LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC BẢNG .v
DANH MỤC HÌNH.vi
MỤC LỤC .vii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .2
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.3
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: .3
4.2. Phạm vi nghiên cứu. .3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.3
6. Ý nghĩa của luận văn .4
7. Kết cấu luận văn.4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .5
1.1. Một số vấn đề chung về lao động, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.5
1.1.1. Các khái niệm.5
1.1.1.1. Lao động.5
1.1.1.2. Lực lượng lao động .6
1.1.1.3. Việc làm.7
1.1.1.4. Thiếu việc làm và thất nghiệp.8
1.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn .8
99 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh sekong, Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình thủy lợi, các
đập thủy điện và phát triển du lịch sinh thái trong tương lai. Hiện tại nhiều khu vực
của vùng đang trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài trong tìm hiểu và
tiến hành các dự án đầu tư.
+ Vùng cao nguyên: vùng cao nguyên chiếm khoảng 2.325 km2, bao gồm
30% diện tích của tỉnh. Địa hình của khu vực này bao gồm các dãy núi thấp và vừa
phải, độ ẩm không khí tương đối ổn định, đất đai màu mỡ phù hợp với việc trồng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
33
cây công nghiệp, cây ăn quả và nhiều loại rau, đồng thời khu vực này cũng thích
hợp cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm cung cấp cho thị trường trong và
ngoài tỉnh.
+ Vùng đồng bằng: Chiếm một diện tích nhỏ khoảng 388 km2, tương đương
5% tổng diện tích của tỉnh. Vùng đồng bằng thường nằm ở các thung lũng, ven các
con suối và các khu vực lưu vực sông Sekong. Vùng này có điều kiện thuận lợi nên
có sự phát triển hơn hẳn so với các vùng khác của tỉnh. Với điều kiện đất đai, vùng
đồng bằng thuận lợi cho ngành trồng rau xanh, chăn nuôi, ngoài ra còn phát triển
ngành công nghiệp – xây dựng giúp người dân và các hộ gia đình có thu nhập,
khuyến khích phát triển kinh tế hộ cá thể, góp phần giảm nghèo cho địa phương.
- Về khí hậu, thủy văn
Khí hậu tỉnh Sekong là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do chịu ảnh
hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam nên mùa hè và mùa thu mưa nhiều, thời tiết
dễ chịu, ngược lại mùa đông và mùa xuân rất ít mưa, khô hạn gay gắt do ảnh hưởng
của gió mùa đông bắc ở đông Trường Sơn. Yếu tố hạn chế về khí hậu là mùa mưa
thường có mưa lớn và tập trung dễ gây lũ, úng ngập cục bộ và xói mòn rửa trôi, sạt
lở đất khi rừng đã bị chặt phá với diện tích lớn. Vào mùa khô nói chung bị thiếu
nước nghiêm trọng, hạn hán dài ngày, đất đai, cây cối bị khô và thường dễ xảy ra
cháy. Do diện tích rừng trong những năm trước đây bị suy giảm nghiêm trọng nên
môi trường sinh của khu vực biên giới ba nước đang ở trong tình trạng diễn biến
xấu làm tăng thêm tính khốc liệt của mùa khô kéo dài, mức độ bốc thoát hơi nước
càng lớn và thiên tai do mưa lũ có xu hướng gia tăng.
- Về đất đai – tài nguyên
Đất đai là tài nguyên quan trọng của tỉnh, với diện tích đất rừng và đất canh tác
nông nghiệp lớn và màu mỡ, nhiều vùng đất đỏ bazan và các loại đất đỏ vàng thích hợp
cho phát triển các loại cây công nghiệpcó giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, điều,
hồ tiêu.. và chăn nuôi gia súc. Hiện nay tỉnh Sekong đang hình thành nhiều vùng sản
xuất tập cây công nghiệp tập trung như cà phê, cao su,Tiềm năng đất đai của tỉnh nói
chung thuận lợi cho phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá lớn tập trung.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
34
Trong tỉnh có nhiều loại khoáng sản như: sắt, đồng, vàng, than đá, tập
trung tại phía Đông - Bắc (huyện Kaleum) Công ty phát triển công nghiệp
Sekong đang khảo sát, thăm dò bôxit tại Tha Teng, Sekong. Dự án thăm dò than tại
huyện Kaleum và dự án thăm dò vàng sa khoáng dọc theo sông Sekong ở huyện
Kaleum và Lamam, tỉnh Sekong.
Sekong có con sông Sekong chạy qua tỉnh là dòng sông cung cấp nguồn
nước cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thủy sản phong phú. Hiện nay, trên
dòng sông đã có một số điểm du lịch sông nước gắn với cảnh quan thiên nhiên tạo
tính kết nối. Ngoài ra còn khai thác vận chuyển hàng hóa, hành khách. Tỉnh Sê
Kông có lợi thế phát triển thủy điện: Hiện nhà máy thủy điện Sekaman 3 sắp hoàn
thành; đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện: Sekaman 4, Sekong 3,
Sekong 4, Sekong 5,
Huyện Dakcheung (khu vực dọc theo Quốc lộ 16B) được xác định là khu vực
sản xuất công nghiệp trọng điểm để thúc đẩy và mở rộng giao lưu, hợp tác toàn diện
với các doanh nghiệp Việt Nam. Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là: Ngành
kim loại màu, năng lượng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, chế biến gỗ, chế biến sản
phẩm chăn nuôi, khắc gỗ, mây tre đan và dược phẩm (nhất là các sản phẩm thuốc
truyền thống),
Tài nguyên rừng của tỉnh ngày càng giảm, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ độ che phủ
cao; địa bàn trồng nhiều cây mây và các cây thuốc truyền thống; cà phê là một trong
những nông sản chính mang lại thu nhập cao cho người dân Sekong, đặc biệt là tại
huyện Tha Teng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về dân số và lao động
Sekong có dân số khoảng110.512 người (2014), tương đương với 1,61%
tổng dân số của nước Lào. Mật độ dân số trung bình 14,25 người/km2 (mật độ dân
số trung bình của Lào: 22,2 người/km2), tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 2,2%
mỗi năm. Sekong là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, bao gồm 10 dân tộc khác
nhau, ngôn ngữ chính của 95% dân số là tiếng Môn - Khmer và khoảng 5% dân số
sử dụng ngôn ngữ riêng của mình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
35
Bảng 2.1.Số liệu dân số của bốn huyện thuộc tỉnh Sekong năm 2014
STT Tên huyện
Diện tích
(km2)
Số lượng
(Làng)
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km2)
1
2
3
4
Lamam
Thateng
Đakjueng
Kaleum
1.935
585
2.179
3.051
43
50
54
53
33.964
37.856
21.729
16.963
17,55
64,71
9,97
5,5
Tổng số 7.750 200 110.512 14,25
Nguồn: Thống kê tỉnh Sekong năm 2014
Tỉnh Sekong là một tỉnh nghèo, do đó, phần lớn diện tích của tỉnh đều được
quy về là địa bàn nông thôn. Đơn cử, huyện Lamam mặc dù là trung tâm chính trị,
hành chính của tỉnh tuy nhiên vẫn chưa thật sự đạt được những tiêu chí để hình
thành được đô thị. Nhìn chung quá trình đô thị hóa của tỉnh Sekong mới chỉ đang
bắt đầu; hầu hết địa bàn của tỉnh là nông thôn, chưa có sự hình rõ ràng các vùng đô
thị. Do đó, xét đến phạm vi nghiên cứu được đề ra là địa bàn nông thôn của tỉnh
cũng chính đồng thời xét chung về vấn đề lao động, việc làm của toàn tỉnh Sekong.
Lực lượng lao động theo thống kê sơ bộ của tỉnh trong năm 2014 có khoảng 59.411
người, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hộ gia đình, một số còn lại
tham gia vào các nông trường hoặc các mỏ khoáng sản, chỉ có số lượng nhỏ tham
gia vào hoạt động dịch vụ - thương mại nhỏ.
2.1.2.2. Về phát triển kinh tế
Về tình hình tăng trưởng kinh tế trong những năm qua: trong 5 năm qua, tốc
độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong (GDP) tăng trung bình 14,0% mỗi năm. GDP
bình quân đầu người và thu nhập quốc dân bình quân đầu người GNI mỗi năm
(2011-2015) đã đạt được mức cao, cụ thể: GDP tăng 13,6% trong giai đoạn 2010;
13,4% trong năm 2011; 14,3% trong năm 2012; 14,5% trong 2013 và đạt 14,3%
năm 2014. GDP bình quân đầu người tăng từ 542 USD (thu nhập quốc dân bình
quân đầu người GNI đạt 404 USD) trong giai đoạn 2010; 688 USD (GNI đạt 516
USD) trong năm 201; Đạt 944 USD (GNI đạt 708 USD) trong năm 2012; Đạt 1.137
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
36
USD (GNI đạt 853 USD) trong 2013và GDP bình quân đầu người đạt 1.333 USD
(GNI đạt 1.000 USD) trong năm tài chính 2014.
Trong thực tế, người dân chủ yếu sống và có sinh kế liên quan đến nuôi trồng
và chăn nuôi. Lao động trong ngành nông - lâm nghiệp tăng 77,7%, tiếp theo là lĩnh
vực dịch vụ chiếm 15,6% và lao động khu vực công nghiệp chiếm 6,7%. Điều này
đặt ra yêu cầu đòi hỏi chính phủ Lào và cơ quan quản lý của tỉnh Sekong phải có
những kế hoạch, giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng phát triển, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu, yếu
kém này.
2.1.2.3. Về cơ sở hạ tầng
Trong nội bộ tỉnh Sekong, hệ thống hạ tầng còn chậm phát triển. Các tuyến
đường giao thông chính, quốc lộ, tỉnh lộ chỉ mới được xây dựng và nâng cấp trong
những năm gần đây, hạ tầng cơ bản về điện, viễn thông, các cơ sở cung ứng dịch vụ
công cộng vẫn còn chậm phát triển và còn ít ỏi về số lượng.
Xét đến việc kết nối hạ tầng với các nước trong khu vực, Sekong là điểm kết
nối giao thông với điều kiện khá tốt, đặc biệt là nằm trên hai tuyến hành lang Đông
- Tây và Bắc – Nam. Có đường trục chính 16B, 11, 1H, kết nối với tỉnh Attapeu,
Salavan, một số tuyến đường dọc theo biên giới Lào - Việt Nam đang được đầu tư
xây dựng là điều kiện thúc đẩy trao đổi, giao lưu với các tỉnh. Trong tương lai gần,
tỉnh Sekong nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đi từ các tỉnh thuộc vùng
Đông Bắc, Thái Lan qua Nam Lào vào cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam) đến các
tỉnh miền Trung Việt Nam. Phương hướng trong thời gian tới, tỉnh Sekong có trách
nhiệm hoàn thành xây dựng tuyến đường từ tỉnh lỵ Sekong đi cửa khẩu Đắc Tà Oọc
chậm nhất vào năm 2017, làm cơ sở để hai tỉnh đề nghị Chính phủ hai nước cho
phép nâng cấp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Ọoc thành Cửa khẩu quốc tế nhằm
tăng cường giao lưu hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai tỉnh cũng như giữa các tỉnh
miền Trung - Việt Nam với các tỉnh Nam Lào.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
37
2.2. Tình hình việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh
Sekong giai đoạn 2010 - 2014
2.2.1. Tình hình lao động và việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Sekong
2.2.1.1. Tình hình lao động
Hiện nay, tỉnh Sekong có dân số 110.512 người (54.735 phụ nữ, chiếm
49,5% tổng số) trong đó: nhóm tuổi 15 - 64 tuổi có khoảng 59.411 người, chiếm đa
số 53,75%;
Nguồn: Thống kê Quốc gia, 2013, tỉnh Sekong
Hình 2.1. Tăng trưởng và cơ cấu dân số của Sekong
Sekong là một tỉnh có ít dân số và nghèo nhất của nước Lào. Những năm gần
đây, với sự thực hiện những chính sách vĩ mô phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Sekong
đã có những bước tiến phát triển quan trong, trong đó có vấn đề lao động và việc
làm cho nhân dân trong tỉnh. Là một tỉnh nghèo, hoạt động kinh tế chủ yếu phụ
thuộc vào các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp, bài toán giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn của tỉnh Sekong được từng bước tiến hành sao cho phù hợp
với điều kiện khác quan và chủ quan của tỉnh. Với yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực nhằm hướng đến việc hình thành thị trường nhân lực vận hành theo quy luật
15.00 10.00 5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00
00-04
05-09
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75+
Nữ Nam
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
khách quan của nền kinh tế thị trường lao động, góp phần giúp đưa nền kinh tế của
tỉnh Sekong nói riêng và cả nước Lào nói chung tăng trưởng và phát triển một cách
hiệu quả và bền vững.
Với thống kê của Tháp dân số ở trên (Hình 2.1) cho thấy, số người trong độ tuổi
lao động của tỉnh Sekong tương đối đông, tạo ra nguồn cung nhân lực dồi dào cho nền
kinh tế. Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông chỉ là một mặt của vấn đề;
Chất lượng lao động cũng là yếu tố mà các nhà tuyển dụng lao động quan tâm. Các
doanh nghiệp đầu tư vào Sekong cần một lực lượng lao động có trình độ văn hóa và
chuyên môn kỹ thuật nhất định. Điều này gây khó khăn cho nguồn cung lao động, bởi
vì, số lao động có tay nghề, có chất lượng của tỉnh Sekong còn rất hạn chế.
Sự đô thị hóa chậm cộng với tốc độ tăng trưởng thấp không giúp cho Sekong
có sự phân biệt giữa đô thị và nông thôn. Trong thực tế hầu như không có sự phân
biệt này, với lý do đó, lao động nông thôn cũng tương ứng với toàn bộ lực lượng lao
động của tỉnh Sekong. Nguồn cung lao động của tỉnh Sekong có xu hướng tăng theo
sự phát triển của dân số, do đó, kéo theo tỷ lệ thất nghiệpcủa tỉnh trong những năm
gần đây liên tục tăng. Sự mất cân đối trong cán cân cung cầu lao động được giải
thích do sự yếu kém về trình độ, hay nói cách khác là chất lượng lao động thấp. Do
đó, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn lao động, ngoài
ra còn khiến cho người lao động không có cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho bản
thân và gia đình. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như: do trình độ
phát triển kinh tế còn thấp, trình độ lao động yếu kém, hoạt động kinh tế còn dựa đa
phần vào những hoạt động khai thác tài nguyên, lâm sản chiếm dụng nhiều lao
động, năng suất thấp, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của người lao động,
của gia đình và của cả nền kinh tế.
2.2.1.2. Cơ cấu việc làm
Với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hiện nay, cơ cấu việc làm của tỉnh
Sekong thiên về việc làm trong ngành nông nghiệp nói chung với tỷ lệ cơ cấu lên
đến 77.7%; các nhóm ngành công nghiệp chiếm 15.6% và nhóm ngành dịch vụ chỉ
chiếm 6.7%. Dân cư nông thôn đồng thời theo đó là đại đa số lao động của tỉnh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
Sekong đều hoạt động trong khu vực nông nghiệp với các hoạt động chính như:
chăn nuôi gia súc, trông lúa, cây lương thực, Các nhóm ngành công nghiệp chủ
yếu bao gồm khai khoáng, chế biến gỗ,... tuy nhiên vẫn còn diễn ra ở quy mô nhỏ,
chưa tập trung thu hút, chưa tạo ra được nhiều việc làm. Các ngành dịch vụ hầu như
chưa có sự phát triển đột phá, việc làm chủ yếu xoay quanh các hoạt động buôn bán
tiểu thương, đặt biệt là các hoạt động buôn bán qua lại giữa biên giới hai nước Lào -
Việt Nam.
Xét về nhóm việc làm đơn vị kinh tế nông hộ, những năm gần đây chính
phủ Lào có chủ trương chính sách hỗ trợ người dân trong tỉnh đổi hướng từ việc
trồng cây lương thực đủ ăn sang trồng và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tiếp tục hỗ trợ và hướng dẫn về mặt chuyên môn kỹ
thuật cho người dân với hình thức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng
cao, cho năng suất và sản lượng nhiều hơn trước đây. Thêm vào đó, các tổ chức
quốc tế cũng có các chương trình hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, khoa học kỹ thuật cho
nông dân của tỉnh để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi làm lương thực như: trồng rau
màu, nuôi trâu, bò, dê, lợn, cá,
Hiện nay, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn trong các ngành nông
nghiệp từ các quốc gia trong khu vực đến đầu tư trồng và khai thác các cây công
nghiệp, người lao động của tỉnh được mở ra nhiều cơ hội việc làm. Tuy cơ quan thống
kê chưa có những số liệu cụ thể, nhưng hiện nay, xu hướng các doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và khai khoáng đang đẩy mạnh các hoạt
động đầu tư sản xuất tại địa bàn tỉnh, thu hút một số lượng đáng kể lao động của tỉnh
tham gia, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho chính bản thân và gia đình.
Mặc dù có những tiềm năng về phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch
vụ thương mại và du lịch. Tuy nhiên hiện nay, với tỷ lệ 6.7% lao động hoạt động
trong các ngành dịch vụ cho thấy, các dịch vụ dưới sự quản lý của Nhà nước và tư
nhân, hay dịch vụ do người dân tự tổ chức trên địa bàn tỉnh rất ít. Xu hướng phát
triển về các hoạt động ăn uống, nhà nghỉ và nhà hàng đang được hình thành, nhưng
phần lớn đều là kinh doanh hộ gia đình và sử dụng lao động trong gia đình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
Một trong những vấn đề cần chú trọng nghiên cứu trong nội dung về cơ cấu
lao động và việc làm của một địa phương, đó là việc phân loại cơ cấu lao động theo
loại trình độ, chất lượng của lực lượng lao động. Như đã đề cập ở trên, nền kinh tế
của tỉnh Sekong là nền kinh tế nghèo, lạc hậu, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp và khai thác lâm sản. Khái quát có thể nhận định rằng, phần lớn
lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành nghề sử dụng lao động phổ
thông, không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp.
Bảng 2.2. Loại hình nghề nghiệp của lao động được điều tra trên địa bàn
tỉnh Sekong
Nghề nghiệp Số lao động (người) Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp 51 34%
Tiểu thủ công 14 9.33%
Lâm nghiệp 22 14.67%
Công nhân 22 14.67%
Công nhân viên chức 5 3.33%
Buôn bán 22 14.67%
Dịch vụ 10 6.66%
Khác 4 2.67%
Tổng 150 100%
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Theo số liệu tổng hợp từ cuộc điều tra của tác giả đối với một số lao động
trên địa bàn tỉnh Sekong cho thấy, cơ cấu nghề nghiệp của lao động của địa phương
này thuộc cơ cấu nghiêng về các ngành nghề thuộc nhóm ngành nông nghiệp; các
bộ phận ngành nghề khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chung, điều này một
phần phản ảnh cơ cấu cũng như trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Sekong.
Một trong những khía cạnh về thực trạng lao động nông thôn tỉnh Sekong
phân tích đó là sự phân bố trong các khu vực công tác, làm việc của lao động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Hình 2.2. Khu vực công tác, làm việc của lao động được điều tra của
tỉnh Sekong
Theo kết quả điều tra của tác giả, đa phần lao động được điều tra hiện là lao
động cho gia đình hoặc tư đứng ra tổ chức lao động sản xuất, tỷ lệ này chiếm đến
51%; số lao động làm việc cho khu vực tư nhân chiếm tương đối lớn với 33%; khu
vực nhà nước chiếm 12%. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn hóa của nền kinh
tế cũng như nguồn lao động của tỉnh Sekong còn khá manh mún, khả năng tổ chức
kinh tế một cách có quy hoạch, hệ thống vẫn còn thấp. Đòi hỏi một hệ thống giải
pháp đồng bộ, tổng hợp của nhiều ngành, lĩnh vực để có thể cơ cấu nền kinh tế,
ngành kinh tế, khu vực kinh tế cũng như cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
và hiện đại.
2.2.1.3. Thời gian làm việc
Lao động của tỉnh Sekong có sự phân bố thời gian lao động tiêu biểu đối với
sự phân bố thời gian tiến hành các hoạt động việc làm của người dân nông thôn của
các nước nông nghiệp đang phát triển. Họ dành hầu hết các tháng của năm phục vụ
cho các hoạt động sản xuất, lao động. Hầu như không có các hoạt động nghỉ ngơi,
hay các hoạt động nhằm tái sản xuất sức lao động; vì thế, cho dù hoạt động trong
12%
33%51%
4%
Khu vực nhà nước
Khu vực tư nhân
Làm việc cho gia đình
Khác
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ, lao động của tỉnh đều tiến hành lao
động sản xuất trong suốt 12 tháng của 1 năm. Trong đó:
Lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn sử dụng thời gian lao động
tương đối nhiều khoảng 15 giờ/ngày, tương đương khoảng hơn 5,400 giờ/người/năm.
Điều này một mặt chứng tỏ sự chăm chỉ, siêng năng, cần cù của lao động địa phương.
Tuy nhiên, xét về phương diện tính hiệu quả của lao động hay xét về năng suất cũng
như thu nhập mang lại của lao động nông nghiệp thì vấn đề này cần phải nhìn nhận ở
góc độ hạn chế và nan giản. Lao động nông nghiệp hiện nay của tỉnh là nhóm ngành
nghề lao động nặng nề nhất nhưng lại có thu nhập thấp hơn so với những lao động
nông thôn làm việc ở các công ty, đơn vị khai thác, nhà máy,
Bảng 2.3. Bảng phân bố sử dụng thời gian lao động trong ngày của lao động
tỉnh Sekong
Ngành
Thời gian (giờ)
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịchvụ
Nguồn : Số liệu tổng hợp của tác giả
Như thống kê của bàng trên, xét về mặt thời gian sử dụng lao động : Lao
động nông thôn làm việc ở các công trường, nhà máy,.. đa phần chỉ sử dụng thời
gian khoảng 8-9 giờ/ngày, tính bình quân trong năm là khoảng 3,240 giờ/người/.
Với lao động làm dịch vụ trên địa bàn của tỉnh, mặc dù là làm việc nhẹ nhàng hơn
nhưng vì sự phát triển còn manh mún, nhỏ lẽ, chưa theo hướng chuyên nghiệp nên
thời gian làm việc khá thất thường, không được thường xuyên, trung bình sử dụng
thời gian làm việc khoảng 5-8 giờ/ngày; chủ yếu là việc làm phụ ngoài những hoạt
động lao động nông nghiệp, công nghiệp chính.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
2.2.1.4. Vấn đề thu nhập
Mặc dù có không ít các chương trình phát triển xã hội hỗ trợ phát triển nhằm
xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn, đem lại nhiều kết quả đáng ghi
nhận trong những năm qua. Tuy nhiên, tỉnh Sekong vẫn là một tỉnh nghèo, người
dân có đời sống vật chất thiếu thốn. Xét về thu nhập, phần lớn nguồn gốc của thu
nhập người lao động phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác
lâm sản, lao động làm thuê,
Các công việc thuộc nhóm ngành nông nghiệp như đã nêu trên đều là những
công việc nặng nhọc, năng suất lao động thấp, chiếm dụng nhiều thời gian và lao
động nhưng lại không đem lại thu nhập tương xứng, cũng như có khả năng đáp ứng
được đòi hỏi của nhu cầu sinh hoạt thường nhật. Thêm vào đó, có thể thấy rằng, do
sự thiếu ổn định và trình độ canh tác nông nghiệp còn thấp, cho nên nhìn chung
ngành nông nghiệp thường có doanh thu và chi phí xấp xỉ bằng nhau nên lợi nhuận
rất ít, khiến cho thu nhập của lao động nông nghiệp chịu rủi ro và không bền vững.
Đối với lao động làm việc ở khu công nghiệp và dịch vụ, thu nhập có thể ổn
định trong mỗi tháng và năm; có thể tính bình quân mỗi tháng được hưởng
1,000,000 – 3,000,000 kíp, một năm khoảng 12,000,000 – 30,000,000 kíp. Điều này
cho thấy, thu nhập của lao động hai nhóm ngành này của người lao động mặc dù ổn
định, nhưng không phải là nguồn thu nhập cao, chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ
bản của bản thân và đình. Điều này xuất phát từ trình độ chuyên môn kỹ thật thấp
của lao động và sự phát triển bước đầu manh mún của các nhóm ngành công nghiệp
và dịch vụ. Hay cũng có thể cho rằng, do nền kinh tế yếu kém phụ thuộc vào nền
sản xuất nông nghiệp có trình độ lạc hậu, lao động lại có trình độ không cao, những
yếu tố này kéo theo thu nhập của người lao động ở tỉnh Sekong không thoát khỏi
được thực trạng là thấp và bấp bênh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Bảng 2.4. Mức thu nhập bình quân của lao động được điều tra trên địa bàn
tỉnh Sekong
Mức thu nhập bình quân/tháng
(Đã quy đổi từ KIP sang VND)
Số lao động
(người)
Tỷ
lệ(%)
Dưới 1 triệu đồng 48 32%
Từ 1 đến 3 triệu đồng 43 28.67%
Từ 3 đến 5 triệu đồng 32 21.33%
Trên 5 triệu đồng 27 18%
Tổng 150 100%
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Đối với người dân, người lao động được điều tra, họ cho rằng, mức thu nhập
có thể nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình là từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, số lượng lao động có mức thu nhập rất thấp là dưới 1 triệu đồng/tháng
chiếm đến 32%, phần lớn đối tượng này là lao động nông nghiệp và phổ thông tự do
thiếu ổn định; Số lao động có mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu đồng chiếm 28.67%;
mức thu nhập trung bình từ 3 đến 5 triệu chiếm 21.33%, đối tượng này chủ yếu tập
trung vào các đối tượng làm cho các công ty nước ngoài và cán bộ nhà nước có làm
them nông nghiệp hay buôn bán; nhóm có thu nhập trên 5 triệu/tháng chiếm 18%.
Thực tế số liệu điều tra chỉ mô phỏng căn bản việc phân nhóm thu nhập của
lao động của tỉnh Sekong, trong thực tế, tỷ lệ này có thể sai khác bởi lý do đánh giá
thu nhập có phần chủ quan của các đối tượng được điều tra. Tuy nhiên, số liệu này
cũng đã thể hiện được sự ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động
đến đời sống vật chất của người dân một cách mạnh mẽ. Thu nhập của người lao
động càng cao thì người lao động càng có điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần của mình. Sở dĩ có người thu nhập cao là do họ nắm bắt được tình hình nắm cơ
hội tìm được một công việc hay một phương thức làm ăn mới lên thu nhập cao hơn
trước, còn một bộ phận nhỏ kém năng động hơn còn bỡ ngỡ chưa bắt nhịp với tình
hình mới hay con số này rơi vào các đối tượng chưa tìm được việc làm nên thu nhập
thấp, không ổn định.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
2.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Sekong
2.2.2.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề tất yếu diễn ra. Điều này đòi
hỏi nền kinh tế cần có những định hướng, giải pháp đón đầu nhằm góp phần thúc
đẩy sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ để khai thác tối ưu các nguồn lực của nền
kinh tế, góp phần giải quyết cơ bản các vấn đề xã hội. Với cơ cấu kinh tế thiên về
khu vực nông lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch dần sang công nghiệp và dịch vụ,
quá trình này tất yếu kéo theo việc tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2011-2015, số liệu thống kê cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh
Sekong đang có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, cụ thể:
Bảng 2.5. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Sekong giai đoạn 2010-2014
Năm Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
2010 45,5% 20,1% 34,4%
2011 43,7% 20,7% 35,5%
2012 41,9% 21,4% 36,7%
2013 39,8% 22,2% 38,0%
2014 37,3% 23,0% 39,7%
Nguồn: Thống kê tỉnh Sekong từ năm 2010-2014
Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế của ba khu
vực đang có sự thay đổi tích cực qua các năm theo xu hướng giảm dần tỷ trọng của
bộ phận các nhóm ngành thuộc khu vực I, tức là các ngành về Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản. Ngược lại, các nhóm ngành thuộc khu vực II và III đang có xu
hướng tăng về tỷ lệ giá trị đóng góp và GDP chung của tỉnh. Cụ thể: trong giai đoạn
năm năm kể trên, nhóm ngành Nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm ba
ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản) đã giảm về tỷ lệ đóng góp và tỷ trọng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
GDP của toàn tỉnh, nếu như năm 2010, tỷ lệ này là 45.5% thì đến 2014, tỷ lệ này
còn 37.3%; Trong khi đó, nhóm ngành Công nghiệp và xây dựng cùng thời gian này
đã tăng tỷ lệ đóng góp của mình vào GDP lên gần 3% từ 20.1% (2010) lên 23.0%;
Ngành dịch có sự gia tăng về tỷ trọng cao hơn, với tỷ lệ tăng từ 34.4% năm 2010
lên 39.7% năm 2014. Có thể nhận định rằn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_quyet_viec_lam_cho_lao_dong_nong_thon_o_tinh_sekong_lao_5173_1909329.pdf