LỜI CAM KẾT. i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG.vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .vii
1.1. Một số vấn đề lý luận về tranh chấp kinh doanh thương mại.7
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại.7
1.1.2. Nguyên nhân hình thành tranh chấp kinh doanh thương mại .9
1.1.3. Đặc điểm tranh chấp kinh doanh thương mại.10
1.2. Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Tòa án.12
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .12
1.2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
.12
1.2.3. Khái quát phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
thương mại bằng Tòa án.18
1.2.4. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Toà án .20
1.2.5. Các yếu tố tác động đến giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
bằng tòa án.21
1.3. Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa
án .22
1.3.1. Pháp luật nội dung giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Tòa án .22
1.3.2. Pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Tòa án .31
1.3.3. Mối quan hệ pháp luật nội dung và pháp luật hình thức giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại.41
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm các luật chung và các luật
chuyên ngành như Hiến pháp năm 2013; Bộ luật dân sự năm 2015; Luật thương mại
năm 2005; Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi
năm 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014;
Luật đầu tư năm 2014; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật hàng không
dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014; Luật phá sản năm 2014,.Tùy vào đặc
trưng của quan hệ xã hội phát sinh trong tranh chấp trong thương mại mà Tòa án sẽ
lựa chọn Luật áp dụng phù hợp nhất.
Khác với pháp luật nội dung, pháp luật hình thức được hiểu là các quy phạm
pháp luật xác định cơ chế, quy trình, thủ tục và hình thức pháp lý nhằm đưa các quy
định trong các quy phạm pháp luật nội dung vào cuộc sống. Trong khi đó, luật hình
thức bao gồm nhiều phần quy định quá trình đưa vụ án ra xét xử tại Tòa án cũng
như thi hành Bản án, quyết định của Tòa án. Tòa án cần thiết phải thiết lập một quy
trình tố tụng phù hợp với các quy định mà luật hình thức đặt ra. Những quy định
này đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong xét xử và tính nghiêm minh của luật
pháp trong cả quá trình tố tụng. Do vậy, luật hình thức hay luật thủ tục chính là các
quy phạm pháp luật xác định cơ chế, quy trình, thủ tục và hình thức pháp lý nhằm
đưa các quy định trong các quy phạm pháp luật nội dung vào cuộc sống.
Hiện nay, ở Việt Nam theo quy định của pháp luật, có các hình thức tố tụng
sau: tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng trọng tài. Ngoài các
hình thức tố tụng này, quy phạm pháp luật thủ tục còn có thể được tìm thấy ở các
văn bản quy định trình tự, thủ tục, hình thức xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật
43
lao động, bầu cử, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội, HĐND
bầu hoặc phê chuẩn, quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuyên chuyển,
biệt phái cán bộ, công chức, viên chức Trong lĩnh vực thương mại, tố tụng dân sự
và tố tụng trọng tài là hai hình thức tố tụng được sử dụng phổ biến. Đặc trưng của
việc giải quyết tranh chấp về thương mại tại Tòa án chính là áp dụng tố tụng dân sự,
hình thức này chủ yếu được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các
văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật hình thức và pháp luật nội dung là hai mặt của
một vấn đề. Pháp luật sẽ chỉ là những quy định trên giấy nếu chỉ có những quy định
về quyền và nghĩa vụ của chủ thể mà không có quy trình, cơ chế để thực thi các
quyền, nghĩa vụ ấy. Ngược lại, sẽ không có một hình thức, thủ tục pháp lý nào có
thể được triển khai nếu không có những quy định về nội dung của vấn đề cần thực
hiện (thực hiện cái gì, ai thực hiện...). Cần phải nói thêm rằng, những quy định của
pháp luật nội dung có thể sẽ rất hoàn hảo nhưng không có quy trình, cơ chế pháp lý
chặt chẽ của pháp luật hình thức thì sẽ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, lạm quyền,
thiếu nhất quán và đương nhiên, hệ quả tất yếu là sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất đi
giá trị, ý nghĩa đích thực của pháp luật trong bảo đảm, bảo vệ sự công bằng và lẽ
phải. Vì vậy, trong mối tương quan này, sự hoàn thiện của pháp luật hình thức luôn
có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi xây dựng một xã hội
dân chủ, pháp quyền đang được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, các bên tham gia
khó tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong những quan
hệ cụ thể. Khi có tranh chấp xảy ra, để đảm bảo quyền lợi của mình các bên đều
muốn giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi, có hiệu quả và không ảnh
hưởng đến quá trình kinh doanh của mình.
44
Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có sự am hiểu rõ ràng các quy định
của pháp luật để áp dụng vào việc giải quyết các tranh chấp một cách có hiệu quả.
Trong chương I, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về tranh chấp trong
kinh doanh thương mại và pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương
mại tại Tòa án, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các phương
hướng giải quyết trong các chương tiếp theo của Luận văn.
45
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG
2.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hạ Long và tổng quát
về Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hạ Long tác động tới
công tác giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án
- Điều kiện tự nhiên: Thành phố Hạ Long được thành lập theo Nghị định 102
NĐ/CP ngày 27-12-1993, do sát nhập thị xã Hòn Gai và thị trấn Bãi Cháy. Thành
phố là một đơn vị hành chính và là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm
trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thành phố nằm ở Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, vào khoảng 20055 - 21005 vĩ Bắc và
106050 - 107030 kinh Đông, nằm trên trục đường 18A, cách Hà Nội 165 km về phía
Tây Nam, cách Hải Phòng 70 km về phía Tây. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện
Hoành Bồ, phía Nam thông ra biển giáp vịnh Hạ Long, phía Đông và Đông Bắc giáp
thị xã Cẩm Phả (nay là Thành phố Cẩm Phả), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên
Hưng (nay là thị xã Quảng Yên).
Thành phố trải dài theo bờ biển và được chia cắt bởi eo biển Cửa Lục thành
hai khu vực Đông và Tây có đặc trưng địa lý rất khác nhau. Phía Nam Bãi Cháy là
dải bờ biển phát triển thành trung tâm du lịch với các khách sạn, bãi tắm, khu vui
chơi giải trí, dự kiến kéo dài đến Hùng Thắng và đảo Tuần Châu. Khu vực phía Bắc
Hòn Gai hiện đang phát triển thành khu công nghiệp - cảng biển nước sâu và khu
dân cư Giếng Đáy, Đồng Đăng. Hòn Gai là trung từm thương mại của thành phố,
các trụ sở cơ quan hành chính đều đóng ở đây.
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có
quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển
dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với
diện tích 434km2.
46
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu
vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70%
diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ
Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển,
độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.
Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo
đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài
khoảng 2km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ
yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ
2,5 đến 4,5kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,7oC, dao động không lớn, từ 16,7oC đến
28,6oC. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,9oC, nóng nhất đến 38oC. Về
mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,7oC rét nhất là 5oC.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa.
Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa
khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng
mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%,
thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại
hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam
47
về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam,
tốc độ 45m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức
gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh
cấp 11.
Dân cư
Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 20 phường: Hà Khánh, Hà
Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần
Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng
Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên. Năm 2017: Dân số của thành phố Hạ Long là
240.800 người, mật độ trung bình đạt 874,0 người/km2 (Theo Niên giám thống kê tỉnh
Quảng Ninh năm 2017).
- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là
than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời
điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các
phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm
trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán
Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39
triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập
trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn
khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể
khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới
tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa
có đánh giá thống kê cụ thể).
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn
thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là
27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và
48
rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập
mặn 371,14ha).
Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với
tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã
các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven
đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe
đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài
thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá
vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long,
khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis) khổ cử đại
nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng.
Ngoài ra, qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có 347 loài, thực
vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài
thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của
Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài
thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng
sử dụng khác nhau.
- Tài nguyên đất:
Năm 2017: Tổng diện tích đất tự nhiên là 27.558 ha bao gồm: Đất sản xuất nông
nghiệp (1.860ha), đất lâm nghiệp (6.907ha), đất chuyên dùng (11.099ha), đất ở
(1.049ha). Năm 2009:Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03
ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp
16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha.
- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận
có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu
Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang
động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung,
Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du
49
lịch nổi tiếng trên toàn thế giớiBên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú
về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài
động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế
cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai,
bào ngư, sò huyết 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các
khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng,
Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010), Hồ Khe Cá tại
phường Hà Tu đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá -
Kênh Đồng
Đặc điểm kinh tế- xã hội của thành phố Hạ Long
- Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long giai
đoạn 2015 - 2017 bình quân đạt 14,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tính riêng
năm 2017 đã đạt trên 8.000 USD/người/năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo thống kê của TP Hạ Long, những năm qua cơ
cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng khu
vực dịch vụ năm 2017 đạt 55,7%; công nghiệp - xây dựng 43,5%; nông, lâm nghiệp và
thủy sản 0,8%.
Sau 5 năm trở thành đô thị loại I, với quyết tâm xây dựng Hạ Long đi lên theo
con đường hiện đại, bộ mặt TP Hạ Long mỗi ngày lại hiện lên với dáng vẻ “trưởng
thành” hơn, đẹp đẽ hơn. Trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng thành phố du lịch,
mục tiêu xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố thông minh cũng là chiến lược đột
phá về kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.1.2. Tổng quát về Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long
Mác cho rằng: “Sự ra đời của nhà nước bắt nguồn từ sự phân hoá xã hội sâu
sắc thành các giai cấp, tầng lớp khác nhau. Nhà Nước là bộ phận của kiến trúc
thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của một chế độ kinh tế nhất định. Để thực hiện
50
và bảo vệ lợi ích của mình giai cấp thống trị tổ chức ra nhà nước và cơ quan bảo vệ
pháp luật của nhà nước nhằm tác động một cách toàn diện đến đời sống xã hội”.
Sự ra đời của toà án cũng xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ của giai cấp thống trị
và ổn định trật tự an toàn xã hội”. Năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 thành công,
nhiệm vụ của cách mạng vô sản nước ta không phải là cải cách những chế định tư
pháp mà là huỷ bỏ tận gốc rễ bộ máy bóc lột của bọn thực dân tư sản. Ngày
5/9/1945 chính phủ lâm thời nước VNDCCH đã ra sắc lệnh số 18 bãi bỏ ngạch học
quan và sắc lệnh số 32 ngày 13/9/1945 bãi bỏ hai sắc lệnh ngạch quan hành chính
và tư pháp đồng thời thành lập tòa án quân sự đánh dấu sự ra đời của cơ quan Toà
án.
Toà án nhân dân thành phố Hạ Long là cơ quan xét xử cấp dưới của Toà án
nhân dân Tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình công tác, Toà án nhân dân thành phố
Hạ Long có một số thuận lợi cơ bản như: là thành phố trung tâm của tỉnh, trình độ
dân trí khá cao; gần các cơ quan ban ngành của tỉnh, việc cập nhật thông tin, chính
sách và pháp luật tương đối nhanh chóng; thường xuyên nhận được sự quan tâm,
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Toà án tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương; đội
ngũ cán bộ có trình độ đồng đều và từng bước được nâng cao, nhiều cán bộ đảng
viên có nhiều kinh nghiệm công tác, có phẩm chất và tinh thần trách nhiệm cao,
luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Toà án nhân dân thành phố Hạ Long hiện có 44 cán bộ công chức, trong đó có
19 thẩm phán, 22 thư ký và 03 cán bộ nghiệp vụ. Toàn bộ thẩm phán và thư ký
100% có trình độ đại học, có 12 đồng chí có trình độ cao học. Về tổ chức Đảng, cơ
quan có Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy Hạ Long với 38 Đảng viên, sinh hoạt
tại 03 chi bộ trực thuộc. Về đoàn thể, có Công đoàn cơ sở, Chi Đoàn thanh niên,
Chi Hội luật gia.
51
2.2. Thực trạng công tác giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại
Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long
2.2.1. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
Các tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra trên thực tế có thể bao gồm
nhiều loại khác nhau như: tranh chấp về thực hiện hợp đồng, tranh chấp về vi phạm
nghĩa vụ thanh toán, tranh chấp về các hợp đồng dịch vụ, tranh chấp liên quan đến
các hoạt động như bảo hiểm, tín dụng, xây dựng, mua bán hàng hóa nhưng thông
qua thực trạng xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long những năm gần đây,
có thể thấy các nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp thường thuộc một trong các
nhóm nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hiểu biết pháp luật của các doanh nghiệp và người dân chưa cao
Do việc tham gia vào hoạt động kinh doanh, thương mại có rất nhiều khó
khan, trở ngại nên các cá nhân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc nắm rõ
các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ không có đội ngũ luật sư tư vấn. Vì vậy không ít các tranh chấp đã phát
sinh do sự thiếu hiểu biết về pháp luật kinh doanh của các bên tham gia.
Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay thì thực trạng các bên sau khi đã
nhận đầy đủ số lượng hàng hóa theo quy định của hợp đồng nhưng lại không tiến
hành thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ giá trị hàng hóa đã nhận được
thường xuyên xảy ra. Đây là thực trạng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của bên bán. Khi đó sẽ xảy ra tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh
toán theo hợp đồng.
Tranh chấp trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn khi các bên để vụ việc kéo
dài và không giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, tại thời điểm tiến hành giao nhận
hàng do tin tưởng bạn hàng nên quá trình giao nhận hàng diễn ra không đúng như
quy định tại hợp đồng, thiếu cơ sở chứng minh đã giao hàng đầy đủ và đảm bảo
chất lượng.
Ví dụ: Trong bản án số 06/2018/KDTM – ST ngày 15/11/2018 về việc tranh
chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty cổ phần vật tư thép Hà Nội và Công
52
ty TNHH MTV đầu tư Hà Hiền về việc mua bán vật liệu thép theo hợp đồng mua
bán số 0704/HĐMB-TM/2017 ngày 07/04/2017. Sau khi ký hợp đồng, công ty Hà
Hiền đã mua thép của công ty thép Hà Nội với tổng giá trị tiền hàng là 1 tỷ đồng.
Sau khi công ty thép Hà Nội giao hàng xong, công ty Hà Hiền đã không thanh toán
theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do hiểu biết về pháp luật chưa
cao và do tin tưởng vào đối tác nên trong hợp đồng ký kết giữa hai bên không có
điều khoản về quá hạn thanh toán nên đã xảy ra tranh chấp.
Hay trong vụ án tranh chấp giữa công ty cổ phần Trường Minh và công ty
TNHH Minh Phúc về các hợp đồng vận tải thủy số 0106/HĐĐM, Theo đó, công ty
Trường Minh nhận vận tải than thuê công ty Minh Phúc, trong hợp đồng chỉ có các
điều khoản liên quan đến thanh toán cũng như yêu cầu đối với việc vận chuyển mà
không có điều khoản nào liên quan đến các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ,
thiếu điều khoản liên quan đến việc trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị hao
hụt thì trách nhiệm thuộc về bên nào, cách xử lý ra sao. Khi tranh chấp xảy ra, hai
công ty đã không thể có tiếng nói chung và buộc phải khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
của mình. Đây là minh chứng cho sự thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung trong
kinh doanh và hậu quả là các bên phải khởi kiện và tham gia tố tụng để bảo vệ
quyền lợi.
Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn thấp, văn hóa kinh
doanh chưa được đề cao.
Mục tiêu lợi nhuận là điều mà doanh nghiệp, các chủ thể tham gia kinh doanh
quan tâm nhất. Làm thế nào để hoạt động kinh doanh của mình sinh lời tối đa với
chi phí hợp lý luôn tạo ra động lực, thúc đẩy các đơn vị kinh doanh đầu tư sản xuất
đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Những doanh nghiệp có năng lực sản xuất mạnh, việc
tìm kiếm lợi nhuận của họ khá dễ dàng; họ nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị
trường; khẳng định uy tín trong kinh doanh; góp phần làm giàu cho xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, có không ít các doanh nghiệp với năng lực còn hạn chế, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh đem lại chưa nhiều, doanh nghiệp khó cạnh tranh
được trên thị trường; thậm chí một số doanh nghiệp còn bị phá sản. Lợi nhuận là
mục tiêu sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp, chính vì vậy vẫn có tình trạng
53
các doanh nghiệp làm ăn gian dối, vi phạm luật pháp trong kinh doanh, gây ra thiệt
hại cho các bên liên quan và cho xã hội.
Ví dụ: Trong tranh chấp giữa Công ty TNHH Phát triển dịch vụ thương mại
Đông Bắc (Công ty Đông Bắc) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Hạ Long (Vietcombank Hạ Long) về hợp đồng tín dụng. Công ty Đông Bắc
và Vietcombank Hạ Long đã ký kết hợp đồng tín dụng ngày 15/01/2013, hạn mức
cho vay theo hợp đồng tín dụng là 30 tỷ đồng. Mục đích vay vốn là bổ sung vốn lưu
động để nhận dịch vụ cấp, bảo lãnh, phục vụ hoạt động kinh doanh sim, thẻ cào,
điện thoại. Để đảm bảo cho khoản vay trên công ty Đông Bắc đã thế chấp 05 bất
động sản tại TP Hạ Long và TP Cẩm Phả.
Mặc dù công ty Đông Bắc không còn năng lực sản xuất kinh doanh nhưng vẫn
ký với các đối tác những hợp đồng hàng trăm triệu đồng; và để có thể thực hiện các
hợp đồng đã ký kết đó, công ty cố tình gian lận trong việc chứng minh cho ngân
hàng mà mình vay vốn thấy được tính hiệu quả và khả thi của các phương án kinh
doanh đang cần vay vốn, năng lực cũng như kinh nghiệm điều hành quản lý của chủ
doanh nghiệp, Do đó, khi sản xuất kinh doanh không hiệu quả đã dẫn đến tranh
chấp do vi phạm hợp đồng giữa công ty Đông Bắc và Vietcombank Hạ Long. Trong
quá trình xử lý nợ, chủ tài sản không hợp tác với Ngân hàng nên Ngân hàng không
bán được tài sản.
Như vậy, bên cạnh việc thiếu hiểu biết pháp luật thì ý thức của các doanh
nghiệp cũng là nguyên nhân làm tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh. Hay
nói cách khác, đạo đức kinh doanh là một trong những yếu tố tạo ra môi trường
kinh doanh cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
Thứ ba, pháp luật thiếu tính đồng bộ và chưa bao quát được hết các trường
hợp xảy ra trong cuộc sống
Pháp luật là kim chỉ nam để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh
cũng như thực hiện những chính sách phát triển kinh tế. Nếu pháp luật có tính đồng
bộ và bao quát thì việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của các chủ thể sẽ dễ
dàng hơn và tránh được những mâu thuẫn không đáng có. Khi pháp luật được ban
54
hành nhưng có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp quy và lập quy thì
việc xảy ra các tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi. Trong hoạt động cho vay
tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và các chủ thể kinh doanh, một vấn đề
không thể không đề cập đến chính là vấn đề lãi suất và lãi chậm trả. Cùng quy định
về lãi suất hiện nay có quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật các tổ chức tín
dụng năm 2017.
Thứ tư, trình độ quản lý doanh nghiệp còn yếu kém
Đối với một số doanh nghiệp Nhà nước, việc phân cấp trên dưới, ngang dọc
chưa rõ ràng đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng
quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây nhiều phiền hà cho doanh
nghiệp hoạt động. Tổ chức quản lý cồng kềnh, nhiều thủ tục khiến cho các doanh
nghiệp nhà nước không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, năng lực quản lý và điều hành
doanh nghiệp cũng còn là vấn đề cần quan tâm. Có những tranh chấp kinh doanh,
thương mại xảy ra một phần là do năng lực quản lý doanh nghiệp yếu kém, dẫn đến
tình trạng kinh doanh không có lãi nên phải đi vay vốn ngân hàng nhưng hiệu quả
sử dụng vốn không cao, không đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh, chính vì vậy tranh chấp đã xảy ra do doanh nghiệp không trả được nợ cho
đối tác, không trả được vốn vay cho Ngân hàng; một số doanh nghiệp còn lâm vào
tình trạng phá sản.
2.2.2. Ảnh hưởng của tranh chấp kinh doanh thương mại đến môi trường kinh
doanh trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Bất cứ khi nào có tranh chấp phát sinh, cho dù tranh chấp đó thuộc loại nào,
xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì đều gây ra những tác động tiêu cực
đến các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như trong xã hội. Tranh chấp kinh
doanh, thương mại cũng không phải là ngoại lệ mà nó còn là loại tranh chấp có ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất đến tình hình ổn định, phát triển xã hội, phát triển kinh
doanh sản xuất của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì hoạt động sản xuất kinh d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_quyet_tranh_chap_kinh_doanh_thuong_mai_bang_to.pdf