MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.7
7. Kết cấu của luận văn.8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU.9
1.1. Khái niệm về nhập cư.9
1.2. Các hình thức nhập cư .9
1.3. Sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư của EU.10
1.4. Nguyên nhân của nhập cư ở Liên minh Châu Âu .16
1.5. Tác động của nhập cư đến EU.23
Tiểu kết chương 1.29
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở
LIÊN MINH CHÂU ÂU.30
2.1. Tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu .30
2.2. Giải pháp ứng phó với nhập cư của Liên minh châu Âu.35
2.2.1. Các giải pháp ngắn hạn: .36
2.2.2. Các giải pháp trung hạn .41
2. 2.3. Các giải pháp dài hạn.52
2.3. Một số thành công và hạn chế của các giải pháp ứng phó với nhập cư ở
Liên minh Châu Âu . .57
2.3.1. Thành công.57
2.3.2. Hạn chế .58
Tiểu kết chương 2 .63
Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU Â .64
3.1. Bối cảnh châu Âu hiện nay.64
3.2. Dự báo tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu.69
3.3. Một số kinh nghiệm cho ASEAN.73
Tiểu kết chương 3 .78
Kết luận.79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
PHỤ LỤC.
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp ứng phó với nhập cư ở liên minh Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện và cấp giấy phép cư trú đối với một số
trường hợp đặc biệt được bảo vệ quốc tế hay nằm trong diện tị nạn với lí do nhân
đạo.
- Tuy vậy, năm 2015, Đức, Áo, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch thuộc khu
vực Schengen đã áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới khẩn cấp sau khi hơn một
triệu người tị nạn và di cư tràn vào châu Âu. Theo điều 29 của Hiệp ước, trong
các tình huống biên giới Schengen bị đe dọa, các nước có thể tái áp đặt kiểm soát
biên giới tối đa tới 2 năm với mỗi giai đoạn áp dụng kéo dài 6 tháng. Ủy ban châu
Âu, các cơ quan của EU và các nước sẽ cùng thành lập một cơ quan mới nhằm
đánh giá và giám sát việc tuân thủ các quy tắc kiểm tra biên giới. Những chuyến
thị sát này sẽ không được báo trước với mục đích ngăn chặn việc kiểm soát đường
biên giới nội bộ một cách bất hợp pháp, trái với quy định Hiệp ước Schengen.
Đức đã kiểm soát biên giới nội bộ từ ngày 13/9/2015 cho đến ngày
13/5/2016 , tập trung đặc biệt ở biên giới Đức - Áo.
Áo đã kiểm soát kể từ ngày 16/9/2015 đến 16/5/2016 tại biên giới nội bộ,
với sự tập trung đặc biệt trên đất Áo - Slovenia và Áo - Hungary. Thụy Điển đã
kiểm soát từ ngày 12/11/2015 đến tháng 8/2016, Na Uy đã kiểm soát kể từ
26/11/2015 đến 12/5/2016, Đan Mạch đã kiểm soát kể từ 04/1/2016 cho đến
02/6/2016 tại tất cả biên giới nội bộ của mình. Vấn đề tị nạn và nhập cư đã buộc
các nước này phải bỏ lợi ích chung của EU để đảm bảo lợi ích riêng của nước
mình.
Theo các quy định của Hiệp ước Schengen về tự do đi lại tại châu Âu, việc
kiểm soát biên giới có thể được tiến hành nếu có quan ngại về an ninh. Vì vậy
tháng 4/2018, Đức, Pháp, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy [20] quyết định
43
kéo dài việc kiểm soát biên giới thêm sáu tháng nữa, sẽ chính thức có hiệu lực từ
ngày 12/5/2018. Năm 2017, các nước này đã nhất trí kéo dài việc kiểm soát biên
giới bên trong châu Âu đến giữa tháng 5/2018 trong nỗ lực đảm bảo an ninh cho
châu Âu. Các biện pháp kiểm soát biên giới mới hoặc tạm thời chống lại nạn di cư
(Bungari); lắp đặt thiết bị bảo vệ biên giới tạm thời (Croatia); Hơn nữa, năm quốc
gia thành viên đã tiến hành các chiến dịch thông tin và nâng cao nhận thức ở các
nước thứ ba thông qua các phương pháp truyền thông khác nhau như tờ rơi, áp
phích, hội thảo, truyền hình, trang web, chương trình phát thanh và các bài báo.
Đặc biệt là các kênh truyền thông về các vấn đề xã hội dành cho công dân
Afghanistan, Iraq và Somali thông qua Facebook, YouTube và Instagram [56].
Có thể nói, các nước này cùng một số thành viên khác có những động thái
như vậy để vừa bảo vệ mình vừa tăng áp lực buộc EU phải nhanh chóng nhất trí
về việc điều chỉnh chính sách nhập cư của EU. Vì vậy, EU sẽ gặp nhiều khó khăn
khi thách thức mới xuất hiện hơn, bất đồng nội bộ sâu sắc về định hướng chính
sách lâu dài.
Ngoài ra, các biện pháp chính trị và an ninh đã được thực hiện để giải
quyết mối lo ngại về an ninh ở châu Âu sau cuộc tấn công Paris vào tháng 11 năm
2015. Ủy ban Châu Âu kêu gọi thành lập một cơ quan tình báo EU. Các Bộ
trưởng Châu Âu đồng ý tăng cường an ninh biên giới và thắt chặt kiểm soát biên
giới, đàm phán khẩn cấp tại Brussels để siết chặt kiểm tra tất cả các du khách ở
biên giới của khu vực Schengen .
Tóm lại, các nước thành viên EU đang thực hiện các biện pháp để thắt chặt
kiểm soát trên biên giới của họ. Sự di chuyển tự do của con người, vốn và hàng
hóa và dịch vụ được coi là yếu tố cơ bản của hội nhập châu Âu. Giữa những lo
ngại về di cư và an ninh gia tăng, miễn hộ chiếu trong khu vực Schengen đã tạo ra
những thách thức cho EU. Bộ trưởng Nội vụ Vương quốc Anh lưu ý rằng hệ
thống Schengen đã gia tăng di cư bất thường tại EU. Thụy Điển, Hungary, Phần
Lan và Áo đã áp dụng kiểm tra tạm thời trên biên giới để kiểm soát dòng người
44
nhập cư. Hungary đã thực hiện các bước nghiêm ngặt để đặt hàng rào dây thép gai
và tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các khu vực biên giới. Đức cũng tăng cường
kiểm tra tại biên giới với Áo. Kiểm soát biên giới giả định một khía cạnh khác khi
chính phủ mới của Ba Lan yêu cầu kiểm soát quốc gia lớn hơn đối với biên giới
của các nước thành viên. Sự căng thẳng trong thỏa thuận Schengen đã nổi lên, và
khu vực Schengen có nguy cơ sụp đổ.
2.2.2.2. Điều chỉnh kế hoạch phân bổ hạn ngạch người nhập cư
Ngày 13/5/2015, Chương trình nghị sự châu Âu về di cư được Ủy ban châu
Âu công bố để phác thảo các biện pháp ngay lập tức và dài hạn để quản lý di cư
tốt hơn. Chiến lược mới đặt nền móng cho EU và các quốc gia thành viên của
mình để giải quyết các thách thức trước mắt và lâu dài về quản lý các luồng di
chuyển một cách hiệu quả và toàn diện. Cùng với các hành động ngay lập tức để
đối phó với tình trạng khẩn cấp của cuộc khủng hoảng đang diễn ra, Chương trình
nghị sự châu Âu về di cư đã giới thiệu các đề xuất cải cách cơ cấu để quản lý di
cư trong tất cả các khía cạnh của nó trong dài hạn. Chúng được chia thành bốn trụ
cột: 1. Giảm các ưu đãi cho di dân bất thường; 2. Cứu mạng sống và bảo đảm
biên giới bên ngoài; 3. Hoàn thành một chính sách tị nạn phổ biến mạnh; 4. Xây
dựng chính sách mới về di cư hợp pháp [67].
Vào tháng 10 năm 2015, Ủy ban châu Âu đã tuyên bố thành lập một số điểm
nóng tại Ý và Hy Lạp, nơi EASO, Frontex và EUROPOL sẽ làm việc trên nền
tảng với các lực lượng đặc nhiệm của các nước thành viên tuyến đầu để nhanh
chóng xác định, đăng ký và nhập dấu vân tay, tiến hành sàng lọc người tị nạn và
điều phối trở lại. Ý tưởng cốt lõi là ba cơ quan làm việc bổ sung hỗ trợ nhau, với
các nhóm hỗ trợ EASO giúp xử lý các trường hợp tị nạn nhanh chóng; Frontex
giúp các nước thành viên bằng cách điều phối sự trở lại của những người di cư bất
thường; Europol và Eurojust hỗ trợ các nước thành viên ngăn chặn nạn buôn lậu
và buôn người.
Ngày 27/5/2015, đề xuất di dời khẩn cấp được Ủy ban châu Âu đưa ra để di
45
chuyển 40.000 người cần bảo vệ từ Hy Lạp và Ý sang các nước thành viên EU
khác, yêu cầu các nước thành viên tái định cư 20.000 người tị nạn từ bên ngoài
EU, một kế hoạch hành động của EU chống buôn lậu di dân, hướng dẫn về dấu
vân tay và tham vấn cộng đồng về tương lai của chỉ thị thẻ xanh đã được đề xuất
[109].
Để chia sẻ số lượng người nhập cư vào các nước EU tuyến đầu như Hy Lạp,
Italia, EU đã đưa ra hạn ngạch nhập cư cho mỗi nước trên sơ sở dân số và GDP
của họ và nhận được sự nhất trí của các thành viên. Ngày 9/9/2015, gói đề xuất
giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn do Ủy ban châu Âu công bố, bao gồm đề nghị
tái định cư khẩn cấp thứ hai (120.000 người từ các nước tiền tuyến), Quỹ Ủy thác
khẩn cấp EU cho châu Phi và cơ chế tái định cư vĩnh viễn. Một danh sách châu
Âu về các quốc gia xuất xứ an toàn đã được phát triển. Kế hoạch được chia làm
hai giai đoạn. Trong 120.000 người di cư, 66.000 người ở Hy Lạp và Italia sẽ
được phân bổ cho các nước EU. Người nhập cư phản đối sẽ bị đưa trả về nước sở
tại. 54.000 người còn lại (cũng ở Hy Lạp và Italia) sẽ được phân bổ sau. EU sẽ lập
các trung tâm đăng ký người xin tị nạn ở Hy Lạp và Italia do EU quản lý để phân
loại người di cư.
Kế hoạch phân bổ người di cư gồm Đức: 17.036 người, Pháp: 12.962, Tây
Ban Nha: 8.113, Ba Lan: 5.082, Hà Lan: 3.900, Rumani: 2.475, Bỉ: 2.448, Thụy
Điển: 2.397, Áo: 1.953, Bồ Đào Nha: 1.642, Cộng hòa Czech: 1.591, Phần Lan:
1.286, Bungary: 852, Slovakia: 802, Croatia: 568, Litva: 416, Slovenia: 337,
Latvia: 281, Luxembourg: 237, Estonia: 199, Cyprus: 147, Malta: 71 người [44].
Mặc dù cơ chế phân chia thường xuyên người nhập cư để chia sẻ với những
nước “tuyến đầu” là cần thiết, nhưng số lượng người tị nạn ở từng quốc gia đang
lên tới con số vượt giới hạn định ra trong năm 2015, cùng với đó là chi phí phát
sinh quá lớn, khiến ngay cả nền kinh tế hàng đầu EU là Đức cũng phải đầu hàng.
Trong năm 2015, Đức tiếp nhận đến 1 triệu người tị nạn, gấp 5 lần so với con số
của năm 2014. Theo IOM, cho biết tính đến ngày 12/10/2016 số người nhập cư
46
và tị nạn tới được châu Âu là hơn 317.200 người. Trong đó, hơn 168.000 người
đã tới Hy Lạp, gần 145.000 tới Italia và hơn 3.800 người khác lựa chọn con
đường tới châu Âu qua Tây Ban Nha hoặc Syprus (xem hình dưới).
Hình 2.3: Kế hoạch phân bổ hạn ngạch người tị nạn của EU
Nguồn: European Commission 2015 and Dinoj K Upadhyay (2016), “Migrant
Crisis in Europe: Causes, Responses and Complexities”, Indian Council of World
Affairs, Sapru House, New Delhi.
Vào tháng 9 năm 2015, J - C. Juncker trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách
là Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã đề xuất chính sách nhập cư mới bao gồm 4 điểm
chính [78]: 1) Kiến tạo một cơ chế tái cư khẩn cấp và một cơ chế tái cư thường
trực. 2) Quản lý tốt vùng biên giới ngoài bằng tăng cường công cụ Frontex kèm
theo việc tạo dựng sự kiểm soát bờ biển và biên giới. 3) Tăng cường thực thi cơ
chế chế tị nạn chung qua việc đánh giá Quy tắc Dublin II, tăng cường vai trò của
Văn phòng hỗ trợ cư trú tị nạn, tạo dựng các lối vào châu Âu đảm bảo cho những
người di cư thực sự cần bảo vệ, buộc về nước những người nhập cư tự do không
đáp ứng các điều kiện. 4) Thiết lập cơ chế tái cư thường trực kết hợp với cơ chế
phối hợp với các nước láng giềng gần châu Âu. Chủ tịch EC đã có đề xuất phân
chia 160.000 người tị nạn ngay từ tháng 9/2015 [11] EU đã phát triển Chương
trình nghị sự Châu Âu về nhập cư, được thông qua ngày 13/5/2015,
47
2.2.2.3. Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề nhập cư
Tăng cường hợp tác quốc tế là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất nhằm
thúc đẩy nhập cư hợp pháp, an toàn; ngăn ngừa nhập cư trái phép, bảo vệ quyền
của người nhập cư cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình di cư.
Hợp tác với các nước láng giềng nhằm bảo vệ biên giới bên ngoài khu vực là một
ưu tiên của EU hiện nay. EU đã thông qua Chương trình Hague vào tháng
11/2004 với nội dung: đưa ra những điều kiện chính trị cho việc giải quyết các
vấn đề nhập cư trong vòng 5 năm, nhưng đã ít tham vọng hơn so với Hội nghị
Tampere. Chương trình Hague nhấn mạnh sự cần thiết phải trao đổi thông tin và
kinh nghiệm nhưng không động chạm tới quyền hạn của các nước thành viên, chỉ
kêu gọi các nước thành viên và các thể chế của EU phát triển những nguyên tắc
chung có chú trọng tới tính gắn kết trong khuôn khổ EU về nhập cư. Cộng đồng
chung châu Âu kêu gọi phát triển sâu rộng hơn nữa Chính sách di cư và cư trú
chính trị của EU.
Mục đích của Chương trình hỗ trợ nước thứ ba, với đối tác đầy đủ, sử dụng
các quỹ hiện có của Cộng đồng nhằm quản lý dòng người nhập cư, bảo vệ người
tị nạn, ngăn chặn và chống lại người nhập cư hợp pháp, thông báo số lượng người
nhập cư, giải quyết một cách tốt nhất số người tị nạn ở EU, kiểm soát có hiệu quả
đường biên giới và hồi hương người tị nạn. Chương trình đưa ra chính sách ưu
tiên nhằm quản lý người nhập cư như tăng cường hợp tác và hành động giữa các
nước thành viên về vấn đề nhập cư, hỗ trợ tài chính, đàm phán với các nước châu
Phi và láng giềng về hỗ trợ quản lý và tị nạn, buôn bán người bất hợp pháp và hỗ
trợ tài chính kỹ thuật cho các nước trong vấn đề quản lý người nhập cư .
EU chú trọng tăng cường quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác chính của EU
trong việc quản lý dòng người nhập cư hiện nay. Quốc gia này hiện đón tiếp một
số lượng lớn người tị nạn Syria và rất nhiều người xin tị nạn đang tạm trú tại Thổ
Nhĩ Kỳ để vào châu Âu. EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận chung nhằm ngăn
chặn dòng người nhập cư vào châu Âu vào ngày 18/3/2016 có hiệu lực từ ngày
48
20/4/2016.
Tất cả những di dân nhập cảnh Hy Lạp bất hợp pháp từ Syria và những nơi
khác, bao gồm những người đã ở Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ bị gửi trả về Thổ Nhĩ Kỳ sau khi
họ được đăng ký và đơn xin tị nạn ở châu Âu của họ được xem xét. Các biện pháp
cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo tuân thủ đầy đủ luật pháp của EU và luật
pháp quốc tế, đảm bảo các biện pháp bảo vệ người tị nạn sẽ tiếp tục được tôn
trọng. Ưu tiên dành cho những người di cư chưa từng nhập cảnh hoặc cố gắng
vào EU bất hợp pháp, trong khuôn khổ các cam kết hiện có. Việc thực hiện đầy
đủ chương trình One for One (1: 1) này là điều cần thiết để giảm bớt người nhập
cư ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho thấy EU cam kết hoàn thành trách nhiệm của mình trong
việc cung cấp cơ sở pháp lý cho các nạn nhân của cuộc khủng hoảng Syria, hơn
1,2 triệu di dân chủ yếu đã đổ bộ xuống các bờ biển của Hy Lạp và Ý kể từ tháng
đầu năm 2015 và khoảng 4.000 người đã bị chết đuối khi đang cố vượt biển
Aegea giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Hàng nghìn người khác, trong đó có nhiều trẻ
em bị chết đuối ở Địa Trung Hải nguy hiểm sau khi trả tiền cho những kẻ buôn
người [45].
Đổi lại, hàng nghìn người tị nạn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và xin bảo hộ tị nạn
hợp pháp sẽ được tái định cư đồng đều khắp 28 nước thành viên EU.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra nhiều điều kiện trong việc hợp tác với EU, đặc biệt là
khoản hỗ trợ trị giá 3 tỉ EUR để quản lý người tị nạn. Hai bên nhất trí thông qua
kế hoạch hành động chung, theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện các cam kết giúp
kiểm soát dòng người tị nạn. Đổi lại, EU sẵn sàng mở rộng hợp tác với Thổ Nhĩ
Kỳ và tăng cường hỗ trợ về mặt chính trị, tài chính trong khuôn khổ đã định [74].
Vấn đề đặt ra là Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý tiếp nhận người di cư lâu dài vì Thổ
Nhĩ Kỳ không phải là “trại tập trung” cho người tị nạn.
Điều kiện EU đưa ra đối với Thổ Nhĩ Kỳ khá rõ ràng: siết chặt tuần tra biên
giới, tăng cường hợp tác với nhà chức trách Hy Lạp và Bungary; thắt chặt hạn chế
visa đối với những công dân từ Pakistan hay Bangladesh qua Thổ Nhĩ Kỳ để tìm
49
cách đến châu Âu; cải thiện chỗ ở cho những người Syria không ở trong các trại tị
nạn, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho họ và tạo điều kiện để
con em họ được đến trường.
EU muốn Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát tốt hơn biên giới trên biển của nước này với
Hy Lạp. Về phần mình, Ankara cho rằng để người Syria có thể ở lại Thổ Nhĩ Kỳ
cũng như hội nhập ở đây, không chỉ cần có thêm “nơi ăn, chốn ở” mới, mà còn
cần nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các vùng miền có người nhập cư, do vậy EU cần
cung cấp hỗ trợ lớn hơn. Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn tận dụng cuộc khủng hoảng này
để gây sức ép buộc EU tăng thêm tiền viện trợ và đẩy nhanh tiến trình đàm phán
kết nạp nước này làm thành viên. EU tăng khoản tiền hỗ trợ người tị nạn lên 6,8
tỷ USD, đẩy nhanh quá trình xem xét để Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên EU
cũng như miễn thị thực đi lại cho công dân nước này đến khu vực Schengen ở
châu Âu từ tháng 6.
Tại báo cáo lần thứ 7 của tuyên bố EU – Thổ Nhĩ Kỳ (9.2017), cả hai bên tái
khẳng định cam kết sẽ thực hiện Tuyên bố EU-Thổ Nhĩ Kỳ.
EU vẫn cam kết theo đuổi việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố EU-Thổ Nhĩ Kỳ về
tất cả các khía cạnh của nó và đối với tất cả các quốc gia thành viên, như được
quy định bởi Hội đồng châu Âu ngày 22-23 tháng 6 năm 2017. Từ khi thỏa thuận
được ký kết, khoảng 2,9 triệu người Syria và hàng trăm nghìn người Afghanistan
và Iraq vẫn phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ [52]. Khoảng 10% số đó đang ở trong các trại
của Liên hợp quốc, trong khi đa số sống tạm bợ ở Istanbul hoặc các thị trấn ở phía
Đông Nam, gần biên giới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có số lượng người tị nạn lớn
nhất thế giới.
Đến cuối tháng 9/2017 có 535 609 đơn xin tị nạn đã được thực hiện tại EU và
các quốc gia liên quan, so với 1 010 839 trong năm 2016. Trong nửa đầu năm
2017 có 275 710 quyết định tị nạn tích cực đầu tiên đã được ban hành, so với
quyết định 293 315 được thực hiện trong năm 2016.
50
Có thể nói, việc thực hiện Tuyên bố EU-Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục đóng một vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thách thức di cư ở phía Đông Địa Trung
Hải được giải quyết một cách hiệu quả và liên kết giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ. Nó
tiếp tục cung cấp các kết quả cụ thể trong việc giảm các giao cắt bất thường và
nguy hiểm và cứu sống ở Biển Aegean. Ngoài ra, thông qua cơ sở dành cho người
tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tuyên bố cung cấp hỗ trợ thiết thực cho người tị nạn Syria
và cộng đồng chủ nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như đảm bảo tái định cư của người
Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu. Việc thực hiện đầy đủ và bền vững tuyên bố
đòi hỏi nỗ lực liên tục và quyết tâm chính trị từ mọi phía.
2.2.2.4. Khung đối tác với các nước thứ ba: nhằm tạo lập các trung tâm phân
loại ở các nước trung chuyển bên ngoài biên giới EU để xem xét đơn xin tị nạn
của những người di cư. Dựa trên các ưu tiên được thiết lập trong Chương trình
nghị sự di cư châu Âu, Liên minh châu Âu đã quyết định đẩy mạnh công việc hợp
tác với các nước thứ ba để giải quyết vấn đề di cư ngược dòng.
Là quốc gia vận chuyển quan trọng nhất đối với người di cư tìm cách đến
châu Âu từ châu Phi, Niger và Libya được EU quan tâm đặc biệt thông qua các
hiệp định phát triển và quản lý di cư. Tuyên bố Malta của Hội đồng châu Âu ngày
3/2/2017 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Libya, trong khi Báo
cáo tiến độ thứ hai của Ủy ban về Khung Đối tác với các nước thứ ba trong
Chương trình nghị sự châu Âu về Di cư nêu bật Niger là quốc gia hợp tác ưu tiên.
Các nhà lãnh đạo các nước châu Âu và châu Phi gồm Pháp, Đức, Tây Ban
Nha, Italy, Niger, Chad, Libya và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối
ngoại của Liên minh châu Âu (EU) F. Mogherini đã gặp nhau để bàn biện pháp
ngăn chặn dòng người di cư từ châu Phi sang châu Âu và giảm thiểu số người
thiệt mạng trên hành trình vượt Địa Trung Hải. Đề xuất thành lập các trung tâm
sàng lọc người tị nạn tại Niger và Cộng hòa Chad, những nước vốn là điểm trung
chuyển quan trọng của người di cư đổ về châu Âu.
51
Các trung tâm này sẽ không thay thế, mà bổ sung cho các trung tâm có chức
năng tương tự hiện đã được thiết lập ở một số nước EU. Sau khi tiếp nhận và xem
xét, các trung tâm này sẽ quyết định chấp nhận đơn xin tị nạn hay buộc người di
cư phải hồi hương. Các trung tâm này sẽ tạo ra điểm đến an toàn tuyệt đối gần
quê hương của những người tị nạn, từ đó giúp ngăn chặn những người liều lĩnh
đến khu vực nguy hiểm trước khi lên thuyền vượt Địa Trung Hải. Cao ủy Liên
hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) sẽ chịu trách nhiệm tiến hành sàng lọc dòng
người tị nạn. Quá trình này sẽ cho phép người di cư hợp pháp sang châu Âu nếu
họ có trong danh sách đủ điều kiện do cơ quan tị nạn Liên hợp quốc cung cấp và
đăng ký với chính quyền ở Niger và Chad [71].
2.2.2.5. Điều chỉnh Hiệp ước Dublin:
Những nước châu Âu như Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha và những thành vên
mới gia nhập có nền kinh tế kém phát triển hơn như Hungary, Bungary vốn đã
chịu thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng nợ công năm 2008 – 2009, thất
nghiệp tăng cao, thâm hụt ngân sách lớn, nay lại là điểm dừng chân chính của
những người nhập cư và tị nạn khi họ từ bỏ quê hương đến châu Âu. Xuất phát từ
cơ chế bảo vệ biên giới châu Âu, theo Điều 13, Hiệp ước Dublin qui định rằng
người tị nạn có mặt đầu tiên ở một quốc gia thành viên nào (trong đó có cả những
nước không phải là thành viên EU) thì nước đó phải có trách nhiệm thực hiện các
thủ tục đăng ký tị nạn cho họ [26]. Qui định này trở nên không còn phù hợp đối
với qui mô của cuộc khủng hoảng người nhập cư năm 2015 – 2017 nữa. Hiệp ước
này đang bị vi phạm do các nước Schengen đã không thực thi đúng cam kết của
mình mặc dù có những bất đồng về một chính sách chung đối với người tị nạn,
các nhà lãnh đạo của EU đang cố gắng xây dựng một cơ chế phân bổ người tị nạn
cho các nước thành viên.
Ngày 22/6/2016, EU đã đưa ra thỏa thuận thành lập Cơ quan châu Âu về
bảo vệ biên giới và bờ biển (EBCG) có thể can thiệp vào các nước ở vị trí “tiền
tuyến” như Hy Lạp và Italy nhằm hạn chế dòng người di cư. EBCG thay thế Cơ
52
quan giám sát biên giới EU (Frontex) với thẩm quyền lớn hơn, có mục tiêu hợp
nhất các phương tiện của các nước thành viên EU để kiểm soát tốt hơn các đường
biên giới ngoại vi. Trong năm 2017, EBCG đã có 500 nhân viên, kinh phí hoạt
động tăng từ 238 triệu euro từ năm 2016 lên 281 triệu euro vào năm 2017 [84].
Tới năm 2020, EBCG dự kiến sẽ có kinh phí hoạt động khoảng 322 triệu euro,
1.000 nhân viên chính thức và 1.500 nhân viên dự bị. Một cơ quan khác, Văn
phòng hỗ trợ cư trú châu Âu (EASO) có trụ sở tại Malta cũng đang có những điều
chỉnh tương tự để trở thành Cơ quan tị nạn mới của EU. Nhân viên và ngân sách
của EASO theo đó cũng sẽ tăng lên. Ngân sách của EASO đã tăng từ 53 triệu
euro trong năm 2016 lên 87 triệu euro vào năm 2017, dự kiến sẽ tăng lên 114
triệu euro vào năm 2020. Quy mô nhân viên dự kiến sẽ tăng từ 125 người trong
năm 2016 lên 500 người vào năm 2020 [12]. Cơ quan này có nhiệm vụ thu thập
và phân tích thông tin về các quốc gia xuất xứ của người tị nạn, cơ quan này sẽ
thiết lập khung cơ cấu cho các hoạt động chung do các nước thành viên tiến hành,
chẳng hạn như việc chọn lọc và phát hiện vấn đề, việc kiểm tra y tế, giám sát việc
đi lại hay cấp thị thực cho người tái định cư.
2. 2.3. Các giải pháp dài hạn
2.2.3.1. Thiết lập một chính sách nhập cư chung cho toàn EU:
EU đã thực hiện chương trình “Biên giới thông minh” [22] được đề xuất đầu năm
2016, gồm hệ thống quét hai lớp sinh trắc học đối với những người nhập cư bất
hợp pháp vào EU - chương trình du lịch đã đăng ký (RTP) và một hệ thống xuất
nhập cảnh (EES). EES sẽ ghi lại thông tin điện tử về thời gian và địa điểm xuất
cảnh và nhập cảnh của các công dân nước thứ ba băng qua biên giới bên ngoài
của EU, xác lập thời gian lưu trú ngắn hạn được ủy quyền và gửi dữ liệu đến cơ
quan quản lý và kiểm soát biên giới.
Chính sách nhập cư là công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mỗi
quốc gia. Trong bối cảnh mới, để đối phó với khủng hoảng người nhập cư ngày
càng tăng đòi hỏi EU và các quốc gia thành viên cũng phải điều chỉnh chính sách
53
và chiến lược quản lý nhập cư của mình nhằm hạn chế dòng người nhập cư ngày
càng tăng vào EU.
2.2.3.2 Tái hồi hương những người di cư:
Để giải quyết vấn đề ngày càng tăng của dòng chảy di cư trên biển Địa
Trung Hải, tại Hội nghị Thượng đỉnh giữa EU và châu Phi (Malta, tháng
11/2015), EU và các nước châu Phi đã thông qua Kế hoạch hành động chung giải
quyết cuộc khủng hoảng người người nhập cư. EU sẽ chi 1,8 tỷ Euro (1,9 tỷ
USD) giúp châu Phi tập trung giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề người
di cư, chống các nhóm buôn người, tăng cường hợp tác giữa các nước trong vấn
đề nhập cư hợp pháp và bảo vệ người tị nạn, cũng như hồi hương những người di
cư không đủ điều kiện ở lại để xin tị nạn tại các nước EU [114].
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu - châu Phi (11/2015, Valletta -
Malta), đặt ra năm lĩnh vực hợp tác ưu tiên: (1) giải quyết nguyên nhân gốc rễ của
việc di cư bất thường và phát triển lợi ích của di cư; (2) thúc đẩy di cư và di
chuyển hợp pháp; (3) tăng cường các chính sách bảo vệ và tị nạn; (4) đấu tranh
chống buôn người và buôn lậu; và (5) tăng cường hợp tác để tạo thuận lợi cho sự
trở lại và tái hòa nhập của những người di cư bất thường [36]. Thành lập Quỹ Ủy
thác châu Phi, tiền tài trợ của châu Âu chủ yếu được rót qua quỹ với mục đích
“giải quyết những thách thức của di cư bất hợp pháp”. Quỹ đã nhận 3,2 tỷ Euro
thông qua các quỹ phát triển châu Âu. Từ năm 2015, có 478 triệu euro được giải
ngân với mục đích “cải thiện quản lý di cư”, gồm các hoạt động như đào tạo cảnh
sát, thẩm phán, thiết lập hệ thống sinh trắc học, cung cấp trang thiết bị bảo vệ biên
giới. Hội nghị này được đánh giá là đã đánh dấu quá trình thể chế hóa việc
chuyển giao quản lý biên giới châu Âu thông qua việc lấy các quỹ phát triển phục
vụ cho kiểm soát nhập cư [36].
Ở Niger, quốc gia quá cảnh ở Tây Phi EU, hợp tác với UNHCR và IOM,
thành lập “trung tâm điều phối khu vực” tại thủ đô Khartum (Sudan) với kinh phí
5 triệu Euro nhằm đào tạo các lực lượng biên phòng và phát triển hợp tác giữa các
54
quốc gia trong cuộc chiến chống buôn lậu người qua biên giới và đề xuất các lựa
chọn thay thế cho việc di chuyển bất thường thông qua kết hợp cung cấp thông
tin, các cơ hội bảo vệ và tái định cư địa phương cho những người có nhu cầu. Một
cách hiệu quả, trung tâm này nhằm ngăn chặn người di cư trước khi họ đến biên
giới của châu Âu, như là một phần của nỗ lực gia tăng gánh nặng cho việc quản lý
di cư ở các quốc gia xuất xứ và quá cảnh [67]. Trong khi đó, Liên minh châu Âu
đã giải ngân 140 triệu euro thông qua Quỹ Ủy thác châu Phi, cũng hoạt động hết
công suất tại Niger và trong đó có ít nhất 36 triệu USD để tăng cường các dịch vụ
an ninh, chưa tính đến 596 triệu Euro thuộc các hiệp định tài trợ song phương
[36].
Đức đang đàm phán với các nước châu Phi để chấp nhận công dân của họ,
những người không đủ tiêu chuẩn xin tị nạn trong nước. Một số quốc gia -
Algeria, Morocco và Tunisia đã đề nghị hỗ trợ cho sáng kiến này. Các nước khác
như Benin, Senegal, Guinea-Bissau, Niger, Nigeria và Sudan được yêu cầu lấy lại
công dân của họ, những người có thể không nhận được t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_ung_pho_voi_nhap_cu_o_lien_minh_chau_au.pdf