Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tại Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 17 (tháng 12/2005) đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh là : "Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế- xã hội phát triển. Không ngừng đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy mạnh mẽ vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tạo tiền đề để đến năm 2020 là tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ".
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp và mô hình chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ 2006-2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ yếu là lao động được tuyển tại các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh. Biểu dưới đây sẽ cho biết việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong KCN.
Biểu…..
LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BẮC NINH
(Tính đến thời điểm 30/6/2005)
TT
KCN
LĐ khác
LĐ có nghề
LĐ phổ thông
Tổng số
1
KCN Tiên Sơn, Tân Hồng- Hoàn Sơn
162
2.752
2.599
5.513
2
KCN Quế Võ
0
655
176
831
3
KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn
0
70
380
450
Tổng cộng
162
3.477
3.155
6.794
Theo thống kê và vận hành các KCN thời gian qua thì 1 lao động trong KCN luôn kéo theo 2 lao động hoạt động dịch vụ bên ngoài KCN.
Qua kết quả bước đầu nêu trên cho thấy các KCN ở Bắc Ninh đã mang lại bầu không khí mới cho hoạt động sản xuất-kinh doanh trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần tích cực tạo ra một số sở vật chất, kỹ thuật thực hiện chiến lược CNH-HĐH, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động làm việc trong và ngoài KCN là, hạt nhân hình thành các khu đô thị mới.
4.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Nhu cầu phát triển ngày càng cao của KCN, trình độ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc càng hiện đại thì trình độ của ngưởi lao động sản xuất, của người quản lý, đòi hỏi phải thường xuyên được nâng cao.
Thời gian qua, việc đào tạo đang chưa theo kịp thực tế phát triển của các KCN, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Trong số lao động đang làm việc trong KCN có 65 -70 % lao dộng tại địa phương, trong số đó lao động đã được đào tạo tại các trường dạy trong tỉnh chỉ chiếm 21,5 %, còn lại là các lao động do chính các doanh nghiệp tự đào tạo. Có một thực tế là có công nhân được đào tạo qua các trường nghề không đáp ứng được trình độ đòi hỏi của KCN bởi các trang thiết bị của nhà trường nghề đã quá lạc hậu không theo kịp quá trình phát triển. Hiện nay, vẫn còn có những Trung tâm, Trường tiến hành việc đào tạo các chuyên ngành không phù hợp với các chuyên ngành trong KCN như Trường công nhân xây dựng, Trường công nhân hoá chất-mỏ, dẫn đến việc phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp trong KCN.
Các nhà đầu tư quan niệm về chất lượng lao động chính là quan tâm tới chất lượng sản phẩm, tới sự sống còn của dự án đầu tư. Quá trình xúc tiến đầu tư vào các KCN đang đề ra hàng loạt công việc phải làm, trong đó có việc phải chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực phải nhìn từ hai giác độ đó là không chỉ dáp ứng yêu cầu của KCN mà còn đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất làm KCN được đảm bảo chuyển đổi nghề nghiệp, có cuộc sống ổn định và cải thiện hơn trước. Điều đó không chỉ mang ý nghĩa thực tế trước mắt mà còn mang đậm giá trị nhân văn cao cả.
4.3.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về lao động địa phương.
Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công cho phát triển các KCN, Khu đô thi là quản lý Nhà nước. Hiện nay, quản lý Nhà nước đối với KCN theo cơ chế "Một cửa, tại chỗ" đã phát huy tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển các KCN. Cơ chế này được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh cho Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý Nhà nước.
Bằng cơ chế uỷ quyền, hiện nay Ban quản lý các KCN tỉnh, Sở lao động - Thương binh và Xã hội được trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lý Nhà nước về lao động; đồng thời được đòi hỏi nhiều hơn trong việc tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các Sở, ban ngành, UBND các huyện thị xã, giải quyết các công việc nhanh hơn, giảm thiểu, các chi phí cho việc thực hiện các thủ tục hành chính cho nhân dân, doanh nghiệp.
Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế Một cửa, tại chỗ" đã phát huy tác dụng tốt, đã tạo được lòng tin đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại nhiều thủ tục rườm rà, cần có sự chỉ đạo đồng bộ từ tỉnh tới các Sở, ban, ngành để khắc phục sớm trong thời gian tới.
Tóm lại, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm đến công tác giai quyết việc làm và đào tạo nghể cho người lao động nhất là những người lao động đã thực hiện việc bàn giao đất cho Nhà nước để phát triển khu công nghiệp, đô thị. Hàng năm, Tỉnh đã tranh thủ các nguồn vốn từ chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác cho vay để tạo việc làm mới cho người lao động. Việc tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục phát triển các làng nghề, phát triển các KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện các đề án xuất khẩu lao động trong những năm 2001-2005 đã tạo việc làm cho trên 74.000 lao động, tăng bình quân trên 10%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng cao đạt mức 28% năm 2005. Việc, thực hiện chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm dã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho các tầng lớp nhân dân nói chung, cho người dân có đất thu hồi phát triển khu công nghiệp và đô thị nói riêng, tạo tiền đề quan trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh.
5. Những vấn đề đặt ra qua kết quả điều tra (tính đến 1/7/2004) đối với một số vùng bị thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả điều tra tính đến 1/7/2004 đối với một số vùng bị thu hồi đất phát triển KCN, đô thị tỉnh Bắc Ninh đã và đang đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới.
5.1. Về chất lượng nguồn lao động.
Chất lượng nguồn lao động tại Bắc Ninh đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên dịa bàn: Tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH so với lực lượng lao động chưa cao, lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp Trung học trở xuống còn khá lớn, gây khó khăn cho công tác đào tạo nghề, ngoài ra họ không quen với môi trường lao động công nghiệp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn, chưa tập trung đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp kỹ thuật trở lên còn ít (7,7%), trong khi đó lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 73%, thiếu lực lượng công nhân lành nghề như cơ khí, xây dựng. . . các chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông thừa rất nhiều.
Qua điều tra cho thấy:
Đối với huyện Tiên Du: lao động ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp và một số ngành nghề: sản xuất bếp than tổ ong (Hoàn Sơn); tơ tằm, xây dựng (Nội Đuệ)...Tỷ lệ lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh là khá cao vì ở đây tạo cho họ được thu nhập ổn định, trong khi đó tại địa phương không có nhiều nghề phụ. Tuy nhiên có một số người trong hộ dân, sau khi bàn giao đất cho Nhà nước đã quá tuổi tuyển dụng nên không được tiếp nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp KCN (hoặc có thể chỉ được tuyển dụng vào làm các công việc theo hợp đồng có tính chất thời vụ). Do vậy, họ phải tự tìm việc thích hợp cho mình. Đây cũng là vấn dề mà các cấp chính quyền cần quan tâm.
Mặt khác, trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động hiện có của toàn huyện là 66.796 người thì :lao động chưa qua đào tạo là 44.132người; đã qua dào tạo nghề và tương đương là 16.750người (trong dó có 2.441 người được cấp bằng); Trung học chuyên nghiệp là 3.810 người; Cao đẳng, đại học là 2.104 người .
- Đối với huyện Từ Sơn: lao động ở đây chủ yếu làm dịch vụ- thương mại, sản xuất công nghiệp: T'hép (Đa Hội); Đồ gỗ mỹ nghệ (Phù Khê, Đồng Quang); Xây dựng (Tương Giang); Da nghề (Đình Bảng).. Do vậy, tỷ lệ lao động làm việc tại các doanh nghiệp là rất thấp vì lao động ở đây muốn hoạt động thương mại, dich vụ và các hoạt động khác tạo cho họ thu nhập khá cao, không bi bó buộc về thời gian và kỷ luật lao động, cho nên họ không muốn vào làm việc tại các KCN. Mặt khác, các hộ dân ở đây chủ yếu là sản xuất các sản phẩm mang tính "cha truyền, con nối" có từ lâu đời, các làng nghề truyền thống, cho nên họ vừa phải bảo tồn các ngành nghề có sẵn của gia đình, của dòng họ, ngoài ra còn phải thuê nhân công từ nơi khác đến. Trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động hiện có của toàn huyện là 63.876người thì lao động chưa qua đào tạo là 30.658người; đã qua đào tạo nghề và tương đương là 27.011người (trong đó có 2.399người được cấp bằng); Trung học chuyên nghiệp là 3.827người; cao đẳng, đại học là 2.380người.
- Đối với huyện Quế Võ: Cũng như huyện Tiên Du, lao động ở đây chủ yếu làm nông nghiệp thuần tuý, không có làng nghề truyền thống nên khi bàn giao đất cho Nhà nước phát triền công nghiệp thì một số lượng lớn người dân không có việc làm đã xảy ra. Tuy nhiên, thực hiện chủ trưong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tỷ lệ lao động của huyện vào làm việc tại các doanh nghiệp KCN ngày càng tăng. Về mặt chất lượng, do trình độ của nguồn lao động còn nhiều hạn chế nên có tới 80% lao động của địa phương là lao động phổ thông. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động hiện có của toàn huyện là 75.503 người thì : lao động chưa qua đào tạo là58.369người ; đã qua đào tạo nghề và tương đương là 12.408người (trong đó cỏ 3.363 người được cấp bằng); Trung học chuyên nghiệp là 3.172người; Cao đẳng, đại học là 1.554 người.
Thực tế cho thấy, ở các nước phát triển, cứ một cử nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng thì cần có 4 kỹ thuật viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật, cơ cấu lao động là 1-4-10. Kết quả điều tra cho thấy tỉnh Bắc Ninh. Việt Nam đang thiếu thợ giỏi, thừa kỹ sư tồi, cơ cấu 1ao động và chất lượng lao động ở Việt Nam còn lạc hậu so với yêu cầu thực tế gây bất lợi cho quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá.
5.2. Về số lượng lao động.
- Số lượng lao động được giải quyết việc làm hàng năm liên tục tăng nhưng chưa bền vững. Giải quyết việc làm ở những đia phương phải thu hồi đất để xây dựng các KCN, khu đô thị còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù các doanh nghiệp vẫn rất khan hiếm về lao động, đặc biệt là ngành may mặc, chế biến thực phẩm và da giày.
- Công tác quản lý nhà nước về lao động việc làm và dạy nghề còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp và người lao động chưa thực hiện nghiêm túc pháp luật lao động. Sự phối kết hợp giữa các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong công tác giải quyết việc làm và dạy nghể chưa được phát huy, hiệu quả đạt được còn thấp.
- Một số tổ chức, cá nhân không có chức năng giới thiệu việc làm nhưng vẫn tuyển dụng lao động vào các doanh nghiệp trái với pháp luật lao động, gây hoang mang, mất lòng tin cho người lao động và dự luận xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp ở nông thôn tuy không lớn những dư thừa lao động còn khá cao. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động bình quân 5 năm (2001 -2004) mới chỉ đạt 78,33%.
Những vấn đề đặt ra trên đây có tác động lớn đến việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các KCN nhằm giải quyết nhu cầu cho sự phát triển của sự nghiệp CNH-HĐH. Trong sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực này cũng cần quan tâm đặc biệt đến vùng có đất chuyển đổi sang làm công nghiệp và đô thị.
Chương ba
GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC VÙNG NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẬP TRUNG VÀ ĐÔ THỊ TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI KỲ 2006-2010-2015
1. Phương hướng, mục tiêu chủ yếu 5 năm 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tại Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 17 (tháng 12/2005) đã xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh là : "Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế- xã hội phát triển. Không ngừng đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát huy mạnh mẽ vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tạo tiền đề để đến năm 2020 là tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ". Dù th¶o b¸o c¸o chÝnh trÞ ®· dÉn, trang 24
Báo cáo chính trị đã xác định mục tiêuchủ yếu 5 năm 2006-2010 là:
- "Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 14,2%, trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,2%; công nghiệp- xây dựng tăng 18,3% (riêng công nghiệp tăng 19,3%); dịch vụ tăng 14,5%.
- Đến năm 2010, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 14,9% GDP, công nghiệp và xây dựng 55,8%, dịch vụ 29,3%.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.115USD.
- Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đạt trên 40%.
- Thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 2.200tỷ đồng, tăng bình quân 16,8% năm, tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 14%.
- Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010; 100% các trường học được kiên cố hoá.
- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 22-24 nghìn lao động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 39-40%.
- Hàng năm giảm tỷ lệ sinh 0,3%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20%; 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 75% làng, khu phố được công nhận văn hoá các cấp, 95% cơ quan được công nhận công sở văn hoá. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 dưới 7% (theo tiêu chí năm 2005).
- Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Phấn đấu đến năm 2010 có 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh. Xây dựng chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Dù th¶o b¸o c¸o chÝnh trÞ ®· dÉn, trang 25-26
Phương hướng, mục tiêu, định hướng do Đại hội xác định trên đây là những căn cứ chính trị quan trọng cho sự phát triển tổng thể kinh tế- xã hội nói chung và cho lĩnh vực chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho cư dân các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và đô thị tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong những năm tới, nhất là thời kỳ 2006-2015.
2. Tầm nhìn dài hạn của Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đang tiến hành xây dựng định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh đến năm 2015 trên cơ sở rà soát, bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đã được phê duyệt đến năm 2010, trong đó "làm rõ con đường công nghiệp hoá đặc thù của tỉnh Bắc Ninh: công nghiệp hoá và đô thị hoá bổ trợ cho nhau để đi nhanh tới hiện đại hoá vào giai đoạn sau" Ph¸t huy lîi thÕ so s¸nh, ®Èy m¹nh ph¸t triÓn kinh tÕ tØnh B¾c Ninh- luËn ¸n tiÕn sü kinh tÕ, NguyÔn ThÕ Th¶o, 2005, trang 131.
theo đó:
- Công nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng vào các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hoặc có khả năng cạnh tranh; sản phẩm đã có lợi thế do trải qua giai đoạn bảo hộ; các sản phẩm có cạnh tranh thấp cần đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ; các sản phẩm dựa trên lợi thế nguồn lao động; các sản phẩm, dựa trên lợi thế do ảnh hưởng lan toả của trung tâm kinh tế lớn là Thủ đô Hà Nội; các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đón đầu công nghệ; các sản phẩm mới do thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư trong nước từ ngoài tỉnh".,8,9 Tµi liÖu trªn trang 132, 133, 138, 139
- "Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng góp phần vào phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, với các sản phẩm sạch, vành đai xanh, tạo điều kiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và xây dựng các khu đô thị mới gắn với nông nghiệp sinh thái".8
- "Dịch vụ Bắc Ninh cần hướng vào khai thác các sản phẩm du lịch: tham quan, du lịch văn hoá và hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, hình thành các Trung tâm thương mại của tỉnh, tiến tới thu hút vốn đầu tư để có các Trung tâm thương mại lớn của vùng vào năm 2010- 2015. Phát triển các dịch vụ cao cấp: Trung tâm tài chính, thanh toán, tư vấn, giao dịch, xúc tiến thương mại, các dịch vụ mới, chợ đấu giá nông sản của vùng".9
3. Dự báo phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 Sè liÖu t¹i môc nµy do Ban qu¶n lý c¸c KCN B¾c Ninh cung cÊp.
.
Trong các năm 2004-2005, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh đã khởi sắc, những năm tới, xu hướng này tiếp tục tăng nhanh. Các KCN tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị được những tiền đề cơ bản để phát triển. Dự báo đến năm 2010, các KCN tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục phát triển theo hướng phát triển bền vững, cụ thể là:
- Các KCN sẽ được xây dựng theo hướng đa ngành, gắn với qui hoạch phát triển đô thị. Mỗi KCN sẽ thu hút được một số nhà doanh nghiệp sản xuất đầu đàn, theo đó nhiều doanh nghiệp vệ tinh và phụ trợ sẽ được thu hút theo.
- Đến năm 2010, các KCN sẽ thu hút được khoảng 400 dự án, với số vốn đăng ký từ 1,2¸1,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong KCN sẽ tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 11-12 nghìn tỷ đồng (chiếm 65¸70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh), kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD (bằng 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh).
- Hiệu quả phát triển các KCN sẽ được nâng cao do:
· Thương hiệu KCN Bắc Ninh có gắn với tên tuổi thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm chất lượng cao.
· Chức năng của KCN được điều chỉnh, trong đó ưu tiên các dự án cơ khí và điện tử tiên tiến, vật liệu mới thay thế vật liệu thông thường; hình thành các khu, cụm liên hợp về dật- da- may mặc; sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
· Qui hoạch KCN gắn kết chặt chẽ với qui hoạch khu đô thị ngay từ đầu, tạo mạng lưới kết cấu hạ tầng gắn kết giữa KCN và khu đô thị, các ngành dịch vụ tương hỗ trược hình thành và phát triển.
· KCN tập trung được gắn kết với các cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của các huyện, thị xã. Các cụm công nghiệp sẽ là địa bàn tiếp nhận các dự án không thuộc diện ưu tiên vào KCN tập trung, và các dự án có vai trò và chức năng làm vệ tinh, gia công cho các doanh nghiệp chủ lực trong cácKCN tập trung.
4. Dự báo thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển các KCN và đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. Sè liÖu t¹i môc nµy do Së Tµi nguyªn vµ m«i trêng cung cÊp.
Giai đoạn 2006-2010 toàn tỉnh Bắc Ninh được dự báo sẽ thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất để dùng vào phát triển các ngành phi nông nghiệp là 6.229,56 ha. Chỉ tiêu các loại đất và địa điểm được dự báo theo các huyện, thị xã, cụ thể như sau:
4.1. Dự báo cho thời kỳ 2006-2010.
4.1.1. Đất ở.
- Đất ở nông thôn tăng 489,42 ha trong đó tại huyện Yên Phong 65,0ha, Quế Võ 97,76ha, Thuận Thành 71,77 ha, Tiên Du 93,0ha, Từ Sơn 45,0ha, Gia Bình 60,94 ha và Lương Tài 55,8ha.
- Đất ở đô thị tăng 539,58 ha, trong đó thị xã Bắc ninh 199,55 ha, huyện Yên Phong 89,52ha, Quế Võ 75,64ha, Thuận Thành 33,98 ha, Tiên Du 47,88ha, Từ Sơn 67,45ha, Gia Bình 15,0 ha và Lương Tài 10,56ha
4.1.2. Đất chuyên dùng.
Dự kiến tăng 5200,56 ha trong đó tại thị xã Bắc Ninh 367,77ha, huyện Yên Phong 621,05ha, Quế Võ 1375,8ha, Thuận Thành 633,91ha, Tiên Du 1053,28ha, Từ Sơn 599,62ha, Gia Bình 237,46ha và Lương Tài 311,67ha.
- Đất trụ sở cơ quan tăng 70,48ha tại thị xã Bắc Ninh 10,08ha, huyện Yên Phong 5,45ha, Quế Võ 10,71ha, Thuận Thành 10,3ha, Tiên Du 10,6ha, Từ Sơn 13,16ha, Gia Bình 3,65 ha và Lương Tài 6,53ha.
- Đất quốc phòng an ninh tăng 42,4ha trong đó: tại thị xã Bắc Ninh 0,82ha, huyện Yên Phong 2,96ha, Quế Võ 30,54ha, Thuận Thành 1,0ha, Tiên Du 1,83ha, Từ Sơn 1,81ha, Gia Bình 2,96 ha và Lương Tài 0,49ha.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3339,04ha tại thị xã Bắc Ninh 99,91ha, huyện Yên Phong 427,74ha, Quế Võ 1060,29ha, Thuận Thành 448,35ha, Tiên Du 754,64ha, Từ Sơn 305,15ha, Gia Bình 98,71 ha và Lương Tài 144,25ha.
- Đất có mục đích công cộng tăng 1675,07ha tại thị xã Bắc Ninh 247,37ha, huyện Yên Phong 176,9ha, Quế Võ 266,66ha, Thuận Thành 166,16ha, Tiên Du 274,2ha, Từ Sơn 269,3ha, Gia Bình 123,08 ha và Lương Tài 151,4ha.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng 6,3 ha trong đó: tại huyện Yên Phong 1 ha, Quế Võ 1 ha, Tiên Du 2,3 ha, Gia Bình 1 ha và Lương Tài 1 ha.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 34,26 ha trong đó: tại thị xã Bắc Ninh 4,59ha, huyện Yên Phong 3 ha, Quế Võ 3,6 ha, Thuận Thành 3,1 ha,Tiên Du 4,7 ha, Từ Sơn 5,2 ha, Gia Bình 5,06 ha và Lương Tài 5,0 ha.
Biểu…..
Dự báo sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006-2010
Đơn vị : ha
STT
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu kế hoạch đến 2010
Chia ra các huyện
Thị xã Bắc Ninh
Yên Phong
Quế Võ
Thuận Thành
Tiên Du
Từ Sơn
Gia Bình
Lương Tài
Đất nông nghiệp
6229.56
567.32
775.67
1549.20
739.66
1194.16
712.07
313.40
378.08
1
Đất ở
1029.00
199.55
154.62
173.40
105.75
140.88
112.45
75.94
66.41
1.1
Đất ở tại nông thôn
489.42
0.00
65.10
97.76
71.77
93.00
45.00
60.94
55.85
1.2
Đất ở tại đô thị
539.58
199.55
89.52
75.64
33.98
47.88
67.45
15.00
10.56
2
Đất chuyên dùng
5200.56
367.77
621.05
1375.80
633.91
1053.28
599.62
237.46
311.67
2.1.
Đất trụ sở cơ quan
70.48
10.08
5.45
10.71
10.30
10.60
13.16
3.65
6.53
2.2
Đất quốc phòng an ninh
42.21
0.82
2.96
30.54
1.00
1.83
1.81
2.96
0.49
2.3
Đất sản xuất kinh doanh phi NN
3339.04
99.91
427.74
1060.29
448.35
754.64
305.15
98.71
144.25
2.3.1
Đất khu công nghiệp
2876.76
26.40
414.50
917.30
429.00
598.94
300.46
75.00
115.16
2.3.2
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
422.28
73.51
9.04
135.99
14.15
152.70
4.69
15.50
16.70
2.3.3
Đất cho hoạt động khoáng sản
0.000
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
2.3.4
Đất SXVLXD
40.000
0.00
4.20
7.00
5.20
3.00
0.00
8.21
12.39
2.4
Đất có mục đích công cộng
1675.07
247.37
176.90
266.66
166.16
274.20
269.30
123.08
151.40
2.4.1
Đất giao thông
791.25
123.00
69.30
124.69
92.44
184.00
84.00
57.60
92.22
2.4.2
Đất thuỷ lợi
184.98
4.23
32.38
35.30
25.32
25.84
10.35
27.46
24.10
2.4.3
Đất để truyền dẫn năng lượng
10.50
1.50
1.00
1.00
1.00
2.00
2.00
1.00
1.00
2.4.4
Đất cơ sở văn hoá
193.29
66.80
12.58
36.87
14.25
16.57
39.20
4.75
2.27
2.4.5
Đất cơ sở y tế
42.65
8.92
12.70
4.50
3.00
5.00
3.40
2.50
2.63
2.4.6
Đất cơ sở giáo dục đào tạo
164.87
6.52
26.94
12.30
10.65
11.31
71.70
13.27
12.18
2.4.7
Đất thể dục thể thao
160.53
10.40
10.00
10.00
10.00
53.98
46.15
10.00
10.00
2.4.8
Đất chợ
15.00
1.00
2.00
2.00
2.50
1.50
2.50
1.50
2.00
2.4.9
Đất có di tích, danh thắng
25.00
25.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
2.4.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
87.00
0.00
10.00
40.00
7.00
10.00
10.00
5.00
5.00
2.5
Đất tôn giáo tín ngưỡng
6.30
0.00
1.00
1.00
0.00
2.30
0.00
1.00
1.00
2.6
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
34.26
4.59
3.00
3.60
3.10
4.71
5.20
5.06
5.00
2.7
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
2.8
Đất phi nông nghiệp khác
33.00
5.00
4.00
3.00
5.00
5.00
5.00
3.00
3.00
4.2. Dự báo tiến độ từng năm.
4.2.1. Tiến độ chung:
- Năm 2006 diện tích đất phi nông nghiệp là 1412,96 ha, trong đó đất ở nông thôn 120,5ha, đất ở đô thị 120 ha, đất trụ sở cơ quan 15ha, đất quốc phòng an ninh 40,3ha, đất khu công nghiệp 585ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 86ha, đất giao thông 191 ha, đất thuỷ lợi 40 ha, đất cơ sở văn hoá 51,5ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo 11,65 ha, đất thể dục thể thao 48,5 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 18 ha, các loại đất khác 30,5 ha.
- Năm 2007 diện tích đất phi nông nghiệp là 1297,06ha, trong đó đất ở nông thôn 109,96ha, đất ở đô thị 112 ha, đất trụ sở cơ quan 18 ha, đất quốc phòng an ninh 2,1 ha, đất khu công nghiệp 573ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 86 ha, đất giao thông 185 ha, đất thuỷ lợi 38 ha, đất cơ sở văn hoá 50 ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo 27 ha, đất thể dục thể thao 38,5 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 18 ha, các loại đất khác 39,5 ha.
- Năm 2008 diện tích đất phi nông nghiệp là 1.247,1 ha trong đó đất ở nông thôn 102,8 đất ở đô thị 110 ha, đất trụ sở cơ quan 15 ha, đất khu công nghiệp 575 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 86 ha, đất giao thông 170 ha, đất thuỷ lợi 36 ha, đất cơ sở văn hoá 36 ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo 27ha, đất thể dục thể thao 33,5 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 17ha, các loại đất khác 38,8ha.
- Năm 2009 diện tích đất phi nông nghiệp là 1.168,08ha trong đó đất ở nông thôn 92,8 đất ở đô thị 103 ha, đất trụ sở cơ quan 13 ha, đất khu công nghiệp 580 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 86,78 ha, đất làm VLXD, đất giao thông 120 ha, đất thuỷ lợi 35 ha, đất cơ sở văn hoá 30 ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo 27ha, đất thể dục thể thao 31,5 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 17ha, các loại đất khác 32ha.
- Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp là 1.10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS26.docx