Luận văn Giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân cấp tỉnh –Từ thực tiễn thành phố hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN 10

HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH. 10

1.1. Những vấn đề chung về giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân

dân. 10

1.1.1. Khái niệm giải quyết vụ án hành chính. 10

1.1.2. Đối tượng giải quyết vụ án hành chính . 13

1.1.3. Đặc điểm giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân . 18

1.1.4. Nguyên tắc giải quyết vụ án hành chính . 19

1.2. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp

tỉnh . 22

1.2.1. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân c t nh. 22

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm của

Tòa án nhân dân c t nh. 23

1.2.3. Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm

của Tòa án nhân dân c t nh. 25

1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

cấp tỉnh. 26

1.3.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án. 26

1.3.2. Đối thoại và chuẩn bị xét xử vụ án . 28

1.3.3. Thủ tục giải quyết vụ án tại hiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân

dân c t nh . 29

1.3.4. Thủ tục giải quyết vụ án tại hiên tòa húc thẩm của Tòa án nhân

dân c t nh . 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 45

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân cấp tỉnh –Từ thực tiễn thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện mà việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, dừng, khắc phục hành vi hành chính đó liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và họ chưa được tham gia tố tụng tại cấp sơ thẩm thì: 39 a) Nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung; b) Nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm phải đưa cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đối với phần tranh tụng tại phiên tòa xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, luật tố tụng quy định nội dung và phương thức thực hiện tranh tụng giống với nội dung và phương thức tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Cụ thể, phần tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm bao gồm các hoạt động: * Nghe lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm: Tại Điều 237 Luật Tố tụng hành chính, việc trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm được quy định thành các trường hợp như sau: 1. Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau: a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. 40 Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện kháng cáo và người khởi kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện kháng cáo và người bị kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; b) Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các cãn cứ của việc kháng nghị; c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. 2. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình. 3. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ. * Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm: Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm, những vấn đề không thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, không được hỏi tại phiên tòa sẽ không đưa ra tranh luận. Bên cạnh đó, thủ tục tranh luận tại phiên tòa xét xử phúc thẩm được quy định gần như tương tự như đối với trình tự phát biểu khi tranh luận ở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Cụ thể được quy định tại Điều 239 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 như sau: 41 a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến; b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến; c) Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; d) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án. 3. Trình tự tranh luận đối với kháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện như sau: a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với kháng nghị của Viện kiểm sát. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến; b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu. 4. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận. 5. Trường hợp vắng mặt một trong các bên đương sự và người tham gia tố tụng khác thì Chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. * Bản án phúc thẩm: Sau khi hoàn thành các trình tự, thủ tục xét xử một vụ án hành chính tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm bàn bạc, thảo luận và đi đến 42 quyết định cuối cùng là ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Bản án phúc thẩm gồm có: phần mở đầu; phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định và phần quyết định. 3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử. 4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan. 5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có). 6. Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy. 7. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 43 * Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị: Tòa án cấp phúc thẩm phải tổ chức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị. Một thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Trong trường hợp nếu đương sự kháng cáo được mời tham gia phiên họp trình bày ý kiến về việc kháng cáo, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên họp. Việc có mặt của đương sự kháng cáo trong phiên họp trên là không bắt buộc. Tuy nhiên, đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, việc tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định là bắt buộc. Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị. Sau khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án. Căn cứ theo quy định của luật tố tụng hiện hành, thì quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. * Gửi bản án, quyết định phúc thẩm: Luật Tố tụng hành chính hiện hành quy định thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm là 30 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm. Trong thời hạn này, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho các đương sự, Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, 44 Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án của Tòa án có chứa thông tin có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những chứng cứ không được công khai. (khoản 2, Điều 96 Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Như vậy, có thể kết luận rằng, xét xử phúc thẩm không phải là xém xét lại, mà là xét xử lại vụ án hành chính cấp sơ thẩm bị đương sự kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị khi không đồng ý với kết quả xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện. Việc tạo điều kiện và cơ hội cho đương sự kháng cáo kháng cáo bản án sơ thẩm và Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩm là thực hiện được nguyên tắc xét xử hai cấp của luật tố tụng Việt Nam. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói chung và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiệm vụ tiến hành thực hiện các bước trình tự, thủ tục đã được quy định rõ ràng trong luật tố tụng hành chính hiện hành nhằm giải quyết vụ án hành chính một cách nhanh chóng và đúng với quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong quá trình kháng cáo bản án, kịp thời can thiệp và xét xử lại bản án sơ thẩm để tránh việc xét xử sai, thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự kháng cáo. 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày nội dung về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân hai cấp nói chung và của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Qua đó, trình bày lại và phân tích rõ hơn các định nghĩa về thuật ngữ, xem xét lại những quy định, nguyên tắc, cũng như các trình tự, thủ tục trong hệ thống luật tố tụng hành chính khi xét xử một vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm và tại Tòa án cấp phúc thẩm. Từ đó, sẽ là cơ sở để so sánh với những điều khoản và quy định giữa Luật Tố tụng hành chínhnăm 2010 và Luật tố tụng hành chính hiện hành; chỉ ra được những điểm mới và những thuận lợi – bất cập trong Luật tố tụng hành chính năm 2015 trong thực tiễn áp dụng luật của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 2 tiếp theo nghiên cứu về “Thực trạng giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”. 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Sau sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính quyền mới đã thành lập ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân cấp quận, huyện. Biên chế toàn ngành lúc thành lập gồm 80 người trong đó có 7 thẩm phán và nhiều nhân viên đến từ miền bắc Việt Nam. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét xử cấp Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau gần 30 năm không ngừng liên tục phát triển, ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng hơn, bao gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận/huyện. Tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 06 Tòa chuyên trách bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niênvà 03 bộ phận trực thuộc khác. Tòa hành chính là một trong các Tòa chuyên trách trực thuộc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính với điều kiện các vụ án đó phải nằm trong thẩm quyền giải quyết của của Tòa án. Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì nhiệm vụ chính và quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh nói chung và Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là: Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật và phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Cơ cấu tổ chức của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bao 47 gồm Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án. Trong đó, Chánh tòa sẽ là người đứng đầu trong cơ cấu của Tòa hành chính. Theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối ngày 21/01/2016 quy định về việc Tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, thì chức danh Chánh tòa Tòa Hành chính của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm. Sau nhiều năm kể từ thời điểm thành lập đầu tiên, Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn cố gắng và không ngừng phát triển. Luật Tố tụng hành chính năm 2010 được ban hành, và sau đó là Luật Tố tụng hành chính năm 2015 tạo ta bước phát triển mới trong giải quyết các vụ án hành chính. 2.2. Tình hình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Các hương diện đánh giá * Về số lượng vụ án thụ lý, giải quyết: Trong năm 2018, tình hình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được nêu trong Báo cáo số liệu “Tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019”, thì tình hình giải quyết các vụ án hành chính được ghi nhận sơ bộ như sau: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 10.506 vụ, tăng 1.195 vụ so với cùng kỳ năm 2017; đã giải quyết, xét xử được 6.575 vụ, tăng 1.657 vụ so với năm 2017 (đạt tỷ lệ 62,58%). Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 7.880 vụ, đã giải quyết, xét xử 4.853 vụ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.517 vụ, đã giải quyết, xét xử 1.635 vụ và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 109 vụ, đã giải quyết, xét xử 87 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị 48 hủy là 4,43%, giảm 0,21% (do nguyên nhân chủ quan 3,27%, và do nguyên nhân khách quan 1,16%); bị sửa là 3,94%, tăng 0,12% so với cùng kỳ năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 3,34% và do nguyên nhân khách quan là 0,6%). Toà án nhân dân các cấp đã giải thích, đính chính hoặc kháng nghị đối với 07 bản án do tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án. Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, về cơ bản Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã khắc phục được việc để các vụ án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật, tính đến ngày 30/11/2018 chỉ còn 02 vụ án hành chính để quá hạn luật định; chú trọng việc tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện, nên nhiều vụ án sau khi đối thoại, các bên đã thống nhất cách thức giải quyết và người khởi kiện đã rút đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã quan tâm làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết nhằm đảm bảo giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các vụ án hành chính thường là phức tạp, quá trình thực hiện một số quy định của Luật tố tụng hành chính cũng gặp phải những vướng mắc, nhất là liên quan tới thực hiện quy định tại Điều 60 Luật tố tụng hành chính về người đại diện theo ủy quyền khi tham gia quá trình giải quyết các vụ án hành chính, rất nhiều trường hợp người được ủy quyền cho người bị kiện xin vắng mặt và cử cán bộ chuyên môn hoặc thuê luật sư để tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, dẫn tới quá trình giải quyết gặp rất nhiều khó khăn và thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, nên tỷ lệ giải quyết loại án này chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể mang tính chất khách quan hoặc chủ quan. Ngày 24/11/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XII, kì họp thứ 8 đã thông qua Luật tố tụng hành chính, Chủ tịch nước ký 49 lệnh số 22/2010/L.CTN ngày 07/12/2010 về việc công bố Luật tố tụng hành chính và kể từ 01/7/2011 Luật này đã có hiệu lực. Để triển khai thực hiện Luật, Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính; Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính đã được ban hành. Tiếp đó, trong thực tiễn công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về một số vướng mắc trong giải quyết các vụ án hành chính. Vì vậy, với mục đích bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Văn bản số 02/GĐ-TANDTC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 19/09/2018 về Giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính đã được ban hành. Việc ban hành các văn bản nêu trên đã cho thấy sự quan tâm đúng mức và cần thiết của nhà nước đến hoạt động tố tụng hành chính nói chung nhằm giải quyết tốt các khiếu kiện hành chính của công dân, tổ chức thông qua hoạt động xét xử hành chính. Điều này ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới việc cá nhân, tổ chức khi khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, và dễ dàng cho Tòa án trong việc thụ lý cũng như xét xử vụ án hành chính. Về mặt nội dung, có thể nói sau khi các văn bản pháp luật được ban hành, việc thực hiện hoạt động tố tụng hành chính nói chung và việc thực hiện thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ở Tòa án các cấp nói chung và Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có những chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng những quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và các văn bản có liên quan đến hoạt động xét xử án hành chính ở Tòa án các địa phương cũng còn nhiều vấn đề bất cập, cần xem xét nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật. Trong những năm qua, số lượng vụ án hành chính của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chiếm phần trăm ngày càng nhiều trong tổng số vụ án được thụ lý chung của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ 50 Chí Minh. Theo số liệu báo cáo gần nhất của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, số vụ án hành chính được thụ lý và giải quyết theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 được thống kê như sau: Bảng thống kê số vụ án hành chính xét xử cấp sơ thẩm của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 NĂM ÁN TỒN NĂM TRƯỚC ÁN MỚI THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ÁN TỒN CUỐI NĂM 2015 25 109 134 42 92 2016 92 224 316 60 256 2017 256 455 711 163 548 2018 548 395 943 273 670 2019 670 143 813 96 717 (Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Như vậy, nhìn vào bảng thống kê trên, ta có thể nhận xét rằng số lượng vụ án hành chính được xét xử theo cấp sơ thẩm của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: - Số lượng án mới được xét xử theo cấp phúc thẩm cao nhất vào năm 2017 với tổng số vụ án mới là 455 vụ án và thấp nhất là năm 2019 là 143 vụ án. Trong đó, từ năm 2015 đến 2017, số lượng vụ án mới tăng 346 vụ án,từ 109 vụ án (năm 2015) đến 455 vụ án (năm 2017). Sau đó giảm 312 vụ án trong hai năm sau đó là 2018 và 7 tháng đầu năm 2019. Như vậy, theo bảng thống kế ta có, số lượng án được thụ lý thấp nhất là năm 2015 với tổng 134 vụ án bao gồm 25 án tồn năm 2014 và 109 vụ án mới; án được thụ lý cao nhất sẽ rơi vào năm 2018 là 943 vụ, trong đó án tồn năm 2017 là 548 vụ và án mới trong năm là 395 vụ. Có thể thấy rằng, đây là một con số rất cao trong 5 năm trở lại đây. Có thể thấy rằng, xã hội ngày càng phát triển sẽ kéo theo nhiều vấn đề và việc 51 phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính. Bên cạnh số lượng án tồn còn quá nhiều, việc thụ lý thêm án mới của Tòa án đã dẫn đến việc quá tải và không thể giải quyết hết được. Tỉ lệ số lượng vụ án được giải quyết trên tổng số lượng án được thụ lý trong năm lần lượt khoảng 31,3% (năm 2015); 18,9% (năm 2016); 22,9% (năm 2017); 28,9% (năm 2018) và 11,8% (năm 2019). Tóm lại, tỉ lệ án được giải quyết không được ổn định theo từng năm. Đây có thể là do lượng án tồn năm trước quá nhiều, thêm vào đó là Tòa án tiếp tục nhận thêm án mới nên đã dẫn đến tình trạng ngày càng quá tải cho Tòa án để có thể giải quyết được hết các vụ án hành chính. Bảng thống kê số vụ án hành chính xét xử cấp phúc thẩm của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 NĂM ÁN TỒN NĂM TRƯỚC ÁN MỚI THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ÁN TỒN CUỐI NĂM 2015 41 144 185 107 78 2016 78 87 165 101 64 2017 64 85 149 79 70 2018 70 57 127 71 56 2019 56 42 98 40 58 (Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) Nhìn chung, ta có thể nhận xét rằng số lượng vụ án hành chính được xét xử theo cấp phúc thẩm của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: - Số lượng án mới được xét xử theo cấp phúc thẩm cao nhất vào năm 2015 với tổng số vụ án mới là 144 vụ án và thấp nhất là năm 2019 đến thời điểm tháng 7 vừa qua là 42 vụ án. Như vậy, số lượng án mới giảm dần qua các năm, cụ thể là giảm 102 vụ, từ 144 vụ (năm 2015) xuống còn 42 vụ ( năm 52 2019). Nhìn chung, việc giảm số lượng án mới như vậy sẽ làm giảm áp lực cho Tòa án và giúp hạn chế được lượng án tồn cuối năm. Bên cạnh đó, việc Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết án thõa đáng với đúng nguyện vọng của các đương sự, đúng trình tự, thủ tục tố tụng, đúng nội dung tố tụng sẽ làm giảm số lượng án sơ thẩm bị các đương sự khiếu nại, Viện kiểm sát khiếu kiện lên Tòa án cấp tỉnh, từ đó dẫn đến lượng án xét xử cấp phúc thẩm giảm. - Theo bảng thống kế ta có, tổng số lượng án được thụ lý thấp nhất là năm 2019 với tổng 98 vụ án bao gồm 56 án tồn năm 2018 và 42 vụ án mới; án được thụ lý cao nhất sẽ rơi vào năm 2015 là 185 vụ, trong đó án tồn năm 2014 là 41 vụ và án mới trong năm là 144 vụ. Về mặt ưu điểm: Tỉ lệ án được giải quyết cao hơn nhiều so với số vụ án xét xử ở cấp sơ thẩm, từ đó dẫn đến việc số lượng án tồn cuối năm cũng giảm nhiều hơn hẳn so với xét xử sơ thẩm. Điều này cho thấy tình hình thực tiễn giải quyết vụ án hành chính của Tòa hành chính Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung không có nhiều biến động qua các năm. Đối với các vụ án hành chính được xét xử theo cấp sơ thẩm, lượng án được thụ lý ngày càng nhiều, dẫn đến việc Tòa án không thể xét xử hết tất cả các tranh chấp hành chính giữa các đương sự, từ đó số lượng án tồn ngày càng tăng, khó giải quyết, gây ảnh hưởng rất nhiều không chỉ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, mà còn gây áp lực lên chính các Thẩm phán – người trực tiếp giải quyết các vụ án hành chính đó. Còn đối với các vụ án hành chính được xét xử theo cấp phúc thẩm, từ việc thụ lý án mới, số lượng án giải quyết trong năm và án tồn cuối năm đều phản ánh khá tích cực. Đây là một điểm rất đáng mừng không chỉ đối với Tòa án, mà còn đối với các đương sự. Có thể thấy, hầu hết các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_vu_an_hanh_chinh_cua_toa_an_nhan_dan_cap.pdf
Tài liệu liên quan