Luận văn Giám sát của hội đồng nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT CỦA HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN . 10

1.1. Khái niệm và đặc điểm giám sát của Hội đồng nhân dân . 10

1.1.1. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân.10

1.1.2. Phân biệt hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân với hoạt động

kiểm tra, kiểm sát của một số cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.16

1.1.3. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân .21

1.2. Vai trò, mục đích của hoạt động giám sát . 31

1.3. Các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân . 35

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng

nhân dân. 44

Tiểu kết chương1. 47

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG

NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN . 49

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 49

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.49

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.51

2.2. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Phan Thiết . 52

2.2.1. Hoạt động giám sát của HĐND tại các kỳ họp .52

2.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND.62

2.2.3. Hoạt động giám sát các ban của HĐND.64

2.2.4. Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND .66

2.3. Những kết quả và hạn chế trong hoạt động giám sát . 68

2.3.1. Những kết quả đạt được.68

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giám sát của hội đồng nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật. Bên cạnh đó còn phải dùng tâm để mà xem xét, đánh giá, nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, tránh bè phái, cục bộ. Để phát hiện sai trái của người khác, của các ngành chức năng, người đại biểu Nhân dân phải 45 có quan điểm, trình độ, bản lĩnh vững vàng, có cách nhìn sáng suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý, phải có bản lĩnh dám nói thẳng, nói thật, không nể nang né tránh, phải vì lợi ích của nhân dân, của Đảng [4]. Chương trình, kế hoạch, phương thức giám sát của HĐND cấp huyện. Xây dựng chương trình kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là điều kiện đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giám sát. HĐND cấp huyện cần ra nghị quyết tổ chức giám sát, các cuộc giám sát đều phải lập kế hoạch, xây dựng chương trình cụ thể, thông báo về nội dung, thời gian và thống nhất cách thức thực hiện, các thành viên của đoàn giám sát phải nắm vững mục đích yêu cầu, phương pháp giám sát. Nói chung, HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch giám sát hàng quý, hàng tháng của thường trực, các ban, các tổ đại biểu và kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất theo yêu cầu của cử tri, hay dư luận xã hội. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình hóa hoạt động giám sát, tổ chức giám sát một cách toàn diện, các lĩnh vực giám sát của HĐND cấp huyện rất rộng, nên khi xây dựng chương trình giám sát cần phải có trọng tâm, trọng điểm; nội dung giám sát phải tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc và đang được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm. Bên cạnh đó, cũng cần phải lưu ý mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đưa lại một kết quả nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát. Việc kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng bị giám sát phải kịp thời sữa chữa, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND, đó cũng là một trong những điều kiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay [4]. 46 Điều kiện vật chất, chi phí cho hoạt động giám sát của HĐND. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện cần phải đầu tư chi phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát. Trong quan hệ đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND cần hiểu tính chất hai mặt của đầu tư chi phí cho hoạt động này [4]. Thứ nhất: thiếu nguồn thông tin cập nhật. HĐND phải tăng cường đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát của cấp mình theo yêu cầu của từng nội dung hoạt động, nhất là các trang thiết bị cần thiết, khắc phục tình trạng khó khăn lâu nay trong công việc giám sát về cung cấp thông tin. Nếu có đầu tư đúng mức sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. Thứ hai: đầu tư chi phí cho hoạt động giám sát phải tối ưu, nghĩa là chỉ đủ mức cần thiết và triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Không có nghĩa là cứ tăng đầu tư chi phí thì công tác giám sát mới có hiệu quả. Ngược lại, nhiều khi chỉ với mức kinh phí hạn hẹp, nhưng nếu tổ chức thực hiện tốt, tìm ra những hình thức phương pháp thích hợp, cũng có thể đưa lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do tính đặc thù của công tác giám sát, hơn nữa ở nước ta nhiều khi dư luận xã hội cũng đóng vai trò rất lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị, cho nên trong một số trường hợp, không nên căn ke, tính toán mức chi phí bỏ ra là bao nhiêu, vấn đề chúng ta có thực hiện chương trình giám sát đến cùng hay không. Nếu cuộc giám sát đưa lại kết quả tốt không những góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà còn có tác dụng to lớn trong việc chấn chỉnh các vấn đề chính trị - xã hội. Như vậy, khi nói tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào nói chung và giám sát nói riêng đòi hỏi phải tính đến mức đầu tư, chi phí hợp lý [4]. 47 Tiểu kết chương 1 Từ những nghiên cứu các bản Hiến pháp, hệ thống pháp luật và đề tài của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân góp phần tích cực vào việc phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp hành pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lí kịp thời những sai phạm đó; đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và của cấp trên cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, bảo đảm thi hành có hiệu quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của hội đồng nhân dân địa phương. Làm rõ các khái niệm, nội dung, đặc điểm hoạt động giám sát; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát. Trong đó xác định vị trí, vai trò, mục đích và các chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Trên cơ sở đó xác định chính xác những kết quả thực tế đạt được do hoạt động giám sát của HĐND mang lại, kết hợp với các tiêu chí khác cho phép chúng ta có thể đánh giá về mức độ hiệu quả giám sát của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp huyện nói riêng. Từ những nghiên cứu trên, nhận thấy một số điểm mới cơ bản trong luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về HĐND mà trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 chưa đề cập đến, đó là: Về cơ cấu tổ chức, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thành lập thêm Ban đô thị (khoản 3 Điều 39) vì đây là những đô thị tập trung, có quy mô lớn, mức độ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thù khác với các địa bàn đô thị thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cơ cấu của Thường trực HĐND, thay chức danh Ủy 48 viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện bằng chức danh hó chủ tịch HĐND; mở rộng thành viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch, các hó chủ tịch và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND; Thường trực HĐND cấp xã vẫn gồm Chủ tịch và hó chủ tịch HĐND. Ở tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc; ở HĐND cấp xã thành lập mới 2 ban là Ban pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội, đồng thời HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Tổ đại biểu HĐND; HĐND cấp xã không thành lập Tổ đại biểu HĐND. Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 95 đại biểu lên 105 đại biểu để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm, tính chất của các đô thị lớn này (Điều 39). hó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (số lượng là 2) hoạt động chuyên trách và hó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã (số lượng là 1) hoạt động chuyên trách; Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện hoạt động chuyên trách; hó Trưởng Ban cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách; Trưởng, hó Ban của HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm; Quy định về đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu HĐND; khi có từ 10% trở lên trong tổng số cử tri trên địa bàn cấp xã yêu cầu, Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm xem xét tổ chức kỳ họp HĐND. 49 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố han Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, là phần đất cuối cùng của cực Nam Trung Bộ, nối liền với vùng đất trù phú miền Đông Nam bộ. hía Đông giáp biển Đông. hía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. hía Nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. hía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận. Dân số han Thiết sơ bộ đến cuối năm 2016 là 225.897 người, thành phố có 18 phường, xã (Mũi Né, Hàm Tiến, Thiện Nghiệp, hú Hài, Thanh Hải, hú Thủy, Hưng Long, Bình Hưng, Xuân An, hú Trinh, hú Tài, hong Nẫm, Đức Thắng, Đức Nghĩa, Lạc Đạo, Đức Long, Tiến Lợi, Tiến Thành). Với vị trí đầu mối giao thông khá thuận lợi, ngoài quốc lộ 1A, han Thiết còn có quốc lộ 28 đi lên tỉnh Lâm Đồng qua đèo Di Linh. Là trung tâm tỉnh lỵ han Thiết, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km và có đường liên tỉnh nối liền huyện Hàm Thuận Nam, La Gi dọc theo đường ven biển Kê Gà, Thuận Quý. Đường 706B nối liền đến khu du lịch Bàu Trắng – Bắc Bình và Hòa hú – Tuy Phong. Với diện tích tự nhiên 206,45 km2, trong đó đất nông nghiệp 7.830 ha, thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 17,4oC, lượng mưa hàng năm khoảng 896,2 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Yếu tố khí hậu, thời tiết chia thành hai mùa mưa nắng khá rõ rệt. Địa hình phức tạp, 50 phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ cát cao, nhiều đồi thoai thoải, lượn sóng thấp dần theo hướng Bắc – Nam. Hệ thống sông suối ngắn, dốc nhưng phân bổ rải rác khắp đồng bằng dọc bờ biển. Có 4 con sông chảy qua thành phố, trong đó sông Cà Ty dài 7,2 km chảy chia đôi thành phố tạo nên một bức tranh khá sinh động. Do vị trí địa lý nên rừng tự nhiên của thành phố là không có, hiện nay có khoảng 6.515 ha rừng trồng đang được chăm sóc. Bờ biển han Thiết kéo dài 49 km, được che chắn bởi mũi Kê Gà tạo nên vùng biển tương đối điều hòa trong mọi thời tiết. Với lãnh hải rộng 13.000km2, nằm trong thềm lục địa bằng phẳng thuộc hệ nhiệt đới, tiếp nhận mối giao lưu của hai nguồn nước ấm - lạnh cùng với nguồn phù sa từ sông suối đổ ra tạo nên môi trường sinh trưởng cho các loài hải sản. Ngư trường han Thiết có nhiều bãi cá tôm, mật độ dày và thích hợp với giống, cá dứa Đặc biệt tôm, mực, sò, điệp, dòm, ốc hương cũng phát triển khá dày và có giá trị tiêu thụ, xuất khẩu cao. Ven bờ biển có một số đầm vũng lân cận, có điều kiện sinh thái tự nhiên phù hợp với việc nuôi tôm nước lợ và sản xuất muối Ngư trường có nhiều bãi cá và các loại hải sản đặc sản với trữ lượng có khả năng khai thác hàng năm 220.000 đến 250.000 tấn cá, 40.000 tấn tôm mực, 50.000 tấn sò điệp và các loại hải sản khác. Trên 1.000 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản, có cửa sông lớn luồng lạch thay đổi theo mùa khô, nước cạn cửa bị bồi lấp. Cửa Sông Cà Ty tập trung 90% lượng tàu thuyền của toàn thành phố. Nếu được đầu tư kè biển tại đây có thể cập tàu công suất 400CV, trọng tải 200 tấn và đường vào ra tàu thuyền an toàn hơn. Rải rác trên địa bàn thành phố han Thiết có nhiều khoáng sản như Ilmenit, Ziacon, sỏi đỏ, cát trắng, than bùn, đá ốp lát với trữ lượng tập trung, là nguồn cung ứng cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, làm đường giao thông. 51 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Quá trình hình thành dân cư ở han Thiết mang tính đặc thù của một vùng đất tụ nghĩa. Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, địa thế hẻo lánh, Phan Thiết trở thành nơi đón nhận những người dân phiêu tán, tha phương cầu thực và không ít người do bất mãn, chống đối nhà cầm quyền phong kiến địa phương mà về đây nương náu, định cư, lập nghiệp. Thời đầu triều Nguyễn Trung Hưng, những xóm làng mọc lên ở các cửa sông Từ đó với sức lao động cần cù, những người dân tứ xứ cơ cực đã biến vùng đất màu mỡ này thành làng mạc. Trong bối cảnh lịch sử đất nước bị thực dân, đế quốc xâm lược qua các thời kỳ từ sau khi có hiệp định Giơnevơ 1954, han Thiết lần lượt tiếp nhận nhiều đợt dân di cư đến đây sinh sống và hoạt động trong mọi ngành nghề, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế không ngừng của thành phố. Người han Thiết sinh sống chủ yếu bằng nghề biển, làm ruộng và làm vườn; thời gian đã tạo cho người dân ở đây một tính cách phóng khoáng, dễ mến mang đậm tính chất của người vùng biển. Hiện nay, han Thiết là một trong những thành phố có sự phát triển mạnh về kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Đây là một trong những vùng đất mới của nhiều người từ nơi khác đến làm ăn và sinh sống. Với điều kiện tự nhiên như trên đã tạo thuận lợi và khó khăn trong công tác giám sát: Thuận lợi: han Thiết là thành phố duy nhất của tỉnh Bình Thuận, là trung tâm của tỉnh, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.... tập trung tại đây, địa hình không hiểm trở như rừng núi, khí hậu ôn hòa, ít có biến động về thiên tai, lũ lụt không gây cản trở trong hoạt động giám sát của HĐND thành phố han Thiết. Khó khăn: Đa phần đại biểu HĐND ở các phường, xã làm nghề đánh 52 bắt hải sản, trình độ và nhận thức chưa cao nên ảnh hưởng phần nào đến hoạt động giám sát của tổ đại biểu HĐND ở địa phương, cơ sở. 2.2. Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Phan Thiết Thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003, trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, HĐND thành phố và HĐND các phường, xã đã tiếp tục phát huy vai trò cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và của cấp trên, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên địa bàn thành phố [17]. 2.2.1. Hoạt động giám sát của HĐND tại các kỳ họp Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND, là diễn đàn để đại biểu HĐND thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Kỳ họp HĐND bao gồm các phiên họp của toàn thể đại biểu HĐND để bàn bạc, giải quyết những vấn đề thuộc chương trình nghị sự đại diện đa số đại biểu nhất trí thông qua. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của kỳ họp, trong những năm qua HĐND thành phố han Thiết nhiệm kỳ 2011 - 2016 (khóa X) đã tổ chức 13 kỳ họp. Các kỳ họp được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật [17]. * Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố Phan Thiết Trụ sở làm việc của Thường trực HĐND thành phố được bố trí chung với UBND thành phố. Bộ máy giúp việc có Văn phòng HĐND và UBND thành phố, có phân công 01 Phó Chánh Văn phòng tham mưu, tổng hợp công tác HĐND và 02 chuyên viên theo dõi, tổng hợp. Văn phòng HĐND và 53 UBND thành phố thực hiện tốt trách nhiệm phục vụ hoạt động của HĐND thành phố. Nhìn chung trụ sở và bộ máy giúp việc đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Hội đồng nhân dân [17]. * Về đại biểu HĐND: Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Cơ cấu đại biểu HĐND thành phố, phường, xã phù hợp tình hình, đặc điểm của thành phố, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, thành phần, độ tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc, tỉ lệ đại biểu tái cử và đại biểu mới; là điều kiện thể hiện vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân thành phố và có ảnh hưởng tốt đến chất lượng hoạt động của HĐND [17]. Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND thành phố thông qua các nghị quyết về: Xác nhận tư cách đại biểu HĐND thành phố khoá X, nhiệm kỳ 2011 - 2016, nội quy kỳ họp HĐND thành phố, xác nhận kết quả bầu Chủ tịch, hó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực HĐND thành phố, Chủ tịch, hó Chủ tịch và các Ủy viên UBND thành phố, thành viên Ban Kinh tế - Xã hội, thành viên Ban háp chế HĐND thành phố, thư ký kỳ họp HĐND thành phố, Hội thẩm Toà án nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011 – 2016 [17]. Đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND thành phố han Thiết có 39 đại biểu, trong đó có 37 đại biểu đảng viên chiếm (94,87%), 02 đại biểu không đảng viên chiếm (5,13%), 08 đại biểu nữ chiếm (20,51%), 02 đại biểu tôn giáo gồm 01 đại biểu hật giáo và 01 đại biểu Thiên Chúa giáo chiếm (5,13%), 12 đại biểu tái cử. Đến nay, HĐND thành phố vẫn còn 39 đại biểu. Hầu hết các đại biểu có trình độ đại học và trung cấp chính trị trở lên, đa phần là trưởng, phó các phòng, ban thành phố [17]. HĐND 14 phường, 4 xã có 455 đại biểu, trong đó có 167 (36,7%) đại biểu ngoài đảng, 125 (27,4%) đại biểu nữ; 3 (0,65%) đại biểu dân tộc ít 54 người. Về trình độ chuyên môn: Đại học 157, cao đẳng 8, trung cấp 134 và sơ cấp có 43 đại biểu. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 6, trung cấp 187, sơ cấp 136, có 109 đại biểu chưa qua đào tạo chính trị [17]. Nhiệm kỳ 2016 - 2021 HĐND thành phố gồm có 40 đại biểu: Trong đó có 31 đại biểu nam, 9 đại biểu nữ (có 01 đại biểu nữ là đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp thành phố). Về cơ cấu đại biểu trẻ dưới 35 tuổi chiếm 15,7%, ở ngành y tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật; đại biểu nữ chiếm 35,7%, ở ngành y tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật; đại biểu ngoài Đảng chiếm 12,8%, ở các thành phần kinh tế khác. Ngành y tế, khoa học – kỹ thuật; khối chính quyền chiếm 62,8%. Tất cả đại biểu đều là đảng viên; về chuyên môn nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên (có 2 đại biểu có trình độ thạc sĩ); về lý luận chính trị có trình độ trung cấp trở lên (21 đại biểu đã qua lớp cao cấp chính trị); có 01 đại biểu không phải là đảng viên, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là Giảng sư Trường Trung cấp hật học tỉnh Bình Thuận [22]. * Về Thường trực HĐND: Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Thường trực HĐND thành phố có cơ cấu phù hợp, bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ, có mối quan hệ phối hợp hoạt động chặt chẽ với UBND thành phố, Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố, Hai Ban HĐND thành phố trong tổ chức các hoạt động của HĐND thành phố và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao đạt kết quả tích cực, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của HĐND thành phố [17]. Đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND thành phố có đủ 3 thành viên: Chủ tịch, hó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, cơ cấu gồm: 1 hó Bí thư Thường trực Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND, 01 Ủy viên Ban Thường vụ 55 Thành ủy chuyên trách hó Chủ tịch HĐND, 01 Thành ủy viên chuyên trách Ủy viên Thường trực [17]. Thường trực HĐND 14 phường, 4 xã có đủ 36 thành viên gồm 18 Chủ tịch, 18 hó Chủ tịch. Trình độ chuyên môn so với nhiệm kỳ 2004 - 2011: Đại học tăng 11 (tăng 220%); trung cấp giảm 4 (giảm 20%). Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp tăng 4 (tăng 14,81%), sơ cấp giảm 2 (giảm 40%) và chưa qua đào tạo giảm 2 (giảm 100%). Có khoảng 30% đại biểu chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng [17]. Nhiệm kỳ 2016-2021. Nhiệm kỳ này Thường trực HĐND theo quy định của Luật mới có nhiều thay đổi. Tại kỳ họp thứ nhất: HĐND thành phố han Thiết khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021: HĐND thành phố đã bầu 5 thành viên; trong đó gồm Chủ tịch, 02 hó Chủ tịch, 01 đại biểu là Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội và 01 đại biểu là Trưởng Ban háp chế HĐND thành phố. So với nhiệm kỳ 2011- 2016, tăng 02 đại biểu [22]. * Về các Ban HĐND thành phố: Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban Kinh tế - Xã hội và Ban háp chế HĐND thành phố đầu nhiệm kỳ đều có 7 thành viên với Trưởng ban do 01 Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ kiêm nhiệm. Cơ cấu Hai Ban HĐND thành phố phù hợp với cơ cấu đại biểu HĐND thành phố. Việc bố trí Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ kiêm Trưởng ban HĐND thành phố là điều kiện bảo đảm cho Hai Ban HĐND thành phố thực hiện tốt chức năng giám sát theo luật định; đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ đối với hoạt động HĐND, kịp thời cụ thể hóa chủ trương của Thành uỷ về tăng cường hoạt động giám sát của HĐND thành phố [17]. 56 Nhiệm kỳ 2016-2021 Thường trực HĐND thành phố đã phê chuẩn các thành viên của 2 Ban đúng số lượng và cơ cấu quy định. Mỗi ban gồm có 7 thành viên gồm Trưởng ban, hó Trưởng ban và 5 thành viên. Số Ban, cơ bản không có thay đổi nhiều so với trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 nhưng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định hó Trưởng Ban là đại biểu hoạt động chuyên trách [22]. * Số lượng của Tổ đại biểu HĐND thành phố: Nhiệm kỳ 2011 - 2016 Các Tổ đại biểu HĐND thành phố được cơ cấu phù hợp, đúng quy định theo số đại biểu được bầu tại 01 hoặc 02 đơn vị bầu cử, tạo điều kiện thuận lợi cho các Tổ đại biểu thực hiện nhiệm vụ được giao tại các kỳ họp và giữa 02 kỳ họp HĐND thành phố [17]. Đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND thành phố thành lập 13 Tổ đại biểu HĐND thành phố, mỗi Tổ có từ 02 đến 05 đại biểu được bầu tại 01 hoặc 02 đơn vị bầu cử ở phường, xã gần nhau; trong đó có 5/13 Tổ phụ trách 01 Tổ/2 phường, xã, 8/13 Tổ phụ trách 01 Tổ/1 phường; có 01 Tổ trưởng là Ủy viên thường trực HĐND, 1 Tổ trưởng là hó Trưởng ban Ban Kinh tế – Xã hội, 01 Tổ trưởng là hó Trưởng ban Ban pháp chế và 01 Tổ trưởng là Phó Chủ tịch UBND thành phố [17]. Nhiệm kỳ 2016 - 2021: Tại kỳ họp thứ nhất: HĐND thành phố han Thiết khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021: Ủy ban bầu cử thành phố báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 và trình bày Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu của 40 vị đại biểu HĐND thành phố trúng cử đã được Uỷ ban bầu cử thành phố công bố ngày 07/6/2016. HĐND thành phố đã bầu 5 thành 57 viên Thường trực HĐND thành phố khoá XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm: Chủ tịch, 2 hó Chủ tịch và 2 ủy viên là Trưởng Ban HĐND thành phố; Bầu Trưởng, hó ban Ban Kinh tế - Xã hội; Trưởng, hó ban Ban háp chế HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 – 2021 [22]. HĐND thành phố đã bầu 18 thành viên UBND thành phố khoá XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm: Chủ tịch, 3 hó Chủ tịch UBND thành phố và 14 Ủy viên UBND thành phố là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố. HĐND thành phố thông qua Nghị quyết xác định số lượng thành viên Ban Kinh tế - Xã hội và Ban háp chế HĐND thành phố han Thiết khóa XI, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Thường trực HĐND thành phố đã phê chuẩn các thành viên của 2 Ban đúng số lượng và cơ cấu quy định. HĐND thành phố đã bầu 30 Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo sự giới thiệu của UBMTTQVN thành phố. Tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về tổ chức các kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân thành phố năm 2016, nghe Thường trực HĐND thành phố khoá XI công bố quyết định thành lập 15 Tổ đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 - 20121 và nghe Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri của ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố tại các đơn vị bầu cử [22]. Tại kỳ họp thứ hai: HĐND thành phố sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết về: Nghị quyết về dự toán ngân sách thành phố năm 2017 và phương án phân bổ ngân sách thành phố năm 2017; Nghị quyết về đầu tư phát triển và danh mục các công trình trọng điểm của thành phố năm 2017; Nghị quyết về sử dụng nguồn vốn quỹ đất vượt thu để thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2017; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai 58 đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2017; Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2017 của HĐND thành phố; Nghị quyết các kỳ họp thường lệ năm 2017. Nghị quyết về Chương trình xây dựng các nghị quyết năm 2017 [22]. * Công tác giám sát tại kỳ họp của HĐND thành phố Phan Thiết: Giám sát tại kỳ họp là một nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát của HĐND. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động xem xét báo cáo, đề án, tờ trình; hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp được đánh giá là yêu cầu cần thiết và là khâu đột phá trong đổi mới hoạt động giám sát của HĐND thành phố han Thiết. Đặc điểm lớn nhất trong hoạt động giám sát tại kỳ họp là có sự tham gia của tất cả các đại biểu HĐND, đây là môi trường để phát huy tính dân chủ và trí tuệ tập thể. Do xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp, trong thời gian qua hoạt động giám sát của HĐND thành phố phan Thiết tại các kỳ họp đã có bước chuyển biến tích cực: HĐND thành phố đã chuẩn bị chu đáo về chương trình, nội dung của kỳ họp, các đại biểu hầu hết tham gia đầy đủ các kỳ họp; phong cách làm việc của tập thể HĐND đã ngày càng thể hiện được tính dân chủ, trí tuệ, đổi mới, đoàn kết thống nhất và tập trung cao; nhìn chung chất lượng và hiệu quả của các kỳ họp ngày càng được nâng cao so với nhiều nhiệm kỳ trước [17]. Tại các kỳ họp giữa năm HĐND thành phố giám sát thông qua việc xem xét, thảo luận các báo cáo 6 tháng đầu năm của UBND thành phố và các báo cáo thẩm tra của Hai Ban HĐND thành phố. Tại các kỳ họp cuối năm HĐND thành phố xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm của UBND thành 59 phố và các báo cáo thẩm tra của Hai Ban HĐND thành phố về: Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm và phương hướng nhiệm vụ năm sau; Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 6 tháng đầu và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách thành phố hằng năm, dự toán ngân sách thành phố năm sau và phương án phân bổ ngân sách thành phố năm sau; hê chuẩn quyết toán ngân sách thành phố hằng năm; Danh mục các công trình trọng điểm, bức xúc hằng năm của thành phố..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_thanh_pho_phan_thiet.pdf
Tài liệu liên quan