Luận văn giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT. ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ. iii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VIỆC ỨNG

DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA.5

DOANH NGHIỆP.5

1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP.5

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử.5

1.1.2. Phân loại thương mại điện tử. [4].7

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của thương mại điện tử trong kinh doanh hiện đại. [3].8

1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.10

1.2.1. Thị trường.10

1.2.2. Thị trường mục tiêu.12

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

NGÀY NAY .16

1.3.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh của

doanh nghiệp.16

1.3.2. Cơ sở lý luận về ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh của

doanh nghiệp. .19

1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY CHẾ, CHẾ TÀI THƯỞNG

PHẠT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KD CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN

NAY.23

1.4.1. Quy chế. .23

1.4.2. Chế tài.24

1.4.3. Khen thưởng. .24

1.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2. .26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC KINH

DOANH CỦA KHU CÔNG NGHIỆP NGUYỄN ĐỨC CẢNH – THÁI BÌNH

GIAI ĐOẠN 2009-2012 .27

pdf141 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quảng cáo, tiếp thị 34,3 Quản lý đơn hàng 11,4 Dịch vụ ngân hàng tài chính 0 Điện thoại internet 0 Khác (không lý do) 2,9 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 52 Qua đó ta thấy số lượng DN sử dụng Internet của KCN rất cao nhưng việc ứng dụng Internet vào hoạt động sản xuất, KD thì mới chỉ sơ khai, DN chưa tận dụng được lợi thế của Internet để đem lại hiệu quả KD. Kết quả điều tra cho thấy có 48,6% DN được điều tra có website, 11,4% cho rằng họ không có nhu cầu xây dựng website và 40%DN cho rằng hiện tại họ chưa có website nhưng họ sẽ có trong tương lai. Điều này cho thấy các DN đã nhận thức được tầm quan trọng của website đối với hoạt động KD của mình và nhu cầu của các DN có 1 website với đầy đủ tính năng, làm tăng hiệu quả hoạt động của DN vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bảng 2.20. Ứng dụng website vào SXKD trong DN tại KCN Nguyễn Đức Cảnh Website DN có Website Chưa có website, sẽ xây dựng trong thời gian tới Không cần website Tỷ lệ (%) 48,6 40,0 11,4 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Các DN có website mục đích chính của họ chỉ là Giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của DN chiếm tỷ lệ 70,6%. Một số DN có Tiếp nhận đơn đặt hàng hay Tư vấn khách hàng online nhưng số lượng ít chỉ tương đương với tỷ lệ 23,5%. Một DN có Thu thập thông tin khách hàng qua website chiếm tỷ lệ 5,9%. Như vậy, các DN của KCN Nguyễn Đức Cảnh chưa tận dụng được hết các tính năng cũng như lợi ích mà website mang lại nên số lượng DN sử dụng website vào các mục đích như Tiếp nhận đơn đặt hàng, Tư vấn khách hàng online, thu thập thông tin khách hàng hay Thanh toán trực tiếp rất ít, tỷ lệ nhỏ, không đáng kể. Các website của DN thường chỉ là web tĩnh với mục đích Giới thiệu hình ảnh, sản phẩm của công ty. Bảng 2.21. Mục đích sử dụng website vào SXKD trong DN tại KCN Nguyễn Đức Cảnh Mục đích sd Website Giới hiệu hình ảnh, sp- dvụ Hỗ trợ đặt hàng mua hàng Tiếp nhận đơn hàng và Tư vấn khách hàng online Thu thập thông tin khách hàng Thanh toán trực tuyến Khác Tỷ lệ (%) 70,6 0 23,5 5,9 0 0 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 53 Mặc dù số lượng DN có website không nhiều nhưng tần suất cập nhật thông tin trên website lại tương đối cao, có 58,8% DN cập nhật hàng ngày, 17,6% DN cập nhật hàng tuần, 23,5% DN thỉnh thoảng mới cập nhật. Trong số các DN này thì chỉ có 29,4% là có đầu tư nhiều vào việc duy trì, phát triển website còn 47,1% đầu tư ở mức trung bình và 23,5% đầu tư ở mức thấp. Như vậy việc đầu tư phát triển website của DN chưa cao, đang ở mức trung bình. Chính vì thế mà mức độ an toàn thông tin và hiệu quả sử dụng website cũng chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy hết hiệu quả. 2.4.5. Ứng dụng TMĐT Phần lớn các DN được điều tra là DN tư nhân, trách nhiệm hữu hạn nên quy mô vừa và nhỏ, việc ứng dụng CNTT hoàn toàn mang tính tự phát. Việc phát triển các ứng dụng phục vụ cho TMĐT còn rất hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả, chưa có sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiều cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong các DN. Nhận định của DN về hiệu quả việc áp dụng TMĐT trong KD của mình chưa cao, đang ở mức trung bình: Bảng 2.22. Nhận định của DN về mức độ ứng dụng TMĐT trong KD Mức độ ứng dụng TMĐT Cao Trung bình Thấp Tỉ lệ (%) 8,6 40,0 51,4 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Lý do của việc ứng dụng TMĐT thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó việc khách hàng chưa có thói quen giao dịch qua mạng chiếm tỷ lệ khá cao 61,1%, đồng thời một số yếu tố khác như:  Thiếu nhân sự vận hành: 22,2%; Khác: 16,7%. 2.4.6. Hạ tầng nhân lực CNTT của DN Hiện tại, về nguồn nhân lực CNTT có rất ít DN có bộ phận chuyên trách CNTT. Theo kết quả điều tra 85,7% DN chưa có bộ phận chuyên trách CNTT và có 57,1% số DN chưa có người phụ trách CNTT và có tới 80% DN chưa có đội ngũ nhân lực được đào tạo về CNTT. Điều này cho thấy chỉ có một số ít DN sớm tổ chức hình thành hạ tầng nhân lực CNTT từ đội ngũ có trình độ chuyên sâu về CNTT đến nhân viên biết sử dụng máy tính, việc triển khai đồng bộ đã mang lại một số hiệu quả trong công tác. Phần lớn việc ứng dụng CNTT vào DN đang ở giai đoạn sơ khai nên tỷ lệ DN quan tâm đến việc Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 54 đào tạo cán bộ sử dụng CNTT hay việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT chưa thực sự được DN chú trọng, đặc biệt là đối với các DN nhỏ và vừa. Tỷ lệ này chỉ thực sự thay đổi đối với các công ty lớn, các tập đoàn hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 2.23. Nguồn nhân lực CNTT của DN Nhân lực của DN Bộ phận chuyên trách CNTT Cán bộ chuyên trách CNTT Đào tạo chuyên ngành CNTT Có Không Có Không Có Không Tỉ lệ (%) 14,3 85,7 42,9 57,1 20,0 80,0 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Nói chung, việc ứng dụng CNTT trong các DN ở KCN Nguyễn Đức Cảnh bước đầu đã được các DN quan tâm. Tuy nhiên việc đầu tư và ứng dụng còn ở mức độ sơ khai, chưa được DN quan tâm và chú trọng như một phần công việc phải làm trong KD, nên chưa hình thành được thói quen ứng dụng CNTT trong việc khai thác thông tin, và trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, chính sách trong quản lý và SXKD. Trong thời đại CNTT như hiện nay thì việc ứng dụng CNTT vào hoạt động SXKD nhằm nâng cao năng lực KD cho các DN là việc làm phải được ưu tiên hàng đầu. Và đối với các DN trong KCN Nguyễn Đức Cảnh thì đây là việc phải ưu tiên thực hiện trong thời gian tới. 2.5. THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ, CHẾ TÀI THƯỞNG PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KCN NGUYỄN ĐỨC CẢNH GIAI ĐOẠN 2009-2012 Theo kết quả điều tra 100% DN trong KCN Nguyễn Đức Cảnh đều quan tâm đến vấn đề lương thưởng cho người lao động; 71,4% DN trong KCN Nguyễn Đức Cảnh có xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng bằng văn bản cụ thể của đơn vị mình để mọi người thực hiện. Đối với 28,6% DN còn lại không xây dựng quy chế trả lương, thưởng bằng văn bản cụ thể, mà DN thoả thuận bằng miệng với người lao động khi vào làm việc tại DN. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, 100% DN trả lương theo chế độ khoán sản phẩm. Đối với bộ phận gián tiếp sản xuất (Giám đốc, phó giám đốc, bộ phận kế toán tài chính, hành chính, tổ chức, kế hoạch, kỹ thuật), 100% DN trả lương theo hình Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 55 5.7%0.0% 28.6% 65.7% Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý Cuối năm thức trả lương thời gian. Riêng đối với bộ phận KD, 85,7% DN trả lương theo chế độ khoán doanh thu, 14,3% DN trả lương theo thời gian. Đối với chế độ thưởng cho người lao động 100% DN thưởng cho người lao động vào ngày lễ, tết; 28,6% DN thưởng cho người lao động khi hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao; 62,9% DN thưởng cho người lao động khi hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; 85,7% DN thưởng cho người lao động khi có sáng kiến có lợi cho hoạt động SXKD của DN; và thưởng khác là 42,9% Bảng 2.24. Chế độ thưởng cho người lao động của DN KCN Nguyễn Đức Cảnh Nội dung Số DN Tỷ lệ (%) Thưởng vào ngày lễ, tết 35 100 Khi hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao 10 28,6 Khi hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra 22 62,9 Khi có sáng kiến có lợi cho hoạt động SXKD của DN 30 85,7 Thưởng khác 15 42,9 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Về thời gian xét thưởng cho người lao động: 65,7% DN xét thưởng vào cuối năm; 28,6% DN xét thưởng vào cuối mỗi quý; 5,7% DN xét thưởng cho người lao động hàng tháng và không có DN nào xét thưởng cho người hàng tuần. Biểu đồ 2.11: Thời gian xét thưởng cho người lao động của DN Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 56 Cách trả lương, thưởng trên của các DN đã tạo động lực kích thích cán bộ, công nhân viên của các DN phấn đấu tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, cố gắng hết mình vì sự phát triển của DN. Về Nội quy lao động, 100% DN đều có nội quy lao động bằng văn bản cụ thể; Trong đó 91,4% DN có Nội quy được niêm yết công khai tại từng bộ phận. Bảng 2.25. Hình thức xử lý DN thường áp dụng khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động Số DN Tỷ lệ (%) Hình thức khiển trách bằng miệng 0 0 Hình thức khiển trách bằng văn bản 2 5,7 Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng 1 2,9 Hình thức chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn, trong thời hạn tối đa là 6 tháng 5 14,2 Hình thức cách chức 3 8,6 Hình thức cắt thưởng 21 60 Hình thức sa thải 3 8,6 Hình thức tạm đình chỉ công tác của người lao động 0 0 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Nói chung, các DN đều đã quan tâm đến việc xây dựng nội quy, quy chế làm việc cho DN mình đồng thời đều có quy chế trả lương, trả thưởng phù hợp đối với từng bộ phận chức năng của DN; bước đầu đã có chế tài thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động. Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài nên xây dựng cho phù hợp với từng bộ phận chức năng và từng lỗi vi phạm kỷ luật cụ thể. Do đó việc xây dựng, bổ sung, đổi mới các quy chế, chế tài là việc làm cần thiết, thường xuyên nhằm nâng cao năng lực KD cho DN trong thời gian tới. Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 57 2.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3 Qua phân tích thực trạng hoạt động SXKD; thực trạng nghiên cứu thị trường; thực trạng ứng dụng tin học và thực trạng về quy chế, chế tài thưởng phạt trong hoạt động SXKD của DN tại KCN Nguyễn Đức Cảnh giai đoạn 2009-2012 cho thấy: - KCN Nguyễn Đức Cảnh với ngành nghề chủ yếu là ngành dệt may (19/35 DN) đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung; Hàng năm đóng góp trên 20% vào tổng GTSXCN của Thành phố và gần 10% vào tổng GTSXCN của toàn Tỉnh; giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 15.000 lao động. - Các DN KCN Nguyễn Đức Cảnh bước đầu đã quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên vấn đề phát triển TT dệt may nội địa chưa được các DN thực sự quan tâm; Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may KCN Nguyễn Đức Cảnh tương đối cao so với doanh thu TT nội địa. - Mức độ ứng dụng CNTT, TMĐT của các DN KCN Nguyễn Đức Cảnh còn thấp do nhận thức của các DN về lợi ích của CNTT, TMĐT trong việc nâng cao năng lực KD của DN còn hạn chế; Trình độ chuyên môn, đặc biệt là trình độ CNTT của người lao động trong DN còn thấp; Nguồn vốn KD của DN còn hạn hẹp; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu. - Các DN đã quan tâm đến vấn đề xây dựng nội quy, quy chế làm việc, quy chế tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, tuy nhiên chế tài thưởng phạt, xử lý vi phạm kỷ luật lao động còn chưa phù hợp với từng bộ phận chức năng. Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy việc ứng dụng TMĐT để nâng cao năng lực KD cho DN là đòi hỏi và thách thức đối với các DN KCN Nguyễn Đức Cảnh. Để các DN KCN Nguyễn Đức Cảnh phát triển ổn định và bền vững trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của CNTT, Internet và phát triển TMĐT, nhiệm vụ của chương 3 là đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực KD của KCN Nguyễn Đức Cảnh, cụ thể như sau: Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 58 - Nghiên cứu TT nội địa, phân khúc thị trường, lựa chọn TTMT trong nước để phát triển hàng dệt may nhằm hỗ trợ cho TT xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro của mặt hàng Trung Quốc tràn vào TT Việt Nam. - Ứng dụng CNTT trong TMĐT góp phần giảm giá thành sản phẩm và cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng. - Xây dựng chế tài thưởng, phạt hỗ trợ cho các giải pháp trên được đi vào thực tế của DN. Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 59 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA KCN NGUYỄN ĐỨC CẢNH – THÁI BÌNH 3.1. XU HƯỚNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 3.1.1. Xu hướng ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 1,7 tỉ người kết nối với Internet. Tốc độ phát triển của Internet trên thế giới ngày càng tăng. Đó là một điều tất yếu trong xu thế phát triển của xã hội thông tin ngày nay. Bill Gates, người sáng lập Microsoft, Mỹ từng nói: “Trong 5-10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là KD online, hoặc không nên KD gì nữa”. Bởi vì lợi thế của Internet là “Không bị giới hạn về không gian và thời gian, bạn có thể dùng internet để kết nối với hàng tỉ người với chi phí gần như bằng 0″. Thực tế phát triển về internet đang chứng minh những gì mà ông nhận định. Bảng 3.1. Số liệu về tình hình sử dụng internet ở một số nước trên thế giới Tên nước Dân số internet GDP (tỷ $) GD online/GDP GD online (tỷ $) Mỹ 227 triệu 14000 7% 980 Nhật Bản 90 triệu 5000 4% 200 Trung Quốc 400 triệu 4900 3% 150 Việt Nam 25 triệu 100 0.3-0.4% 0.3-0.4 [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 60 Ở các nước phát triển, GD Online đã và đang tăng với những con số ấn tượng. Các website về TMĐT, mua bán hàng trực tuyến đang chiếm lĩnh những vị trí rất cao trong bảng xếp hạng: - Ở Mỹ có Ebay.com trị giá 30 tỉ USD. - Ở Trung Quốc có Taobao.com trị giá 23 tỉ USD - Ở Nhật có Rakuten.co.jp trị giá 9,8 tỉ USD - Ở Việt Nam chưa có website TMĐT nào lọt vào TOP 10. Trong những năm đầu, giống như hầu hết những đứa trẻ mới chào đời, nhiều người KD E-business bắt đầu khóc. Với việc đầu tư hàng triệu USD và không thu được lãi, một phần không nhỏ trong số họ đã buộc phải đóng cửa những cửa hàng ảo của mình. Ngày nay, như đứa trẻ đã biết đi và sắp sửa trưởng thành, E-business đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng với mục tiêu cơ bản là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới. Có thể mạnh dạn dự đoán rằng, vài thập kỷ tới đây, sau giai đoạn suy sụp của các công ty đi đầu trong lĩnh vực KD trên mạng sẽ là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của phương thức này. James Ball, Chủ tịch công ty Webcor Bulders, California, Mỹ - một công ty trong nhiều năm qua đã đầu tư rất nhiều cho việc kết nối các đối tác của họ thông qua mạng, nhận định: “Cho đến bây giờ, Internet vẫn chưa mang lại lợi ích lớn như mọi người vẫn mong đợi ở nó. Nhưng sắp tới, chúng ta sẽ được chứng kiến những lợi thế thực sự do việc KD trên mạng đem lại”. Theo các chuyên gia, sắp tới đây, chúng ta có lẽ sẽ không nhìn thấy được sự tăng trưởng ở mức 300% như trước kia, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm 20% là điều có thật. Kent Allen, chuyên gia công nghệ của tập đoàn Aberdeen cho biết: “Việc thu lợi nhuận của E-business ngày nay bắt đầu ổn định. Trong tương lai gần, các kênh bán hàng luôn gặp phải thách thức, tuy nhiên kết quả KD xem ra khá khả quan”. Sự phát triển vững mạnh của thương mại trực tuyến [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Trong thời gian qua, tất cả các số liệu đều ngày càng khẳng định vai trò chủ chốt của Internet trong thương mại đối với quảng đại công chúng. Thương mại bán lẻ trực tuyến sẽ tăng nhanh. Ở Pháp, KD điện tử cũng phát triển mạnh. Doanh thu của năm 2002 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với năm 2001), năm 2003 đạt 3,5 tỷ euro theo đánh Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 61 giá của hãng Benchmark Group. Quý 1 năm 2004, 31,4% số người sử dụng Internet (6,3 triệu người) cho biết đã sử dụng phương thức mua hàng trực tuyến, tăng so với năm trước đó là 27,9%. Tổ chức nghiên cứu và điều tra của Pháp Le Baromètre du e- commerce cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng: tháng 6 năm 2003, 36% số người sử dụng Internet của Pháp đã tiếp tục mua trực tuyến trong 6 tháng cuối, so với thời kỳ trước đó chỉ là 30%. Do tỷ lệ người sử dụng Internet tăng: từ 37% đến 44% số dân Pháp, tỷ lệ người mua trực tuyến trong dân số Pháp đã tăng từ 11,1% lên 15,8%. Còn doanh thu trực tuyến của Mỹ, theo hãng Forrester Research và Shop.org (Hiệp hội các nhà bán hàng trực tuyến của Mỹ; địa chỉ Internet : www.shop.org) đạt 48% năm 2002, bằng 76 tỷ USD, chiếm 3,6% thương mại bán lẻ của Mỹ. Năm 2003, doanh thu trực tuyến tăng mạnh đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tổng số thương mại bán lẻ. Văn phòng Điều tra của Mỹ Le Census Bureau americain và hãng eMarketer đều đưa ra xu thế tăng: 27% tăng trưởng và 45,6 tỷ USD doanh thu trong năm 2002, chiếm 1,4% thương mại bán lẻ là 326 tỷ USD chỉ tăng trưởng 3,1%/năm. Quý 4 năm 2002, doanh thu trực tuyến đạt 14,3 tỷ USD, bằng 1,6% doanh thu bán lẻ. Hãng Dieringer Research Group mới đây đã xác nhận dữ liệu thu được từ nhiều năm nay: mỗi một doanh vụ trực tuyến kéo theo một doanh vụ lớn gấp 2 lần trong các cửa hàng truyền thống. Nghiên cứu cũng cho thấy, Internet có ảnh hưởng nâng cao giá trị hình ảnh của nhãn hàng. Khoảng 45% người sử dụng Internet, bằng 1/4 người mua hàng Mỹ, thừa nhận chủ yếu họ nhận thức được là nhờ các hãng hàng không, khách sạn và các sản phẩm gia dụng, tài chính và bảo hiểm được cải biến qua mạng (Net). Theo hãng Unity Marketing, Internet tác động đến 44% người tiêu dùng các sản phẩm cao cấp xa xỉ nhiều hơn là tác động qua quảng cáo trong báo viết (42%) hoặc trên ti vi (28%). Năm 2002, đã có 32% sản phẩm thông tin và phần mềm, 17% số vé xem biểu diễn và 12% số sách được bán qua Internet. Internet cũng ảnh hưởng mạnh đến người mua ôtô: 63% người dùng Internet của Canađa lên mạng Internet để mở rộng tầm nhìn, nghiên cứu các mẫu mã và cửa hàng. Hãng Jupiter khẳng định 1/3 trong số 40 triệu xe ôtô hạ giá được bán mỗi năm ở Mỹ là được tìm trên Internet. [30] Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 62 Lợi nhuận và ảnh hưởng của thương mại trực tuyến Lợi nhuận ở đây là cho 70% thương nhân trực tuyến trong năm 2002, so với 56% của năm 2001. Vépéscistes cũng đã được hưởng lợi từ tiền trực tuyến trong năm 2001; năm 2002, các cửa hàng truyền thống quảng cáo trên Internet cũng đã bắt đầu thu được lợi nhuận. Đồng thời, các khách hàng cũng cảm thấy hài lòng: các kết quả mới nhất về Chỉ số hài lòng của khách hàng của Mỹ (ACSI : American Customer Satisfaction Index) cho thấy, các nhà bán hàng trực tuyến hài lòng với số điểm là 83 trên 100, cao hơn 6 điểm so với chỉ số của năm 2001. Thương mại theo kiểu truyền thống, bị giảm 0,2 điểm, chỉ đạt 74,6 điểm. Hãng Sofres cũng điều tra thấy ở Pháp 91% người mua hàng trực tuyến cảm thấy hài lòng. Đặc điểm của KD điện tử là tạo ra khả năng rất chủ động và năng động. Đặc điểm này đặc biệt có giá trị đối với những người ở xa các trung tâm lớn. Uỷ ban Du lịch của tỉnh Eure-et-Loir, ở Pháp, đã thực hiện một nghiên cứu minh chứng rất rõ cho đặc điểm này. Uỷ ban đã có thể “cứu” được tỷ lệ sử dụng nhà và nhà có trang bị đồ đạc đáng kể, thậm chí đã có được tỷ lệ 84% thay vì dự kiến 80%, nhờ vào chiến dịch quảng bá vào tháng 7 năm 2003 trên Lastminute.com, địa chỉ Internet về du lịch Internet de voyage (www.lastminute.fr), cho công chúng Pháp. Mục tiêu là bù cho sự suy giảm nhu cầu của dân Anh, được xác định hồi cuối tháng 5. Chi phí giao dịch là 0,63 euro và chiến dịch được mở rộng trong năm 2004 cho công chúng ở châu Âu. Các sáng kiến khác còn sâu sắc hơn ở Pháp. Một công ty vùng Perigiơ là Tel Camping Périgourdin xác nhận một phần ba doanh số 110.000 euro của hãng là nhờ thu hút được khách hàng trực tuyến, chẳng hạn như một nhà hàng phát triển từ 5 năm nay bảo đảm 10% doanh số 473.000 euro của hãng. Công bố Le Baromeftre du e-commerce 2003 của Taylor Nelson Sofres (Hội Nghiên cứu và Điều tra của Anh) cho thấy một khuynh hướng rõ của KD điện tử tại các đô thị nhỏ, nơi mà mua hàng điện tử có thể đóng vai trò giải toả tắc nghẽn: “các cộng đồng dân cư nhỏ (từ 2.000 đến 20.000 người) chiếm tỷ lệ người mua tích cực với 19% số người mua trực tuyến, cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước là 15,8% mặc dù có Internet tập trung ở các đô thị lớn.” Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 63 3.1.2. Xu hướng ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực KD của DN ở Việt Nam. [Nguồn: Tác giả tổng hợp] Internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997. Sau 15 năm, Internet đã thâm nhập sâu sắc và toàn diện vào mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Trên nền tảng công nghệ Internet, TMĐT ở Việt Nam đã hình thành và phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Kết quả điều tra sơ bộ của Hiệp hội TMĐT Việt Nam về tình hình ứng dụng TMĐT tại các DN phục vụ Chương trình Chỉ số TMĐT 2012 cho thấy hầu hết các DN đã sử dụng email trong hoạt động KD với các mục tiêu chủ yếu là quảng bá, giới thiệu DN, trao đổi thông tin KD và chăm sóc khách hàng. Trên 40% DN tham gia điều tra có website và 12% DN tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động KD trên các website liên tục tăng về chất lượng với 36% các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% DN cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao. Môi trường KD trực tuyến tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt. DN nào nắm bắt được xu hướng mới có thể lớn mạnh rất nhanh, trong khi đó DN nào lỗi nhịp với xu hướng mới có thể mất khách hàng trong một thời gian ngắn. Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận thấy việc nắm bắt xu hướng phát triển TMĐT trong giai đoạn tới là rất cần thiết cho các DN ứng dụng và KD TMĐT. Trước hết, mọi DN cần phải tìm hiểu những cơ hội to lớn mà điện toán đám mây có thể đem lại. Đặc biệt, với điện toán đám mây các DN vừa và nhỏ có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư cho hạ tầng CNTT theo hướng thuê dịch vụ và tập trung nguồn lực cho hoạt động KD trực tuyến. Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động thông minh mở ra cơ hội KD to lớn cho rất nhiều lĩnh vực KD, đồng thời cũng đặt ra thách thức to lớn cho những DN không quan tâm thỏa đáng tới môi trường mới này. Những xu hướng mới trong tiếp thị trực tuyến và thanh toán trên nền tảng công nghệ Internet cũng tác động sâu sắc tới mọi DN. Nhận thức được tầm quan trọng của sự hiện diện trên môi trường Internet là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải đạt được các mục tiêu tiếp thị một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, thanh toán Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 64 trực tuyến một cách tiện lợi và an toàn không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng mà còn đối với mọi DN muốn thành công trong bán hàng trực tuyến. Sự bùng nổ của hoạt động trao đổi thông tin trên các mạng xã hội đã mang lại cơ hội mới cho mọi DN. Có thể thấy ở các nước phát triển tỷ lệ các DN xuất hiện trên các mạng xã hội là rất cao. Các DN Việt Nam cần nắm bắt xu hướng mới này để phục vụ hoạt động KD của mình một cách hiệu quả nhất. Nắm bắt các xu hướng mới trong TMĐT đã khó, nhưng còn khó hơn khi thay đổi chiến lược KD của DN phù hợp với các xu hướng mới này trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT còn khan hiếm. Ngày càng nhiều người Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh niên sinh viên mơ ước trở thành doanh nhân thành đạt với TMĐT. Nhưng tỷ lệ thành công của họ dường như còn thấp. Chìa khóa cho sự phát triển thành công của TMĐT ở Việt Nam, đó là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực TMĐT chất lượng cao với xu hướng tất yếu là đẩy mạnh đào tạo trực tuyến và tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các tổ chức, hiệp hội và DN. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA KCN NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ SAU ĐÓ 3.2.1. Định hướng chung Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: “Hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng GTSXCN từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39-40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo”. [19,1] Trên cơ sở mục tiêu phát triển các KCN Việt Nam, định hướng quy hoạch các KCN tỉnh Thái Bình và định hướng phát triển công nghiệp của Thành phố; định hướng phát triển KCN Nguyễn Đức Cảnh đến năm 2015, có tính đến 2020 như sau: Luận văn Thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý, ĐHBKHN Học viên: Tạ Thanh Nhạn- Khóa 2011-2014 65 - Phát triển KCN Nguyễn Đức Cảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273636_3667_1951420.pdf
Tài liệu liên quan