tưới tiêu cho 633 ha; 60 đập xây phục vụ tưới tiêu cho 1.424,84 ha; 101 phai rọ thép và phai tạm phục vụ tưới tiêu cho 727,35 ha. Thuỷ lợi đã được quan tâm nhằm khai thác tiềm năng đất đai của huyện. Đến nay hệ thống thuỷ lợi đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho 30% dân cư khu nông thôn và chăn nuôi gia súc Các công trình thuỷ lợi đã góp phần đáng kể trong việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời góp phần giải quyết nước sinh hoạt cho một bộ phận đồng bào vùng thiếu nước. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đồng bộ và bị ảnh hưởng do lũ, bồi lấp nên hiệu quả khai thác của các công trình bị hạn chế, tuổi thọ công trình ngắn, một số công trình do không được tu sửa thường xuyên nên đã bị xuống cấp, sạt lở và hư hỏng. - Hệ thống điện: Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp và hệ thống lưới điện 35KV, 10KV và 0,4KV cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến 22/22 xã, thị trấn. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90%, hệ thống đường dây 0,4 KV và hệ 45 thống trạm biến áp được quan tâm đầu tư. Ngoài ra các hệ thống thuỷ điện nhỏ đã giải quyết một phần điện cho nhu cầu sinh hoạt, song vào mùa khô nguồn nước ít hầu hết các máy thuỷ điện nhỏ không hoạt động được. - Bưu chính viễn thông: So với mặt bằng chung của cả nước hệ thống hạ tầng bưu chính, phát hành báo chí phát triển còn chậm. Đến nay, đã được phủ sóng điện thoại di động phần lớn diện tích của huyện; 100% xã có bưu điện văn hoá xã; mật độ thuê bao điện thoại đạt 74 thuê bao/100 dân; đã phủ sóng điện thoại di động 22/22 xã, thị trấn; có 07% số hộ kết nối Internet đã góp phần tăng cường chất lượng thông tin liên lạc, phần nào đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho các cấp các ngành và nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hiện nay thông tin liên lạc vẫn chưa đảm bảo thông suốt thường xuyên kịp thời đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. - Khoa học, kỹ thuật và công nghệ: Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện, nhất là các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Nhiều dự án chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi được triển khai. Thực hiện cơ giới hoá nhanh trong sản xuất nông nghiệp, năm 2017 ước tính có trên 60% diện tích trồng lúa khâu làm đất được làm bằng máy. Tiến bộ của khoa học công nghệ không những được ứng dụng ở khâu khai thác mà còn được ứng dụng vào cả khâu bảo quản, chế biến nông, thủy sản. Nhiều mô hình sản xuất đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng theo hướng thích hợp, cải thiện môi trường để phát triển bền vững. 2.1.2.2 Đặc điểm xã hội - Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2018 dân số toàn huyện là 160.624 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 10,69%, khu vực nông thôn chiếm 89,31%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 112,58 người/km2, nhưng phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn (bình quân 1.254,92 người/km2) [17]. Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc chính cùng chung sống, bao gồm: Dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,62% dân số toàn huyện; dân tộc Mông chiếm 7,42%; dân tộc Kinh chiếm 30,53%; dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%; dân tộc Mường chiếm 0,65%; dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%. Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2015 là 1,35% [17]. 46 - Lao động, việc làm: Theo số liệu thống kê, năm 2018 dân số trong độ tuổi lao động của Mai Sơn có khoảng 67.355 lao động, chiếm 41,93% tổng số dân, trong đó lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 76,55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 4,85%, thương mại - dịch vụ chiếm 18,60%. Nguồn lao động của huyện dồi dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động đã qua đào tạo hiện nay mới chỉ chiếm 19,20% tổng số lao động, 80,80% số lao động còn lại là chưa qua đào tạo [17]. Trong thời gian tới nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện trong việc tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá, thì việc đào tạo nâng cao chất lượng trình độ người lao động cần được quan tâm chú trọng đầu tư, đây là một vấn đề quan trọng để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. - Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 35,2 triệu đồng/người/năm. Mức sinh hoạt đời sống của nhân dân trong huyện Mai Sơn ngày càng được nâng cao và cải thiện, nhất là ở những xã vùng thấp. Tuy nhiên thu nhập có sự chênh lệch khác nhau giữa các khu vực trong huyện. Các xã vùng Quốc lộ 6 như Chiềng Ban, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bon, thị trấn Hát Lót là vùng kinh tế chủ lực, bình quân thu nhập đạt trên 39,0 triệu đồng/năm... Các xã vùng cao, biên giới (Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Nà Ớt) đời sống nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn do sản xuất chậm phát triển, thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/năm [18]. - Về giáo dục - y tế: Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn toàn huyện có: 30 trường Mầm non với tổng số 618 giáo viên và 12.570 trẻ, 41 trường Tiểu học với tổng số 961 giáo viên và 17.229 học sinh, 27 trường Trung học cơ sở với tổng số 564 giáo viên và 10.734 học sinh, 03 trường Trung học phổ thông với tổng số 230 giáo viên và 3.457 học sinh; 01 trường Cao đẳng và 01 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; có 01 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 03 phòng khám khu vực và 22 trạm y tế xã, thị trấn với 470 giường bệnh và 408 y, bác sỹ, nhân viên y tế; tỷ lệ xã, thị trấn có bác sĩ đạt 91%; 91,8% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin chiếm 97,7% [17]. 47 2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 2.2.1 Trình độ phát triển kinh tế Từ điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu và cơ sở hạ tầng, huyện Mai Sơn đã hình thành 4 vùng kinh tế chính: Vùng quốc lộ 6 gồm thị trấn Hát Lót và các xã: Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Mường Bon, Chiềng Lương và Hát Lót; vùng quốc lộ 4G gồm các xã: Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Dong, Chiềng Chung và Mường Chanh; vùng lòng hồ sông Đà gồm các xã: Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Sung; vùng cao biên giới gồm các xã: Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi [19]. Trên cơ sở đó, huyện tiến hành quy hoạch lại khu dân cư, các vùng kinh tế động lực, khu công nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tuy nhiên nguồn thu của huyện chủ yếu vẫn là bổ sung từ ngân sách cấp trên, trình độ phát triển kinh tế của huyện không đồng đều giữa các vùng và ngành, cụ thể: - Kinh tế của huyện chỉ phát triển tập trung tại các xã vùng Quốc lộ 6 và Quốc lộ 4G như: Chiềng Ban, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Mai, thị trấn Hát Lót và xã Hát Lót, còn đối với các xã vùng 2, và vùng 3 hoàn toàn là sản xuất nông nghiệp với quy mô hộ gia đình và kỹ thuật canh tác lạc hậu, - Việc phát triển kinh tế giữa các ngành trong nền kinh tế cũng không đồng đều, ngành nông nghiệp có số lượng lao động chiếm tới 76,55% nhưng giá trị sản xuất luôn thấp hơn so với ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Điều đó thể hiện nền nông nghiệp của huyện vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển và năng suất thấp. 2.2.2 Tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất của huyện Mai Sơn tăng từ 8.234,5 tỷ đồng năm 2014 lên 11.248,67 tỷ đồng năm 2018 (gấp 1,37 lần so với năm 2014). Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2014 đến năm 2018 tăng từ 22,21 triệu đồng/năm lên 35,2 triệu đồng/năm năm (gấp 1,58 lần so với năm 2014). Trong đó tỷ trọng của các ngành trong tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2018 cụ thể như sau: Ngành nông - lâm nghiệp chiếm 22,78%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,25%; ngành thương mại - dịch 48 vụ chiếm 53,98% [18]. Bảng 2.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2014-2018 Ngành Giá trị sản xuất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nông- Lâm nghiệp 1.935,90 1.660,12 2.169,00 2.260,00 2.562,00 Công nghiệp- Xây dựng 1.703,60 1.913,70 2.325,00 2.462,08 2.615,00 Thương mại- Dịch vụ 4.595,00 4.630,00 5.160,00 5.588,42 6.071,67 Tổng giá trị sản xuất 8.234,50 8.203,82 9.654,00 10.310,50 11.248,67 Tăng trưởng các năm (%) 0 -0,37 17,68 6,80 9,10 Nhìn vào Bảng 2.2, ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2014-2018 trung bình đạt 8,30 %/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng theo từng năm không đồng đều, đặc biệt vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng so với năm 2014 còn âm, nguyên nhân chính là do ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử gây mất mùa, làm giảm giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp so với năm 2014. Hình 2.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2014-2018 Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp có tăng nhưng có xu hướng giảm dần so với ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Giá trị sản xuất của ba ngành giai đoạn 2014-2018 có tốc độ phát triển bình quân tăng lần lượt là: 8,49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_thuc_day_phat_trien_kinh_te_nong_nghiep_t.pdf
Tài liệu liên quan