Luận văn Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân huyện Ea kar, tỉnh Đăk Lăk

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Tình hình nghiên cứu . 3

3. Mục đích nghiên cứu. 6

4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

4.1. Nhiệm vụ. 7

4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Phương pháp nghiên cứu. 8

6. Kết cấu của luận văn . 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT

ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT

KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT

ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN . 9

1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, chủ thể, phương thức khiếu kiện quyết

định hành chính trong lĩnh vực đất đai. . 9

1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định

hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân. 177

1.3. Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh

vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân . 25

1.3.1. Hiến pháp 2013 . 25

1.3.2. Pháp luật tố tụng hành chính. 26

1.3.3. Pháp luật đất đai. 27

1.4. Ý nghĩa của việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh

vực quản lý đất đai tại Tòa án nhân dân . 28

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân huyện Ea kar, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai phù hợp, theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay. Như vậy, việc hội nhập quốc tế luôn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai về kết quả và chất lượng. 1.5.6.Yếu tố về trang thiết bị, cơ sở vật chất ngành Tòa án: Bên cạnh những yếu tố khác thì cơ sở vật chất của Toà án nhân dân, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộNgành Toà án có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hành chính về đất đai. Cơ sở vật chất phục vụ xét xử bao gồm: Trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác xét xử, các tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứucó những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng xét xử của Toà án nhân dân. Điều kiện vật chất, cụ thể là máy móc; phương tiện làm việc, đi lại; trụ sở làm việc, phòng xét xử, phòng nghị án được trang bị đầy đủ, hiện đại thì sẽ góp phần trực tiếp vào việc thể hiện sự trang nghiêm của cơ quan công quyền; Đội ngũ cán bộ Toà án có đủ phương tiện làm việc thì việc xét xử sẽ đảm bảo chất lượng hơn, họ sẽ tập trung vào công việc mà không bị chi phối bởi sự khó khăn về điều kiện, phương tiện làm việc. Chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc, chống lại sự tha hoá, biến chất, mua chuộc; ngược lại, chế độ đãi ngộ không hợp lý sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lơ là công việc, không hăng say phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tham gia xét xử. Chế độ chính sách đãi ngộ giữ vai trò hết sức quan trọng, từ chế độ đề bạt, bổ nhiệm bố trí đến chế độ khen thưởng, chế độ tiền lương 37 và kỷ luật đây là động lực thúc đẩy cán bộ Ngành Toà án không ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tiểu kết chương 1 Trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh việc thực hiện quản lý nhà nước bằng các hành vi hành chính, Nhà nước còn thực hiện hoạt động quản lý về đất đai thông qua việc ban hành các quyết định hành chính. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự tác động của các quyết định hành chínhnày có thể thực hiện quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật khi cho rằng các quyết định hành chính trong quản lý đất đai xâm phạm đến và quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai có những ý nghĩa nhất định đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với người khởi kiện và với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Quá trình giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố như yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, yếu tố phong tục tập quán, yếu tố chính sách pháp luật, yếu tố năng lực của cán bộ thẩm phán ngành Tòa án, yếu tố hội nhập quốc tế, yếu tố cơ sở vật chấtTất cả các yếu tố này đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đây là những nội dung nghiên cứu của chương 1, là cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung tiếp theo của chương 2. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích tự nhiên hơn 1.000km2; hơn 143.000 nhân khẩu, gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống; mật độ dân số là 138,32 người/km2,huyện Ea Kar được thành lập ngày 13/9/1986, theo Quyết định số 108/1986/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Huyện Ea Kar có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn và 14 xã. Trung tâm huyện có quốc lộ 26 đi qua, nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung, trong đó có Phú Yên và Khánh Hoà. Hệ thống giao thông đi và đến Ea Kar cũng đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các quốc lộ 26, 29 và tỉnh lộ 11, 19. Đây là cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi để huyện Ea Kar đẩy mạnh giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tốc độ cao. Bên cạnh đó, đất đai và khí hậu của huyện Ea Kar khá thuận lợi nên rất phù hợp với phát triển nông nghiệp hàng hoá, như kinh tế trang trại nông - lâm, văn hóa - du lịch, nhất là phát triển du lịch sinh thái...12 Hiện nay, huyện Ea Kar là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: nhiều mỏ đá với trữ lượng khá lớn; cát xây dựng (ở các xã Ea Ô, Cư Elang, Ea Sô); quặng Penspat (ở xã Ea Sô, Ea Sar); mỏ Sét sản xuất gạch ngói (ở xã Ea Ô, Cư Prông, Cư Huê); mỏ Đồng (ở thị trấn Ea Knốp); 12Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đông tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Hiếu; 39 vàng sa khoańg, đá quý và bán đá quý phân bố tại các thôn thuộc 9, xã Cư Elang Tất cả đều đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển.13 Huyện Ea Kar có tổng diện tích rừng khá lớn, với hơn 37.600 ha. Trong đó, rừng phòng hộ gần 873 ha; rừng đặc dụng hơn 21.100 ha; rừng sản xuất hơn 15.600 ha. Do nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình khá thuận lợi, tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Ea Kar khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện phân bố chủ yếu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, chiếm tỷ lệ 57,30% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Thảm thực vật và hệ động vật rừng của huyện Ea Kar cũng phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể, mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới. Trong đó, về thực vật có 139 họ, với 709 loài; về động vật có 44 loài thú, thuộc 22 họ và 17 bộ (có 17 loài thuộc diện quý hiếm, có trong sách đỏ Việt Nam); 158 loài chim thuộc 51 họ và 15 bộ (có 9 loài trong sách đỏ Việt Nam); 23 loài lưỡng cư bò sát thuộc 11 họ và 3 bộ... Từ năm 1975 đến nay, huyện Ea Kar đã trở thành nơi hội tụ của nhiều dân tộc trong cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê; các dân tộc từ nơi khác chuyển đến, gồm: Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân kiều, Xê Đăng... sinh sống rải rác ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cộng đồng các dân tộc anh em với những truyền thống riêng đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo. Nhưng nổi bật vẫn là bản sắc văn hoá truyền thống của người Ê Đê. Huyện Ea Kar còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong những năm chiến tranh, nơi đây có những căn cứ kháng chiến. Điển hình là Buôn Trưng thuộc xã Cư Bông là một căn cứ cách mạng nổi tiếng thời chống Mỹ, cần được giữ gìn và xây dựng thành khu văn hoá lịch sử. Những 13Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đông tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Hiếu; 40 yếu tố trên là cơ sở cấu thành tiềm năng cho phát triển du lịch - văn hóa ở huyện Ea Kar. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện Ea Kar đã tăng 14 -15%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh Đắk Lắk). Công nghiệp xây dựng tăng 23-24%; dịch vụ tăng 20-21%; Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 35 triệu đồng/năm. Thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 11% GDP (theo giá hiện hành). Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 11,29% so với giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của huyện đứng thứ tư trong tỉnh. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện Ea Kar cũng phát triển mạnh. Chỉ riêng cụm công nghiệp Ea Đar đã thu hút được 12 doanh nghiệp đầu tư và đang hoạt động hiệu quả, như Công ty cổ phần CP, Công ty Việt Thắng v.v.. Bên cạnh đó, huyện Ea Kar còn có nhiều công ty, nhà máy, như: Công ty Cổ phần Mía - Đường 333, Công ty Thiên Long Phát, Nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng chục công ty, nhà máy, cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản làm ăn có hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của huyện, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân. Thị trấn Ea Kar đã có hệ thống ngân hàng, siêu thị, khu thương mại, dịch vụ vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển khá nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân địa phương cũng như du khách. Với tiềm năng và điều kiện tự nhiên ưu đãi, kinh tế - xã hội phát triển, vùng đất Ea Kar trở nên năng động với phát triển đa dạng, phong phú, cùng với sự thân thiện, dễ mến của con người Ea Kar, trở thành nơi lý tưởng thu 41 hút nhiều người đến làm ăn, sinh sống. Chính vì thế, mỗi tấc đất của huyện Ea Kar, nhất là ở khu vực trung tâm huyện, đang thực sự là “tấc vàng”.14 Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như vậy, thực tiễn hoạt động quản lý đất đai tại huyện Ea Kar cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết và điều chỉnh kịp thời. Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện phát sinh nhiều vụ việc trong lĩnh vực hành chính đất đai, khiến người dân bức xúc, không đồng ý với câu trả lời của cơ quan hành chính Nhà nước quản lý đất đai. Điển hình như vụ việc, từ năm 1988 - 1990, những người dân tại thôn 15, xã Cư Elang (trước là thôn 4B, xã Cư Elang), huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk thuộc diện di cư tự do từ tỉnh Lạng Sơn vào khai hoang, khai khẩn, dựng nhà chăn nuôi sản xuất từ đó đến nay. Các hộ dân sinh sống sản xuất ổn định, chưa một lần có các cơ quan chính quyền hay lâm trường thông báo về việc các hộ dân xâm phạm, lấn chiếm đất rừng thuộc diện quản lý của Lâm trường Ea Kar15. Điều lạ lùng là từ khi có dự án Hồ tích nước Krông Păk Thượng (tháng 01/2015), thì người dân thôn 15, xã Cư Elang mới biết đất nhà mình khai hoang từ năm 1987 – 1993 nằm trong diện quản lý của Lâm trường Ea Kar. Từ những ngày đầu khai hoang, người dân canh tác ổn định lâu dài không xảy ra tranh chấp với bất kỳ cá nhân hay cơ quan tổ chức nào. Vậy mà khi có dự án, được bồi thường hỗ trợ thì bỗng nhiên xuất hiện bên thứ ba đòi quyền lợi làm mất lợi ích chính đáng của người dân nơi đây. Có lẽ, vì phương án đền bù quá lớn nên đã xảy ra tình trạng rất nhiều diện tích đất của dân khai hoang, khai khẩn được đưa vào diện không đủ điều kiện bồi thường hỗ trợ tái canh, tái cư như Thông báo số 15/TB-UBND ngày 08/5/2018 của UBND xã Cư Elang về việc “Công khai nguồn gốc đất, thời 14Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đông tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Hiếu; 15Đắk Lắk: Thông báo số 15 của UBND xã Cư Elang gây thiệt hại cho người dân?, PV Tây Nguyên; 27753.html 42 điểm tạo lập tài sản của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để phục vụ dự án đập chứa nước Krông Păk Thượng tại thôn 15, xã Cư Elang. Khiến người dân vô cùng bức xúc trước việc làm gần như là “thiếu trách nhiệm” của UBND xã Cư Elang và UBND huyện Ea Kar. Mặt khác, UBND xã Cư Elang chỉ căn cứ biên bản họp xét duyệt nguồn gốc đất đai của người bị thu hồi đất phục vụ công trình Hồ chứa nước Krông Păk Thượng (ngày 03/5/2018) để làm căn cứ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại cụm đầu mối đập chứa nước Krông Păk Thượng xã Cư Elang. Từ đó, UBND xã Cư Elang đã ra Thông báo số 15/TB-UBND xã Cư Elang công khai nguồn gốc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất, tài sản trên đất bị thu hồi (thời gian công khai 15 ngày kể từ ngày 08/5 - 23/5/2018) và đã phát trên sóng phát thanh của xã. Vậy lãnh đạo UBND xã Cư Elang cũng như cán bộ địa chính xã, cán bộ thôn họ đã ở đâu, làm gì khi người dân nơi đây đã khai hoang và sinh sống trên mảnh đất này được 30 năm mà không được bồi thường theo quy định khi có dự án? Phải chăng, UBND xã ra Thông báo số 15 công khai nguồn gốc đất của các hộ dân tại thôn 15 không đủ điều kiện để bồi thường là hoàn toàn vô căn cứ, không sát với thực tế, vi phạm nghiêm trọng quyền lợi, lợi ích của nhân dân?. Đa số người dân tại thôn 15 đều mù chữ, kiến thức hiểu biết ít, từ khi có dự án Hồ tích nước Krông Păk Thượng đã có nhiều đoàn kiểm tra xác minh nguồn gốc đất. Nhưng người dân hoàn toàn bất ngờ và cảm thấy hoang mang khi nào thửa đất của gia đình mình bỗng nhiên không đủ điều kiện để được bồi thường hỗ trợ theo Thông báo số 15 của UBND xã Cư Elang16. 16Đắk Lắk: Thông báo số 15 của UBND xã Cư Elanggây thiệt hại cho người dân?, PV Tây Nguyên; 27753.html 43 Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định thu hồi giao cho UBND huyện quản lí và cho phép chuyển đổi mục đích từ đất lâm nghiệp sang nông nghiệp, để thực hiện theo phương án giải quyết đất tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2014, UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi đất của hàng trăm hộ dân để xây dựng công trình hồ chứa nước Krông Păk Thượng, nhưng do giá bồi thường không hợp lí, dẫn đến108 hộ dân gửi đơn khiếu nại vượt cấp kéo dài... Vùng đất ở xã Ea Ô (nay là xã Cư Elang), thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk gồm nhiều hộ dân tộc thiểu số sinh sống như: Mông, Mường, Giao (Mán), Tày, Nùng, Kinh hầu hết số hộ dân này di cư đi vùng kinh tế mới từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, vào đây sinh sống lập nghiệp trước năm 1995. Cuộc sống của họ chân chất đồng quê, suốt ngày chỉ biết lam lũ, đầu tắt mặt tối với ruộng vườn, nương rẫy và đàn gia súc, gia cầm. Đất đai của họ tự khai hoang phục hoá trồng cây công nghiệp, cây ăn trái và đào ao thả cá. Họ sinh sống ổn định trên 20 năm trở lên. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đất đai sản xuất của đồng bào thiểu số ở đây có đủ điều kiện để cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng, khi UBND tỉnh có chủ trương thu hồi đất để xây dựng Công trình Hồ chứa nước ngọt Krông Păk Thượng, thì xảy ra nhiều rắc rối. Thứ nhất, do chính sách đền bù của UBND huyện Ea Kar không hợp lý. Thứ hai, đất của dân tự khai hoang phục hoá đã sử dụng trên 20 năm, sản xuất ổn định và không hề xảy ra tranh chấp, nhưng khi thu hồi, UBND huyện lại cho là người dân “lấn chiếm đất lâm trường trái phép”. Từ đó nảy sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, làm cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Do xác định nguồn gốc đất thiếu căn cứ pháp lí, dẫn tới công tác “bồi thường”, hay “hỗ trợ” còn nhiều mập mờ, gây mất niềm tin của người dân. Chỉ một số hộ được bồi thường đúng mức giá quy định của UBND tỉnh, còn phần lớn được “hỗ trợ” kinh phí quá ít 44 ỏi. Xét về bản chất của vụ việc, hàng trăm hộ dân tộc thiểu số ở đây không “lấn chiếm đất trái phép”. Bởi khi mới di cư vào đây, nhiều hộ kí hợp đồng liên doanh, liên kết trồng rừng với các lâm trường để tạo lập cái ăn, cái ở; một số hộ dân bỏ công sức ra khai hoang phục hoá đất rừng bỏ hoang. Qua tìm hiểu được biết, thấy người dân thiếu đất sản xuất, ngày 28/5/2003, Lâm trường Ea Kar có Tờ trình số: 29/TT-LT “Trả đất cho địa phương để quy hoạch xây dựng dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Ea Rớt, xã Ea Ô” nay là xã Cư Elang, huyện Ea Kar. Ngày 4/7/2003, UBND tỉnh Đăk Lắk ban hành Quyết định số 2107/QĐ-UB, thu hồi quyền sử dụng 2.672,3ha đất của Lâm trường Ea Kar, giao cho UBND huyện Ea Kar quản lí, lập sơ đồ, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp và các loại đất khác, để thực hiện Quyết định số 132/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về việc giải quyết đất sản xuất tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 24/7/2003, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2355/QĐ- UB, cho phép UBND huyện Ea Kar chuyển đổi mục đích sử dụng 391,70ha đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp. Nhiều hộ dân có đủ điều kiện được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2011nhưng trong đó mới chỉ có một số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011, hầu hết số đông các hộ còn lại không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lý do là UBND huyện Ea Kar làm sai lệch hồ sơ. Một số hộ dân được bồi thường với giá đúng bảng giá đất quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk (360 triệu đồng/ha), được nhận tiền từ năm 2013 và 2014. Số đông hộ dân còn lại nhận tiền năm 2015, thì chỉ được hỗ trợ với giá từ 9,6 triệu đồng đến 72 triệu đồng/ha. Với số tiền ít như vậy, rất nhiều hộ dân tộc thiểu số ở đây không thể làm lại được nhà ở và đầu tư vào sản xuất, cuộc sống của họ có thể lặp lại cảnh nghèo đói như cũ. Nhiều trường hợp được UBND huyện Ea Kar bồi thường, không đủ mua cây giống và đất sản xuất để 45 tái lập lại vườn và xây dựng nhà ở. Hộ nhà ông Lý, ở thôn 6B, xã Cư Elang có một khu đất đã được cấp GCNQSDĐ, nhưng phía ngoài được UBND huyện bồi thường với giá 360 triệu đồng/ha, phía trong thì 72 triệu đồng/ha. Nhiều người dân chỉ cho chúng tôi thấy đất của hộ ông Bùi Văn Kiêm cũng ở Thôn 6B, xã Cư Elang. Mấy anh em trong gia đình ông Kiêm tự mở một con đường trong vườn để việc đi lại lên nương rẫy cho tiện. Vậy mà, phía bên này đường thì được bồi thường giá 360 triệu đồng/ha, còn phía bên kia đường chỉ được bồi thường 240 triệu đồng/ha, riêng cái ao nuôi cá cũng được bồi thường. Trong khi diện tích cái ao chỉ có 4.000m2, nhưng cái bờ ao bao quanh lại được bồi thường với diện tích lên đến 6.000m2. Đáng nói hơn, hộ ông Lê Văn Hiệp có 1,1ha đất trồng cây bạch đàn liên kết với Lâm trường Ea Kar trước đây. Diện tích đất xung quanh thì được bồi thường theo giá diện tích đất nông nghiệp 360 triệu đồng/ha. Còn phần diện tích đất chính giữa 1.000m2 thì UBND huyện cho là đất lấn chiếm của lâm trường, nên không bồi thường! Trong số này, các hộ gia đình: ông Vinh, bà Quang, ông Hiểu bà Dung cũng bị áp giá hỗ trợ gây quá nhiều thiệt thòi. Gia đình ông Hiếu còn một cái ao rộng 2.000m2, cùng 3.214m2 đất trồng cà phê, cũng không được bồi thường. Hộ ông Nguyễn Sỹ Vinh bị thu hồi 4,4ha, nhưng giá bồi thường không thể chấp nhận được. Tất cả các hộ dân bức xúc khi thấy UBND huyện Ea Kar áp giá bồi thường trái với bảng giá đất quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk, người dân gửi đơn khiếu nại. Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND huyện Ea Kar cho biết: “Việc UBND huyện đền bù giải toả và giải quyết khiếu nại là “đúng quy trình”, tất cả các hộ dân đã nhận hết tiền bồi thường từ cách đây đã hai năm, hiện nay hồ chứa nước sắp dẫn nước đi khắp nơi, người dân đã làm nhà ở ổn định và không còn ai khiếu nại”. Trên thực tế, các cơ quan chức năng ở địa phương và Trung ương vẫn đang nhận được đơn khiếu 46 nại gay gắt của trên 100 hộ dân.17 Với những hoạt động quản lý đất đai, bồi thường không hợp lý như vậy, người dân huyện Ea Kar không thể không bức xúc, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Như vậy, có thể thấy, tình hình tranh chấp hành chính về đất đai trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, người dân không thỏa mãn với cách giải quyết của Ủy ban nhân dân, dễ phát sinh nhiều khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND, chủ tịch UBND các cấp trong hoạt động quản lý đất đai. 2.2. Thực tiễn giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thụ lý 13.548 vụ, việc các loại; giải quyết 12.478 vụ, việc; đạt tỷ lệ 92,1%. So với năm 2017, số vụ, việc thụ lý tăng 2.659 vụ, việc; số vụ, việc giải quyết tăng 2.361 vụ, việc. Công tác giải quyết các loại vụ án đều vượt chỉ tiêu, kế hoạch công tác đã đề ra, các vụ án cơ bản được đưa ra xét xử đúng pháp luật. Riêng đối với án hành chính: thụ lý 157 vụ, giải quyết 144 vụ, còn lại 13 vụ, đạt 91,7%. Trong giải quyết án hành chính nói chung, án hành chính về lĩnh vực đất đai nói riêng, Tòa án chú trọng tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thu thập chứng cứ đầy đủ nhằm đảm bảo chất lượng xét xử18. Theo thống kê, số lượng án hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tập trung nhiều ở một số huyện như huyện Ea H'leo, Cư M'gar, Krông Pắk và đặc biệt là ở thành phố Buôn Mê Thuột, riêng số lượng án hành chính về tranh chấp đất đai được giải quyết ở huyện Ea Kar chiếm số lượng khá ít. Các vụ án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai do 17Huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk, một hồ chứa nước quá nhiều gợn sóng, nhóm PVĐT, Báo người cao tuổi, số 177, (2016) 18 Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2019, Thanh Tùng; khai-cong-tac-nam-2019-2644.html; 47 Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thụ lý giải quyết thường là khởi kiện yêu cầu hủy quyết định hành chính trong hoạt động bồi thường và thực hiện bồi thường khi thu hồi đất; khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc quản lý đăng ký biến động đất; khởi kiện yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của Chủ tịch UBND... Thực tiễn giải quyết án thời gian qua cho thấy, vẫn còn tồn tại nhiều vụ án hành chính sơ thẩm về đất đai bị Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm tuyên sửa, hủy do có vi phạm, nhiều bản án bị xem xét lại theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm. Ngoài các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk giải quyết bị Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm hủy, sửa trên, thì thời gian qua, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk còn giải quyết một số dạng vụ án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai về khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Khởi kiện yêu cầu hủy quyết định cưỡng chế hành chính trong hoạt động quản lý đất đai...Và hầu hết các vụ án ở cấp phúc thẩm đều bị kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên, kết quả xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đều tuyên xử bác kháng cáo, hoặc bác kháng nghị, giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm. Qua đó cho thấy, ngoài một số vụ án hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa hủy thì về cơ bản, các vụ tranh chấp hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều được Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thụ lý, giải quyết đúng quy định pháp luật. Riêng đối với địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, việc giải quyết án hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân huyện Ea Kar được đánh giá là khá tốt. Các vụ án đều được giải quyết triệt để, không bị kháng cáo kháng nghị. Người khởi kiện thỏa mãn và chấp nhận đối với các quyết định xét xử của Tòa án huyện Ea Kar. 48 Tòa án nhân dân huyện Ea Kar được thành lập vào ngày 13/9/1986 theo Quyết định số 108/1986/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, có trụ sở hành chính nằm trên trục đường Quốc lộ 26, tại vị trí trung tâm thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km. Đây là địa bàn có diện tích tự nhiên 1.037,47km2 với 16 đơn vị hành chính (gồm 2 thị trấn và 14 xã), có 143.506 nhân khẩu và hội tụ 19 dân tộc anh em cùng sinh sống mà chủ yếu là dân tộc Kinh, Ê Đê, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân kiều, Xê Đăng Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Tòa án nhân dân huyện Ea Kar đã thực sự trưởng thành với sự thay đổi lớn về nhân sự và khối lượng công việc phải giải quyết. Từ khi thành lập mới chỉ có 05 cán bộ, công chức (trong đó có 01 chánh án, 01 thẩm phán và 03 chức danh khác) với lượng án khoảng từ 50 vụ án đến 60 vụ án các loại mỗi năm nhưng được sự quan tâm của Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, hiện nay Tòa án nhân dân huyện Ea Kar có 18 cán bộ, công chức (trong đó: 01 Chánh án, 02 Phó Chánh án, 09 thẩm phán, 07 thư ký, 01 kế toán và 01 văn thư). Với chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức đều trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó tất cả các đồng chí Thẩm phán, Thư ký trong đơn vị đều có trình độ Cử nhân luật trở lên (02 Thạc sỹ, 14 cử nhân). Tất cả các cán bộ, công chức đều có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp hoặc tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên19. Trên địa bàn huyện Ea Kar, bên cạnh, sự phát triển mạnh về kinh tế- xã hội thì tình hình tranh chấp về dân sự và khiếu kiện về hành chính cũng ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp hơn. Tòa án nhân dân huyện Ea Kar phải giải quyết khoảng từ 650 vụ án đến 700 vụ án các loại mỗi năm. Mặc dù, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm phấn đấu vượt 19Tòa án nhân dân huyện Ea Kar; 160.html; 49 qua mọi khó khăn của đội ngũ, cán bộ công chức và sự chỉ đạo kịp thời của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Thường trực Huyện ủy huyện Ea Kar, hàng năm tập thể Tòa án nhân dân huyện Ea Kar đã giải quyết vượt chỉ tiêu mà Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra đối với các loại án, hạn chế mức thấp nhất các vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Để bảo đảm tính khả thi và có lộ trình trong quá trình thi hành các quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015, tại khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành luật tố tụng hành chính quy định: Kể từ 01/7/2016 đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện đã được Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết trước ngày 01/7/2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_kien_quyet_dinh_hanh_chinh_trong_l.pdf
Tài liệu liên quan