Luận văn Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại agribank chi nhánh thành phố Uông Bí tây Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH . vi

LỜI MỞ ĐẦU. vi

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .2

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .3

2.3. Đánh giá chung về các công trình công bố và khoảng trống nghiên

cứu .5

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6

4.1. Đối tượng nghiên cứu .6

4.2. Phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp nghiên cứu.6

6. Những đóng góp của luận văn.7

6.1. Đóng góp về mặt lý luận.7

6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .7

7. Bố cục của Luận văn .7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG .9

1.1 Tổng quan về hợp đồng tín dụng.9

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại agribank chi nhánh thành phố Uông Bí tây Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ sở nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận; do vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng thương lượng cũng dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do định đoạt. Quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong thương lượng biểu hiện là các bên bình đẳng với nhau trong thương lượng, tự nguyện gặp nhau bàn bạc, tự đề xuất các giải pháp, theo trình tự thủ tục giải quyết đã thỏa hiệp và thống nhất đi đến một thỏa thuận giải quyết xung đột, khi mà ý chí của các bên được thống nhất, xuất phát từ tính chất tự do ý chí, tự định đoạt, tự nguyện thỏa thuận. Trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hình thức thương lượng thì nguyên tắc tự định đoạt có vai trò quan trọng. Pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận và bảo đảm các đương sự tự mình lựa chọn và thực hiện các quyền tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc pháp luật tố tụng dân sự, luật thương mại đã ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp thương mại chính là phản ánh bản chất, tính chất của quan hệ pháp luật dân sự đó. Khoản 2, điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Ngoài ra, Khoản 1, 2 điều 11 Luật thương mại 2005 đã quy định: “Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước 35 tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.” Từ đây có thể thấy, tự do ý chí chính là yếu tố quyết định trong việc giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng bằng hình thức thương lượng. Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, các tổ chức tín dụng và khách hàng tự nguyện đưa tranh chấp đó ra để thương lượng, tự nguyện tự do lựa chọn địa điểm, cách thức, phương án giải quyết, tự nguyện thực hiện kết quả của quá trình thỏa thuận, thương lượng. Hay nói cách khác, bản chất của thương lượng chính là hợp đồng. Ngoài nguyên tắc tự do ý chí thì khi thương lượng các tranh chấp từ hợp đồng tín dụng phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi tiến hành thương lượng và kết quả của thương lượng phải không trái với các nguyên tắc chung của pháp luật, không vi phạm quy định của pháp luật6. Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng biện pháp thương lượng, tuy nhiên đã đưa ra những nguyên tắc chung trong việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự, tạo cơ sở pháp lý để xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong vụ tranh chấp. Có thể nói, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng bằng thương lượng có nhiều ưu điểm. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khuyến khích các bên khi có tranh chấp sử dụng biện pháp thương lượng để giải quyết. Nếu quá trình thương lượng không thành công, hoặc các bên không đồng ý giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì mới sử dụng biện pháp giải quyết khác như hòa giải, tòa án hoặc trọng tài. Tuy nhiên, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành không bắt buộc các bên phải sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng đầu tiên. Việc sử dụng phương thức GQTC nào thường do các bên quy định trọng hợp 6 Ngô Thế Lập, Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2009 36 đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định thì sẽ áp dụng giải quyết theo quy định của pháp luật. Về cách thức thương lượng, các bên có thể gặp gỡ trao đổi, thảo luận, thương lượng trực tiếp; hoặc các bên cũng có thể tiến hành thương lượng gián tiếp qua việc trao đổi đơn khiếu nại và trả lời khiếu nại7. Việc thương lượng trực tiếp thường được áp dụng khi các bên tranh chấp có vị trí địa lý gần, thuận tiện trong việc gặp gỡ đi lại. Phương thức GQTC này cũng được áp dụng trong trường hợp vấn đề tranh chấp phức tạp, không thể trao đổi gián tiếp qua thư hoặc đơn khiếu nại. Trong trường hợp các bên tranh chấp có khoảng cách địa lý xa, không thể gặp gỡ trực tiếp thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua việc gửi đơn khiếu nại và trả lời đơn khiếu nại. Nếu các bên đồng thuận với nội dung trả lời trong đơn trả lời khiếu nại thì coi như quá trình thương lượng hoàn thành, vấn đề tranh chấp đã được giải quyết. 1.3.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng hòa giải Khi có tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra, ngoài việc thương lượng thì các bên có thể giải quyết bằng phương thức hòa giải. Hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập, gọi là người hoà giải. Về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp thương mại, phát sinh giữa một bên là tổ chức tín dụng có tư cách pháp nhân có hoạt động thương mại và một bên là khách hàng, do đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Theo quy định tại điều 3 nghị định này thì “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa 7 Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb Thông tin và truyền thông, 2009, tr. 215 37 giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.” Như vậy có thể thấy, hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp HĐTD có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục tổ chức tín dụng và khách hàng chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Về bản chất, cũng như phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD bằng thương lượng, hình thức hòa giải phải được các bên tự nguyện thỏa thuận, lựa chọn. Điều kiện để tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết bằng hình thức hòa giải đó là giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thống nhất giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hòa giải trước khi xảy ra tranh chấp, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc vào bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hoà giải phải có sự xuất hiện của bên thứ ba (đóng vai trò trung gian) tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp còn giải quyết tranh chấp HĐTD bằng thương lượng lại các bên tự giải quyết tranh chấp mà không có sự xuất hiện của bên thứ ba. Người thứ ba này có thể là cá nhân, tổ chức, luật sư do các bên cùng nhau thỏa thuận lựa chọn. Người trung gian hòa giải này sẽ hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận chứ không đưa ra kết quả phán xét như hình thức trọng tài, đồng thời không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định kết quả giải quyết tranh chấp thuộc về các bên khi họ thống nhất được ý chí với nhau về việc giải quyết các tranh chấp trên cơ sở có sự trợ giúp của bên thứ ba làm trung gian hoà giải. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD bằng trọng tài hoặc tòa án vẫn có sự xuất hiện của bên thứ ba, tuy nhiên bên thứ ba này (trọng tài hoặc tòa án) có quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên. Người thứ ba trong hòa giải không được tiết lộ thông tin về khách hàng, về vụ việc tranh chấp mà mình tham gia hòa giải. Về tiêu chuẩn của hòa giải viên, theo quy định tại điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải viên phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được 38 đào tạo từ 02 năm trở lên; có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan. Tại khoản 4, điều 3, Nghị định Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cũng đã giải thích: “hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.” Về nguyên tắc hòa giải: − Các tổ chức tín dụng và khách hàng khi tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. − Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. − Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, xâm phạm quyền của bên thứ ba. Nếu quá trình hòa giải không thành, các bên có thể tiếp tục hòa giải hoặc tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng hình thức tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật. Do quy định thông tin về việc hòa giải phải được giữ bí mật trừ khi có thỏa thuận của hai bên, do vậy trong trường hợp hai bên không thể hòa giải dẫn đến phải đưa tranh chấp ra tòa án hoặc trọng tài thì những thông tin trong quá trình hòa giải sẽ không trở thành bằng chứng để chống lại bên còn lại, và đó cũng không phải là thông tin hay bằng chứng pháp lý được tòa an hay trọng tài công nhận. Hòa giải được phân thành hai loại là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng8. Hòa giải trong tố tụng là việc tòa án hoặc trọng tài trước khi xét xử sẽ yêu cầu các bên xem xét tự hòa giải tranh chấp với nhau; việc tự hòa giải là nỗ lực để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên tinh thần tôn trọng sự tự quyết của các bên. Hòa giải ngoài tố tụng là phương thức hòa giải có sự xuất hiện của bên thứ ba 8 Học viện tư pháp, Kĩ năng giải quyết các vụ án kinh tế, NxbThống kê, Hà Nội, 2004, tr. 236 39 do các bên tự thỏa thuận lựa chọn. Hòa giải ngoài tố tụng thường do các tổ chức trọng tài, luật sư tiến hành. Về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng tương tự như trình tự thủ tục hòa giải thương mại đã được quy định tại Điều 14, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. Kết quả hòa giải tranh chấp HĐTD phải được lập thành văn bản. Văn bản hòa giải có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiện, trên thực tế kết quả hòa giải phụ thuộc rất lớn vào sự tự nguyện của các bên tham gia tranh chấp. Để việc hòa giải đạt được kết quả các bên tham gia tranh chấp cần: − Các bên cần có sự trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, các vấn đề liên quan để làm rõ yêu cầu cũng như khả năng, vị thế của mỗi bên đồng thời thỏa thuận lựa chọn người trung gian đứng ra hòa giải. − Sau khi thống nhất lựa chọn người hòa giải, các bên cần có sự thống nhất về quy trình hòa giải quan người trung gian đó. − Thứ tự các bên trình bày ý kiến, quan điểm của mình về nội dung vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, lắng nghe ý kiến của người khác và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp. − Sau khi tiếp nhận thông tin về vụ án tranh chấp, người trung gian hoà giải cần xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ tranh chấp, làm rõ vị thế của tổ chức tín dụng và khách hàng. Trong trường hợp thấy cần thiết, người trung gian hoà giải có thể gặp gỡ, trao đổi riêng để phân tích, thuyết phục các bên. Từ đó người trung gian hòa giải sẽ đưa ra các phân tích, giải pháp để các bên xem xét. Những đề xuất từ người hòa giải này chỉ có tính chất khuyến nghị, tham vấn đối với các bên tranh chấp. − Từ những phân tích, đề xuất của người hòa giải, nếu các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau được phương án giải quyết thì sẽ tiến hành ký nhận bằng văn bản trước sự chứng kiến và ký xác nhận của người hòa giải. Văn bản thỏa thuận hòa giải có giá trị ràng buộc các phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện như đã cam kết. 40 1.3.3 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng trọng tài là phương thức GQTC thông qua hoạt động của cơ quan phi chính phủ - trọng tài, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện; việc giải quyết phải tuân theo thủ tục tố tụng do pháp luật quy định. Trong trường hợp các tổ chức tín dụng và khách hàng đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định tại Điều 4, Luật Trọng tài thương mại 2010: Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội; Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật; Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Phán quyết trọng tài là chung thẩm. Nguyên tắc này áp dụng cho trường hợp giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng. Về thẩm quyền của giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài thương mại được hiểu là những giới hạn mà TTTM được phép giải quyết, điều này được thể hiện ở: Phạm vi các vụ việc mà trọng tài giải quyết và thẩm quyền của các trung tâm trọng tài về GQTC9. Cơ chế giải quyết tranh tranh chấp HĐTD bằng trọng tài là sự kết hợp bởi hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Vì vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác định căn cứ theo vụ việc và sự thỏa thuận của các bên tranh chấp mà không phụ thuộc trụ sở, nơi cư trú của các bên tranh chấp. Theo Điều 2 Luật TTTM 2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền GQTC: (i) Giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) Tranh chấp khác giữa 9 Nguyễn Thị Hoài Phương, Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng tài phán ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010, tr. 134 41 các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì TTTM có thẩm quyền GQTC về hợp đồng tín dụng. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Luật Trọng tài thương mại 2010 thì điều kiện để sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đó là: các bên tranh chấp phải có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (Điều 2.2 Luật TTTM 2010). Thỏa thuận trọng tài là căn cứ pháp lý quan trọng, điều kiện tiên quyết để xác định thẩm quyền của trọng tài. Bởi vậy, pháp luật đòi hỏi hình thức thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản. Hiện nay, các tranh chấp được giải quyết tại trọng tài chủ yếu là các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong đó có hợp đồng tín dụng. Khi ký kết hợp đồng, các bên thường có thỏa thuận về GQTC phát sinh từ hợp đồng mà thường là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập bằng văn bản riêng hoặc có thể là một điều khoản của hợp đồng. Theo nguyên lý chung, nếu thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng thì thỏa thuận trọng tài vẫn hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Pháp luật Việt Nam cũng đã ghi nhận nguyên lý này. Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài (Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010). Có hai hình thức trọng tài, đó là: Trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được thành lập do hai bên tranh chấp thỏa thuận để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng. Trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt sau khi giải quyết xong vụ án tranh chấp của các bên. Trọng tài quy chế thường được thành lập dưới hình thức là các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là loại hình tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng và trụ sở làm việc ổn định. 42 1.3.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng tòa án Nếu các tổ chức tín dụng và khách hàng không thể tự thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp HĐTD, thì các bên có thể đưa tranh chấp này ra tòa án. Đây thường là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn khi không có lựa chọn nào khác. Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng tòa án là phương thức GQTC do cơ quan tư pháp của một nước thực hiện (tòa án). Tòa án nhân danh Nhà nước để đưa ra các phán quyết có tính ràng buộc, yêu cầu các bên có nghĩa vụ thi hành. Trường hợp các bên không tự chấp hành, phán quyết đó sẽ được thực hiện thông qua hình thức cưỡng chế. Về thẩm quyền xét xử: Tòa án không có thẩm quyền đương nhiên trong việc GQTC về hợp đồng tín dụng. Tòa án chỉ có thẩm quyền nếu trong hợp đồng tín dụng có qui định rằng tranh chấp sẽ do tòa án xét xử. Theo quy định tại điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của Toà án về giải quyết các tranh chấp trong thương mại được pháp luật chia theo Tòa án các cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. − Thẩm quyền xét xử theo cấp: Tòa án cấp huyện và tòa chuyên trách cấp tỉnh theo quy định tại điều 30, điều 35 và điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. − Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự (2015), Toà án có thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại là toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức). Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự (2015) cũng cho phép đương sự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Nội dung pháp lý này là một điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự (2004) và tiếp tục được ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự (2015). Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự 43 (2004) có hiệu lực pháp luật, pháp luật của Việt Nam không cho phép các đương sự có quyền thỏa thuận chọn toà án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp. Thẩm quyền của tòa đã được pháp luật phân định theo những tiêu chí nhất định mà các đương sự không được quyền thỏa thuận chọn toà án, chỉ có nguyên đơn mới có quyền chọn toà án trong những trường hợp được pháp luật quy định. Việc cho phép các đương sự được thỏa thuận chọn toà án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp là xuất phát từ quan điểm tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Để thuận lợi nhất cho nguyên đơn trong việc giải quyết vụ tranh chấp cũng như xác định thẩm quyền của Toà án cụ thể, trong những trường hợp nhất định, pháp luật dành cho nguyên đơn được quyền chọn Toà án để giải quyết vụ tranh chấp. Từ những phân tích trên, có thể thấy một số ưu điểm và hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp kể trên đó là: − Đối với thương lượng và hòa giải, thời gian giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém chi phí, các bên có thể giữ được quan hệ làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, kết quả thương lượng phụ thuộc rất lớn vào thái độ, thiện chí, sự hợp tác của các bên. Có những trường hợp đã thương lượng hoặc hòa giải thành, tuy nhiên các bên lại không tuân thủ kết quả đó. - Đối với phương thức tòa án hoặc trọng tài. Tranh chấp được giải quyết thông qua hình thức tố tụng, do vậy kết quả giải quyết có tính chất cưỡng chế, buộc các bên phải thi hành. Tuy nhiên, hai phương thức này lại tốn nhiều thời gian, chi phí. 44 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TÂY QUẢNG NINH 2.1 Khái quát về Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh. 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Uông Bí, được thành lập từ tháng 3 năm 1995, thời gian đầu chỉ có 4 cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất thiếu thốn, khi mới thành lập tổng nguồn vốn 5 tỷ đồng, tổng dư nợ 7 tỷ đồng. Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô hoạt động và cơ sở vật chất. Trụ sở chi nhánh đã được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ kinh doanh. Hiện nay Chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 30 người, gấp hơn 7 lần so với thời điểm mới thành lập. Tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ cán bộ vững vàng, có nhận thức chính trị, phẩm chất, đạo đức và năng lực nghiệp vụ tốt, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp. Agribank Chi nhánh Uông Bí có trụ sở chính rộng trên 700 m2 tại đường 18, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và một phòng giao dịch tại 424 phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tính đến năm 2018, quy mô nguồn vốn của Chi nhánh gần 700 tỷ đồng, dư nợ trên 800 tỷ đồng, gấp trên 100 lần so với thời kỳ mới hoạt động. Hằng năm đơn vị luôn nhận bằng khen của cấp trên về các thành tích đã đạt được. Thu nhập đời sống CBNV ngày càng tăng, thu nhập bình quân một CBNV năm 1995 là 500.000 đồng/người; năm 2019 là 15.000.000đồng/người. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hiện nay Chi nhánh bao gồm có Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch kinh Doanh, Phòng Kế toán và Ngân quỹ. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các phòng ban được quy định cụ thể: 45 Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức tại Agribank Chi nhánh Uông Bí Nguồn: Agribank Chi nhánh Uông Bí. * Ban Giám đốc: − Giám đốc Agribank Chi nhánh thành phố Uông Bí Tây Quảng Ninh phụ trách các khối công việc: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (Trực tiếp ký, phê duyệt các khoản vay vượt mức phê duyệt của Phó giám đốc Chi nhánh); chỉ đạo chuyên đề: Nhân sự, đào tạo, màng lưới, lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật; chỉ đạo về kế hoạch chiến lược kinh doanh và các giải pháp hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; phụ trách công tác tài chính doanh nghiệp; chuyên đề kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giải quyết đơn thư; XDCB, mua sắm tài sản, công cụ lao động, sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên TSCĐ. − 01 Phó Giám đốc phụ trách các khối công việc: Chuyên đề Kế toán - Ngân quỹ; dịch vụ Maketing; ngoại hối; tin học; thực hiện làm các báo cáo công tác thi đua; Phụ trách Phòng Kế toán và Ngân quỹ; thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH 46 − 01 Phó Giám đốc phụ trách các khối công việc: Chuyên đề tín dụng; công tác thông tin báo cáo, nghiên cứu khoa học; phụ trách phòng Kế hoạch kinh doanh; Hành chính - văn phòng; thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao. * Phòng Kế hoạch kinh doanh: Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh phù hợp với môi trường, định hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương theo quy định của Agribank; đầu mối xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của chi nhánh theo định hướng kinh doanh của Agribank; Phòng kế hoạch kinh doanh là đầu mối tham mưu, đề xuất Giám đốc chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lược đối với khách hàng,phân loại khách hàng và đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả cấp tín dụng; thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng; thực hiện tư vấn, tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng đối với khách hàng trên địa bàn. Tiếp nhận, giải đáp các ý kiến phản hồi từ khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank. Xử lý tranh chấp, khiếu nại, phát sinh liên quan (nếu có); thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro theo quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_tranh_chap_hop_dong_tin_dung_tai_agriban.pdf
Tài liệu liên quan